Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị

(+)ĐỨC ÁI KHÔNG GHEN TỊ
 
“Đức ái không ghen tị” (Caritas non aemu-latur – I.Cor.13,5). Đó là Giáo lý Thánh Tông đồ Phaolô, trong thư thứ I gửi giáo đoàn Corintô, đoạn 13 câu 5. Ngài lặp lại Giáo lý này trong thư gửi giáo đoàn Philiphê: “Đừng làm điều gì vì tranh giành hay hư danh, nhưng hãy khiêm nhường, coi mọi người là hơn mình hết”(Phil.2,3).

 1. MẤY TRUYỆN TRONG CỰU ƯỚC

a) Sách Sáng Thế ký chép về Ca-in con ông bà nguyên tổ: “Cain giận hung lắm, hắn sa sầm nét mặt” (Gen.4,5). Lý do giận chỉ vì của lễ Abel là em được Chúa nhận, còn của lễ mình bị từ chối.

b) Nhóm các con tổ phụ Giacob, ghen số phận với ông Giuse: “Các anh em Giuse ghét ông, họ không thể bình tĩnh nói gì với ông hết” (Gen.37,4)

c) Vua Saul ghen ghét David, chính miệng vua thốt ra: Dân chúng hoan hô tao có một ngàn, mà hoan hô David những một vạn, chi bằng đem cả ngai vàng tiến y cho rồi.

2. MẤY BẬC ĐƯA DẦN ĐẾN GHEN TƯƠNG

Chúng ta coi sơ các bậc đưa dần đến nết xấu ghen tương cực đoan:

1. Đua tranh: Là cử chỉ tốt, giúp nhau thi đua phấn khởi.

2. Ganh gỗ: Là hành động không còn tốt nữa, nó thiếu sự trọn lành.

3. Phân bì: Đến đây xấu rồi, làm cho lương tâm vương vấn điều lỗi.

4. Ghen tương: Có tội, đó là tính ma quỉ, ghen tổ tông loài người.

Thường ra những tội lỗi đức ái, đều do căn cớ khởi điểm là tính nhẹ dạ, thứ nhẹ dạ đắc tội tại những ác quả tiếp theo, chúng ta cần đề phòng tật nhẹ dạ, vì sau nó ẩn khuất bao tình ý cay độc, như tính ghen tương tế nhị.

3. KHÁI LUẬN TÍNH GHEN, KÈM VỚI TRUYỆN TÂN ƯỚC

a) Ghen tương là tâm tình rầu rĩ, hay không bằng lòng, khởi phát khi chắc chắn, hay cho rằng: Người nọ không hơn gì ta, mà được ưu đãi, trong phạm vi thiêng liêng hay vật chất, hay ta tin rằng: Mình bị tước đoạt một cách bất công.

Trong Dụ ngôn người con hoang đường, khi nghe biết cha già mở tiệc để mừng chú hai, bác cả hờn dỗi: Nó hư thế này thế nọ, còn tôi trung thành làm tôi ông mãi, chẳng được một biệt đãi nào.

b) Ghen tương là rầu lòng, mình tính một đường, nó đi một nẻo, rồi cho như mình bị người lường gạt. Phúc Âm kể Chúa Cứu Thế qua đâu làm ơn đó, thế mà dân thành Samaria không tiếp rước thày trò, khiến mấy ông tông đồ bực tức toan xin sai lửa trên trời xuống đốt dân thành. Chúa cảnh cáo các ông: Các con không biết do tinh thần nào thúc đẩy..

c) Ghen tương là mạch sầu khơi ra do đương sự nhận thấy người khác được chú ý biệt đãi, so với số phận mình, tự nhiên cảm thấy mình bị bỏ rơi, hay là ít ra mình ngờ như vậy.

Trong dụ ngôn chủ thuê thợ đi làm vườn nho, có toán làm từ sáng, có toán làm lúc nửa buổi, toán khác bắt đầu làm trưa rồi sau trưa, sau hết có toán chỉ làm một giờ. Thế mà khi tính công, bắt đầu từ toán sau hết, mỗi người lĩnh một đồng bạc, toán làm đầu tiên bấm bụng, thế nào mình cũng phải được hơn, tự cho là mình có công hơn. Nhưng sự thực lại khác họ nghĩ, họ chỉ được trả mỗi người một đồng, tính ghen tương bốc lên, kêu ca này nọ, đã chẳng nhận thêm, còn bị chủ dạy cho một bài học nên thân.

d) Ghen tương là thấy người khác thực hiện được việc thiện, công việc mà mình không làm nổi hoặc không muốn làm.

