Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

13/ “ĂN CƠM TRƯỚC KẺNG”

 Thưa cha, từ trước đến giờ, con vẫn được dạy rằng hai người không phải là vợ chồng mà ‘ăn nằm’ với nhau thì mắc tội trọng. Con có quen với một bạn trai. Con biết anh ta thật tình thương con. Nói thật, con cũng rất thương anh ấy. Chúng con mới bắt đầu bàn đến việc hôn nhân tương lai độ chừng hai tháng nay. 

      Nhưng có một điều làm cho con hơi khó nghĩ. Từ khi anh ta ngỏ ý xin cha mẹ anh nói chuyện với cha mẹ con, hình như anh hơi ‘gia tăng vận tốc’ trong việc thân mật, và nhiều lần cứ muốn con ‘thể hiện’ như vợ đã cưới! Điều làm con ngạc nhiên và bị sốc nặng hơn chính là, ngay cả ba má anh ta cũng cứ nghĩ con như con dâu cưới rồi. Có thể ông bà ấy rất muốn con lấy anh ta, cho nên cứ tạo điều kiện cho anh ấy gần gũi riêng với con. Có lần họ còn nói xa xôi như thể nhắn nhủ con ý kiến đại khái : “Khi hai người đã thật lòng thề hứa cưới nhau…thì việc ‘thân mật’ để hiểu nhau hơn cũng là điều tốt thôi!”. Con căng thẳng quá, vì một đàng thì không muốn làm mất lòng bạn trai và gia đình anh ta; đàng khác, con vẫn thấy áy náy lương tâm khi làm điều ấy. Vậy thưa cha, khi hai người yêu nhau và sẽ lấy nhau, việc ăn ở như vợ chồng trước khi đám cưới có thật sự là tội lỗi không? Xin cha chỉ dẫn cho con rõ để biết cách cư xử trong việc này.  (‘Hoa mắc cở’)
 
       Chào ‘Hoa mắc cở’ ( và tôi còn gọi thêm ‘Hoa mắc cở mà khôn ngoan’ ) thân mến! Trước nhất, cám ơn bạn đã can đảm nêu lên một vấn đề xem ra có vẻ ‘ngược đời’ giữa ‘thời đại tân tiến’. Trong xã hội tự do ngày nay, quả thật, không thiếu gì những người trẻ đã mất hẳn ý thức về sự hệ trọng và tính thánh thiêng của hành động luyến ái nam nữ. Một số cha mẹ, như phụ huynh của bạn trai bạn còn nghĩ như thế, nói gì đến giới trẻ là những người đang phải đối diện hằng ngày với những điệp khúc mùi tai như: ‘Chuyện đó’ cũng là nhu cầu bình thường như ăn cơm, uống nước..!’, ‘Mọi người đều làm, tôi cũng làm thế thôi!’.
       Điều cần xác định rõ ràng là ở đây là: theo giáo huấn luân lý công giáo, mọi sự luyến ái xác thịt ngoài vòng hôn nhân chính thức đều là hành động tội. Ngay cả khi hai người có ý định lấy nhau nhưng chưa chính thức thành hôn thì việc đó vẫn là tội. Đó là tội thứ ba trong 7 mối tội đầu: chiều theo nhục dục. Tội này là một điều cấm trong 10 điều răn đạo Chúa :“Ngươi không được luyến ái ngoại hôn” (Xuất hành 20:14). Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu dạy: “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được chiêm ngưỡng Thiên Chúa” (Mt. 5:8). Thánh Phaolô thì nói: “Người háo dục, thờ quấy, ngoại tình, dâm ô…sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa…Anh em hãy tránh tà dâm” (1Co. 6:9-18).
       Từ thời ông S. Freud phát triển khoa phân tâm học, người ta thường nghĩ rằng sinh hoạt tình dục là điều tốt chứ không xấu. Hay nói kiểu giới trẻ trong thời khủng bố và chiến tranh ngày nay: ‘making love is better than making war!’ (nôm na: ‘giao tình thì tốt hơn là giao chiến’). Vậy thì tại sao giáo lý công giáo lại coi việc luyến ái tính dục ngoài hôn nhân là tội? Để trả lời, chúng ta hãy nghĩ đến một ví dụ cụ thể. Chiếc xe hơi được phát minh với mục đích giúp ích cho người ta di chuyển khỏe khoắn, dễ dàng, đỡ tốn giờ. Việc chế tạo ra chiếc xe nhằm mục đích tốt. Chiếc xe tự nó là một phương tiện tốt. Nhưng để cho phương tiện ấy thật sự tốt và phục vụ con người, cần có một điều kiện rất quan trọng: người lái xe phải có những hiểu biết căn bản trong việc xử dụng chiếc xe, và phải am tường luật lệ giao thông công cộng. Ta hãy tưởng tượng, một người lái xe mà không biết quy tắc an toàn căn bản về kỹ thuật của chiếc xe, hoặc không tuân thủ luật giao thông! Hậu quả tất yếu sẽ là phá hại xe tốn tiền, gây nguy hiểm cho sinh mạng của mình và người khác. Lúc ấy, tuy rằng cái xe tự nó là tốt, và mục đích phát minh của nó vẫn là tốt, nhưng kết quả cụ thể đối với người lái ấy thì rất xấu.
       Tương tự phần nào như ví dụ trên, ta có thể nói: tính dục tự nó là điều tốt lành, thánh thiêng. Kinh thánh nói rằng, khi Thiên Chúa tạo thành con người có nam nữ (có tính dục), Ngài đã thấy ‘phát minh’ đó của Ngài thật tốt đẹp. Ngài đã kết hợp họ nên một và chúc lành cho họ (Stk 1:27-28). Nhưng trong thượng trí của Thiên Chúa, tính dục chỉ thật tốt đẹp khi con người sống thực tại này theo sự chỉ dẫn khôn ngoan của Ngài. Có 2 điều cơ bản mà Thiên Chúa dạy con phải đắc thủ khi xử dụng ‘phát minh’ tính dục:
 
