Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ : 054

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   054 

    ĐỀ TÀI :  HÃY CÙNG CHIA SẺ THẬP GIÁ VỚI CHÚA KYTO .

Thứ tư,   04 / DEC / 2019

TIỂU MỤC: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

1. Vì sao Chúa đi về miền Cesare Philip-phê ? Sau thời gian rao giảng ở Giêrusalem ,Chúa Giêsu luôn bị đám kinh sư biệt phái đeo bám làm khó dễ, gài bẫy, chống đối, khiến cho Chúa quá bận rộn khi phải luôn đối phó với đám người nầy. Vì thế Chúa mới quyết định dẫn các môn đệ về miền Cesare Philipper, bởi nơi đây Chúa không bị chống đối, Ngài có thể an tâm để huấn luyện cho các môn đệ / nhân dịp nầy Chúa cũng muốn kiểm tra xem dư luận chung quanh nói về Ngài như thế nào?
2. Kết quả luồng dư luận cho ta thấy điều gì? Trước hết là Chúa hỏi về dư luận dân chúng, sau đó là Chúa muốn trong đầu các ông đang nghĩ gì. Đám đông thì cho rằng Ngài là một tiên tri nào đó đã sống lại, còn các môn đệ thì có Phêrô làm đại diện, ông mạnh mẽ tuyên xưng rằng: Chúa Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa.
3. Sự kiện hôm nay cho chúng ta thấy điều gì? Trước đây Chúa đã từng nói: Ta đến để ném lửa vào mặt đất và mong nó cháy lên....Lửa ở đây chính là niềm tin / trái đất nầy nếu không có Chúa thì nó rất lạnh lẽo, hoang tàn, chết chóc. Ở đâu có lửa thì ở đó có sự sống. Ngày xưa vào thời tiền sử, người ta phải chiến đấu để giữ lửa. Bộ lạc nào không có lửa, bộ lạc ấy sẽ chết cóng / lửa mà Chúa đến để sưởi ấm thế gian. Chúa mang lửa niềm tin đến, Ngài cố gắng cho nó cháy lên trong lòng mọi người. Vì thế Chúa muốn kiểm tra xem lửa ấy đã cháy lên chút nào trong lòng dân chúng, trong lòng các môn đệ của mình chưa. Chúa đã hỏi và Chúa đã biết và Chúa đã khen Phêrô. Chính nhờ câu trả lời nầy mà Phêrô được chỉ định làm đầu của Hội Thánh.
4. Thế sao Chúa Giêsu lại ngăn cấm không cho tiết lộ? Bởi vì danh hiệu Đức Kitô khiến nhiều người hiểu một cách hết sức hàm hồ, người ta cứ nghĩ: Đức Kitô đầy quyền năng, Ngài có sức mạnh để giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ Đế quốc Roma. Như vậy rất nguy hiểm vì nó có thể phá vỡ mọi kế hoạch cứu độ của Ngài.
5. Tạo sao Chúa lại đưa ra một điều hết sức nghịch lý ? Chúa báo trước: Con người phải chịu nhiều đau khổ, bị giết chết, nhưng sau 3 ngày Ngài sẽ sống lại. Chúa không muốn dư luận hiểu lầm về Ngài, nên Chúa mới ngăn cấm / ngăn cấm vì dân chúng chưa ai hiểu rõ đường lối cứu độ mà Thiên Chúa muốn thực hiện, và thực hiện theo cách nào / nhưng nếu Ngài bị giết chết thì làm sao có thể giải phóng Israel được ?
 
