Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chương 2 (TT): Gia Đình Sống Đạo

III/ VIỆC LẦN HẠT MÂN CÔI

“Kinh Kính Mừng là khởi điểm ơn cứu chuộc, là nền tảng Phúc Âm. Muốn cho bè rối trở lại hãy khuyên giảng và lần hạt Mân côi” (Thánh phụ Đaminh).

1/ Tìm hiểu về Kinh Mân Côi

a) Nguồn gốc: Tương truyền, Kinh Mân Côi do chính Đức Mẹ đã chỉ dạy loài người qua Thánh Đaminh. Năm 1206, bè rối Albigeois nổi lên và đe dọa tiêu diệt Giáo Hội nước Pháp. Thánh Đaminh được lệnh đến chinh phục những người đi theo bè rối trở về với Giáo Hội. Dù đã cố gắng rất nhiều ngài vẫn bất lực, và bè rối cứ mỗi ngày mỗi lan rộng. Ngài cầu cứu với Đức Mẹ và đã được Đức Mẹ hiện ra chỉ dạy Kinh Mân Côi, và còn truyền cho mọi người siêng năng đọc kinh ấy để được bình an. Nhờ Kinh Mân Côi mà Giáo Hội đã vượt qua hiểm họa do bè rối gây nên.

b) Thành phần Kinh Mân Côi gồm các kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, được sắp xếp theo một hệ thống. Đó là những kinh được bắt nguồn từ Phúc Âm.

*Kinh Lạy Cha: Do Đức Giêsu dạy các Tông đồ để họ cầu nguyện với Đức Chúa Cha (Mt 6,9-13).

- Kinh Kính Mừng gồm hai phần: Phần đầu là Lời Chúa dùng miệng Sứ Thần Gabriel và bà Elizabeth để ca ngợi Đức Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Thế (Lc 1,28 và 42-43). Phần hai là lời Giáo Hội tha thiết kêu cầu Mẹ Chúa Trời bầu cử khi còn sống và nhất là giờ hấp hối.

- Kinh Sáng Danh là kinh Giáo Hội chúc tụng Chúa Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần, Đấng duy nhất trong một bản tính và hằng hữu đến muôn đời ( Yn 17,3;10,30;15,26-27; Lc 3,22; Mt.28,19).

c) Những mầu nhiệm: Kinh Mân Côi gồm mười lăm chục kinh Kính Mừng, với kinh Lạy Cha trước và kinh Sáng Danh sau mỗi chục. Trong khi đọc kinh, ta sẽ suy niệm 15 mầu nhiệm được xướng lên lần lượt trước mỗi chục kinh Kính Mừng. Có thể nói: 15 mầu nhiệm của Kinh Mân Côi là bản tóm lược cả Phúc Âm, nhằm trình bày những sự kiện về mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc được diễn ra trong cuộc đời cứu thế của Chúa, được chia thành 3 phần: 5 Sự Vui, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng. Đồng thời qua mỗi mầu nhiệm, ta học hỏi, suy niệm và rút ra những bài học cụ thể để áp dụng vào đời sống hằng ngày.

d) Giáo Hội với Kinh Mân Côi: Kinh Mân Côi là một trong những phương pháp cầu nguyện quí giá nhất, thích hợp với mỗi hạng người và đem lại lợi ích rất nhiều cho tín hữu. Do đó, trong quá khứ cũng như hiện tại, Giáo Hội luôn nhiệt liệt khen ngợi và cổ vũ, khích lệ mọi tín hữu siêng năng lần hạt Mân Côi hằng ngày.

Đức Piô X nói: “Nếu các con muốn cho gia đình các con được yên lành hạnh phúc, hãy lần hạt Mân côi mỗi buổi tối trong gia đình”.

Đức Gioan 23: “Kinh Mân Côi trở nên hơi thở của mọi tâm hồn. Kinh Mân Côi cũng phải là một kinh riêng của các gia đình Công giáo”.