a) Phải chính thức dấn thân trước xã hội và giáo hội, và được sự chúc lành của Thiên Chúa (‘Và Thiên Chúa đã chúc phúc cho họ’ – Stk 1:27);
b) Phải hiểu biết và chấp nhận chu toàn những bổn phận riêng của đời sống lứa đôi là : truyền sinh và xây dựng gia đình (‘Hãy sinh sôi nảy nở’ - Stk 1:28).
       Nói cách khác, để trao đổi cho nhau sự thân mật tính dục, hai người nam nữ phải ở trong một giao ước hôn nhân chính thức.Vì qua giao ước hôn nhân chính thức, họ mới có thể công nhiên lãnh nhận trách nhiệm chung thủy, yêu thương và truyền sinh giống nòi.
       Trao đổi sự thân mật nam nữ mà không (hoặc chưa) có giao ước hôn phối thì giống như ngồi lên xe, khởi động máy, di chuyển xe mà không có bằng lái, không biết xử dụng ra sao và làm chủ chiếc xe thế nào. Lúc đó, chiếc xe có thể gây tai nạn cho thể xác thế nào thì tình dục ngoài hôn nhân cũng tạo nên nhiều tang thương tinh thần như thế. Có những tang thương về mặt siêu nhiên là sự cản trở trong đời sống ân phúc với Chúa qua các bí tích. Có những tang thương về mặt tự nhiên và xã hội như mặc cảm cá nhân, làm hôn nhân tương lai có cơ hội thất trung, gia đình tương lai bất ổn định, và nếu có con cái thì sẽ khó giáo dục sau này, vì cha mẹ của chúng thiếu nền móng gia phong đàng hoàng, v.v..
       Tất cả những sự tang thương ấy đều phản lại hạnh phúc đích thực của con người và trái với thánh ý Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao luyến ái tính dục ngoài hôn nhân là xấu xa, tội lỗi.
       Tóm lại, tôi xin xác nhận với bạn rằng, theo giáo huấn và lương tâm luân lý công giáo, cho dù có ‘thề non hẹn biển’ với nhau, đôi bạn cũng không được phép ăn ở với nhau trước ngày thành hôn. Như bạn đã biết đó, biển thật thì quá bao la, vĩ đại mà gần đây cũng đã gây những cơn chấn động Tsunami làm hàng trăm ngàn sinh linh điêu đứng tại vùng Nam Á, huống gì ‘biển hẹn non thề’ trong cõi riêng tư giữa hai con người yếu đuối!!!
 
Lm. Đa Minh Trần Quốc Bảo, DCCT

Trở lại      In      Số lần xem: 4029
Tin tức liên quan
  • Phó Tế Vĩnh Viễn
  • Ly Hôn có được rước lễ không ?
  • Xin tiền bổng lễ để làm gì?
  • Alleluia có nghĩa là gì?
  • Amen: nghĩa là gì ?
  • ĐI TU LÀ TỪ BỎ HAY ĐI VÀO ĐỜI ?
  • Tâm tình khi lên rước lễ
  • Nên rước lễ bằng tay hay bằng miệng?
  • Tại sao buộc đi lễ ngày Chúa nhật?
  • Lập trường của Giáo hội về việc sống chung
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  880
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11403696
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top