Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

20/ Cha Thánh Padre Pio và các linh hồn

Ngài được mệnh danh là Cha Pio   ( 5 dấu thánh ) 

Trích trong Holy Souls, LM Alessio Parente
Kim Hà dịch thuật

Các linh hồn bị người đời quên lãng thì lại được cha Thánh Padre Pio chăm sóc kỹ lưỡng. Họ có một chỗ đứng quan trọng trong đời của cha Padre Pio. Hàng ngày, ngài luôn cầu nguyện và dâng Thánh lễ chỉ cho các linh hồn này. Trong một buổi nói chuyện với các tu sĩ về tầm quan trọng của các lời cầu nguyện, cha Padre Pio nói:

“Rất nhiều các linh hồn người chết đang ở luyện ngục và họ thường leo lên núi này để dự thánh lễ mà tôi dâng và họ xin lời cầu nguyện của tôi. Số người chết này đến còn đông hơn là số người còn sống đến dự lễ.”

Câu nói này của cha Padre Pio làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Trong suốt 52 năm ngài sống ở vùng San Giovanni Rotondo, hàng triệu người đến viếng ngài. Vậy mà ngài nói rằng linh hồn người chết đến thăm ngài còn nhiều hơn người sống.

Hiển nhiên, các linh hồn ngày hiểu rõ rằng trái tim ngài giống như một núi lửa rực cháy vì yêu thương những ai đau khổ. Cha Padre Pio viết như sau:

“Khi tôi biết một người đang đau khổ trong linh hồn hay đang đau đớn trong thể xác, tôi phải làm mọi cách để xin Chúa giải thoát họ khỏi nỗi thống khổ ấy. Tôi muốn nhận chịu hết mọi sự đau khổ của họ để họ được cứu thoát. Và tôi muốn trao tặng họ những ơn ích của sự đau khổ, nếu Thiên Chúa cho phép tôi làm điều ấy!”

Tình yêu tha nhân sâu đậm của cha Padre Pio đôi lúc ảnh hưởng đến sức khỏe của cha. Ngài mong ước họ được cứu thoát và được hạnh phúc trên hết mọi sự, đến nỗi ngài thừa nhận rằng:

“Tôi vội vàng sống vì các anh chị em và sẵn sàng nhận chịu tất cả các nỗi thống khổ của họ, nên tôi đau khổ mà không than van.”

Trong lá thư thứ 615, ngài viết:

“Tôi thường nói cùng ông Môsê để thưa lên Thiên Chúa, Đấng Thẩm Phán rằng:

-Lạy Chúa, xin tha thứ mọi tội lỗi của họ hay xin Chúa loại trừ con ra khỏi sách Hằng Sống của Ngài!

Thưa các bạn đọc, nếu chúng ta muốn theo gương cha Thánh Padre Pio, thì tôi xin phép lập lại lời của cha rằng: “Xin hãy làm những gì tôi đã làm. Hãy cầu nguyện và luôn cầu nguyện cho các linh hồn của người thân đã qua đời!”

Để kết luận, tôi xin chúng ta hãy nhớ rằng, chúng ta có thể xây một cầu thang của Chúa cho các linh hồn đáng thương nơi luyện ngục, bằng những lời cầu nguyện và các hành vi bác ái để dâng lên Chúa nhằm cầu nguyện cho các ý chỉ của các linh hồn.

