Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chương 29 : Mở Đường Cho Người Khác Sửa Chữa Lỗi Lầm

Đắc Nhân Tâm - Phần IV - Chương 29

Chương 29 : Mở Đường Cho Người Khác Sửa Chữa Lỗi Lầm

Một người bạn của tôi bị vợ chưa cưới ép học khiêu vũ. Anh không thích điều đó và cũng chẳng hiểu học nó để làm gì. Chẳng có động cơ nào thôi thúc nên anh chàng 40 tuổi nọ tập tành mãi mà chẳng có tiến bộ gì. Cô giáo đầu tiên cáu gắt, chê anh thậm tệ. Anh biết cô nói thật nhưng chán cô và chán cả mình nên chẳng thèm học nữa. Người thứ hai thì ngược lại: khen ngợi anh nhiều điều.

Anh kể: “Có thể cô ấy đã nói dối, nhưng tôi vẫn thích điều đó. Cô bảo cách khiêu vũ của tôi hơi “ngồ ngộ” nhưng căn bản là đúng, chắc chắn sẽ tiến bộ nhanh. Cô còn khen tôi “có ý thức bẩm sinh về nhịp điệu” và “Trời sinh ra để khiêu vũ”. Bấy giờ tâm trí tôi bảo tôi rằng, xưa nay tôi vẫn là một người khiêu vũ tệ hại, chắc chỉ vì tôi trả tiền nên cô phải nói vậy. Tuy nhiên từ tận đáy lòng, tôi vẫn muốn nghĩ có thể cô giáo nói đúng. Nhưng chính câu “có ý thức bẩm sinh về nhịp điệu” luôn âm thầm khuyến khích tôi cải thiện khả năng của mình. Và tôi đã thực sự khá hơn hẳn. Giờ đây tôi là tay khiêu vũ cừ khôi”.

Nếu bạn bảo con cái, vợ hoặc chồng hay nhân viên của bạn rằng họ ngốc nghếch, vụng về hay bất tài… nghĩa là bạn đã hủy diệt hầu hết mọi động cơ để họ tiến bộ. Nhưng nếu ngược lại, bạn khuyến khích, làm cho sự việc có vẻ dễ dàng hơn, thể hiện sự tin tưởng rằng họ có năng khiếu nhưng chưa được phát triển thì họ nhất định sẽ cố gắng phát triển năng khiếu mà bạn đã phát hiện hay thậm chí là gán cho họ.

Ông Clarence M. Jones, một giảng viên của chúng tôi ở Cincinnati, Ohio, kể chuyện cuộc đời con trai ông đã thay đổi kỳ diệu như thế nào. Từ khi có niềm tin, mọi việc rất dễ dàng:

“Cháu David bị tai nạn ô-tô năm lên ba tuổi, bị tổn thương nặng vùng trán. Cháu học trong lớp học đặc biệt dành cho những học sinh chậm phát triển của trường Dallas. Mười lăm tuổi và học lớp bảy mà cháu không nhớ được bảng cửu chương, phải đếm trên đầu ngón tay và khả năng đọc rất kém. Tuy nhiên, cháu có một điểm tích cực là thích nghiên cứu radio và tivi. Cháu muốn trở thành một chuyên gia viễn thông. Tôi khuyến khích điều này và bảo với cháu rằng cháu cần học giỏi toán để có thể nghiên cứu về vô tuyến điện. Tôi quyết định giúp cháu trở nên thành thạo về mặt này. Chúng tôi có bốn bộ bài có những chữ số để học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Nhiệm vụ đầu tiên của David là gọi đúng tên những lá bài, hễ sai thì chúng tôi sửa và cháu phải đọc lại. Rồi chúng tôi luyện tốc độ. Tôi nói với cháu rằng khi cháu nói đúng tất cả các lá bài trong vòng tám phút thì việc học này sẽ chấm dứt. Điều này có vẻ như là một mục tiêu không tưởng đối với David. Đêm đầu cháu mất đến 52 phút, đêm thứ hai 48, rồi 45, 44, 41…, sau đó dưới 40 phút. Tôi khen ngợi cháu mỗi lần cháu giảm được thời gian. Mỗi lần cháu tiến bộ, cả hai vợ chồng tôi ôm cháu, cả nhà khiêu vũ với nhau bằng những điệu nhảy vui nhộn. Vào cuối tháng ấy cháu nói tên mọi con số đúng hoàn toàn trong thời gian không đầy tám phút. Khi cháu đạt được một tiến bộ nhỏ, cháu thường tự mình yêu cầu được làm lại để có thể tiến bộ hơn. Cháu đã phát hiện ra rằng việc học là dễ dàng và vô cùng lý thú.

Dĩ nhiên, kết quả là môn đại số của cháu tiến bộ nhảy vọt. Tôi và mẹ cháụ đã vui mừng vô cùng khi lần đầu tiên cháu mang về nhà tấm giấy khen môn toán. Những thay đổi khác đến nhanh chóng không thể ngờ được. Việc đọc của cháu tiến nhanh và chúng tôi bắt đầu kích thích các khả năng tự nhiên của cháu trong hội họa. Sau đó, thầy giáo khoa học giao cho cháu làm một mẫu vật trưng bày. Cháu chọn khai triển một loạt các mô hình rất phức tạp để chứng minh kết quả của đòn bẩy. Điều này không những đòi hỏi về vẽ và làm mô hình mà cả về toán học ứng dụng nữa. Mô hình triển lãm của cháu được giải nhất trong hội thi khoa học của nhà trường, được đưa vào cuộc thi cấp thành phố và đã chiếm giải ba.

Đây là một cậu bé bị xem là “hỏng về não bộ”. Nhưng từ khi cháu phát hiện ra rằng mình thực sự có thể học và làm được nhiều việc thì mọi việc thay đổi hẳn. Trước đây, mọi con đường đi đến tương lai học vấn tưởng như đều đã đóng lại với cháu. Thế mà lúc học tập tại trường đại học, cháu lại được bầu vào hội sinh viên vinh dự của trường Đại học quốc gia. Khi nhận ra việc học tập là dễ dàng thì toàn bộ cuộc đời của cháu đã thay đổi hoàn toàn”.

"Chúng ta không thể dạy bảo ai bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn bên trong con người họ" - Galileo

Nguyên tắc 29 : Khuyến khích, mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm.

Xem tiếp: Phần IV - Chương 30


Trở lại      In      Số lần xem: 8793
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  2189
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407598
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top