Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Bài 11: Sống với hiện tại, bỏ qua quá khứ

PHẦN 3 : PHÁ BỎ THÓI QUEN LO LẮNG TRƯỚC KHI SỰ LO LẮNG TÀN PHÁ CHÚNG TA

BÀI 11:SỐNG VỚI HIỆN TẠI, BỎ QUA QUÁ KHỨ

Khi viết đến đây, tôi chợt nhìn qua cửa sổ và có thể thấy phiến đất sét in mấy dấu chân khủng long trong khu vườn nhà. Tôi đã mua chúng từ Bảo tàng Peabody của Đại học Yale và theo như bức thư của người quản lý bảo tàng thì chúng đã có từ 180 triệu năm trước. Không ai ngốc đến mức muốn quay ngược trở lại 180 triệu năm để thay đổi những dấu chân đó. Nhưng suy cho cùng, việc rất nhiều người trong số chúng ta cứ tự dằn vặt mình về những chuyện mới xảy ra cách đây 180 giây cũng chẳng khôn ngoan hơn chút nào. Chắc chắn chúng ta không bao giờ thay đổi được những gì đã xảy ra, dù chỉ cách đây 180 giây, mà chỉ có thể thay đổi hậu quả của chúng.

Các duy nhất để làm cho quá khứ trở nên hữu ích là dũng cảm phân tích những lỗi lầm đã qua để tự rút ra bài học – rồi quên hẳn chúng đi.

Dẫu biết điều này là đúng nhưng có phải lúc nào tôi cũng đủ can đảm và sáng suốt để làm như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi này, cho phép tôi được kể một kinh nghiệm cá nhân khá thú vị.

Nhiều năm trước, tôi đã đầu tư 300.000 đô-la mà không thu được một đồng lợi nhuận. Chuyện là thế này: Tôi có thành lập một công ty chuyên mở các lớp học cho người trưởng thành trên quy mô lớn với hệ thống chi nhánh ở rất nhiều thành phố khác nhau và đã phung phí một số tiền không nhỏ cho chi phí chung và quảng cáo. Quá bận bịu với việc giảng dạy nên tôi không còn thời gian hay tâm sức đâu mà để ý đến các vấn đề tài chính của công ty. Thậm chí, tôi còn ngờ nghệch đến mức không nghĩ đến chuyện tìm một người quản lý sắc sảo thay mình giám sát việc chi tiêu.

Cuối cùng, sau khoảng một năm, tôi mới giật mình phát hiện ta một sự thật đang kinh ngạc rằng: Mặc dù số tiền thu về rất nhiều, nhưng tính ra chúng tôi vẫn chẳng lãi được một đồng nào. Đáng lẽ lúc đó tôi nên làm hai việc: Thứ nhất, tôi nên sáng suốt làm điều mà George Washington Carver(37) đã làm khi bị mất 40.000 đô-la trong vụ phá sản của ngân hàng mà ông gửi tất cả số tiền tiết kiệm của mình. Khi có người hỏi ông đã biết mình bị phá sản chưa, ông trả lời: “Có, tôi đã nghe điều này” – rồi tiếp túc giảng bài như không có chuyện gì xảy ra. Ông đã hoàn toàn loại bỏ việc mất tiền ra khỏi đầu và không bao giờ đề cập đến nó một lần nào nữa.

Điều thứ hai mà lẽ ra tôi nên làm là phân tích những sai lầm của mình để rút ra bài học nhớ đời.

Thế nhưng tôi chẳng làm được việc nào trong hai việc ấy cả. Đã thế, tôi còn tự đâm đầu vào cái vòng lo lắng luẩn quẩn. Suốt mấy tháng liền, lúc nào tôi cũng như người mất hồn, không ngủ được, người cứ rạc đi.

Ước gì trước đây tôi được học ở trường trung học George Washington, New York, dưới sự chỉ bảo của Tiến sĩ Paul Brandwine – để học được bài học có giá trị nhất đời như ông Allen Saunders đã học và kể lại với tôi sau này:

“Hồi đó tôi mới chỉ mười mấy tuổi nhưng đã mắc bệnh hay lo lắng. Lúc nào tôi cũng lo nghĩ và tự dằn vặt mình về những sai lầm trong quá khứ. Những ngày chờ kết quả thi, tôi thường nằm cắn móng tay trằn trọc suốt đêm vì sợ trượt. Tôi thường nhớ lại những việc mình đã làm rồi ước giá mình đừng làm thế; hoặc nhớ lại những lời mình đã nói rồi ước giá mình đã nói khéo léo hơn.

Thế rồi, một buổi sáng cả lớp tôi tập trung ở phòng thí nghiệm và thấy Tiến sĩ Paul Brandwine đã chờ sẵn với một chai sữa đặt chông chênh ở mép bàn. Chúng tôi ai nấy đều ngồi nhìn chằm chằm vào chai sữa và băn khoăn tự hỏi không biết thầy định làm gì với nó. Rồi đột nhiên, Tiến sĩ Paul Brandwine đứng dậy và gạt chai sữa rơi đánh xoảng một cái xuống chậu rửa tay, võ tan tành – rồi nói lớn: “Đừng than tiếc về chỗ sữa đổ đó!”(38).

