Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

NHỮNG CÂU CHUYỆN DỰA THEO BÀI PHÚC ÂM / BÀI SỐ : 0086

BÀI SỐ : 0086
 
 CHÚA NHẬT V / MÙA THƯỜNG NIÊN / B
 
ĐỀ TÀI :      CHÚA GIÊ-SU CỨU ĐỘ THẾ GIỚI MỌI LÚC ,MỌI NƠI .
 
 

CN 5 THƯỜNG NIÊN B

ĐỀ TÀI : CHÚA GIÊ-SU CỨU ĐỘ THẾ GIỚI MỌI LÚC ,MỌI NƠI .
 
1. TIN MỪNG: Mc 1,29-39
(29) Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đến nhà hai ông Si-mon và An-rê, có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. (30) Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. (31) Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy. Cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. (32) Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám đến cho Người. (33) Cả thành xúm lại trước cửa. (34) Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai. (35) Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. (36) Ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm. (37) Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” (38) Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa. Vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. (39) Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỉ.
Đó là Lời Chúa 
 
Ý CHÍNH: Mác-cô tường thuật một ngày làm việc tiêu biểu của Đức Giê-su ở thành Ca-phác-na-um: Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỉ (c. 39).
 
2. HỎI ĐÁP:
 
HỎI 1: Tại sao Đức Giê-su lại cấm ma quỉ nói ra sự thật Người là Đấng Thiên Sai?
 
ĐÁP:  Vì người Do Thái lúc đó đang trông chờ Đấng Thiên Sai đến để giải phóng họ thoát ách thống trị của đế quốc Rô-ma, giống như Mô-sê đã từng ra tay cứu con cháu Gia-cóp thoát ách nô lệ cho dân Ai Cập khi xưa. Nhưng sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giê-su theo ý Chúa Cha không chỉ nhằm đáp ứng ước mong của người Do Thái. Sứ mệnh ấy đã được I-sai-a tuyên sấm là: rao giảng Tin Mừng cho người khiêm hạ nghèo khó, công bố cho người đang bị đau khổ vì bệnh tật, tù đày, áp bức bất công... một thời đại mới đầy niềm vui, hạnh phúc, ân sủng và bình an (x. Lc 4,18-19). Do đó, Đức Giê-su không muốn cho ma quỉ làm hỏng kế hoạch cứu thế mà Người đã lãnh nhận. Nếu để ma quỷ nói ra sự thật Người là Đấng Thiên Sai trong khi dân chúng chưa hiểu rõ sứ mệnh Thiên Sai thì họ sẽ bắt Người tôn lên làm Vua (x. Ga 6,15), và quân Rô-ma sẽ kéo đến phá hủy Đền Thờ và tiêu diệt toàn dân (x. Ga 11,47-48). Thực tế đã chứng minh sự e ngại này có cơ sở: Vào năm 70, khi dân Do Thái không chịu nổi sự áp bức, đã nổi dậy chống lại nhà cầm quyền Rô-ma. Lập tức quân Rô-ma đã kéo đến vây hãm thủ đô Giê-ru-sa-lem. Cuối cùng họ đã chiếm được thành này. Họ phóng lửa đốt cháy đền thờ, tàn sát quân lính còn sống và bắt mọi thành phần dân Do Thái phải rời bỏ quê hương, phân tán đi khắp thế giới. Tai họa này đã được Đức Giê-su tiên báo cho các môn đệ biết và dùng nó để mặc khải về ngày tận thế. Người cũng dạy cho các môn đệ phải ứng xử thế nào để có thể tồn tại trong những ngày ấy (x. Mt 24,15-21).
 
HỎI 2: Tại sao Đức Giê-su là Chúa Con ngang hàng với Chúa Cha, mà lại phải cầu xin với Chúa Cha?
 
