Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

LÀM SAO THA THỨ?

Jean Monbourquette / Lm. Trần Minh Huy Chuyển ngữ

"Tha thứ để chữa lành - Chữa lành để tha thứ"

Vài Nét Về Tác Giả : Cha Jean Monbourquette OMI là giáo sư Mục Vụ ở Ðại Học Saint-Paul ở Ottawa - Canada, Ðiều phối và huấn luyện viên Trung tâm Gia Ðình và Cộng đồng. Cử nhân Thần học, Cao học Triết, Cao học về Giáo dục ÐH Ottawa, Cao học Tâm lý lâm sàng ÐH San Francisco, Tiến sĩ Tâm lý ÐH Los Angeles. Tác giả cuốn sách bán chạy nhất Aimer, Perdre et Grandir.

LỜI TỰA

PHẦN THỨ NHẤT : NHỮNG SUY TƯ và ÐỊNH HƯỚNG về BẢN CHẤT của THA THỨ

Giới thiệu tổng quát

Chương I : Tầm quan trọng của sự tha thứ  trong đời sống chúng ta
1. Duy trì mãi trong mình và kẻ khác sự dữ đã phải chịu 
2. Sống trong một mối oán giận thường ky
3. Bám chặt vào quá khứ
4. Trả thù

Chương II: Một chuyện ngụ ngôn về sự tha thứ : Alfred và Adèle

Chương III : Vạch trần những quan niệm sai lầm về tha thứ
1. Tha thứ không phải là quên đi
2. Tha thứ không có nghĩa là phủ nhận
3. Tha thứ yêu sách nhiều hơn một hành vi ý chí
4. Tha thứ không thể bị truyền khiến
5. Tha thứ không có nghĩa là tìm lại được mình như trước khi bị xúc phạm
6. Tha thứ không đòi hỏi người ta phải từ chối quyền lợi của mình
7. Tha thứ cho kẻ khác không có nghĩa là biện giải cho y
8. Tha thứ không phải là minh chứng mình trội hơn về mặt luân ly
9. Tha thứ không hệ tại việc trút đổ cho Thiên Chúa

Chương IV : Tha thứ, một cuộc phiêu lưu nhân bản và thiêng liêng
1. Sự tha thứ bắt đầu bởi quyết định không trả thù
2. Tha thứ đòi hỏi một sự trở về với chính mình 
3. Tha thứ trên đường tìm kiếm một cái nhìn mới về các mối tương quan giữa người với người 
4. Tha thứ tin vào giá trị của người gây nên xúc phạm
5. Tha thứ phản ánh lòng thương xót của Chúa

Chương V : Làm sao lượng định những điều xúc phạm ?
1. Những xúc phạm bởi những người được yêu thương 
2. Những xúc phạm bởi những người xa la
3. Những xúc phạm đã mất đi trong quá khứ

Chương VI : Tha thứ cho ai ?
1. Tha thứ cho những thành viên trong gia đình mình
2. Tha thứ cho bạn bè và những người gần gủi 
3. Tha thứ cho những người xa lạ 
4. Tha thứ cho các cơ chế 
5. Tha thứ cho những kẻ thù truyền thống
6. "Tha thứ cho Thiên Chúa"
7. Tha thứ cho chính mình

Chương VII : Một kinh nghiệm tha thứ thực sự
1. Những chỉ dẫn để sống tốt một kinh nghiệm tha thứ 
2. Diễn tiến của buổi suy niệm 
3. Những hậu quả theo sau buổi suy niệm

PHẦN THỨ HAI : MƯỜI HAI GIAI ÐOẠN THA THỨ ÐÍCH THỰC

Giới thiệu tổng quát

Giai đoạn một : Không trả thù và khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm
1. Quyết định không báo thù 
2. Khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm 
3. Ðể điểm lại tình hình về hoàn cảnh nạn nhân của mình

Giai đoạn hai : Nhận biết thương tổn và sự nghèo nàn của mình
1. Hiện tượng các cơ chế tự vệ
2. Những sức kháng cự do khả năng nhận thức 
3. Những sức kháng cự do cảm xúc
4. Ðể nhận biết thương tổn và sự nghèo nàn của mình

