Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Những điều cấm kỵ trong công việc và nuôi dạy con cái

1.   KỴ CÔNG VIỆC NHÀ QUÁ NẶNG NỀ

Quy mô của gia đình hiện nay ngày càng được thu gọn lại, công việc trong gia đình trở thành một vấn đề rất đáng quan tâm.

Giảm nhẹ công việc nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích:

-   Giảm bớt sự lo lắng, yên tâm tập trung tinh thần để công tác.

-   Có thêm thời gian để giải trí và hưởng thụ cuộc sống.

-   Có thêm cơ hội học tập và sáng tạo.

-   Có thể ung dung, tỉ mỉ, khoa học trong dạy dỗ con cái.

Vậy phải làm gì để giảm nhẹ việc nhà? Nên thực hiện 6 biện pháp chủ yếu như sau:

1/ Xã hội hóa việc nhà là biến pháp chủ yếu:

Muốn thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp của xã hội và gia đình. Xã hội cần mở rộng ngành nghề dịch vụ việc nhà, phía gia đình nên tạo điều kiện để sử dụng các dịch vụ đó.

2/ Quy hoạch hóa việc nhà:

Dù có dịch vụ phụ giúp, nhưng chúng ta vẫn cần tự tay làm nhiều công việc trong gia đình. Cho nên phải chú ý sắp xếp thời gian và thứ tự công việc: Việc nào làm trước, việc nào làm sau… Nếu sắp xếp không hợp lý sẽ tạo thêm gánh nặng. Vì vậy có sự sắp xếp theo qui hoạch sẽ tiết kiệm được nhiều công sức.

3/ Đơn giản hóa việc nhà:

Nếu việc nào đó có thể 3 ngày làm 1 lần, thì không nên làm hằng ngày, đơn giản cả về mặt hình thức và nội dung, đây là biện pháp tiết kiệm thời gian và sức lực.

4/ Nhịp nhàng hóa việc nhà:

Gia đình là của chung, nên mọi thành viên trong gia đình đều phải có bổn phận gánh vác một phần công việc, vấn đề then chốt là sự phân công phải  hợp lí và có hiệu quả. Giữa vợ chồng cần có sự phân công phù hợp không thể đẩy cho một phía hoặc đòi hỏi tuyệt đối về chủ nghĩa bình quân.

Con cái có sức lao động cũng nên cho gánh vác công việc trong nhà, tránh việc làm thay cho con cái, hoặc dồn hết việc nhà cho con cái.

5/ Tạo hứng thú khi làm việc nhà:

Đừng cho rằng việc nhà là gánh nặng, là khổ sở. Cần tạo hứng thú trong công việc, vì có chi cũng có thu. Và nghĩ như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng tinh thần. Đây cũng là biểu hiện của nhân sinh quan đúng đắn.

6/ Cơ giới hóa việc nhà:

Hiện nay máy móc gia dụng ngày càng nhiều, như máy giặt, máy hút bụi, nồi cơm điện, bếp ga… máy móc sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình ngày càng văn mình, khoa học hơn.

Mỗi gia đình cần có kế hoạch thu chi để mua sắm các tiện nghi trên, nhằm giảm bớt gánh nặng việc nhà.

 

2.   KỴ SỰ THIẾU CÔNG BẰNG

Khi xử lý mâu thuẫn gia đình, cần chú ý đến tính công bằng, hợp lý. Nếu không sẽ tạo ra các mâu thuẫn khác.

Để hòa giải và xua tan mâu thuẫn, cần có cái nhìn công bằng với con đẻ, con dâu, con rể, không nên thiên vị, không kỳ thị hoặc ăn nói không dứt khoát. Nếu không sẽ gây nên mâu thuẫn nặng nề, chia rẽ và phân hóa.

Khi chị em dâu có xung đột về lợi ích, (thường là do có sự đối xử khác nhau, tài sản phân chia không đều)… ta không nên xem thường. Mẹ chồng xử sự thận trọng, công bằng, đừng vì tình cảm nặng nhẹ mà thiếu sự phân tích sáng suốt. Cũng không thể vì lo xa mà cứ để sự việc tồn lại không xử lý, vì cả hai người con dâu đều trông chờ lời phán xét chính xác, công bằng của mẹ chồng. Chỉ cần có sự công bằng hợp lý, mâu thuẫn gia đình sẽ tan biến.