 

Cha Thánh Padre Pio tình nguyện chịu đau khổ  để cứu các linh hồn

Vào ngày 29 tháng 11 năm 1910, cha Padre Pio đã viết cho cha linh hướng của ngài là LM Benedetto để giải thích về những sự đánh phá của ma qủy và ngài muốn được giải thoát khỏi sự thử thách ấy. Nhưng sau đó, cha Pio xin phép cha linh hướng để được trở nên một nạn nhân đền tội cho các người tội lỗi và cho các linh hồn ở luyện ngục. Cha viết như sau:

“Thưa cha linh hướng, con xin phép cha để trình bày một việc. Đôi lúc, con cảm thấy có nhu cầu dâng hiến chính mình con lên Chúa như là một nạn nhân để đền tội cho các người tội lỗi và cho các linh hồn ở luyện ngục. Mong ước này lớn mạnh trong trái tim con, đến nỗi con phải gọi là một nỗi đam mê vô biên. Con đã dâng lên Chúa lời thỉnh nguyện này rất nhiều lần. Con cầu xin Chúa cho con gánh chịu mọi sự trừng phạt mà Chúa đã chuẩn bị dành cho các người tội lỗi và cho các linh hồn ở luyện ngục. Xin Chúa hãy trừng phạt con và cho con chịu đau khổ gấp trăm lần để cho các người tội lỗi được ơn hoán cải, và để cho các linh hồn được sớm lên Thiên Đàng. Nhưng con biết, con phải xin phép cha để trở nên của lễ hy sinh. Con cảm thấy Chúa Giêsu rất muốn con làm điều này. Con chắn chắn rằng cha sẽ không gặp khó khăn khi cho phép con.”

Qua sự dâng hiến vô điều kiện để hứng chịu mọi sự trừng phạt gấp trăm lần, hầu mong các người tội lỗi được ơn hoán cải và các linh hồn được giải thoát khỏi luyện ngục, cha Padre Pio đã trao ban cho chúng ta một chìa khóa để hiểu được mầu nhiệm của tình yêu và đau khổ. Cha Benedetto đã cho phép cha Padre Pio làm việc ấy.

Trong lá thư đề ngày 1 tháng 12 năm 1910, cha Benedetto viết:

“Xin cha hãy dâng hiến những gì cha đã nói, và điều này sẽ được Chúa nhận lời. Xin cha hãy mở rộng đôi tay và thánh giá của cha. Bằng cách dâng hiến sự hy sinh, cha hiệp thông với Chúa Cứu Thế, cha hãy chịu đau khổ và cầu nguyện cho những kẻ ác nhân trên trần gian và cho các linh hồn tội nghiệp, là những người đáng cho chúng ta thương xót vì họ đang nhẫn nại chịu đau khổ mà không kể xiết được.”

Nhân danh sự vâng lời, cha Pio đã trở nên một nạn nhân cho giáo hội chiến đấu và cho giáo hội đau khổ. Sự dâng hiến này có thể giải thích bằng các cơn bịnh bí mật, những thử thách, những cuộc chiến đấu với ma qủy. Nhân loại luôn cần sự tha thứ và giáo hội đau khổ luôn cần sự đền tội. Cha Padre Pio trở nên một nạn nhân, vác thánh giá và bị đóng đinh vào cây thánh giá vô hình như Chúa Giêsu đã bị đóng đinh để cứu rỗi nhân loại, Chúa Giêsu đã xuống ngục tối để giải thoát những ai mong chờ sự cứu độ. Chúa Cứu Thế đã ban cho họ sự tự do và đưa họ lên Trời.

Cha Padre Pio qủa là một linh hồn anh hùng và quảng đại. Ngài luôn nghĩ đến tha nhân, cầu bầu cho họ, dâng hiến chính mình ngài như là một nạn nhân cho người khác được ơn cứu độ, những người trong giáo hội chiến đấu và giáo hội đau khổ. Đau khổ và thương yêu là hai con đường mà cha Padre Pio đã dùng để bắt buộc bản thân mình chịu thống khổ. Cha nói:

“Tôi cảm thấy mình ngụp lặn trong đại dương mênh mông của Đấng Hằng Yêu Thương. Tôi luôn sống trong tình yêu ấy.”