Đức Phaolô VI trong Thông điệp: “Kinh Mân Côi” (15/06/1966): “Kinh Mân Côi rất thích hợp với tâm hồn người tín hữu, rất đẹp lòng Đức Mẹ và rất hiệu nghiệm để xin những ơn trời”.

2/ Canh tân việc lần hạt Mân côi

Khi cổ vũ việc lần hạt Mân Côi, không phải Giáo Hội có ý muốn tín hữu chú trọng số lượng hình thức, nhưng nhằm khía cạnh tinh thần bên trong. Trong khi đọc Kinh Mân Côi, người đọc phải chú tâm suy gẫm những mầu nhiệm chứa đựng trong đó để tăng cường Đức Tin như lời Đức Piô XI đã dạy: “Kinh Mân Côi nâng đỡ Đức Tin Công giáo, Đức Tin ấy sẽ nẩy ở thêm nếu biết suy gẫm những mầu nhiệm thánh, nhắc tâm hồn lên suy tưởng những chân lý mạc khải trong Kinh Mân Côi”. Ngoài ra, năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ nhỏ tại Fatima, Đức Mẹ đã ban ba mệnh lệnh phải thực hiện như phương thế cần thiết để tránh cho thế giới khỏi bị họa diệt vong. Ba mệnh lệnh đó là:        

- Cải thiện đời sống

- Lần hạt Mân côi

- Tôn sùng Trái Tim Mẹ.

Trong ba mệnh lệnh này, việc lần hạt Mân Côi bao gồm hai mệnh lệnh còn lại. Thật vậy, nếu người ta siêng năng lần hạt theo đúng đường lối của Giáo Hội thì có thể cải thiện, đổi mới đời sống của mình, biểu lộ lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa một cách cụ thể, đồng thời biểu lộ lòng mến Chúa yêu người nhất.

Những đề nghị canh tân trong việc đọc Kinh Mân Côi:

a) Về số lượng: Những ai có điều kiện thuận tiện nên đọc mỗi ngày 50 Kinh Mân Côi một cách sốt sắng. Đối với giới trẻ, vì khó chú ý lâu giờ, có thể áp dụng hình thức chuỗi Mân côi sống đã được Giáo Hội chuẩn nhận như sau:

- Thay vì đọc cả chuỗi 150 kinh, thì chia thành 15 chục cho 15 người tình nguyện nhận lãnh và nhất quyết trung thành đọc hằng ngày. Trong ngày, cố sống mầu nhiệm của chục kinh đã chọn bằng các lời nguyện tắt và kèm theo những việc làm cụ thể thể hiện tinh thần của mầu nhiệm ấy. Tuy chỉ đọc mỗi ngày 10 kinh, nhưng những người trong nhóm vẫn được hưởng ơn phúc cả tràng 150 kinh, theo tinh thần liên đới tập thể. Cách này chú ý tới phẩm hơn lượng, chú ý tới những việc suy niệm và sống mầu nhiệm hơn là đọc được nhiều kinh. Do đó, tuy đọc ít, nhưng lại có hiệu quả canh tân đời sống và được nhiều ơn ích thiêng liêng hơn việc chỉ đọc kinh suông hằng ngày bề ngoài (Có thể thay đổi cho khỏi chán: tuần này thứ nhất mùa Vui, tuần sau thứ hai mùa Vui,…).

IV/ GIỜ KINH TỐI GIA ĐÌNH

1/ Tầm quan trọng

Rất nhiều gia đình Công giáo Việt Nam có thói quen đọc kinh tối chung trong gia đình. Đây là một thói quen đạo đức tốt đẹp, cần duy trì và canh tân cho phù hợp với thời đại. Giờ kinh tối gia đình lại càng có tầm quan trọng hơn tại những địa phương không có nhà thờ, vắng bóng linh mục, tu sĩ. Quan trọng vì giờ kinh tối gia đình là 1 phương pháp hữu hiệu dể giữ vững Đức Tin cho mọi người trong gia đình. Trong những trường hợp này, gia đình càng tỏ lộ bản chất và sứ mệnh của một Giáo Hội nhỏ của Chúa Kitô, trong đó:

Mọi người sống yêu thương hiệp nhất

Lắng nghe và thực hành Lời Chúa

Cử hành việc Phụng tự

Loan truyền Tin mừng cho muôn dân

Chính giờ kinh tối gia đình là cơ hội rất thuận tiện để mọi người yêu thương nhau hơn, có dịp nghe Chúa nói qua Phúc Âm và nói với Chúa qua kinh đọc, qua lời nguyện tự phát, làm việc phụng tự bằng cách dâng lên Chúa của lễ quí giá là những hy sinh vất vả và những cố gắng để thực hiện Lời Chúa cách cụ thể trong đời sống. Đó cũng là dịp để cầu xin cho công cuộc truyền giáo cũng như góp phần đem Chúa đến cho người chung quanh bằng chính đời sống gương mẫu bác ái của gia đình mình.

Đây là nhiệm vụ của người làm cha mẹ, của mọi tín hữu thiết tha với việc tông đồ muốn góp phần mang Chúa đến cho người khác.

2/ Cần canh tân giờ kinh tối

Theo tập tục sẵn có, giờ kinh tối gia đình thường chỉ là việc đọc một một số kinh quen thuộc chứ không có việc đọc, suy niệm và chia sẻ Lời Chúa. Thật ra, kinh đọc mang lại nhiều lợi ích như:

- Giúp gia đình, cộng đoàn cùng cầu nguyện chung với nhau, cùng đồng thanh cầu xin về một việc gì. Chính Chúa đã khuyên: “Nếu trong các con, hai ba người duới đất đồng thanh xin về bất cứ điều gì thì Cha Ta, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho (Mt 18-19).

- Ngoài ra, các kinh thường chứa đựng những điểm Giáo lý cốt yếu, những tín điều, những mầu nhiệm chính yếu trong đạo mà mọi tín hữu phải nằm lòng, và tâm niệm hằng ngày. Tuy nhiên, kinh đọc là các công thức cố định, không thay đổi được nên việc đọc kinh để trở thành máy móc, khô khan, dễ bị chia trí, lo ra và dễ trở thành nhàm chán nhất là đối với giới thanh thiếu niên. Hơn nữa, vì thiếu sự đối thoại với Chúa qua việc nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh và đáp lại cách sống động qua lời nguyện tự phát. Nên người đọc khó lòng liên kết lời kinh với việc làm cụ thể hằng ngày.

Vì thế, muốn cho giờ kinh tối được linh động, sốt sắng, cần phải được thêm vào phần Lời Chúa và những lời nguyện tự phát. Đây là một đòi hỏi khó khăn, vì đa số giáo dân Việt Nam chưa quen với việc chia sẻ Lời Chúa, cũng như việc cầu nguyện lớn tiếng và tự phát. Nhưng khó không phải là không có thể. Muốn cho giờ kinh tối mang lại nhiều lợi ích, chúng ta phải cố gắng học hỏi, tập tành. Người đã quen biết và có khả năng hãy chỉ bảo, giúp đỡ những người chưa quen. Kinh nghiệm cho thấy, một giáo dân bình thường chỉ cần tham dự chia sẻ Lời Chúa vài lần, tập cầu nguyện tự phát lớn tiếng vài lần là có thể lãnh hội cách thức và tự tổ chức lấy cho gia đình mình được rồi.

3/ Canh tân như thế nào?

Việc trước hết phải làm là gây ý thức: làm sao cho các cha mẹ hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc thánh hóa gia đình, duy trì và củng cố Đức Tin cho con cái trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Để chu toàn nhiệm vụ thiêng liêng cao quí đó, các cha mẹ phải tổ chức đọc kinh tối hằng ngày tại gia đình cho sốt sắng, linh động, hữu ích và hợp với tâm lý tuổi trẻ con cái họ,…. Làm sao biến cuộc đọc kinh tối thành một sự sinh hoạt thường xuyên của gia đình cũng như các gia đình Công giáo khác trong khu xóm…

Đối với những gia đình có thói quen đọc kinh tối hằng ngày từ trước, chỉ cần cha mẹ để ý đổi mới giờ kinh để đem lại ích lợi tối đa và tạo sự thoải mái, sốt sắng cho con cái.