Trong cuộc sống hằng ngày, mẹ chồng cũng cần chú ý giữ gìn sự công bằng. Ví dụ, việc phân chia tài sản, sắp xếp việc nhà, đối xử với con cháu, kể cả khách khứa của con dâu… Cũng cần chú ý đừng quá bênh con út mà lạnh nhạt với con cả.

Trường hợp có mâu thuẫn giữa con cái và con dâu, người mẹ cũng nên xử sự một cách công bằng và bình tĩnh. Mâu thuẫn xung đột giữa con cái và con dâu về lợi ích thường không nhiều, vì con gái rồi cũng đi lấy chồng nên đôi bên thường cố gắng nhường nhịn nhau để sống. Nhưng một khi không chịu đựng được nữa để xảy ra xung đột, thì sẽ trở nên rất dữ dội. Lúc này, mẹ chồng đứng ra xử, cần căn cứ vào thực tế mà đánh giá, kết luận, không nên đề cập đến những chuyện đã qua vì như vậy sẽ làm khoét sâu thêm mâu thuẫn vốn có.

Khi con trai và con dâu có mâu thuẫn, mẹ chồng cần phê bình con trai nhiều hơn, tuy làm như vậy hơi thiếu công bằng, nhưng lại có tác dụng làm dịu sự tranh cãi. Có trách móc con trai nhiều hơn cũng không có hại, mà lại làm cho người con dâu được hả dạ, từ đó mâu thuẫn sẽ được dịu đi.

Công bằng là bí quyết làm xoa dịu mọi tranh chấp trong gia đình. Điều quan trọng là phải có cái nhìn công bằng đối với mọi thành viên trong gia đình.

 

3.   KỴ RA OAI TRƯỚC MẶT MẸ CHỒNG

Nguyên nhân khiến cho quan hệ mẹ chồng và con dâu trở nên căng thẳng, ngoài phía mẹ chồng ra, thì phía người con dâu thường là nhiều hơn. Vì đa số con dâu không muốn chịu sự chi phối của mẹ chồng. Để đạt được mục đích là giữ vai trò quan trọng trong gia đình, nhiều người đã tìm cách “ra oai trước mặt mẹ chồng” khi mới về nhà chồng, gây nên quan hệ căng thẳng giữa hai bên, khiến cả nhà mất vui.

Để “ra oai”, con dâu thường đánh mất sự dịu dàng, khiêm tốn xưa kia, làm ra vẻ cứng rắn, thô tục, làm việc theo ý mình, không thèm để ý đến người khác, khó gần gũi, ích kỷ về tiền bạc, luôn tranh cãi để dành phần hơn về mình. Người con dâu tưởng làm như vậy sẽ không bị cha mẹ chồng, chị em dâu, em chồng ăn hiếp, bắt nạt.

Sự nguy hại của việc “ra oai” này thật rõ ràng. Điều này sẽ làm xấu đi ấn tượng vốn có về họ, làm mất đi sự kính trọng và thông cảm, giúp đỡ các thành viên trong gia đình, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, làm mất đi chỗ đứng của họ trong gia đình nhà chồng.

Muốn khắc phục, ta cần phải:

1* Từ bỏ quan niệm “Người hiền thường bị bắt nạt”.

Mọi người trong gia đình đều nên kính trên nhường dưới, vì dù ở ngoài xã hội hay trong gia đình cũng đều phải nên giữ quan niệm đạo đức này.

2* Dù có của hồi môn nhiều hoặc không có của hồi môn người con dâu cũng nên biết kính trên nhường dưới. Đừng vì nhiều của hồi môn mà đòi hỏi cha mẹ chồng phải cung phụng, hoặc đừng vì không có của hồi môn mà cứ nghĩ quẫn là mẹ chồng sẽ phân biệt đối xử.