Kề từ khi cha Padre Pio được phép trở nên một nạn nhân, và từ khi cha tình nguyện dâng hiến bản thân mình thì các linh hồn người chết hiện về với cha nhiều vô số kể. Qua lời kể của cha Padre Pio, chúng ta có thể thấy những cuộc hiện ra này xẩy ra rất nhiều lần, và điều này không làm cho cha Pio sợ hãi hay bực mình.

 

 Sự đau đớn mà linh hồn phải chịu ở luyện ngục

Theo giáo lý Công giáo, loài người phải chịu sự phán xét tùy theo cách thức họ sống khi ở trần gian. Phần thưởng hay sự trừng phạt sẽ là Thiên Đàng, Luyện ngục hay Hỏa ngục. Chúng ta thử tìm hiểu tình trạng của những nơi này, dựa theo các mặc khải của các thánh.

Thánh Frances thành Roma kể rằng Luyện ngục giống như môt phần của Hỏa ngục, và được chia ra nhiều phần. Thánh Tôma kể cho ta nghe rằng lửa của Luyện ngục cũng giống như lửa của Hỏa ngục, và Luyện ngục cũng là một phần của Hỏa ngục. Những nhận xét này giống như lời cha Thánh Padre Pio nói với Cleonice Morcaldi, một người con gái thiêng liêng của cha:

“Con gái ơi, có một số điểm ở Luyện ngục giống như Hỏa ngục.”

Tuy nhiên, công lý của Thiên Chúa có thể cho phép các linh hồn đền tội nơi mà họ đã phạm tội, như những câu chuyện về các linh hồn và về cha Pio mà sẽ được trình bày sau:

Tùy theo công lý của Thiên Chúa, Ngài sẽ cho một số linh hồn đền tội ở những nơi đặc biệt theo Ý của Ngài, để có thể dạy người còn sống và để giúp cho các linh hồn đã qua đời.

Nói về những nỗi thống khổ của Luyện ngục: sau khi Chúa đã kết án thì linh hồn phải đi về nơi nào đó, việc thanh tẩy đến với linh hồn ấy, và linh hồn biết rằng đau khổ là cách thức mau chóng nhất để sớm vào Thiên Đàng. Và nỗi thống khổ bắt đầu!

Theo Thánh Tôma thì sự đau đớn của Luyện ngục không nặng nề như đau khổ nơi Hỏa ngục. Khi ở Hỏa ngục thì thời gian đau khổ vô tận. Các nhà thần bí cũng xác nhận như vậy. Thánh Catherine thành Genoa kể cho chúng ta nghe:

“Các linh hồn ở trong tình trạng bị thanh tẩy thì đau đớn đến nỗi không lời nào có thể diễn tả nổi, không có một trí thông minh nào có thể hiểu được, trừ khi Chúa muốn cho họ hiểu, qua ơn sủng của Ngài. Có hai nỗi thống khổ ở Luyện ngục: đó là mong mỏi được gần Chúa và đau khổ cùng một lúc.”

Giáo hội không tuyên bố về bản chất của sự đau khổ trong các nơi chốn đó, nhưng đời sống của các bậc thánh thiện kể lại nhiều câu chuyện và thị kiến rõ ràng hơn.

Sau đây là câu chuyện của cuộc đời linh mục Stanislaus Chascoa, môt tu sĩ Dòng Đa Minh. Môt ngày kia, khi ngài đang cầu nguyện cho người chết, ngài nhìn thấy một linh hồn đang bị lửa bao bọc toàn thân. Ngài hỏi linh hồn ấy xem lửa có giống như lửa trên trần gian không. Linh hồn trả lời:

“Than ôi, tất cả lửa trên trần gian mà so sánh với lửa Luyện ngục thì giống như làn gío nhẹ.”