Vấn đề khó khăn nhất là tạo thói quen đọc kinh tại những gia đình chưa có dịp đọc kinh tối bao giờ. Muốn thực hiện tốt việc đọc kinh tối tại những gia đình này, không gì bằng gây ý thức và khích lệ chung của những người có trách nhiệm như linh mục, tu sĩ, bằng cách tổ chức những buổi đọc kinh tối kiểu mẫu chung tại nhà thờ, và bằng việc liên kết những gia đình trong cùng xóm thành những nhóm gia đình, hoặc những người thiện chí ở gần nhà nhau thành những nhóm từ ba đến mười người, với mục đích đem Lời Chúa vào trong đời sống mình, của gia đình, và giúp những gia đình khác sống Lời Chúa bằng việc tổ chức đọc kinh tối tại gia đình họ.

Những nhóm nhỏ này thành hình và hoạt động trải qua các giai đoạn sau đây:

a) Giai đoạn liên kết những người thiện chí gặp gỡ và trao đổi những kinh nghiệm để đi đến chỗ nhất trí về mục đích và phương pháp để thực hiện. Nhóm thực hiện mục đích sống Lời Chúa và giúp người khác sống Lời Chúa bằng cách liên kết với nhau trong tình yêu thương huynh đệ mà Chúa Giêsu đã dạy, bằng sinh hoạt, gặp gỡ hằng tuần để chia sẻ Lời Chúa và đọc kinh tối chung với nhau tại một gia đình của người trong nhóm, bằng cách ám thị để áp dụng Lời Chúa vào trong đời sống hằng ngày.

b) Giai đoạn huấn luyện và thực tập: các người trong nhóm sẽ học hỏi cách thức thể hiện tình yêu thương thế nào đối với nhau, về phương pháp chia sẻ Lời Chúa, tinh thần cầu nguyện tự phát, tinh thần sống Lời Chúa, tầm quan trọng của giờ kinh tối gia đình, tổ chức giờ kinh tối cho ích lợi,…. Nhóm sẽ thực tập chung tại một địa điểm thích hợp và rút ưu khuyết điểm.

c) Giai đoạn áp dụng: việc đọc kinh tối sẽ được tổ chức mỗi tuần một lần chung cả nhóm tại một gia đình người trong nhóm, lần lượt sẽ thay đổi, với sự tham dự của gia đình người ấy.

d) Giai đoạn truyền bá: sau khi đã thực tập áp dụng nhiều lần, mỗi người trong nhóm sẽ được trao công tác gây ý thức và giúp những gia đình khác tổ chức đọc kinh tối hằng ngày theo chiều hướng canh tân.

Khi đến đọc kinh tối tại nhà nào, nên lưu ý đặc biệt đến giới thanh thiếu niên, nên mời họ tham dự và giữ một công việc nào đó, như đọc Phúc Âm, cầu nguyện tự phát,… cũng nên mời người gia trưởng nói mấy lời trong phần suy niệm sau bài Phúc Âm, rồi dần dần đề nghị họ phụ trách, hướng dẫn giờ kinh, để có thể tự tổ chức đọc kinh tối trong gia đình vào những ngày khác…

Nên đến thật đúng giờ. Người hướng dẫn buổi kinh có mặt trước 5-10 phút để chuẩn bị chu đáo: chọn người đọc Phúc Âm, người giúp suy niệm, người cầu nguyện tự phát,…

Sau giờ kinh tối, nên giải tán ngay, tránh hết sức chuyện ăn uống, cà kê,…

Cũng nên nhớ là phải chú trọng chiều sâu hơn là sự vui vẻ rầm rộ bên ngoài. Do đó, chỉ nên tổ chức đọc chung mỗi tuần 1 lần và giới hạn số người, để tạo được bầu khí thân mật, ấm cúng, giúp mỗi người được dễ dàng hướng lòng trí lên với Chúa.