 

4.   KỴ VIỆC NẮM CHẶT QUYỀN HÀNH

Vài năm đầu khi con trai có vợ, quyền hành trong nhà thường do mẹ chồng nắm giữ. Vì cô dâu còn mới, thiếu kinh nghiệm nội trợ, người mẹ làm như vậy là cần thiết. Nhưng việc này không nên kéo dài quá lâu, mẹ chồng nên từng bước trao quyền hạn gia đình cho con dâu.

Trong cuộc sống, có nhiều thí dụ cho thấy, khi mẹ chồng nắm hết mọi quyền hành, không cho dâu tham gia ý kiến, dần dần, con dâu sẽ cảm thấy mình như người nô lệ trong nhà, chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền lợi, xung đột với mẹ chồng dần dần nảy sinh.

Hơn nữa, bà mẹ chồng chỉ có kinh nghiệm cũ, thiếu kinh nghiệm mới, nên khi quyết định mua sắm đồ đạc trong nhà, thường không làm vừa ý con và dâu. Vì vậy kết quả là vừa tốn của, tốn công, lại mất đi sự vui vẻ.

Tóm lại, mẹ chồng từng bước trao quyền cho con dâu, vừa có thể tiếp thu được ý kiến mới, vừa có thể làm tăng nhiệt tình nội trợ của con dâu, tránh sự xung đột giữa mẹ chồng và con dâu.

Qua việc trao quyền, mẹ chồng vừa giúp dâu kế thừa tác phong của mình, vừa giảm bớt được gánh nặng gia đình, điều đó có lợi cho cả hai bên.

Sức cản khiến mẹ chồng không muốn trao quyền quản lý gia đình cho con dâu là vì:

-   Sợ lộ bí mật của gia đình.

-   Sợ con dâu làm không tốt.

-   Sợ mình không còn quyền hành và địa vị trong gia đình.

Thực ra, nếu làm tốt công tác tư tưởng, sự lo lắng trên có thể tránh được. Vì cho con dâu biết và tham dự vào các việc trọng đại, con dâu sẽ xem đó là bí mật của chính mình, sẽ tự giác giữ bí mật. Trong quá trình làm việc, con dâu sẽ tích lũy kinh nghiệm, dần dần thực hiện được yêu cầu của mẹ chồng.

Nỗi lo ngại khi giao quyền cho con dâu, mẹ chồng mất địa vị trong gia đình cũng là nỗi lo có thực. Nhưng chỉ cần mẹ chồng lập kế hoạch chu toàn trước khi trao quyền hạn dùng ưu thế về đạo đức để giác ngộ con cái và con dâu thì vấn đề này sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp.++

 

5.   KỴ VIỆC MẸ CHỒNG VÀ CON DÂU BẤT HÒA

Sự bất hòa của mẹ chồng và con dâu thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Muốn xóa đi sự bất hòa đôi bên cũng cần sửa đổi hành vi và lời nói của mình.

Về phía con dâu cần phải:

1/ Cố gắng lắng nghe tâm sự của mẹ chồng.

2/ Đặt câu hỏi đúng lúc, để mẹ chồng tâm sự những điều lý thú hơn.

3/ Đưa ra những câu nói hài hước, pha trò để mẹ chồng không cằn nhằn lắm lời.

4/ Thành tâm học hỏi, nhất là việc thu chi trong gia đình, tỏ ra tôn trọng ý kiến mẹ chồng.

5/ Khi có lời lẽ làm cho mẹ chồng không vui, nên thành thật xin lỗi, để xoa dịu quan hệ căng thẳng nảy sinh.

6/ Nếu gặp mẹ chồng có tư tưởng thủ cựu, con dâu nên cùng mẹ chồng đi dạo phố xem những mặt hàng mới, hoặc dẫn mẹ chồng đi thăm viếng hàng xóm, tham quan cách trang trí và những tiện nghi hiện đại, rồi gợi ý khéo rằng:

-   Mẹ xem, những năm gần đây cuộc sống đổi mới nhanh quá, nhà nào cũng sắm đủ tiện nghi cả, nhà mình có điều kiện kinh tế, tại sao lại không sắm vài món để dùng thử hả mẹ?