ĐÁP: Đức Giê-su chỉ có một Ngôi là Ngôi Con hay Ngôi Lời Thiên Chúa (x. Ga 1,14). Nhưng Người lại có hai tính: Một là tính Thiên Chúa, hai là tính loài người. Về tính Thiên Chúa Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa”, Người luôn cầu nguyện tâm sự với Chúa Cha, biểu lộ sự hiệp nhất mật thiết giữa Cha và Con (x. Ga 17,1.11.21). Về tính loài người Đức Giê-su là “Con Người”, đại diện nhân loại để cầu xin Chúa Cha tha tội và cho loài người được giao hòa với Chúa Cha. Về vấn đề này, Thánh Phao-lô đã dạy như sau: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như một người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì. Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,8-11).
 
3. CÂU CHUYỆN: 
 
1) GIÁ TRỊ CỦA LỜI CẦU NGUYỆN CHÂN THÀNH:
 
FRE-DE-RIC O-ZA-NAM, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin lúc đang còn là sinh viên đại học.
Một hôm, để tìm chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi nhà thờ cổ ở Pa-ri. Từ cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Anh đứng lặng lẽ trong gốc nhà thờ theo dõi cử chỉ của người này. Và khi người đó vừa đứng lên để ra khỏi giáo đường, chàng sinh viên chợt nhận ra người đó chính là nhà bác học vĩ đại Am-pe. Lòng đầy thắc mắc, anh theo nhà bác học về đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng sinh viên đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Này anh bạn. Tôi có thể giúp gì cho anh ? Giải một bài toán vật lý chăng ?
Chàng sinh viên nhỏ nhẹ đáp:
- Thưa giáo sư, tôi là sinh viên khoa văn, tôi dốt về khoa học lắm. Tôi chỉ xin ông hỏi một số vấn đề về đức tin.
Nhà bác học liền mỉm cười và khiêm tốn đáp:
- Đức tin là môn mà tôi yếu nhất. Nhưng nếu giúp anh được điều gì thì tôi xin sẵn sàng.
- Thưa ông, người ta có thể vừa là một nhà bác học vĩ đại, lại vừa là một tín hữu chân thành cầu nguyện không ?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của anh sinh viên. Nhưng rồi ông cũng trả lời :
- Này anh bạn trẻ. Chúng ta chỉ thực sự vĩ đại khi cầu nguyện chân thành mà thôi.
Câu chuyện nói trên cho thấy không có sự mâu thuẫn giữa khoa học và đức tin chân chính.
 
2) TIẾNG CÒI “YÊN LẶNG”:
Một hôm, do sự mất cảnh giác của viên hoa tiêu, con tàu Victoria của Hải Quân Hoàng Gia Anh đã gặp phải sự cố nghiêm trọng: Tàu bị đụng phải một tảng băng ngầm trên vùng biển Bắc Băng Dương. Vỏ tàu bị bể một miếng lớn, nước từ chỗ bể tràn vào khoang tàu. Lúc ấy, các thủy thủ vừa ăn tối xong và đang dạo mát trên boong. Lúc đầu, khi con tàu vừa bị va chạm, mọi người đều nhớn nhác không biết điều gì mới xảy ra. Rồi khi nghe tin tàu bị va chạm vào tảng băng ngầm và sắp chìm, thì ai nấy đều bị rơi vào cơn hoảng loạn và không biết phải làm gì. Nhưng rồi một hiệu còi đặc biệt mang tên “Còi Yên Lặng” vang lên. Thủy thủ đã được thực tập nhiều lần và đã hiểu rõ ý nghĩa của hiệu còi ấy như sau: “Hãy ngưng tất cả những gì bạn đang làm, ngồi xuống và giữ yên lặng trong giây lát, bình tĩnh xem xét tình trạng bạn đang gặp, và chờ nghe lệnh của thuyền trưởng”. Nhờ tiếng còi, mọi thủy thủ đều làm theo yêu cầu và cuối cùng tai nạn cũng đã được xử lý kịp thời, và con tàu tránh được nguy cơ bị chìm đắm.
Trong đời sống thường nhật, chúng ta cũng thường bị rơi vào tình trạng khẩn cấp không biết phải làm gì. Chẳng hạn: khi đang đi đường tự nhiện bị người khác tông vào mình, hoặc khi tự nhiên bị một người thù ghét công khai khích bác... Bấy giờ điều tốt nhất nên làm là: Hãy giữ bình tĩnh và yên lặng, rồi thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” Rồi sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa phán dạy trong tâm hồn. Chúa luôn muốn ta “Tìm làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn”. Do đó, ta cần tránh làm những điều xấu khiến người đời khinh thường đạo thánh Chúa. Trái lại cần làm những điều tốt để anh em lương dân nhận biết “Thiên Chúa chính là Tình Yêu” để tôn thờ yêu mến Ngài. Cần làm những điều có lợi chung cho tập thể, và tránh những việc làm ích kỷ hại nhân. Cần làm những điều “tốt đạo đẹp đời” như giúp cho mọi người có cơm ăn áo mặc, sống vui tươi hạnh phúc hơn và xứng với nhân phẩm hơn...
 
