Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

CHƯƠNG 3 (TT): BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH

IV. BÍ TÍCH HÔN PHỐI

A. Tổng quát

Bí Tích Hôn Phối là ý muốn và sự cam kết giữa vợ chồng được phát biểu một cách công khai trước đại diện của Hội Thánh. Bí Tích này ban ơn Chúa Thánh Thần cho vợ chồng, để họ có đủ khả năng siêu nhiên như Chúa yêu Giáo Hội, yêu thương và giáo dục con cái, trở nên một tế bào sống động của Dân Chúa và xã hội.

Cha mẹ có bổn phận hướng dẫn và cố vấn cho con cái khi chúng đến tuổi lập gia đình, để chúng sáng suốt quyết định việc chọn bạn trăm năm. Đây là một việc quan trọng vì nó ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng trọn cả cuộc đời, cả về đời sống tự nhiên lẫn đời sống thiêng liêng. Nếu không lựa chọn cẩn thận, có thể gặp nguy hiểm, như lúc Đức Piô XI đã lưu ý: “Người bạn trăm năm có thể là một trở lực mãnh liệt, hay một nguy hiểm, một trở ngại lớn lao cho việc thực hành đời sống Kitô giáo trong hôn nhân.” Cha mẹ hãy khuyến khích chúng đi dự những lớp Giáo lý Hôn nhân, nếu có, hoặc nghe những người có khả năng giúp đỡ thêm. Trong thời kỳ đính hôn, cha mẹ phải đặc biệt lưu tâm hướng dẫn chúng, khuyên chúng siêng năng cầu nguyện, xưng tội, rước lễ,… xin Chúa thương trợ giúp.

B. Mục đích và đặc tính của hôn nhân Kitô giáo:

Hôn nhân là giao ước tình yêu, qua đó hai nhân vị trao hiến trọn vẹn cho nhau để cùng nhau tạo lập một công đoàn gia đình mới. Hôn nhân đã được Chúa Kitô chúc phúc và nâng lên hàng Bí Tích để thông ban dồi dào những ân huệ cần thiết để mọi nghĩa vụ và bổn phận của hôn nhân được chu toàn cách tốt đẹp như sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội thánh cũng là dấu hiệu của yêu thương, trung tín và phong phú.

Mọi tình yêu chân chính đều đến “từ tình yêu Thiên Chúa” (MV.48). Đức Phaolô VI quả quyết rằng: tình yêu vợ chồng trước hết phải là một tình yêu hoàn toàn nhân bản, nghĩa là bao gồm cả xác lẫn hồn (SN.9). Nó không chỉ làm cho người đàn ông và vợ mình mang cùng một tên gọi mà còn khiến họ cùng sống, cùng chia sẻ tất cả cho nhau, cùng trở thành một thân thể (Mt 19,5). Hôn nhân không những qui hướng hai tâm hồn cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa mà còn giúp nhau thăng tiến chính bản thân mình, tạo lập hạnh phúc cho nhau và góp tay với Thiên Chúa kiến tạo những mầm sống mới hữu ích cho xã hội. Tất cả những quyền lợi và bổn phận của vợ chồng đối với nhau cũng như việc sinh dưỡng và giáo dục con cái đòi hỏi nơi vợ chồng một giao ước bất khả phân ly, một tình yêu kiên vững không phân rẽ, chia sẻ tình yêu đó là biểu tương của tình yêu vĩnh cửu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài, như lời Ngài đã phán: “Những gì Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được xóa bỏ” (Mt 19,6). Nói tóm lại:

1. Mục đích của hôn nhân: Hôn nhân Kitô có hai mục đích không thể tách biệt là:

- Để hai người nam nữ tự hiến cho nhau hoàn thiện và thăng hóa bản thân của nhau (Kn.2,18; MV.48,49).

- Sinh sản và giáo dục con cái (Kn.1,28; MV.50)

2. Đặc tính hôn nhân Kitô giáo: có 3 đặc tính:

- Một vợ một chồng (Mt 5,27-28).

- Trường cửu, không ly dị (Mc.10,9).

- Dựa trên tình yêu vô điều kiện như Chúa Giêsu đã kết hiệp và yêu Hội thánh (Ep 5, 25-32).

C. Những điều kiện để kết hôn:

1. Hai người đã chịu phép Rửa Tội Công giáo. Giáo Hội cấm giáo hữu không được kết hôn với một người ngoại đạo. Trường hợp quá đặc biệt thì phải xin phép chuẩn Đức Giám mục Giáo phận.