Cứ như thế, có lẽ hai mẹ con sẽ đi đến một sự nhất trí nào đó.

Về phía mẹ chồng cần phải:

1/ Đừng nhắc lại chuyện làm dâu xưa kia của mình, vì năm tháng thay đổi, không nên so sánh cái cũ với cái mới.

2/ Đừng chê bai những sở thích chính đáng của con dâu như khiêu vũ, nghe nhạc, trang điểm…

3/ Đừng lên án việc ăn mặc hợp thời trang của con dâu, gây nên những tranh cãi không cần thiết.

4/ Không xen vào quan hệ của con trai và con dâu, vì đây là chuyện của hai vợ chồng họ, nên để họ tự giải quyết.

5/ Đừng moi móc chuyện vặt vãnh, hãy để cho những chuyện đó qua đi.

Tất cả những biểu hiện trên chỉ là một vài ví dụ điển hình. Nếu hai phía mẹ và con có thể từ đó suy ra để thực hiện được những điều tương tự thì quan hệ mẹ chồng, con dâu sẽ càng được tốt đẹp hơn.++

 

6.   KỴ VIỆC KHÔNG GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ MÂU THUẪN

Cuộc sống gia đình khó tránh mâu thuẫn, nếu giải quyết không triệt để sẽ có ảnh hưởng xấu trong cuộc sống gia đình.

1/ Nhận thức được sự nóng giận là điều bình thường:

Dù đôi vợ chồng thực sự thương yêu nhau, vẫn khó tránh xảy ra những việc giận hờn và ghen tuông. Nếu như người bạn đời không tỏ ra thân mật với bạn một cách thường xuyên, điều đó không có nghĩa là anh (hoặc chị) ấy đã không yêu bạn. Không cần quá suy nghĩ, nến dành cho đối phương sự thông cảm và an ủi thực sự:

2/ Bảo vệ “quyền lợi” của bạn:

Nếu nhu cầu của bạn là điều hợp lí, chỉ cần không quá đáng, bạn đừng ngần ngại mà không dám đòi hỏi.

3/ Tránh tâm trạng tuyệt vọng:

Dù trong tình yêu bạn có gặp trắc trở, bạn cũng không nên đánh mất niềm tin và hy vọng. Vợ chồng nên có những giây phút nhắc nhở những điểm đáng yêu của nhau.

4/ Thay đổi bản thân để thích ứng với vợ (hoặc chồng):

Điều này cũng có nghĩa là bạn dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình.

Nếu bạn chủ động thay đổi định kiến, điều đó sẽ có lợi làm giảm nhẹ sự căng thẳng của đôi bên, nếu có.

5/ Rèn luyện tính khiêm tốn:

Nên thường nhìn lẫn nhau, tôn trọng đối phương. Khi xảy ra xung đột, cần phải biết nói lời xin lỗi, đừng cho rằng mình luôn luôn đúng.

6/ Nhẫn nại:

Nên đối xử với bạn đời bằng lòng khoan dung độ lượng. Những người biết giữ gìn niềm vui của gia đình, là người biết tha thứ cho những khuyết điểm, sai lầm của vợ hoặc chồng mình.

 

7.   KỴ VIỆC ANH EM TRANH CHẤP

Anh em ruột thịt ở chung một nhà, cùng ăn chung mâm, nếu thường xuyên tranh chấp cãi cọ nhau, sẽ ảnh hưởng xấu đến không khí gia đình.

Là anh chị, ta nên thương nhau chăm sóc em nhỏ, đừng lên mặt người lớn. Khi em phạm sai lầm, ta đừng rầy la họ trước mặt cha mẹ mà cần kiên nhẫn dạy dỗ trong một dịp khác.

Làm em, phải biết tôn trọng anh chị, nếu có tâm sự riêng thì ngoài việc nói với cha mẹ, cũng nên bàn bạc với “anh hai”, “chị ba” … khi có bất đồng với anh chị, đừng vội mách với cha mẹ.

Lớn lên khi đã nên người, anh chị em nên chia sẻ trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ, đừng tính toán chi li. Ai thu nhập nhiều thì gánh vác nhiều. Khi có mâu thuẫn nên cũng nhau bàn bạc để giải quyết, thông cảm.