Thánh sử Marcô tả trường hợp ông Thánh Gioan Tông đồ trình Chúa Giêsu: “Ông Gioan trình Chúa rằng: Chúng tôi thấy người nọ nhân danh Thầy trừ quỉ, họ không ăn cánh với chúng tôi, nên chúng tôi đã cấm họ. Chúa phán: Các con đừng cấm, chẳng lẽ họ vừa nhân danh Thầy làm phép lạ, rồi tức tốc quay ra nói xấu Thầy ngay (Mc.9,37 et 38).

e) Ghen tương lại còn bắt nguồn tại đương sự xét rằng: Nhất bên trọng, nhất bên khinh, mình tiu ngỉu, kẻ kia được tưởng lệ hơn, được nâng đỡ hơn. Trường hợp bà Matta phân bì với em Maria được ung dung ngồi dưới chân Chúa; còn mình, tất tưởi vất vả chạy lăng xăng, nào Chúa có ưng đâu.

f) Sau hết ghen tương gây cho các linh hồn nguy hiểm hơn, làm họ tự ty mặc cảm, không phù hợp với việc vui vẻ phụng sự Chúa, đem chận đà tiến, đánh trật đường lối sống, hủy hoại hết cả bác ái, và có thể trượt chân sa hố hiềm thù ghen ghét.

Thánh sử Matthêu đoạn 20, nói về việc hai anh em xin địa vị, câu 22, Chúa phán: Các ngươi không hiểu điều các ngươi xin. Câu 24, nghe thế mười ông giận hai anh em. Thánh sử Marcô còn nói đích danh hai anh em. Nghe thế mười ông bắt đầu giận Giacobê và Gioan. Cũng còn may các Tông đồ chưa đi xa hơn, chưa đến nỗi hiềm thù: vì hoài bão hai anh em bị Chúa đánh tan ngay lúc còn trứng nước (Mc.10,41)

4. THI ĐUA CAO THƯỢNG.

Thánh Phao-lô trong thư thứ nhất gửi Giáo đoàn Côrintô, đoạn 12 từ câu 27 đến 30, kể ra những hạng bậc khác nhau, nào Tông đồ, nào Tiên tri, nào Tiến sĩ; lại còn ơn làm phép lạ, ơn chữa bệnh, ơn nói tiếng lạ. Đến câu 31 kết thúc: “Anh em hãy thi đua các đặc điểm cao quý hơn” ,thế rồi đầu đoạn 13, ngài nói về Đức Ái và các tư cách của đức ấy.

a) Câu chuyện Thánh Antôn tu rừng gặp Thánh Phaolô tu hành tiên khởi, đã ngồi đàm đạo, bổng một con quạ công chiếc bánh tới. Hai vị Thánh thi đua nhường danh dự cho nhau: Phaolô nhường quyền làm phép và bẻ bánh cho Antôn vì là khách. Antôn nhường cho Phaolô vì là chủ nhà và hơn tuổi. Tranh nhau nhường lẫn cho nhau như thế không hại đức ái, còn là cơ hội tăng gia thêm kính nể nhau.

b) Bên Đại Hàn, các vì thừa sai nhận thấy tình hình bắt đạo ngày càng ghê gớm, chỉ vì tróc nã không bắt được các vị thừa sai ngoại quốc: Đức Cha Imbert, Cha Chastan và cha Maubant, Đức cha nói “tôi cần nộp mình, vì là Giám mục, là Bề trên”; hai cha thưa lại: “Đức Cha là cột trụ cần phải đứng vững, chúng tôi chỉ là phụ tá, nộp mình có lợi hơn. Rồi hai cha: cha già lấy lẽ mình hầu vô dụng, nộp mình là phải, cha trẻ lấy lẽ mình mới tới chưa thạo tiếng, có nộp mình đỡ thiệt hại hơn. Nhưng rồi sau đó cả ba đã nộp mình, cốt cứu tình hình đạo Chúa, cả ba được phúc Tử đạo.

Thi đua nhau như thế quý lắm.

