Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giai đoạn ba : Chia sẻ thương tổn của mình với một người nào đó

PHẦN THỨ HAI : MƯỜI HAI GIAI ÐOẠN THA THỨ ÐÍCH THỰC

Giai đoạn ba : Chia sẻ thương tổn của mình với một người nào đó 

Nếu tôi được lắng nghe, chỉ được lắng nghe thôi, tôi có được tất cả không gian cho tôi, tuy nhiên, vẫn có một người nào đó.

Maurice Bellet

Có nhiều phản ứng có thể có đối với một lăng nhục, một sự phản bội hay một bạo lực. Giữa phản ứng tự vệ của một người tự cô lập mình và phản ứng tự vệ của một người bị bắt nạt đóng vai tử đạo, có một chọn lựa lành mạnh hơn và hứa hẹn hơn cho việc chữa lành : bạn chia sẻ đau khổ của bạn cho một người nào đó biết lắng nghe bạn mà không phê phán bạn, không dạy luân lý cho bạn, không đè nặng lên bạn bằng lời khuyên bảo, ngay cả không cố gắng nâng đỡ nỗi đau của bạn. Sự thành công của pha cảm xúc của việc tha thứ tùy thuộc phần lớn vào sự cởi mở chân thành của bạn với người đối thoại chăm chú nầy.

1. Tại sao phải chia sẻ nội tâm bị thương tổn của bạn?

Một trong những khía cạnh khó kham nhất của vết thương bạn, chính là cảm giác phải mang vác gánh nặng nầy một mình đơn độc trên đời. Vì thế, khi bạn kể câu chuyện của mình ra với người nào đó chấp nhận lắng nghe bạn thì bạn không còn đơn độc nữa. Có người nào đó không những chia sẻ nỗi thầm kín của bạn, mà còn chia sẻ gánh nặng khổ đau của bạn.

Ngoài ra, việc bạn tâm sự với người nào đó sẽ làm cho bạn sống lại biến cố thương tổn cách bình tĩnh hơn. Bạn sẽ tận dụng điều đó để ý thức những cảm xúc còn canh cánh trong lòng. Quá khứ chổi dậy và trở thành hiện tại. Bạn sẽ sống lại thảm kịch của mình, nhưng lần nầy trong bối cảnh được an lòng hơn. Bạn sẽ thủ đắc được một bảo đảm lớn lao hơn nhờ lòng tín nhiệm mà bạn đã đặt để nơi người tâm phúc của bạn. Quan niệm của bạn về sự xúc phạm sẽ thay đổi. Bạn sẽ thấy nó bớt đe dọa hơn và có thể chịu đựng được hơn.

Chắc chắn bạn đã kinh nghiệm được rằng dễ tìm được giải pháp cho các vấn đề của người khác hơn là của mình. Ðó quả thật là cái xảy đến với bạn khi bạn thổ lộ tâm tình với người nào đó đóng vai làm chiếc gương phản chiếu hoặc thùng dội âm cho bạn. Tiếp đến, bạn sẽ bắt đầu giữ khoảng cách với những khó khăn của bạn và sẽ thấy những khó khăn đó trong một viễn ảnh rộng lớn hơn. Kết quả là bạn sẽ chế ngự chúng cách tốt đẹp hơn.

Lợi ích sau cùng bạn có thể rút ra được từ những cuộc trao đổi của bạn với một người khác : sự chấp nhận vô điều kiện của họ sẽ bắt đầu dần dần có ảnh hưởng trên bạn. Từ sự kiện người đó đã đón nhận bạn với lòng trắc ẩn, bạn sẽ sẵn sàng hơn để đón nhận chính mình với lòng bao dung. Tôi bảo đảm với bạn rằng sự đón nhận chính bạn nầy sẽ mang lại cho bạn bình an và yên tĩnh nội tâm.

Những hậu quả tốt lành của việc chia sẻ các trạng thái tâm hồn với một người bạn tri âm là không thể chối cải được. Người ta có thể chờ đợi những hậu quả của một cuộc chia sẻ như thế với chính người gây nên xúc phạm chăng ?

2. Chia sẻ với chính kẻ gây nên xúc phạm :

Nhà tâm lý trị liệu lâm sàng từng trải kinh nghiệm James Sullivan khẳng định trong cuốn Journey to Freedom rằng sự thành công của việc tha thứ có tính cách xúc cảm tùy thuộc vào ba điều kiện cốt yếu sau đây về phía người gây nên xúc phạm :
- Nhìn nhận lầm lỗi của mình,
- Biểu lộ sự ân hận của mình,
- Quyết định không tái phạm nữa.