Sau khi lập gia đình riêng, cũng nên thường xuyên qua lại, ai gặp khó khăn thì cùng nhau giúp đỡ. Những cuộc gặp gỡ đoàn tụ trong những ngày lễ lạy sẽ khiến tình cảm anh em được duy trì dài lâu.

 

8.   KỴ VIỆC KHÔNG GIẢNG HÒA CHO CHA MẸ

Khi cha mẹ có sự bất hòa, phận làm con phải tìm cách hòa giải đừng khoanh tay đứng nhìn hoặc đổ thêm dầu vào lửa.

1/ Cha mẹ có sự cãi vã, có thể là do lỗi của một phía, cũng có thể là do lỗi của cả hai. Khi đứng ra khuyên can, bạn nên tránh việc phê bình một phía vì dễ gây sự hiểu lầm là con cái vào hùa với cha hoặc mẹ, khiến cuộc cãi vã thêm gay gắt.

2/ Đôi bên đều có lý lẽ riêng, con cái cần phân tích rõ sự tình, đừng phê bình thêm cái sai của phía vô lý, tránh làm phía có lý thêm cao giọng. Nên nhắc lại ưu điểm của người sai, để đôi bên dễ thông cảm cho nhau.

3/ Con cái nên đánh giá công bằng về ưu khuyết điểm của mẹ cha, nhằm khơi dậy ý thức tự phê bình của họ để xoa dịu cơn nóng giận.

4/ Khi cha mẹ tranh cãi vì con cái, phận làm con cần chủ động nhận lấy trách nhiệm và lỗi lầm, đừng cho rằng mình là kẻ ngoài cuộc và để mặc cha mẹ tranh luận cho ra lẽ.

Mục đích của sự khuyên giải là làm dịu sự căng thẳng của đối phương. Nên tùy cá tính, văn hóa của cha mẹ, mà chọn cách khuyên can thích hợp.

 

9.   KỴ VIỆC CHA ĐÁNH MẸ DỖ

Khi con cái phạm sai lầm, người cha đang dạy dỗ dọa đánh đòn, người mẹ lại dịu ngọt vào ngay lúc ấy, thì thực không phải là cách giáo dục tốt nhất.

Vợ chồng là một khối thống nhất, vì vậy hành động cần có sự nhất trí. Nếu con cái làm sai, nên đồng lòng phê phán, nếu cần động viên, vợ chồng cũng nên có tiếng nói chung. Làm như vậy mới hình thành cho con cái một chuẩn mực sống xác đáng, để con cái biết thế nào là đúng, là sai, rồi theo hướng đó mà đi tới.

Có khi hành động xử sự của cha và mẹ trái ngược nhau một cách vô ý thức, điều này còn tai hại hơn. Ví dụ, người cha cho rằng con lấy cây viết của bạn học là chuyện ăn cắp, cần phải nghiêm phạt, nhưng người mẹ lại cho rằng đó là chuyện vặt. Hai người đã tranh cãi nhau trước mặt con, để lại ấn tượng xấu cho con, và làm rạn nứt tình cảm vợ chồng.

Xử lý việc của con cái, cũng như các việc khác, vợ chồng cần phải trao đổi bàn bạc đi đến sự nhất trí, rồi mới tiến hành giáo dục. Làm cha mẹ không nên cố chấp, thiên kiến mà nên tìm cách xử lý linh hoạt. Ví dụ, chuyện con lấy cây viết của bạn, nếu nói là ăn cắp thì quá nghiêm trọng, song cũng không nên xem thường, vì để lâu sẽ có hại cho sự trưởng thành của con cái. Đôi bên đi đến một giải pháp chung là: yêu cầu con trả lại cây viết cho bạn, và hứa sẽ không tái phạm.

Như vậy không cần vừa đánh đập, vừa dỗ dành mà hiệu quả giáo dục lại tốt hơn.