Sau đó, thầy gọi tất cả chúng tôi lại gần chậu để xem những mảnh vở và bảo: “Hãy nhìn thật kỹ nhé, vì tôi muốn các em ghi nhớ bài học này suốt đời. Đằng nào sữa cũng đã đổ rồi – các em có thể thấy nó đã chảy xuống cống; và dù có lớn tiếng la lối hay vò đầu bứt tóc thì cũng chẳng thể lấy lại dẫu chỉ là một giọt. lẽ ra chỉ cần để ý và cẩn thận một chút thì chai sữa đã không bị đổ; nhưng quá muộn rồi – tất cả những gì chúng ta có thể làm bây giờ là loại chuyện này ra khỏi đầu, quên nó đi và chuyển sang làm việc khác”.

Bao nhiêu năm qua, tôi vẫn nhớ rất rõ bài học ấy trong khi chẳng còn nhớ chút gì về môn hình học hay tiếng La-tinh mà tôi đã từng thuộc làu. Thật ra, kỹ năng sống ẩn chứa trong bài học ấy có ích hơn nhiều so với cả mấy năm sách vở ở trường trung học. Nó giúp tôi hiểu rằng cứ cố gắng tránh làm đổ sữa nếu có thể; nhưng khi nó đã đổ và chảy xuống cống rồi thì hãy quên hẳn nó đi”.

Có lẽ khi đọc đến đây, một vài người trong số các bạn sẽ cười nhạo vì nghĩ rằng tại sao phải quan trọng hóa vấn đề chỉ vì một câu chuyện châm ngôn xưa như trái đất: “Đừng than tiếc về chỗ sữa đó”. Tôi biết nó sáo mòn và cũ rích. Tôi cũng biết bạn đã nghe cả nghìn lần rồi. Nhưng tôi còn biết những câu ngắn gọn này là kết tinh trí tuệ của bao đời. Chúng được đúc kết từ kinh nghiệm xương máu của nhân loại và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Dù có đọc hết những quyển sách viết về lo lắng của những học giả lỗi lạc nhất mọi thời đại, bạn cũng chẳng bao giờ tìm được lời khuyên nào đúng đắn và sâu sắc hơn những câu “Xưa như trái đất” này: “Chưa bước tới cầu chớ lo đến việc phải qua cầu” hay “Đừng than tiếc về chỗ sữa đổ”.

Chỉ cần áp dụng được hai câu châm ngôn này – thay vì cười nhạo chúng – bạn sẽ không cần phải đọc quyển sách của tôi nữa. Thực tế là nếu làm theo hầu hết các câu châm ngôn, chúng ta gần như sẽ có một cuộc sống lý tưởng. Quyển sách này cũng không đưa ra lời khuyên mới mẻ nào mà chỉ muốn nhắc nhở bạn về những điều bạn đã biết, và khích lệ, thúc giục bạn áp dụng chúng trong chính cuộc sống hàng ngày.

Tôi từng ăn tối với Jack Dempsey vào một dịp lễ Tạ ơn; và anh đã kể cho tôi nghe về trận thua trước đối thủ Tunney trong giải vô địch hạng nặng năm 1926. Theo lẽ tự nhiên, thất bại đó chẳng khác nào một đòn giáng mạnh vào sự kiêu hãnh của anh. Anh kể: “Đến giữa trận đấu, bỗng nhiên tôi nhận ra mình đã già thật rồi… Vào cuối hiệp thứ 10, tất cả những gì tôi còn làm được là cố đứng trên đôi chân của mình. Mặt tôi sưng phồng lên và bầm dập, mắt híp lại .. Tôi nhìn thấy trọng tài giơ tay Gene Tunney lên tuyên bố người chiến thắng … Tôi không còn là vô địch thế giới nữa. Tôi lê bước trong mưa quay trở lại phòng thay đồ. Khi tôi đi qua các cổ động viên, có vài người cố cầm tay động viên tôi, số khác thì rơi lệ nuối tiếc.

Một năm sau, tôi lại chạm trán với Tunney lần nữa. Nhưng lần này tôi cũng không làm được gì hơn, thời hoàng kim của tôi đã thực sự chấm dứt. Thật khó để không lo lắng về điều ấy nhưng tôi tự nhủ: “Mình sẽ không sống với quá khứ hay than khóc về những việc đã rồi. Mình sẽ đối mặt với sự thất bại này và không cho phép nọ hạ gục mình””.