Chính tôi đã có kinh nghiệm sống một tình huống tập trung cả ba điều kiện đó. Ðó là một việc tầm thường xảy ra, nhưng đã biến thành cuộc xung đột tiềm ẩn thường xuyên. Tôi ngồi nghe tin tức truyền hình cùng với mươi tu sĩ đồng nghiệp. Một người trong họ khám phá thấy một cái chai rổng để gần một chiếc ghế. Tin chắc tôi là tác giả của sự cẩu thả đó, người ấy đứng dậy đầy phẩn nộ, cầm cái chai đưa về phía tôi và nói với tôi bằng giọng càu nhàu và cáo buộc : "Cái chai nầy của ai ?" Không cần phải thêm rằng sự va chạm của cử chỉ nầy tăng gấp mười vì sự hiện diện của những người chứng kiến. Ðồng thời không phải là tôi không nhận ra những tiếng cười phía các đồng nghiệp. Có thể nói rằng họ chỉ chờ việc xảy ra đó để xác nhận thành kiến của họ là tôi hay chểnh mãng.

Tôi cầm lấy cái chai không nói một lời, nhưng sục sôi tức giận. Cho tới lúc đi ngủ, tôi nghĩ ra đủ thứ biện pháp trả thù tinh tế. Vào giờ nguyện gẫm ban sáng, tôi ngạc nhiên về tầm quan trọng mà tôi đã đem vào mình do cuộc đối đầu hôm trước. Trong khi kiếm tìm nguyên nhân của một mối xúc cảm như thế, tôi khám phá ra được rằng những vết thương cũ đã bị mở ra lại và ngay lập tức tôi đã quyết định đẩy xa mọi ý nghĩ trả thù và sẽ gặp người đồng nghiệp cáo buộc ấy.

Tôi đợi lúc thuận tiện chỉ có một mình tôi với người anh em. Tôi chia sẻ với y sự sĩ nhục và cơn tức giận của tôi do những lời nói của y. Tôi hết sức ngạc nhiên là người bạn đồng nghiệp đã khiêm tốn xin lỗi, viện dẫn sự mệt mỏi hết sức của anh như lý do cách ứng xử của anh. Rồi anh bắt đầu thổ lộ với tôi suốt một giờ những sự khó khăn riêng của anh. Xem ra sự cởi mở của tôi đã khơi ra sự cởi mở của anh. Một sự thân tình mới đã được tạo lập giữa hai chúng tôi.

Chính lúc ấy tôi hiểu được hơn câu ngạn ngữ cũ : "Lỗi lầm đã thú nhận được tha thứ một nửa rồi", bởi vì vào lúc anh thú nhận và tỏ ra ân hận thì lập tức tôi cảm thấy trong mình tan biến mất tất cả oán giận. Dù chẳng nghĩ tới làm việc đó, tôi đã tha thứ cho anh ta rồi.

Cũng nên ghi nhận rằng trước khi chất vấn người bạn đồng nghiệp, tôi đã chuẫn bị kỷ : tôi đã cầu nguyện, đã cẩn thận cân nhắc từng chữ tôi sẽ chất vấn, tôi đã cho anh ta trước hình thức của một sứ điệp không cáo buộc. Tôi đã muốn tránh đi mọi cáo buộc chống lại gây tổn thương. Như thế, tôi đã cho anh ta phản ứng xúc cảm của tôi một cách đơn giản và không tấn công. Hơn nữa, tôi đã sẵn sàng lắng nghe anh và theo đuổi cuộc đối thoại với anh cho đến khi chúng tôi có thể cùng nhau làm sáng tỏ được tình cảnh.

3. Khi sự chia sẻ với kẻ gây xúc phạm là không thể được :

Nhưng cái gì xảy ra nếu người có lỗi không muốn nói đến, mà cũng chẳng muốn nghe nói đến sự xúc phạm, như trường hợp của thiếu nữ kia là nạn nhân một vụ lạm dụng tình dục về phía dượng ghẻ của cô. Sau một thời gian dài trị liệu, cô cảm thấy nhu cầu phải nói với ông về những hậu quả tác hại do những lạm dụng tình dục ông đã làm cho cô phải chịu đựng. Cô cảm thấy thời gian cấp bách, vì dượng cô đã bị ung thư tới giai đoạn cuối. Về phía mình, người dượng ghẻ luôn luôn tránh đề cập tới vấn đề đó. Không thể đối thoại được với dượng, cô nghĩ rằng không thể tha thứ cho ông.

Tôi đã khuyên cô sử dụng ngôn ngữ thinh lặng của tâm hồn để nâng đỡ nỗi đau và bạo lực của ông, và liệu tình hình mà tha thứ cho ông. Ðó là điều cô ta đã làm. Trong những lúc thinh lặng ở bên giường bệnh của dượng cô, cô đã tạo nên một tương quan sâu xa với ông bằng cách làm cho nhịp thở của cô đồng điệu với nhịp thở của dượng cô, rồi cô đã kể trong lòng cô cho dượng cô tất cả những đau khổ mà "việc ấy" đã gây nên nơi cô. Sau nhiều lần cô để cho con tim mình nói lên, cô cảm thấy sự tha thứ trổi dậy trong cô và lúc ấy cảm thấy được nâng đỡ sâu xa. Ðiều lạ lùng là dượng cô xem ra yên tĩnh nhiều hơn.