 

10.    KỴ VIỆC LÀM NHỤC CON CÁI

Tuy giáo dục hiện nay đã cấm nhục hình, nhưng vẫn còn có phụ huynh hoặc thầy cô vẫn dùng biện pháp sỉ nhục trẻ em để mong sửa đổi khuyết điểm của chúng. Điều này sẽ đưa đến hậu quả xấu: Trẻ em bị tổn thương lòng tự trọng, sẽ sinh ra tâm lý mặc cảm hoặc chống đối, tạo nên cá tính xấu.--------

Những biểu hiện làm nhục trẻ em thường thấy là:

1.   Châm biếm moi móc, làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.

2.   Thẩm vấn trẻ như thẩm vấn phạm nhân, khiến chúng đành nói dối để chạy tội.

3.   Cảnh cáo, hăm dọa, tạo áp lực tinh thần nhằm đạt được mục đích kiềm chế chúng khiến trẻ trở nên khiếp nhược.

4.   Khi làm điều tốt thì không khen ngợi, ngược lại trẻ làm điều xấu thì trách móc khiến niềm tin của trẻ bị chấn thương.

5.   Chê trách trẻ thường xuyên dù là trước mặt người lạ.

Nguyên nhân dẫn đến những hành động sỉ nhục này là:

1.   Phụ huynh và thầy cô tự cho mình có quyền trừng phạt con em mình mà không chú trọng đến quyền bình đẳng của trẻ em.

2.   Ép buộc con mình phải học giỏi, không đếm xỉa đến khả năng nhận thức của chúng. Vì vậy khi chúng không đạt được kết quả mong muốn thì sỉ vả đủ điều.

3.   Bản thân phụ huynh thiếu tu dưỡng đạo đức, sợ con mình kém hơn con người khác sẽ mất sĩ diện của mình.

4.   Do làm việc quá sức nên sức khỏe bị ảnh hưởng, truýt sự nóng giận lên mình con.

5.   Không tìm hiểu kỹ tâm sinh lý của trẻ, buộc con cái phải hành động theo ý mình, và xem việc trách móc là cách dạy con tốt nhất.

Sự sỉ vả cũng như đánh đập sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ, khiến chúng trở nên cô độc, cố chấp, mềm yếu.

Đừng vì quá nóng giận mà ngược đãi con, vì như vậy chỉ làm tổn thương đến tinh thần và sức khỏe của trẻ. Cần biết tự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi cư xử, yêu cầu đối với con cần phải hợp lý, đừng quá nóng vội hoặc ép buôc.

Khi cần phải phê bình nghiêm khắc, cũng nên thận trọng, đừng chửi mắng con trước mặt người khác; nên tranh luận bàn bạc vói con cái và yêu cầu đặt ra phải tùy theo sức lực và khả năng của con em mình.

Khi thành tích học của con sút kém, nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, liên hệ với thầy cô, tìm cách giúp con vươn lên, phải tự kiểm điểm xem biện pháp dạy con đã phù hợp chưa, rồi tự rút ra bài học kinh nghiệm.

Phụ huynh cũng cần đáp ứng như cầu chính đáng của con em mình về học cụ, góc học tập,…. Cha mẹ phải làm gương cho con cái, tạo cho con một hoàn cảnh sống tốt, khi xử phạt lỗi lầm của con cần có chừng mực, đừng làm tổn thương đến nhân cách của chúng, để chúng biết rằng cha mẹ dạy con là vì muốn con nên người, dù là con cái làm sai, vẫn được cha mẹ thương yêu, dạy dỗ.

Khi con bị điểm kém, cần tìm hiểu nguyên nhân để giúp đỡ, nhất là hki con học kém, bị thầy cô khiển trách thì cha mẹ càng nên có sự động viên, giúp đỡ chúng một cách cụ thể, thiết thực.

Tóm lại, sự quan tâm, động viên và tin tưởng của cha mẹ có tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành của con cái.

 

11.    KỴ “DỖ DÀNH” VÀ “DỌA NẠT”

Dạy con không chỉ là “dỗ dành” và “dọa nạt”, vì điều này dễ gây cho con ảo giác, tạo nên thói quen xấu.

