Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

TUỔI GIÀ CỦA CÁC LINH MỤC

Ai cũng thấy nhưng vì không ai muốn hiểu.

Đến thăm khu nhà hưu dưỡng của các linh mục, phần nào tôi mới hiểu được cuộc sống của các cha về hưu nơi đây.

Theo các cha kể lại, nhà hưu này được xây dựng từ những ngày đầu mới thành lập giáo phận. Nhà được xây 2 tầng, mỗi tầng có 10 phòng, mỗi phòng 4 x 6m, được bài trí và thiết kế khá giống nhau. Hiện giờ, mới chỉ có tầng trệt là được đem vào sử dụng, còn tầng trên thì vẫn “vườn không nhà trống” vì chưa có ai đăng ký đến ở.

 Hiện có một ít linh mục đang nghỉ hưu tại đây và đều ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” và có thêm một ít người phục vụ . Mỗi phòng của các cha được ngăn đôi bởi cái ri-đô, bên trong là buồng ngủ, bên ngoài là phòng làm việc và là nơi tiếp khách.

 

 Thời biểu sinh hoạt diễn ra nơi đây ngày nào cũng y chang ngày đó: 4h30 thức dậy; 5 h làm Lễ; 6 h ăn sáng; 11 h ăn trưa; 12 h nghỉ trưa; 3h chiều đọc kinh; 6 h chiều ăn tối; 7 h tối đọc kinh; 9 h đi ngủ.

 

Ngoài những giờ sinh hoạt chung như trên, thời khắc còn lại của các cha nói theo kiểu cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là “một cõi đi về”  trong căn phòng trống trải.

 Quan sát, không phòng nào của các cha mà không có cái tivi, có phòng còn có thêm cả đài radio của Nhật. Có phòng mở tivi nói hát cả ngày. Tôi mới hỏi sao cha không tắt tivi mà nghỉ một chút. Ngài bảo: để nó hát cho vui tai con ạ, ở đây ngoài Chúa ra biết bạn với ai ngoài cái tivi!

 

 Buổi chiều, thỉnh thoảng cũng có một vài cha “khỏe mạnh” ra vườn cuốc đất trồng hoa, nhưng chốc chốc lại cố đứng lên dùng tay khỏ khỏ vài cái sau lưng, rồi lại phóng mắt nhìn ra xa như đang trông chờ điều gì đó!

 Dù khó nói, nhưng cũng xin nói ra đây ít điều về cái ăn, cái mặc và gặp gỡ của các ngài:

 

Cái ăn:
 Chỉ có mấy người ăn mà trên bàn có đến 2 món; người dùng cơm; người dùng cháo...người xắn tay áo; người để áo lòng thòng; có vị cứ ngồi nhìn vậy mà chẳng thấy ăn uống gì...Nhìn mỗi bữa ăn như thế, tôi lại nhớ tới câu thơ đã đọc từ chổ nào đó,


Buổi trưa các bạn đã ăn gì

Cơm phở bánh mỳ hay quay đi

Dấu tô mỳ gói không ai biết

Đơn giản vậy thôi chất có gì”

 

Cái mặc:
 Hôm đó tôi tham dự Thánh lễ,  đến chỗ “Hãy nâng tâm hồn lên...:” thì thấy mấy người tham dự phía dưới cười khúc khích (tất nhiên là họ không dám cười to) tôi thì không hiểu mô tê răng rứa. Té ra là thế này: vì dây thắt lưng của vị chủ tế không còn ở mức an toàn, nên khi dang tay và lấy hơi để nói “ Hãy nâng tâm hồn lên” thì chiếc quần vô tư ….từ từ ….tụt xuống.

 

Gặp gỡ.
 Hễ có tiếng xe, dù là xe hơi, xe máy hay có tiếng bước chân là các cửa phòng hầu như đều được mở ra, có lẽ vì các cha nghĩ là khách của mình nên ai nấy luôn ở trong tinh thần đón tiếp. Nếu là khách của mình thì vui cười nói nói, nếu không phải thì các ngài lại hỏi nhau, khách ai đó ! Rồi trong chốc lát các cửa phòng lại được khép lại. Hay là hễ có giấy mời tới chỗ này chỗ nọ dù xa hay gần thì cũng quyết đi cho bằng được, mặc dù biết rằng mình đến đó cũng chẳng giải quyết được việc chi. Đúng thật:


Tau ở nhà tau, tau nhớ mi

Nhớ mi nên phải bước ra đi

Không đi mi bảo tau không đến

Tau đến mi hỏi đến mần chi....

 

Nói ra những điều trên chắc có người nghĩ đã là linh mục là phải sống cảnh như thế. Tất nhiên linh mục là phải hy sinh, nhưng dù gì thì linh mục vẫn là con người như bao người khác.

 

Ta trở về đúng nghĩa trái tim ta

Là máu thịt đời thường ai chẳng có. XQ.

Hay như lời Tv.

Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng

Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn.

 

Tất nhiên, Chúa không bỏ rơi ai bao giờ, nhưng để làm được chuyện đó thì chỗ khác có lời dạy:“Hãy gánh lấy tuổi già của cha ngươi chớ làm phiền lòng người khi người còn sống”.

 

Bởi vậy, ước mong của người viết là chúng ta đừng “nhấc” các cha khi các ngài về già dù là tinh thần hay vật chất ra khỏi “chốn” mà trước đây các ngài đã từng sống và phục vụ, có như vậy chúng ta mới làm tròn chữ hiếu đối với các ngài và nhất là để các ngài khỏi phải sống trong cảnh:

 

“Bước độc hành đêm dài cô đơn lắm

Đến một mình rồi cũng một mình đi”!!!

 

Thanh Bình

http://baoconggiao.com/

 

Một phút suy tư người thế gian già thì trông nhờ vào con ,cháu / các linh mục già thì biết nương tựa vào ai ? May lắm thì có ai đó nghĩ tình chăm sóc ,nuôi dưỡng / bà con của các Ngài có khi cũng chẳng còn ai / thật buồn tẻ , cô đơn ! Thế còn những lúc ốm đau ,bệnh tật thì sao ? --Con chẳng biết tính sao , cũng chẳng biết phải làm gì / con chỉ xin Chúa xót thương , xin mọi người hãy ghé mắt nhìn đến các Ngài ,để có chút an ủi ,nâng đỡ kịp thời /  **R  /  Yuse Luca

 

 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 6125
Tin tức liên quan
  • QUY CHẾ BẦU CỬ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ / TGP SAIGON
  • TỔ CHỨC BẦU CỬ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ / TGP SAI GON
  • PHỤC VỤ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ / LM ROCO NGUYỄN DUY / BAN THÁNH NHẠC TGP
  • TRÙNG TU NHÀ THỜ ĐỨC BÀ TGP SAIGON
  • Thư Mục tử Mùa Chay 2015
  • Ngày Thánh hiến tu sĩ của Liên tu sĩ TGP Sài Gòn
  • Doanh nhân Công giáo: Sinh hoạt và Thánh lễ
  • Đức Hồng y Filoni gặp gỡ Dân Chúa ở Sài Gòn
  • ĐHY Fernando Filoni thăm ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn và Đại Chủng viện Sài Gòn
  • Đức cha Phêrô Khảm trả lời phỏng vấn của WHĐ
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  468
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350772
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top