4/ Chương trình giờ kinh tối kiểu mẫu

Đây là một chương trình đã được thí nghiệm và được coi là linh động, vắn tắt vừa đủ và có hiệu quả: tạo được sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, giúp sống Lời Chúa dễ dàng, gây tinh thần đạo đức và khích lệ nhiệt thành làm việc tông đồ.

a) Nhập nguyện: (khoản 3 phút)

* Người hướng dẫn làm dấu thánh giá. Mọi người đáp: Amen.

* Người hướng dẫn nói mấy lời dẫn vào ý nguyện chung của giờ kinh (phụ lục)

* Hát hoặc đọc kinh Chúa Thánh Thần. Đọc kinh: Tin, Cậy, Mến, cáo mình, ăn năn tội.

b) Phần chia sẻ Lời Chúa (khoản 10 phút)

* Đọc Phúc Âm (kết: đó là lời Chúa. Đáp: Lạy …)

* Suy niệm, chia sẻ lời Chúa (xem trang ghi chia sẻ gđ)

* Cầu nguyện áp dụng: một vài người được chỉ định trước, hoặc tùy theo lòng sốt sắng sẽ đưa vào những tư tưởng vừa suy nghĩ chia sẻ, để thưa chuyện với Chúa cách tự phát. Cuối mỗi lời nguyện kết thúc bằng câu: Xin Chúa nhậm lời chúng con (Mọi người đồng thanh lập lại câu đó).

* Nếu có thể, hát một bản thánh ca thích hợp với đoạn Phúc Âm.

c) Phần ca ngợi (khoảng 5 phút)

* Một chục Kinh Mân Côi: người hướng dẫn xướng mầu nhiệm (ngắm) rồi tất cả đọc chung một kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, và 1 kinh Sáng Danh.

* Đọc kinh Vực sâu hay kinh Lạy Nữ Vương, hoặc kinh nào thích hợp.

d) Phần kết thúc (khoảng 2 phút):

- Mọi người hát một bài thích hợp, như: Ca tình tri ân, kinh hòa bình, kinh dâng mình ban đêm,…

- Gia trưởng hay người hướng dẫn đọc lời nguyện và cầu phúc lành:

“XIN THIÊN CHÚA LÀ CHA TOÀN NĂNG, LÀ CHA, VÀ CON, VÀ THÁNH THẦN BAN PHÚC LÀNH CHO MỌI NGƯỜI CHÚNG CON”.

* Mọi người làm dầu Thánh giá và thưa: Amen.

Cách đọc trong giờ kinh gia đình: Thay vì đọc 50 kinh, ta đọc 10 kinh và mỗi tối suy 1 mầu nhiệm theo thứ tự. Sau giờ kinh chung, người nào muốn đọc đủ 50 hay 150 kinh tùy ý làm riêng.

Đàng khác, giờ kinh tối gia đình có sự thống nhất, nên chọn bài Phúc Âm trong phần chia sẻ Lời Chúa ứng hợp với mầu nhiệm Kinh Mân Côi để suy niệm và cần nguyện áp dụng trước khi lần hạt chung 10 kinh. Tuy nhiên, không nên gượng ép.


Trở lại      In      Số lần xem: 3555
Tin tức liên quan
  • NHỮNG KINH THƯỜNG ĐỌC TRONG GIA ĐÌNH / NHÀ THỜ .
  • CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
  • PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU GIÚP HƯỚNG DẪN GIỜ KINH TỐI
  • LÀ KYTO HỮU ,TÔI CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
  • NGHI THỨC TÔN VƯƠNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
  • PHỤ LỤC 3: GIÁO LÝ SƠ LƯỢT
  • PHỤ LỤC I: NHỮNG NGHI THỨC CẦN TRONG GIA ĐÌNH CG
  • CHƯƠNG 3 (TT): BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 3: BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 2: Gia Đình Sống Đạo
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1254
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406663
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top