2. Phải đủ tuổi. Theo luật Việt Nam hiện hành ( Nghị quyết 2-7-1976) thì nam phải 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên mới được lập gia đình. Phải khôn ngoan, làm hôn thú (giá thú) xong trước rồi mới cử hành Bí Tích Hôn Phối.

3. Đôi bên nam nữ phải ý thức và ưng thuận lấy nhau cách tự do. Bí Tích hôn nhân bất thành nếu:

- Không biết hôn nhân là gì.

- Lấy lầm người.

- Giả vờ ưng thuận nhưng thật sự không muốn (như bị ép buộc, bị đe dọa, nguy hiểm mạng sống).

- Ưng thuận với điều kiện như chấp nhận quyền ly dị khi nào chán nhau, hoặc lấy nhau nhưng không được sinh con…

4. Tuyên bố ưng thuận lấy nhau theo nghi thức của Giáo Hội.

5. Không mắc ngăn trở nào về hôn nhân.

Khi lãnh Bí Tích, hai người phải sạch tội trọng, phải xưng tội trước và nên xưng tội chung (xưng mọi tội đã phạm từ khi có trí khôn). Trường hợp không thể gặp được Linh mục để xưng tội thì ăn năn tội cách trọn, nên nhớ rằng, dù đã làm giá thú, hai người chỉ có quyền sống chung vợ chồng sau khi đã lãnh nhận Bí Tích.

D. Những ngăn trở không được kết hôn:

Có 4 loại ngăn trở thường gặp sau đây:

1. Ngăn trở giây hôn phối: nghĩa là một trong hai người đã có gia đình ( đã chịu Bí Tích Hôn Phối) và người phối ngẫu kia còn sống.

2. Ngăn trở bất lực: nghĩa là một trong hai người trước khi kết hôn mắc chứng bất lực mà không thể chữa trị được, tức là không thể giao hợp hoặc sinh con cách bình thường được.

3. Ngăn trở họ hàng: hai người có liên hệ họ hàng với nhau.

- Họ máu: chưa quá ba đời (trực hệ cấm mọi đời).

- Hoặc họ kết bạn (Bà con bên chồng hay bên vợ chưa quá hai đời).

- Hoặc họ thiêng liêng: người đỡ đầu với con Rửa tội, người Rửa tội với người chịu Rửa.

4. Ngăn trở tội ác: có ba trường hợp:

- Phạm tội ngoại tình và hứa lấy nhau khi bạn mình chết. Hứa lấy nhau hay làm hôn thú đời trong khi bạn mình còn sống.

- Phạm tội ngoại tình và một trong hai người giết người bạn kia để hai người có thể lấy nhau. Chỉ cần một trong hai người có ý giết người kia biết hay không cũng vậy. Nhờ người khác giết thay mình cũng bị ngăn trở như chính mình ra tay.

+ Hai người dù chưa phạm tội ngoại tình những đã hợp tác với nhau giết người phối ngẫu kia để hai người có thể lấy nhau. Được coi là hợp tác nếu cộng tác thật sự vào việc giết người hoặc chỉ đồng ý cho người kia chết.

E. Nghi thức cử hành Bí Tích Hôn Phối trong trường hợp nguy tử hoặc khi không thể gặp được Linh mục

Trường hợp nguy tử mà không có linh mục, hoặc khi không thể gặp được linh mục, như khi sống ở vùng kinh tế mới,… hai người nam nữ có quyền cử hành Bí Tích Hôn Phối trước mặc hai Nhân chứng có quyền vì chính hai người thành hôn mới là chủ lễ của Bí Tích, còn linh mục chỉ là chứng nhận đại diện cho Giáo Hội.

Sau khi đã hội đủ điều kiện cần thiết nêu trên, và đã làm hôn thú (giá thú) theo luật đời, hai người có thể cử hành Bí Tích theo nghi thức đơn giản sau đây:

- Tụ tập giáo hữu nơi xứng hợp, nguyện kinh Chúa Thánh Thần, kinh Tin Kính, Kinh Ăn năn tội,…

- Đôi bên nam nữ giục lòng thống hối đầy đủ.

- Trước mặt hai nhân chứng, hai người nam nữ lần lượt nói:

Nam: ANH (T…) (tên thánh, tên gọi) NHẬN EM T…. (tên thánh, tên gọi) LÀM VỢ VÀ HỨA SẼ GIỮ LÒNG CHUNG THỦY VỚI EM, KHI THỊNH VƯỢNG CŨNG NHƯ LÚC GIAN NAN, KHI BỆNH HOẠN CŨNG NHƯ LÚC MẠNH KHỎE, ĐỂ YÊU THƯƠNG VÀ TÔN TRỌNG EM MỖI NGÀY SUỐT ĐỜI ANH.