Ví dụ khi đứa con út đến quấy phá chị hai nó đang làm bài tập, người mẹ tìm cách dỗ ngọt: “út đừng phá chị, mai mẹ mua bánh ngọt cho con ăn”. Đứa bé nghe mẹ không phá phách nữa, nhưng ngày mai, mẹ lại quên lời đã hứa.

Nếu sự dỗ này kéo dài nhiều lần, đứa con út sẽ không còn tìn vào lời hứa của mẹ, đồng thời nó còn học thói quen nói dối, hứa cuội.

Hoặc giả đứa con lớn bỏ học, cha dọa sẽ đánh đập nhưng hôm sau nó tái phạm, cha vẫn chỉ dọa như vậy, dần dần nó trở nên chai lì, không còn sợ lời đe dọa của cha, và nó sẽ trở nên gan lì.

Tóm lại, giáo dục con cái không thể dùng cách “dỗ ngọt” hoặc “răn đe”, vì làm như vậy chỉ khiến cha mẹ bị mất uy tín trước mặt con, khiến con có thói quen nói dối, thậm chí còn tìm cách lừa gạt hoặc hù dọa lại cha mẹ.

 

12.    KỴ SỰ LẮM LỜI

Nhiều phụ huynh thích luôn miệng cằn nhằn con cái, tưởng rằng đó là việc giáo dục và nhắc nhở, họ nào ngờ sự lải nhải đó chỉ khiến con thêm chán nản và chây lười. Chỉ biết lặp lại lời dạy mà không chú trọng đến việc thi hành mệnh lệnh sẽ khiến con cái dần dần xem thường yêu cầu của cha mẹ, hiệu quả giáo dục là con số không to tướng.

Biện pháp dạy dỗ con rất đa dạng mà lời dạy chỉ là một biểu hiện. Theo các nhà tâm lý học, khích lệ bằng ngôn ngữ, tuy có tác dụng nhắc nhở nhưng muốn phát huy tác dụng tốt, còn phải chú ý đến nội dung của lời dạy, hoàn cảnh đưa ra lời dạy đó và giọng điệu mới làm tăng hiệu quả. Ví dụ, khi bà mẹ thúc giục con dậy sớm, nên nói: “Những đứa bé ngoan đều thích dậy sớm” (đưa ra tấm gương sáng), “Mẹ thích nhất đứa con dậy sớm” (nói rõ thái độ)… Mặt khác cha mẹ có thể thông qua ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu để biểu thị thái độ. Cha mẹ dạy cho con có tính kiên trì nhẫn nại, nhất là tạo cho chúng thói quen sinh hoạt tốt, cần căn cứ từng thời kỳ phát triển của chúng để tập cho con nếp sống, đức tính, thói quen tốt.

 

13.    KỴ VIỆC CƯNG CHIỀU CON CÁI

Biểu hiện sự cưng chiều con quá mức là:

1.   Sợ con bị đói hoặc thiếu dinh dưỡng, luôn cho con ăn quà vặt, khiến con trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng.

2.   Quá chú trọng đến việc con phải ăn no, đủ chất, khiến con trở nên béo phì, dễ mắc bệnh.

3.   Sợ con nhiễm lạnh, buộc con mặc nhiều quần áo, ít cho con ra ngoài trời khiến cho khả năng thích ứng với hoàn cảnh của con xấu đi, chúng sẽ dễ mắc bệnh.

4.   Con cái được nuông chiều quá mức, thường sợ người lạ, không thích gần đám đông, có tính ích kỷ ỷ lại, không chịu khó, đã 5-6 tuổi còn đòi cha mẹ mặc áo và đút cơm.

Cách khắc phục:

1.   Bỏ việc quá nuông chiều con cái, tìm biện pháp dạy dỗ đúng đắn.

2.   Không cho con ăn quà vặt, hướng dẫn con ăn ngày 3 bữa chính, để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

3.   Khuyến khích con tham gia sinh hoạt tập thể, tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội, tập cho con thói quen sống tự lập.