Và Jack Dempsey đã làm đúng như lời anh nói. Bằng cách nào? Bằng cách chỉ nhắc đi nhắc lại với bản thân rằng: “Mình sẽ không nghĩ về quá khứ nữa” ư? Không hề, anh đã thoát khỏi nỗi phiền muộn bằng cách chấp nhận và loại bỏ ý nghĩ về sự thất bại ra khỏi đầu mình để tập trung vào những kế hoạch trong tương lai. Anh đã mở Nhà hàng Jack Dempsey trên đại lộ Broadway và Khách sạn Great Northern tại đại lộ số 57 rồi tự đứng ra quản lý. Anh bận rộn đến nỗi chẳng có thời gian và tâm sức để lo lắng về những chuyện đã qua. Jack Dempsey tâm sự: “Suốt 10 năm qua, tôi đã sống tốt hơn rất nhiều so với thời gian còn là vô địch quyền Anh”.

Dempsey nói mình là người không đọc nhiều sách vở, vì vậy có lẽ anh không biết rằng mình đã làm đúng theo những lời khuyên của Shakespeare: “Người khôn ngoan không bao giờ chịu ngồi than vãn trước thất bại của mình, mà sẽ hăm hở tìm mọi cách khắc phục để bù đắp lại những mất mát đã xảy ra”.

Qua các sách lịch sử và tiểu sử đã đọc, cùng với việc quan sát cách xử lý tình huống của nhiều người, tôi thường rất ngạc nhiên và hứng khởi khi thấy một số người có khả năng loại bỏ một cách tài tình nỗi phiền muộn và những bị kịch của mình để tiếp tục sống hạnh phúc.

Có lần, tôi đi thăm nhà tù Sing Sing và điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả là dường như những tù nhân ở đây sống rất vui vẻ, chẳng khác gì những người bình thường ở bên ngoài. Khi nghe tôi thắc mắc về điều đó, Lewis E. Lawes – quản lý của nhà tù Sing Sing – trả lời rằng lúc mới vào tù, phạm nhân nào cũng tỏ ra rất cay cú và bất mãn. Nhưng sau vài tháng, phần lớn những người khôn ngoan hơn đều tự chấp nhận quên đi nỗi bất hạnh của mình để sống ổn định, có ích và vui vẻ nhất. Quản lý Lawes còn kể cho tôi nghe chuyện một tù nhân – một người làm vườn – vẫn thường ca hát khi đang trồng rau hay trồng hoa phía trên bên trong những bức tường cao ngất của nhà tù.

Người tù đó rõ ràng đã có cách nhìn nhận thông minh hơn nhiều người trong số chúng ta, Bởi anh biết rằng dù có than khóc hay tức giận thì cũng không thay đổi được hoàn cảnh, chỉ làm cho cuộc sống của mình thêm đau khổ và mệt mỏi mà thôi.

Hẳn nhiên chúng ta ai cũng có lúc phạm phải sai lầm và làm những điều ngớ ngẩn! Nhưng như thế thì đã sao? Có ai là người chưa từng phạm sai lầm? Ngay đến Napoleon cũng bị thua trong 1/3 số trận đánh quan trọng của mình. Dù sao thì cũng chẳng ai có thể quay ngược lại quá khứ. Bởi vậy, bạn hãy tự nhớ Nguyên tắc 6:

HÃY SỐNG VỐI HIỆN TẠI VÀ ĐỂ CHO QUÁ KHỨ CHÔN VÙI NHỮNG SAI LẦM CỦA NÓ!


 

TÓM TẮT PHẦN BA

---oOo---

PHẢ BỎ THÓI QUEN LO LẮNG TRƯỚC KHI LO LẮNG TÀN PHÁ CHÚNG TA

NGUYÊN TẮC 1:

Loại bỏ tất cả lo lắng ra khỏi đầu bạn bằng cách giữ cho mình luôn bận rộn

NGUYÊN TẮC 2:

Đừng quan tâm quá nhiều đến những chuyện vặt vãnh.

Hãy nhớ rằng: “Cuộc đời quá ngắn ngủi để có thời gian xét nét những điều vụn vặt”.

NGUYÊN TẮC 3:

Sử dụng luật bình quân để loại bỏ những nỗi lo lắng. Hãy tự hỏi bản thân: “Xác suất xảy ra việc này là bao nhiêu?”.

NGUYÊN TẮC 4:

Hợp tác với những điều không thể tránh khỏi. Nếu lâm vào môt tình thế nằm ngoài khả năng thay đổi hay cải thiện của bạn, hãy tự nhắc bản thân rằng: “Chuyện cũng đã vậy rồi; không thể khác được”.

NGUYÊN TẮC 5:

Đặt một lệnh “dừng” đối với nỗi lo lắng của chúng ta. Đừng dành cho nó sự quan tâm quá mức.

NGUYÊN TẮC 6:

Hãy sống với hiện tại và để cho quá khứ tự chôn vùi những sai lầm của nó.

 

=> XEM TIẾP BÀI 12: SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG MỘT CÁCH VUI TƯƠI

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 6336
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  2060
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417739
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top