Giai đoạn ba : Chia sẻ thương tổn của mình với một người nào đó
1. Tại sao phải chia sẻ nội tâm bị thương tổn của bạn?
2. Chia sẻ với chính kẻ gây nên xúc phạm
3. Khi sự chia sẻ với kẻ gây xúc phạm là không thể được
4. Ðể chia sẻ thương tổn của mình

Giai đoạn bốn : Xác định rõ mất mát của mình để đành nhận chịu mất mát
1. Xác định rõ sự mất mát của mình
2. Ðể thôi tự chê trách mình
3. Chữa lành những tổn thương thời thơ ấu
4. Ðể chữa lành một tổn thương thời thơ ấu

Giai đoạn năm : Chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình
1. Những hậu quả tai hại của cơn giận bị dồn nén 
2. Những khía cạnh may lành của cơn giận
3. Chế ngự cơn giận để bắt nó phục vụ mình
4. Những lý lẽ để tách mình khỏi nỗi oán giận
5. Ðể tôn trọng cơn giận và lòng muốn báo thù

Giai đoạn sáu : Tha thứ cho chính mình
1. Ý thức về sự thù hận chính mình
2. Nguồn phát sinh sự coi thường chính mình 
3. Sự đồng nhất hóa với kẻ tấn công 
4. Việc chấp nhận chính mình và sự tha thứ
5. Ðể giúp tha thứ cho chính mình

Giai đoạn bảy : Hiểu kẻ xúc phạm đến mình
1. Hiểu kẻ xúc phạm bao hàm việc thôi chê trách nó
2. Hiểu, chính là biết rõ những tiền sự của người khác
3. Hiểu, chính là tìm ý hướng tích cực của kẻ xúc phạm
4. Hiểu kẻ xúc phạm chính là khám phá được giá trị và phẩm giá của y
5. Hiểu, chính là chấp nhận không hiểu hết mọi sự
6. Ðể hiểu kẻ xúc phạm mình

Giai đoạn tám : Tìm ra trong cuộc sống mình một ý nghĩa cho sự xúc phạm
1. Sự thay đổi môi trường có lợi của xúc phạm 
2. Khám phá ra những cái thu được từ sự mất mát của mình
3. Sự xúc phạm dẫn đến "hãy biết mình"
4. Ðể khám phá ra ý nghĩa tích cực của thương tổn

Giai đoạn chín : Biết mình đáng được tha thứ và đã được đặc xá
1. Kinh nghiệm về sự tha thứ thiết yếu để tha thứ 
2. Diễn tả cảm giác đáng được tha thứ thế nào ?
3. Những trở ngại trong việc nhận biết mình được yêu thương đến tha thứ
4. Ðể làm cho mình có thể đón nhận sự tha thứ

Giai đoạn mười : Thôi tự làm khổ mình vì muốn tha thứ
1. Tính khư khư ngăn cản sự tha thứ đến 
2. Tránh mối nguy hiểm giảm trừ sự tha thứ thành một bó buộc luân lý
3. Lời cầu nguyện "khẳng định" ơn tha thứ

Giai đoạn mười một : Mở lòng ra với ân sủng tha thứ
1. Từ vị thiên chúa công lý đến Thiên Chúa chân thật
2. Trong tình yêu của Ngài, Thiên Chúa không bị giới hạn bởi những sự tha thứ nghèo nàn của chúng ta
3. Sự tha thứ khiêm tốn của Thiên Chúa của Chúa Giêsu
4. Ðể mở lòng ra với ân sủng tha thứ

Giai đoạn mười hai : Quyết định chấm dứt hoặc đổi mới quan hệ
1. Không lẫn lộn tha thứ với hòa giải 
2. Tha thứ và chấm dứt một quan hệ 
3. Sự tăng trưởng của kẻ xúc phạm trong hòa giải 
4. Sự tăng trưởng của người bị xúc phạm trong hòa giải
5. Thay đổi quan hệ theo sau một cuộc chia ly 
6. Nghi thức chuyển thừa kế

CỬ HÀNH SỰ THA THỨ

 Lời nói đầu

Làm người, ai mà chẳng có lúc lầm lỗi : lầm lỗi mình gây nên cho kẻ khác, lầm lỗi kẻ khác gây ra cho mình, hoặc vô tình hoặc cố ý ; và lầm lỗi nào cũng gây nên một vết thương. Lầm lỗi cần được tha thứ và vết thương cần được chữa lành. Nhưng LÀM SAO THA THỨ ? Làm sao chữa lành ? Ðó là vấn đề. Nhất là khi sự xúc phạm đến từ những người thân yêu, những người mình tin tưởng, những người đáng ra phải đứng về phía mình..., thì vết thương lại càng đau đớn và sự tha thứ trở nên càng khó !