4.   Hướng dẫn con có lối sống tốt như yêu khoa học, thích học tập, yêu lao động, để con được phát triển toàn diện.

 

14.    KỴ VIỆC CÔNG KHAI NÓI CHUYỆN RIÊNG TƯ CỦA CON CÁI

Chuyện riêng tư có thể là chuyện tốt, cũng có thể là chuyện xấu. Nói chung là người ta không muốn đưa ra công khai, cho nên việc tôn trọng chuyện riêng tư của người khác là một đức tính tốt. Là phụ huynh hoặc thầy cô, chúng ta cũng có bổn phận giữ gìn và tôn trọng chuyện riêng tư của con em mình.

* Tôn trọng nhân cách độc lập của con em:

Tuổi thiếu niên thường ý thức về sự phát triển của mình nên họ mong được thành người lớn và thường cố gắng biểu hiện tác phong, khí phách của người lớn, đồng thời họ cũng thích được người khác tôn trọng ý chí và nhân cách họ. Đây là bước ngoặt phát triển của cá tính, tồn tại nhiều mâu thuẫn. Nếu phụ huynh và thầy cô bỏ qua cái cảm giác này của các em, xem họ như trẻ con, hoặc quá nuông chiều, hoặc quá nghiêm khắc sẽ làm cho các em cảm thấy thất vọng, dần dần hình thành cá tính mặc cảm và chống đối. Cho nên, người lớn cần hết sức tránh bao biện, phải khích lệ các em tự suy nghĩ và đưa ra ý kiếng riêng, đặc biệt là tôn trọng và giữ gìn chuyện riêng tư của các em.

*  Làm bạn tâm giao với các em

Chủ động quan tâm và tiếp xúc với các em, đối xử bình đẳng, để các em chịu nói ra tâm tư suy nghĩ, dù là việc làm sai, để có thể kịp thời uốn nắn.

Đừng quá nuông chiều con, cũng đừng tỏ ra quá nghiêm khắc, nên như một người bạn tâm giao, nhẹ nhàng hướng dẫn, động viên giáo dục các em.

* Xử lý chuyện riêng rư của các em một cách thận trọng:

Các em vị thành niên thường có tình trạng viết thư tình hoặc yêu thương quá sớm. Nếu phát hiện con mình có biểu hiện này, phụ huynh cần gần gũi tìm hiểu và hướng dẫn con em, chớ nên nói toạt ra mọi việc khiến con em mắc cỡ hổ thẹn. Nên bình tĩnh nhỏ nhẹ phân tích sự nguy hại của việc yêu đường quá sớm cho con hiểu, dẫn dắt con chọn hướng đi đúng đắn.

 

15.    KỴ TÂM LÝ ÍCH KỶ

Đây là tính xấu mà đứa con một của gia đình càng dễ mắc. Cha mẹ muốn giúp con khắc phục tâm lý ích kỷ này, phải tập cho con từ nhỏ và từ những chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày:

1.   Đừng để con cái có địa vị nổi bật trong gia đình, nên để chúng sống trong không khí bình đẳng. Đừng cho con lựa trước các món ăn, hoặc nói với con: đây là món dành riêng cho nó. Đừng thỏa mãn tất cả yêu cầu của nó vì làm như vậy sẽ khiến con trở nên có thói quen mình là chủ còn ba mẹ là người hầu phải tuân theo mệnh lệnh của chúng.

2.   Đừng quá nuông chiều con, nên kịp thời sửa chữa hành vi xem thường, bỏ mặc người khác của con.

3.   Thường xuyên nhắc nhở các em tuân thủ các qui phạm về cử chỉ hành vi nhất định, dạy con nên quan tâm, giúp đỡ, tôn trọng người khác, biết thông cảm với người khác và biết tôn trọng thành quả lao động của người khác.

4.   Tập cho con biết “chia sẻ”, hướng dẫn con chia đồ chơi, quà bánh cho các bạn cùng trang lứa.

Có như vậy sau này lớn lên, các con bạn mới có thể xử sự hòa nhã, đoàn kết với người khác.


Trở lại      In      Số lần xem: 3982
Tin tức liên quan
  • Những Cấm kỵ trong giao tiếp, ứng xử
  • Những điều cấm kỵ trong tình yêu và hôn nhân
  • Những điều cấm kỵ trong tu dưỡng đạo đức
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  981
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11403797
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top