Nữ: EM (T…) (tên thánh, tên gọi) NHẬN ANH T…. (tên thánh, tên gọi) LÀM CHỒNG VÀ HỨA SẼ GIỮ LÒNG CHUNG THỦY VỚI ANH, KHI THỊNH VƯỢNG CŨNG NHƯ LÚC GIAN NAN, KHI BỆNH HOẠN CŨNG NHƯ LÚC MẠNH KHỎE, ĐỂ YÊU THƯƠNG VÀ TÔN TRỌNG ANH MỖI NGÀY SUỐT ĐỜI EM.

- Tất cả đọc kinh Lạy Cha hay Sáng Danh, tạ ơn Chúa. Dâng mình cho Đức Mẹ và Thánh Giuse bằng kinh đọc hay những bản Thánh ca thích hợp.

- Ghi vào sổ hôn phối của Giáo xứ và sổ gia đình Công giáo của gia đình mình:

* Ngày, tháng, năm và nơi sinh của đôi tân hôn

* Tên thánh, họ, tên gọi hai người làm chứng. Rồi cả bốn người cùng ký tên vào sổ. Nên làm thêm một bản rời có chữ ký của bốn người  và trao cho đôi tân hôn để tùy nghi tiện dụng.

GHI CHÚ VỀ SỔ HÔN PHỐI:

  Những nơi chưa được tổ chức thành giáo xứ, chưa có sổ sách gì, giáo dân nào có khả năng hãy đứng ra lập hai cuốn sổ này vì lợi ích của giáo dân. Nếu không tìm được sổ chính thức in sẵn thì dùng một tập vở thay thế. Nội dung có thể đơn giản, ghi những chi tiết quan trọng đã nói trên.

F. Vấn đề ly dị và điều hòa sinh sản

1. Vấn đề ly dị:

Chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân. Qua giao ước hôn nhân, người nam và người nữ không còn là hai, nhưng là một xương một thịt (Mt 19,6). Đã do Thiên Chúa kết hiệp, hôn nhân không thể giải tán bởi ý muốn hay quyền lực của con người. Chấp hành luật Chúa, Giáo Hội tuyệt đối cấm mọi tín hữu không được ly dị, và nếu luật đời có cho phép thì sự ly dị đó cũng không có giá trị trước mặt Chúa và Giáo Hội. Giáo Hội chỉ chấp nhận cho ly thân trong một vài trường hợp, nghĩa là cho phép hai vợ chồng khỏi phải sống chung và ăn ở với nhau như vợ chồng nữa. Tuy nhiên hai người thực sự vẫn là vợ chồng với nhau. Họ không được phép kết hôn hay sống chung với một người nào khác. Và khi không còn lý do gây ra để ly thân, họ có bổn phận phải hòa hợp chung sống lại với nhau như trước.

2. Vấn đề điều hòa sinh sản

Là một vấn đề thời sự, hiện đại và có liên hệ đến mọi gia đình, mọi dân tộc. Có những người, những chính phủ cổ vũ và chủ trương phải điều hòa sinh sản. Cũng không thiếu những người, những tri thức tẩy chay, phản đối. Chúng ta hãy lắng nghe và thực hành những chỉ dẫn và lệnh truyền chính thức của Giáo Hội.

a) Con người có quyền điều hòa sinh sản? Con người có quyền và có bổn phận phải điều hòa sinh sản vì những lý do sau:

- Con người có trí khôn và có tự do, không tùy thuộc khả năng và các định luật như:

* Sinh con là hợp tác với Thiên Chúa, Đấng tạo hóa một cách sáng suốt và có trách nhiệm. Khi quyết định sinh con, còn phải lo yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục và săn sóc sức khỏe của nó cách đầy đủ.

* Ngoài mối lo về con cái, mọi gia đình còn phải có trách nhiệm về công ích của toàn thể xã hội, và để ý đến những chính sách hợp lý của quốc gia và cộng đồng quốc tế (MV.50)

b) Ai có quyền quyết định đường lối điều hòa sinh sản?