Phêrô hỏi Chúa Giêsu : "Thưa Thầy, khi anh em lỗi phạm đến con, thì con phải tha thứ cho họ mấy lần ? Có tới bảy lần chăng ?" Chúa Giêsu đáp : "Thầy không nói là bảy lần, nhưng là tới bảy mươi lần bảy" (Mt.18, 21-22). Chúa còn bảo : "Nếu mỗi ngày, anh em con xúc phạm đến con tới bảy lần, và bảy lần nó trở lại với con mà nói Tôi hối hận thì hãy tha cho nó" (Lc.17,4). Ngài còn đi xa hơn nữa : "Khi con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em lỗi phạm đến con, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã rồi bấy giờ trở lại dâng của lễ của con" (Mt.5, 23-24).

Ðiều đó quả thật không dễ : Mình có lỗi mà đi làm hòa đã khó, huống chi khi người khác có lỗi với mình và mình là nạn nhân ! Vì "khi một người cảm thấy bị thương tổn, người ấy sẽ bị cám dỗ đầu hàng cơ chế tâm lý của sự tự ái và trả thù, bất chấp lời mời gọi của Chúa Giêsu" (Sứ điệp Mùa Chay 2001 của ÐTC Gioan Phaolô II). Khó, nhưng cần thiết biết bao, vì "tha thứ và xin thứ tha tạo ra một phẩm chất mới trong quan hệ giữa người với người, ngăn chặn vòng xoáy trôn ốc của thù hận và trả thù, trả oán, và bẻ gãy xiềng xích tội lỗi trói buộc trong tâm tư những người thù hận nhau.... không có con đường nào khác hơn là tha thứ và xin thứ tha" (Sứ điệp ...).

Cũng chính vì thế mà Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chọn chủ đề cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2002 là "Không có tha thứ thì sẽ không có Hòa Bình". Trong thời gian qua, đã có hai chủ đề liên quan đến Tha Thứ. Ðó là chủ đề của sứ điệp Hòa Bình năm 1975 : "Hòa Giải là con đường dẫn đến Hòa Bình"; và chủ đề của năm 1997 : "Hãy trao ban tha thứ, bạn sẽ nhận lại Hòa Bình". Trong lời mời gọi hãy tha thứ, ÐTC Gioan Phaolô II bàn về vài điều kiện cần được nhìn nhận và thực hiện, ngõ hầu hòa bình có thể có được. Những điều kiện đó là sự đối thoại thành thật và liên lỉ, sự chấp nhận trách nhiệm và sự nhìn nhận sự tự do con nguời. Giáo Hội đi theo con đường "thanh tẩy ký ức" cách can đảm và khiêm tốn, đặt hết niềm tin tưởng vào tình thương nhân từ của Chúa, và khuyến khích thế giới hãy tin tưởng vào sức mạnh của sự thật và tình thương.

Như thế tha thứ là một nổ lực vừa nhân bản vừa thiêng liêng, là một hợp tác không những giữa kẻ gây nên xúc phạm và người bị xúc phạm, mà còn giữa con người với Thiên Chúa. Tha thứ bao hàm cả lãnh vực thể chất, lẫn tâm lý và thiêng liêng, huy động mọi phần và mọi quan năng của con người mình, nên tiến trình tha thứ vừa dài vừa phức tạp và khó khăn, có khi phải luyện tập vòng lui vòng tới nhiều lần và can đảm bắt đầu trở lại ở một giai đoạn nào đó hoặc ngay cả từ đầu, mỗi khi thất bại, dù việc tập luyện đôi khi như đóng kịch !

Việc nầy còn tùy thuộc một yếu tố quan trọng khác nữa là thời gian : phải có thời gian cho hạt cát biến thành ngọc trai, phải có thời gian cho việc tốt tích lủy thành nhân đức, phải có thời gian cho nỗi đau dịu xuống, vết thương liền sẹo và được lành, phải có thời gian cho tha thứ thành tự nguyện và thực hiện được, đốt giai đoạn là thất bại và hỏng việc.