3) DỤ NGÔN VỀ CÂY VIẾT CHÌ :
Sau khi sáng chế ra cây viết chì, người chủ đã ngỏ lời với sản phẩm của mình như sau: Ta muốn anh bạn phải nhớ đến bốn ý nghĩa này:
1. Sự tốt lành hay phẩm giá đích thật nằm ở trong con người của anh.
2. Anh cần phải được vót nhọn, được gọt dũa, phải chịu đau khổ thì mới hữu dụng được.
3. Anh cần được ai đó sử dụng như một công cụ làm việc. Còn mình anh thì sẽ chẳng làm được việc gì cả !
4. Anh được yêu cầu đi đến đâu thì phải để lại dấu vết trên con đường đã đi qua.
Đời sống của mỗi người chúng ta cũng giống như số phận của một cây viết chì. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã áp dụng ý nghĩa thứ ba nói trên khi nói rằng: “Tôi chỉ là một cây viết chì trong bàn tay của Thiên Chúa”. Còn tác giả sách “Story Power”, đã sử dụng ý nghĩa thứ hai của cây viết chì khi giảng trong thánh lễ truyền thanh dành riêng cho các bệnh nhân như sau : Bệnh nhân muốn nên hữu dụng cũng cần phải giống như cây viết chì được vót nhọn nhờ các đau khổ gặp phải trong cuộc sống. Một cây viết chì mà không được vót nhọn sẽ không có ích lợi gì cho tha nhân. 
 