Vì mỗi gia đình có những khả năng và tâm linh khác nhau, nên chính vợ chồng có quyền quyết định về số con cái với tinh thần trách nhiệm. Còn chính phủ và cơ quan quốc tế thì có quyền ra chỉ thị và áp dụng những chính sách chung hợp lý và cần thiết.

Trong trường hợp có xung khắc giữa chính sách nhà nước và quyết định của gia đình, thì phải giải quyết dựa vào tiêu chuẩn là: Lợi ích của gia đình quan trọng hơn quyền lợi nhà nước (MV.87).

c) Giáo dân được dùng những phương thức nào để điều hòa sinh sản?

- Có nhiều phương thức vừa tự nhiên vừa kỹ thuật nhân tạo. Muốn chọn phương thức phù hợp phẩm giá con người, hai vợ chồng cần dựa trên một số tiêu chuẩn vững chắc và khách quan dưới đây.

* Bản chất và mục đích hôn nhân phải được tôn trọng theo nguyên tắc: vợ chồng không nên làm điều gì đó cố ý ngăn cản việc truyền sinh sự sống.

* Sinh con là hợp tác với Thiên Chúa, không chỉ là việc riêng của hai vợ chồng hay xã hội.

* Vì Giáo Hội đã được trao phó trách nhiệm để hướng dẫn các tín hữu hiểu và sống theo ý định cứu rỗi của Chúa, nên người Công giáo sẵn sàng theo sự chỉ dẫn của các mục tử Hội Thánh trong những vấn đề này (SN.4,11-13).

- Theo tiêu chuẩn trên, Đức Thánh  Cha dạy rằng: việc phá thai và đặt vòng xoắn không phù hợp với phẩm giá con người, bởi vì bào thai mặc dù chưa phát triển cũng đã là người đời mới chớm nở. Ngoài ra, việc giải phẩu hoặc dùng thuốc viên ngăn cản sự thụ thai hay diệt truyền giống và tất cả những phương thức nhân tạo khác nhằm mục đích ngăn cản việc thụ thai đều được coi là không phù hợp với phẩm giá con người, bởi  vì không đếm xỉa gì đến con người toàn diện, nhưng chỉ để ý đến vật chất mà thôi (SN.14).

- Được coi là phù hợp với phẩm giá con người là những phương thức tự nhiên, dựa trên nguyên tắc là chỉ giao hợp vào những thời kỳ mà người phụ nữ không thụ thai được (SN.16). Như vậy, các tín hữu có thể áp dụng phương pháp Ogino Knauss, phương pháp đo nhiệt độ, phương pháp định ngày trứng rụng của bác sĩ Billings, của bác sĩ Doylo,…. Vậy xin giới thiệu hai phương pháp tự nhiên:

1). Phương pháp do người Nhật là BS. Ogino, và Bs người Áo Knauss tìm ra, căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, lấy thời gian trứng rụng (có thể thụ thai) làm điểm, để biết tính thời gian không thụ thai. Hiệu quả 65% đến 80% đối với các người có chu kỳ kinh nguyệt đều.

2). Phương pháp do Bs John Billings tìm ra, căn cứ vào chất nhờn mà biết được ngày trứng rụng kết quả tới 95%:

Sau kinh nguyệt, người phụ nữ có thời kỳ KHÔ RÁO ở khu vực bộ sinh dục, số ngày khô ráo nhiều hay ít tùy theo chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn của mỗi người.

Sau thời kỳ khô ráo, đến thời kỳ ƯỚT ÁT, là lúc chất nhờ xuất hiện ở cửa mình. Nhờ chất nhờn này mà tinh trùng nam giới sống được trong bộ sinh dục người nữ nhiều ngày, nên “ăn ở” với nhau vào thời kỳ này rất dễ thụ thai. Chất nhờn xuất hiện khoảng 9 ngày, giữa thời kỳ ấy có lúc chất nhờn xuất hiện nhiều nhất, sau đó là lúc TRỨNG RỤNG, thời gian kế tiếp chất nhờn bớt dần. Thời gian ba ngày sau khi có chất nhờ nhiều nhất là thời kỳ ăn ở chắc chắn thụ thai.

Ngày thứ 4 sau ngày nhờn nhất cho đến khi có kinh lần sau là thời kỳ an toàn không thụ thai. Thời gian này khoảng 11 ngày (tùy theo chu kỳ mỗi người dài hay ngắn).

Tóm lại: cả hai phương pháp trên đều căn cứ vào lúc TRỨNG RỤNG để tính thời gian có thể thụ thai hoặc an toàn không thụ thai. Căn cứ vào kết quả, ta tạm ghi như sau (đối với các người kinh nguyệt đều 28 ngày):

- Kỳ có kinh: không ăn ở vì lý do vệ sinh.