Nên biết thêm, cha Berneur gọi là cố Nhân, bị bắt ở vườn nhà bà Agnes Đê, ở xã Phúc Nhạc, quận Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình sau Nam triều trả lại cho nước Pháp, rồi cha sang giảng đạo ở Triều Tiên, cũng được phúc Tử đạo.

c) Mẹ Thánh Têrêxa thành Avila nói: “Nếu tôi thấy ai được thưởng sáng láng hơn trên nước trời, tôi chịu được, nhưng nếu biết ai kính mến Chúa hơn, tôi chịu không nổi”.

Đó mới là đua tranh cao thượng thực.

5. PHƯƠNG THẾ THẮNG TÍNH GHEN

Phải làm gì để thắng tính ghen tương?

a) Đề cao Chúa: Bao giờ tính ghen tương cũng bắt nguồn tự cái tật “trung tâm bản ngả” (egocen-trisme) người ta hay so sánh người nọ người kia với chính mình: nên phương pháp hiệu nghiệm nhất là nhận Chúa là trung tâm đời sống mình (Théocentrisme). Phải tạo cho mình lẽ sống: “Ta là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô” thế nên phải đặt quyền lợi chung Nhiệm Thể Chúa Kitô trên tư lợi giả tạo của mình.

b) Đề cao toàn thể: Nếu chúng ta trong đời sống cộng đồng, hay một phần tử trong một tổ chức nào, chúng ta nên thi hành luật căn bản của Thánh Biển Đức (Benêdicttô – vị cải tổ các tu viện Tây-Phương) đã nêu lên: “Các phần tử trong một đoàn thể liệu xóa nhòa cá nhân mình đi, sao cho công ích đoàn thể được tiến phát”.

c) Mừng lây: Trong thực tế ta cần tập thói quen lấy làm sung sướng khi kẻ khác được hạnh phúc, mừng cho họ khi được kếtquả, năng cầu nguyện cho việc tông đồ người khác làm được kết quả.

Điểm cốt yếu là chỉ liệu sao cho nhiều người được mến Chúa, và Thiên Chúa tốt lành được yêu mến thiết tha. Còn mình đứng ra làm, hay người khác làm, không thành vấn đề.

d) Ân thưởng bất ngờ: Sau này trên trời ta sẽ sửng sốt nhận thấy rằng: chúng ta hết thảy góp phần vào việc xây dựng thân thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô; ngay cả đến những linh hồn bé mọn hơn hết, cũng có phần trong sự thánh thiện của Vị Đại Thánh ,sẽ sáng ngời như ngôi sao nhấp nháy trên trời.

Một hôm cha Sertillanges kêu lên: “Chúng ta tuy là nhỏ hèn , nhưng đã thành phần tử của toàn khối mà chúng ta hân hạnh được dự vào. Cả những gì chúng ta không làm, thế mà chúng ta vẫn hưởng : Vì đã có Thiên Chúa làm, các anh em chúng ta làm, còn chúng ta cộng tác với họ trong tình yêu duy nhất”.

6. LẬP TRƯỜNG CHÚNG TA CẦN PHẢI CÓ:

Khi được biết có những tông đồ đã mưu được vinh danh cho Chúa, giúp ích cho Giáo Hội, lúc đó chúng ta vui mừng. Nhìn gương quảng đại thánh Tông đồ các chư dân đã tả trong thư gửi Giáo đoàn Philiphê : “Bằng cách nào cũng được hết, miễn là danh Chúa Kitô được rao truyền thì tôi vui mừng, hơn nữa sẽ còn vui mừng mãi mãi” (Phil.1,18)

Nếu có thi đua, thì ta thi đua điều gì cao quý nhất, như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu tuyên bố: Tôi ước ao mến Chúa nồng nàn, như xưa nay chưa có ai mến bằng.

Giả sử như tranh giành, nên tranh giành bằng cách nhường phần hơn cho kẻ khác, như câu truyện sau đây: Một gia đình nông trại có lòng hảo tâm dâng biếu Tu viện trưởng một chùm nho quý. Ngài nghĩ có anh em đang đau, cần dùng, bèn gửi cho bệnh nhân. Bệnh nhân này lại nhường cho bệnh nhân khác, cứ thế qua tay nhiều người rồi sau hết chùm nho còn nguyên lại trở về tay Tu viện trưởng. Ngài tạ ơn Chúa vô ngần vì mọi người thật lòng yêu nhau, nhường lẫn cho nhau.


Trở lại      In      Số lần xem: 2256
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  956
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11450555
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top