4) HẾT MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHỊU ĐỰNG ĐAU KHỔ:
Người Trung Hoa có câu chuyện về một người đàn bà có đứa con trai duy nhất đã chết. Trong lúc chịu đau khổ, bà đã đến năn nỉ xin một ẩn sĩ : “Xin ngài hãy dạy cho con biết câu thần chú nào có thể làm cho con trai của con sống lại?” Thay vì lý luận dài dòng, vị ẩn sĩ nói với bà rằng: “Bà hãy đi tìm về đây một hạt rau cải của một gia đình nào chưa từng bị buồn khổ. Tôi sẽ dùng hạt rau cải đó chế thành viên thuốc có thể phục hồi mạng sống cho con trai bà”.
Sau đó người đàn bà đã đi khắp nơi để tìm ra hạt cải kỳ diệu đó. Trước hết, bà đến gõ cửa một lâu đài nguy nga tráng lệ vì nghĩ rằng người giàu có sang trọng chắc sẽ không bị buồn khổ. Bà nói: “Tôi đang đi tìm một ngôi nhà mà những người trong đó không bị buồn khổ. Vậy có phải ngôi nhà này không?” Chủ nhà đáp: “Thưa bà. Chắc bà đã đến lầm nhà rồi! Chồng tôi đang hấp hối nằm trên giường. Con trai tôi đã bỏ nhà đi từ hai hôm nay mà không biết nó đang ở đâu. Tôi sợ rằng sau này tôi sẽm phải sống trong cảnh cô đơn góa bụa!” Nghe vậy bà đã ở lại trong nhà này cả ngày để an ủi bà chủ nhà, rồi mới tiếp tục đi tìm một nhà khác chưa từng bị buồn khổ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù là lâu đài sang trọng, dinh thự giàu có hay ngội nhà tranh vách đất, đâu đâu cũng chỉ nghe thấy chủ nhà kể ra những nỗi buồn khổ bất hạnh họ đang gặp phải. Mỗi nơi bà đều phải an ủi và khích lệ, đến nỗi dần dần bà trở thành chuyên viên đi động viên những người buồn khổ. Sau một thời gian bà đã quên hẳn việc đi tìm hạt cải kỳ diệu để làm thuốc cho con trai bà được sống lại.
Khi gặp đau khổ, bạn đừng bao giờ chán nản tuyệt vọng... hãy nhớ rằng: Chúa Giê-su đang ở với bạn cũng như Thiên Chúa luôn ở bên ông Gióp; Nhớ rằng Chúa Giê-su không bao giờ bỏ rơi bạn vì bạn luôn được Người yêu thương. Hãy tin tưởng hy vọng và đừng quên nhiệm vụ của bạn là phải giúp đỡ an ủi những người bất hạnh.
Khi chính bạn bị đau ốm thể xác hay tinh thần hoặc chịu đau khổ vì tình yêu, bạn hãy cởi mở tâm hồn với Chúa Giê-su. Người sẽ an ủi và chữa lành cho bạn, sẽ cầm tay bạn cho đứng dậy, như Người đã chữa cho nhạc mẫu ông Phê-rô khỏi bệnh cảm sốt. Hãy mau mắn đáp lại tiếng Chúa mời gọi, để cùng Người thăm viếng phục vụ tha nhân. Hãy ý thức rằng : Bạn luôn có Chúa đồng hành và ban ơn nâng đỡ. Người sẽ giúp bạn vượt qua mọi thử thách gặp phải trong cuộc sống.
 
4. SUY NIỆM:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy công việc hằng ngày của Chúa Giê-su làm : cầu nguyện, rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật cả về thể xác cũng như tâm hồn .
 
1) Người luôn cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa Cha:
2) Người đi khắp nơi loan báo Tin Mừng Nước Trời: 
3) Người chữa lành các bệnh tật về thể xác và tâm hồn:
 
5. LỜI CẦU:   Lạy Chúa Cha từ ái....
Xin dạy chúng con biết giữ thinh lặng để gặp Chúa, để lắng nghe Lời Chúa dạy và tâm sự với Chúa :
Xin dạy chúng con biết nhắm lại trước những sai lỗi của tha nhân, biết quay đi truớc những dịp tội làm cho lòng chúng con xao xuyến.
Xin dạy chúng con thinh lặng đôi tai, để khép lại trước những cám dỗ của thế gian và ma quỷ, nhưng biết mở ra lắng nghe những tiếng kêu than của những người đang bị ức hiếp bách hại.
Xin dạy chúng con biết thinh lặng miệng lưỡi, để tránh nói những lời cay độc gây chia rẽ bất hạnh, nhưng biết mở miệng ca tụng tình thương của Chúa và mang lại niềm vui cho mọi người. 
Xin dạy chúng con thinh lặng lòng trí, để biết khép lại trước dối trá, nhưng biết đón nhận sự thật.
Cuối cùng xin dạy chúng con biết thinh lặng quả tim, để tránh những tình cảm ích kỷ, thù hằn, ganh ghét, nhưng biết đón nhận Tình Yêu của Chúa mọi lúc mọi nơi. (Theo mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta)
 
LM ĐAN VINH 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 437
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  2041
 Hôm qua:  3790
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11415664
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top