- Kỳ dứt kinh cho đến khoản 2 ngày sau là lúc không thụ thai (tương đối).

- Từ ngày thứ 9 (từ lúc bắt đầu có kinh) trở đi là lúc chất nhờn bắt đầu xuất hiện, thời gian này có thể thụ thai (khoảng 9 ngày liền).

- Từ ngày thứ 18 (từ lúc bắt đầu có kinh) cho đến kỳ kinh sau là thời gian an toàn không thụ thai.

GHI CHÚ: Sau khi chất nhờn xuất hiện nhiều nhất có khoảng 3 ngày, đôi khi thấy còn chất nhờn kéo dài nhưng chắc chắn chất nhờn có vẩn màu hồng, không can hệ. Để hướng dẫn cụ thể, xin xem hình vẽ sau đây: (HÌNH Ở TRÊN)

Khi đã cố gắng dùng phương pháp tự nhiên mà thấy kết quả không được như ý thì hãy vui nhận người con “bất ngờ” ấy với niềm tin và phó thác, vâng phục thánh ý Chúa. Chúa sẽ ban ơn nâng đỡ ta…

V. BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Đây là Bí Tích đặc biệt của gia đình tín hữu vì Linh mục cử hành ngay trong gia đình, ban cho chính người thân yêu trong gia đình. Nhờ Bí Tích Xức Dầu, bệnh nhân được tha thứ tội lỗi, được tăng thêm sức mạnh để đối phó với đau khổ thể xác cũng như tinh thần, được tăng cường niềm tin và hy vọng vào sự sống lại, để góp phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Co.1,24).**

Vì vậy, khi gia đình có người cần đến Bí Tích này, người nhà hãy mau mắn mời Linh mục tới ban Bí Tích cho họ. Nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dọn 1 bàn thờ có phủ khăn trắng, có bình nước phép, tượng chuộc tội, đèn, nến,…. Hãy mời bà con lân cận đến dự để hiệp ý cầu nguyện cho người bệnh.

1. Những người có quyền xin chịu Bí Tích Xức Dầu:

Những người đang ở trong tình trạng nguy tử vì bệnh tật hay vì quá già yếu.

Những người già cả, sức lực yếu nhiều, dù họ không mắc bệnh gì nguy cấp.

Trẻ em đã biết xử dụng trí khôn, khi nguy tử.

Bệnh nhân dù đã bất tỉnh hay mất trí, miễn là khi họ còn tỉnh, với tư cách là những người có Đức Tin, có thể họ đã xin chịu Bí Tích Xức Dầu.

Nếu hồ nghi không biết còn sống hay chết, vẫn có thể ban Bí Tích này.

Bí Tích Xức Dầu có thể ban lại, nếu sau khi đã lãnh nhận, bệnh nhân bình phục, rồi sau bệnh trở lại. Hoặc nếu trong cùng một cơn bệnh kéo dài, tình trạng nguy ngập trở nên trầm trọng.

Bệnh nặng, trước khi chở đi bệnh viện, giáo dân nên xin chịu phép Xức Dầu.

LƯU Ý: Giáo dân Việt Nam thường có thói quen cho rằng Bí Tích này chỉ dành cho những người sắp chết. Do đó, thường chỉ xin Linh mục ban Bí Tích cho bệnh nhân hấp hối. Đây là một quan niệm sai, cần mạnh mẽ thay đổi.

2. Trường hợp không có linh mục:

Gia đình ở nơi không có Linh mục, bệnh nhân không lãnh nhận được Bí Tích này. Người nhà hãy nhắc nhở bệnh nhân giục lòng ăn năn tội, vui lòng tuân theo ý Chúa chịu đau khổ đền tội mình, và để cầu cho người người thân yêu trong gia đình, cầu cho Giáo Hội,…. Nếu có sẵn Mình Thánh Chúa, hãy cho bệnh nhân rước Chúa (có quyền đến nhà thờ gần nhất xin Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân). Nếu không có thì hãy giúp họ rước lễ thiêng liêng nhiều lần. Hãy năng trao tượng chuộc tội cho bệnh nhân hôn kính hay nhìn xem mà kêu tên cực trọng GIÊSU trong lòng hoặc ngoài miệng để lãnh ơn toàn xá.