Thành thật thú nhận bản thân tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm khó khăn và thương đau trong lãnh vực nầy, nên khi  bạn thân từ Canada gởi cho cuốn LÀM SAO THA THỨ ? (Comment pardonner ?) của Jean Monbourquette o.m.i, do nhà xuất bản NOVALIS ấn hành, thì như "bao nhiêu năm mệt nhòa, mình tìm mà tìm không ra, thế nhưng bây giờ thành bại tùy ta", tôi đã đọc say mê từng dòng từng trang. Hưởng được nhiều lợi ích trong việc chữa lành và lớn lên nhờ tha thứ và được tha thứ, tôi xin được phỏng dịch, thích nghi và thay đổi một số chi tiết cần thiết để chia sẻ với người khác, như một ước vọng và một đóng góp cho Giáo Hội và Xã Hội của chương trình CHO MỘT TƯƠNG LAI TỐT ÐẸP HƠN. Nếu chỉ có một người cảm thấy được ích từ công việc nầy thôi, thì tôi cũng đã mãn nguyện lắm rồi, và hết lòng tạ ơn Ba Ðấng.

Huế, lễ Ðức Mẹ Dâng Mình 2001   //// Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

Lời Tựa

Làm sao tha thứ ? Ðó là một vấn nạn tôi quan tâm từ 10 năm nay. Chính tôi đã vấp phải sự khó tha thứ và tôi cũng đã gặp cùng vấn đề đó nơi các đọc giả, bệnh nhân và những người tôi tháp tùng thiêng liêng.

Tác phẩm nầy là kết quả của một cuộc nghiên cứu và suy tư lâu dài được nuôi dưỡng đồng thời bởi những kinh nghiệm lâm sàng bên cạnh nhiều người và những kiến thức về tâm lý và thiêng liêng của tôi. Ý hướng của tôi khi viết tác phẩm nầy thật rõ ràng : cung cấp một chỉ dẫn thực hành để học tha thứ theo tiến trình 12 giai đoạn.

Nhiều người hỏi tôi : "Nhưng tại sao lại 12 giai đoạn ? Nhiều quá !" Ðúng vậy, tôi công nhận như thế. Bởi vì các bạn nghi ngờ, tôi không đi vào ngay. Ðó là kinh nghiệm tôi đã khám phá được rằng một số người dù rất muốn tha thứ lại cảm thấy bị ách tắc vào những thời điểm nhất định trong tiến trình của họ.

Phải đọc tác phẩm nầy thế nào ? Trước hết, điều quan trọng là đọc giả phải chú ý đến tiến trình cá nhân và cách thức tha thứ của mình. Có những người sẽ đọc lướt qua cả cuốn sách ngay một mạch. Một số khác lại thích nhặt lấy đó đây những chỉ dẫn theo nhu cầu mỗi lúc của họ. Các chương nầy có vẻ đã được đọc qua rồi, trong khi những chương khác có vẻ mới và chưa hề đọc. Nếu đọc giả nhận thấy một chương nào thích hợp, thì hãy để thời giờ học hỏi cặn kẻ hơn và đem ra thực tập. Ðọc giả sẽ có thể biết rõ hơn các trạng thái tâm hồn của mình, xác định các ách tắc, tìm được phương thế giải quyết chúng và đi từ thành công nầy đến thành công khác. Như thế, tôi có thể nói với mỗi người : "Chúc may mắn suốt cuộc hành trình nội tâm nhằm khám phá một sự tha thứ chữa lành và giúp lớn lên".

Cuốn LÀM SAO THA THỨ nầy nhắm đến ai ? Nó cố ý được viết cho số lớn đọc giả có thể, dù họ là tín hữu hay không. Bạn sẽ nhận thấy gợi hứng kitô giáo trình bày trong đó rất rõ. Có thể một số người không sử dụng từ ngữ "Thiên Chúa" khi mô tả khía cạnh thiêng liêng của sự tha thứ. Họ cứ thoải mái dùng từ ngữ nào cảm thấy thích hợp nhất tùy theo định hướng thiêng liêng của mình, chẳng hạn "Ðấng Siêu Việt", "Siêu Ngã", "Suối Nguồn hay Năng Lực Thần Linh", "Tình Yêu Vô Ðiều Kiện" v.v...

=> XEM CHƯƠNG 1: Tầm quan trọng của sự tha thứ trong đời sống chúng ta


Trở lại      In      Số lần xem: 3375
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1075
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11403891
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top