6. Tại sao Chúa phải nói rõ điều kiện cho những ai muốn theo Chúa? Bởi những suy nghĩ phàm tục của các tông đồ khi đi theo Chúa / các ông chỉ đi theo  vì vụ lợi và danh vọng, cho nên Chúa phải nói rõ điều kiện để các ông liệu mà theo / ai chỉ có óc vụ lợi thì mau tránh xa, còn ai muốn theo thì phải chấp nhận 2 điều kiện -> Từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo.
7. Chúng ta nên theo Chúa như thế nào? Ai muốn theo Chúa thì phải làm môn đệ của Chúa, phải chịu phép rửa, phải thề hứa khi tin theo Chúa, ai chịu phép rửa thì phải mặc lấy Đức Kitô / mà đi theo Chúa thì phải vác thập giá như Chúa  / mà bản chất của thập giá là do hình phạt bởi tội. Chúa chết vì tội lỗi của chúng ta còn chúng ta chết là vì tội lỗi của chính mình. Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, Linh Mục ghi hình thánh giá lên trán chúng ta, là dấu hiệu mà ta đã thuộc trọn về Chúa.
8. Thập giá nhắc nhớ ta điều gì? Thánh giá mang ý nghĩa của sự đau khổ, chúng ta nhìn ngắm Chúa Giêsu trên thánh giá để nhắc nhớ chúng ta đừng quên rằng: Nhờ sự đau khổ của Chúa mà chúng ta được ơn cứu rỗi và được chia sẻ sự sống lại với Ngài.
9. Ý nghĩa của thập giá là gì? Người Do Thái thì cho rằng thập giá là nỗi ô nhục, còn người ngoại giáo thì nghĩ : thập giá là sự điên rồ (1Cor 1, 23). Thế nhưng đối với Thiên Chúa thì thập giá là sự chiến thắng. Bởi vì ai không qua khổ giá, không thể tới vinh quang / là ngọn cờ chiến thắng trên sự chết, tình yêu phải có thánh giá mới có ý nghĩa / tình yêu mà không có thập giá thì chỉ là sự lợi dụng, sự giả tạo.
10. Thập giá thường xuất hiện ở đâu? Thập giá có ở khắp nơi, từng bản thân con người, nơi từng gia đình, trong mỗi cộng đoàn, dù là mái ấm gia đình cũng có thập giá.
 
11. Trên lý thuyết: Mái ấm gia đình là gì? Mái ấm gia đình là nơi người ta dễ tìm thấy sự thoải mái, niềm an vui, hạnh phúc, nhưng trong thực tế liệu có mấy ai tìm được một mái ấm như thế / có nhiều người vẫn mơ ước một ái ấm gia đình, nhưng trong thực tế gia đình chỉ một căn nhà hoang lạnh, một ngục tù nho nhỏ, trong đó giam cầm cả vợ chồng con cái / vì người ta không tìm được tiếng nói chung với nhau khi ai cũng giữ ý kiến riêng / đúng với câu bá nhân bá tánh / sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật. Cho nên mỗi người là một thập giá của nhau, và ai cũng phải vác thêm thập giá của người khác.
12. Tại sao tổ ấm cũng có thập giá? Dù là tổ ấm, là nơi hai người thể hiện tình yêu thương nhau, nhưng làm sao có thể tránh những va chạm, những mối bất hòa / có khi bùng nổ, có khi ngấm ngầm khi phải chung đụng nhau hằng ngày và lâu dài trong đời sống vợ chồng. Có những cặp cứ chửi bới, cằn nhằn nhau suốt, không chịu bỏ qua mà cứ mãi chê trách nhau.
13. Vì sao người ta cứ coi nhau như thánh giá? Ai cũng cho rằng thánh giá mình quá nặng, quá sức chịu đựng. Họ cứ cho rằng họ phải kéo lê thánh giá mỗi ngày / có khi thánh giá do người yêu, người thân của mình tạo ra, có khi là do con cái đưa đến cho mình. Nhiều khi gia đình là tổ ấm lại biến thành nơi ngục tù tra tấn nhau, trói buộc nhau.
14. Vì sao người ta lại ly dị nhau ? Họ ly dị nhau vì người ta không chấp nhận vác thập giá, hoặc họ không muốn trói buộc, hy sinh cho nhau / thật đúng như câu nói: Hay thì ở mà dở thì đi. Họ chấp nhận đứt gánh chứ không chịu nhẫn nại vác thập giá. Thế nhưng làm gì có ngày nào mà không có thập giá.
15. Muốn chung sống hạnh phúc, ta phải làm sao? Đường của Chúa đi là phải: Bước qua thập giá mới vào nơi vinh quang / phải chết đi mới sống lại. Yêu nhau là phải hy sinh cho nhau, phải sống vì nhau. Chúng ta nên nhớ: Thập giá chúng ta không phải vác một mình, có khi Chúa vác đi đàng trước để làm gương cho ta, có khi Chúa đi đàng sau để hỗ trợ chúng ta. Chúng ta yếu đuối, thì có Chúa tiếp sức nhiều hơn. Thánh giá mà cả hai đang vác, luôn phù hợp với sức của mình. Nếu ta không nhẫn nại thì thánh giá nào ta cũng cho rằng: Nặng. Thực tế là thánh giá của ai cũng vừa sức mình / hãy vui lên mà vác , bạn ạ. **R
 
GIUSE LUCA /KBX /KT EMMAUS
 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 939
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  2206
 Hôm qua:  2070
 Tuần trước:  19480
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11320588
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top