3. Giờ hấp hối:

Đây là giây phút quyết định số mạng đời người của bệnh nhân. Người nhà hãy ân cần săn sóc, giúp đỡ, túc trực luôn bên giường bệnh nhân để an ủi, khích lệ, đọc kinh, sách giúp bệnh nhân dọn mình chết lành. Cầu xin Chúa tha tội và dẫn đưa người thân yêu của gia đình về Nước Chúa. Hãy khôn ngoan, cố tránh gây những chuyện làm bệnh nhân khó chịu, bực tức hay buồn tủi. Ma quỉ rất khôn khéo lợi dụng những dịp đó để cám dỗ hòng cướp lấy linh hồn họ. Năng làm dấu Thánh Giá trên trán bệnh nhân, là nơi họ đã được ghi dấu Thánh Giá lần đầu tiên khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Cử hành nghi thức cầu nguyện cho bệnh nhân được ơn chết lành (xem phụ lục dưới sách này).

Khi bệnh nhân tắt thở, mọi người hiện diện hãy quì gối đọc kinh Vực sâu, xin Chúa đón linh hồn thân nhân của ta về cùng Ngài. Hãy chứng tỏ lòng tin tưởng và cậy trông của người Kitô hữu vào quê hương thật là Nước Trời. Đừng khóc lóc om sòm, oán trách, thất vọng như người không có Đức Tin (Mc.5,39), nhưng hãy tha thiết cầu nguyện khẩn nài Chúa cho người đã chết (xem chỉ dẫn).

TỔNG QUÁT

1. Chúa Giêsu đã Phục sinh, về trời, nhưng Ngài vẫn hiện diện và hoạt động giữa Dân Ngài qua các Bí Tích. Bí Tích hay Nhiệm tích là những dấu chỉ huyền nhiệm, tức là những cử chỉ, lời nói và hành động (như đổ nước, ăn bánh,…) mang một ý nghĩa thiêng liêng, và do ý muốn của Chúa Giêsu truyền cho các Tông đồ, đem lại những kết quả thực sự cho tâm hồn tín hữu. Các Bí Tích mang lại những kết quả sau đây:

- Ban Thánh Thần cho tín hữu.

- Xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô

- Biểu lộ và giáo dục Đức Tin (PV.59)

2. Lý do Chúa dùng các Bí Tích để ban ơn cho dân Ngài:

a) Phương pháp Bí Tích phù hợp với mầu nhiệm Nhập thể của Chúa: Ngài vốn vô hình đã trở nên con người hữu hình để cứu thoát chúng ta.

b) Phù hợp với bản tính con người: từ xưa con người đã quen dùng các lễ nghi để đánh dấu các giai đoạn đời sống, như sinh ra, lớn lên, đi kết hôn,… cho nên Chúa cũng thánh hóa các tín hữu bằng các lễ nghi tương tự. Ngoài ra, con người vốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng các giác quan, nên nhờ các Bí Tích tín hữu thấy và nghe được phần  nào sự hiện diện của ân sủng trong đời sống của họ.

3. Chúa Giêsu lập bảy Bí Tích, Bí Tích nào cũng liên hệ đến việc xây dựng Giáo Hội toàn thể và Giáo Hội thu hẹp là gia đình. Nhưng cũng có những Bí Tích đặc biệt qui hướng về gia đình mà mọi thành phần trong gia đình đồng cộng tác hay đồng cử hành, hoặc cử hành ngay tại gia đình.

4. Thường thì các Linh mục cử hành các Bí Tích, nhưng khi không có Linh mục lâu ngày, tín hữu có quyền và có bổn phận cử hành một vài Bí Tích, như Rửa tội và Hôn phối  theo cách thức và ý muốn của Giáo Hội.

CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS


Trở lại      In      Số lần xem: 3678
Tin tức liên quan
  • NHỮNG KINH THƯỜNG ĐỌC TRONG GIA ĐÌNH / NHÀ THỜ .
  • CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
  • PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU GIÚP HƯỚNG DẪN GIỜ KINH TỐI
  • LÀ KYTO HỮU ,TÔI CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
  • NGHI THỨC TÔN VƯƠNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
  • PHỤ LỤC 3: GIÁO LÝ SƠ LƯỢT
  • PHỤ LỤC I: NHỮNG NGHI THỨC CẦN TRONG GIA ĐÌNH CG
  • Chương 3: BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 2 (TT): Gia Đình Sống Đạo
  • Chương 2: Gia Đình Sống Đạo
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  20
 Hôm nay:  2874
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11353178
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top