Tình trạng sẽ phức tạp khi kẻ gây nên xúc phạm từ chối nhìn nhận lầm lỗi của mình, hoặc kẻ gây nên xúc phạm vắng mặt, không thể gặp được, lạ mặt hay đã chết. Trong một hoàn cảnh tương tự, James Sullivan gợi ý cho người cố vấn đóng vai kẻ gây nên xúc phạm, nhân danh kẻ gây nên xúc phạm để nhìn nhận lỗi lầm của y, bộc lộ sự hối hận và quyết tâm của y.

Ðể minh họa chủ định của mình, ông thuật lại câu chuyện của một nữ tu bị trầm uất thường xuyên vì trong thời thơ ấu đã bị mẹ ruồng bỏ. Một khi hiểu rằng nữ tu ấy đã  chuyển vị hình ảnh của mẹ nàng sang ông, James Sullivan chấp nhận đóng vai mẹ nàng. Ông đã xin lỗi vì đã lãng quên nàng trong tuổi thơ ấu của nàng. Rồi ông biểu lộ niềm vui mừng khám phá lại được nàng và có thể học yêu thương nàng trở lại. Theo vị chuyên gia tâm lý nầy, những trao đổi đó thật hết sức sinh phúc, chúng khiến vị nữ tu đã có thể gặp lại đứa bé gái bên trong của mình, cho phép nàng sống lại và bộc lộ những xúc cảm mà mãi cho tới lúc ấy đã bị băng giá trong lòng nàng. Nàng đã khóc thật nhiều, đã tỏ ra giận dữ, nhưng cuối cùng đã tha thứ cho mẹ nàng.

Sự giúp đỡ của người cố vấn sẵn sàng đóng vai nhân vật gây nên xúc phạm không phải luôn luôn là có thể được. Trong trường hợp đó, phải chạy đến với các phương tiện thay thế. Chẳng hạn, viết những bức thư mà không gởi đi, đối thoại với một chiếc ghế mà tưởng tượng rằng kẻ gây nên xúc phạm đang ngồi ở đó.

Ðối mặt với một kẻ gây nên xúc phạm không hối cải và ngoan cố, phương thế cuối cùng là giao phó y cho Chúa, như một khoản luật Dothái muốn : "Nếu kẻ xúc phạm đến ngươi không muốn sửa chữa, ngươi hãy giao phó nó cho sự công bằng của Thiên Chúa". Ðó rõ ràng là điều vị giám đốc một học hiệu quan trọng đã làm. Khi ông biết ý định của tôi là viết về sự tha thứ, ông đã kể lại cho tôi câu chuyện của ông, dĩ nhiên là với ý hướng, dù không nói ra, là để tôi làm ích cho các đọc giả của tôi.

Là nạn nhân của những âm mưu bất chính của hai đồng nghiệp, ông đã bị mất một địa vị hành chánh cao và đã thấy sự nghiệp của mình bị gãy đổ. Lúc đó ông đã bị trầm uất nặng, nhưng ông đã thoát ra được nhờ một lời khuyên được tìm thấy trong tác phẩm của Michael Murphy về tha thứ. Nhiều lần trong ngày, ông đã lặp đi lặp lại lời nguyện vắt tắt sau đây : "Lạy Chúa, trong sự bất lực của con, con xin trao phó các đồng nghiệp của con (ở đây, ông kể tên họ ra) cho lòng nhân hậu lớn lao của Chúa, ngõ hầu Chúa biến đổi điều thiệt hại họ đã làm cho con thành lợi ích, và chớ gì ý Chúa được hoàn tất như vậy". Ông bảo đảm với tôi rằng sau ba tháng cầu khẩn như thế, ông không còn cảm thấy trong mình dấu vết nhỏ mọn thù hận và oán giận nào nữa. Vào một dịp hội nghị, gặp lại những kẻ gièm pha cũ, ông ngạc nhiên thấy mình tự phát đưa tay ra bắt tay họ.

4. Ðể chia sẻ thương tổn của mình :

Giữa những phương thế chia sẻ đã được khuyên trong chương nầy, bạn có tìm kiếm phương thế nào thích hợp nhất cho tiến trình tha thứ riêng của bạn không ?
Nói với chính kẻ xúc phạm bạn, sau khi đã chuẫn bị cuộc can thiệp của bạn như thế nầy : quyết định nói với y điều bạn đã cảm nhận nhờ những sứ điệp bắt đầu bằng "tôi", lắng nghe lời giải thích của kẻ xúc phạm và đi cho đến cùng cuộc trao đổi.
Tìm một người nào đó biết lắng nghe mà không phê phán bạn.
Thực hành thứ "ngôn ngữ của con tim" trong những hoàn cảnh khó khăn.
Giao phó kẻ xúc phạm bạn cho Chúa trong lời cầu nguyện.

= > GIAI ĐOẠN BỐN : XÁC ĐỊNH RÕ MẤT MÁT CỦA MÌNH ĐỂ ĐÀNH NHẬN CHỊU MẤT MÁT


Trở lại      In      Số lần xem: 2102
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  1027
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11403843
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top