Cha Stanislaus hỏi làm sao diễn tả thì linh hồn xin cha hãy thò tay thử vào lửa ấy. Vị linh mục đặt tay ngài vào bụi tro rớt ra từ người tội nhân ấy, và ngay lập tức, ngài khóc lên và té xuống đất. Ngài rất hoảng sợ và kinh hãi. Các anh em tu sĩ vội vàng đến giúp ngài. Khi hoàn hồn, ngài kể lại câu chuyện kinh hoàng ấy cho mọi người nghe, và cha kết luận như sau:

“Ôi! các anh em ơi, nếu mỗi chúng ta hiểu được sự nghiêm trọng của việc trừng phạt, chúng ta sẽ không dám phạm tội đâu. Hãy đền tội mình trong đời sống này, để khi chết khỏi bị đền tội, bởi vì những cơn thống khổ ấy khủng khiếp quá. Chúng ta hãy chống trả lại các tật xấu, hãy để ý và sửa sai những sự bất toàn của mình, bởi vì Thiên chúa, vị Thẩm phán công minh, ghi nhận tất cả mọi sự chúng ta làm. Chúa Thánh Thiện vô cùng nên Ngài không thể chịu được một lỗi nhỏ của những kẻ được tuyển chọn.”

Thầy Modestino của thành Pietrelcina đã sống rất lâu với cha Thánh Padre Pio và luôn đi theo cha Thánh. Thầy kể lại câu chuyện sau:

Năm 1945, tôi ở tại San Giovanni Rotondo để gíup đỡ cha Padre Pio. Tôi luôn muốn ghi nhận những lời nói khôn ngoan phát ra từ cửa miệng của cha Thánh và cất dấu trong tim tôi như một món quà thiêng liêng. Một buổi tối kia, cha Padre Pio đi ra phòng ca đoàn sau khi đã chúc lành buổi tối, tôi cùng đi với cha đến ngang hành lang dẫn tới phòng cha. Tự nhiên, tôi buột miệng hỏi cha:

“Thưa cha, cha có thể nói về lửa ở Luyện ngục được không ạ?”

Cha Padre Pio đáp:

“Nếu Chúa cho phép một linh hồn đi từ lửa Luyện ngục để đến ngọn lửa nóng nhất trên trần gian, thì giống như đi từ nước nóng đến nước lạnh.” -Đó chính là những lời mà cha Padre Pio đã nói với tôi.

Trong một trường hợp khác, bà Birulli của thành Cerignola hỏi cha Padre Pio rằng:

“Thưa cha, xin cho con biết thêm về Luyện ngục.”

Cha Pio đáp:

“Con à, các linh hồn ở Luyện ngục muốn ném mình họ vào giếng lửa thế gian, bởi vì tình trạng ấy giống như một giếng nước lạnh.”

Rất nhiều nguời trong chúng ta không biết sự đau đớn của Luyện ngục. Nếu ta suy gẫm về nơi này, ta sẽ tránh những lỗi lầm mà ta không để ý, chúng ta sẽ cầu nguyện nhiều hơn cho các linh hồn đáng thương trong cuộc sống hàng ngày của ta. **R

Sưu tầm


Trở lại      In      Số lần xem: 2756
Tin tức liên quan
  • 35/ TÔI ĐANG Ở NƠI NÀO ?
  • 34/ NHỮNG KẺ SỐNG ĐỜI THÁNH ĐỨC GIỮA CHÚNG TA
  • 33/ Ý NGHĨA VIỆC CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN
  • 32/ NHỮNG SAI LẦM VỀ LỄ ĐỜI ĐỜI CHO CÁC LINH HỒN
  • 31/ THÁNG NHỚ ĐẾN CÁC LINH HỒN
  • 30/ TA CẦN LÀM GÌ TRONG THÁNG CÁC LINH HỒN
  • 29/ VÌ SAO PHẢI THANH LUYỆN
  • 28/ SUY GẪM VỀ LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
  • 27/ Hy Sinh Và Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn
  • 26/ CHUYỆN GIẢ TƯỞNG NHƯNG MANG LẠI HIỆU QUẢ
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  1752
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11428017
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top