Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

CHIA SẺ LỜI CHÚA HANG NGÀY / CHÚA NHẬT 29 TN A / KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO / NGÀY 22 OCT 2023

CHIA SẺ LỜI CHÚA MỖI NGÀY 

CHÚA NHẬT / KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO / TUẦN 29 TN A / NGÀY 22 OCT 2023

ĐỀ TÀI : CỦA THIÊN CHÚA ,HẢY TRẢ CHO THIÊN CHÚA .

I.Tin mừng: Mt 22,15-21
 
15 Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”
18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” 21 Họ đáp: “Của Xê-da.” Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”
 
II. Ý CHÚA DẠY : Của ai trả lại cho người đó, đó là luật công bằng. Con người chúng ta, những gì chúng ta có, những gì chúng ta đang hưởng... Tất cả đều phát xuất từ Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta và cả muôn loài đều qui hướng về Thiên Chúa, phải trả lại cho Thiên Chúa.
 
III. CHÚA GIẢI THÍCH :  Chúng con được mang bản tính của Cha, chúng con là hình ảnh của Cha. Vậy nên chúng con trở về với bản chất của mình, trở về với nguồn cội của mình. Chúng con chỉ tìm được chính mình khi chúng con tìm về với Cha. Vậy nên chúng con đừng sống vong ơn , bội bạc / đừng để bị tha hóa .Hạnh phúc đích thật của chúng con chỉ có ở trong Cha mà thôi . 
 
IV. CON HIỂU SAO : Chúa đã làm gương cho chúng ta phải có những lập trường sống rất rõ rệt và dứt khoát: trong lãnh vực nào thì phải sống như thế nào ? đối với hạng người nào thì phải cư xử như thế nào ? đối với vấn đề gì thì phải có lập trường gì ? v.v. chứ đừng ba phải để mình bị lôi cuốn đẩy đưa theo hoàn cảnh, theo dư luận hoặc theo áp lực. “Của Xêxa hãy trả cho Xêxa, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” là một lập trường sống rõ ràng về vấn đề thế quyền và thần quyền. Nhưng còn nhiều lãnh vực khác nữa: thí dụ tôi có lập trường thế nào về tương giao với phụ nữ ? về cách xài tiền ? về danh vọng, địa vị ? về gian nan thử thách ? v.v.
 
V. CON CẦU XIN : Lạy Chúa , con biết Chúa rất thương yêu con nên đã bỏ trời xuống thế để cứu độ con / xin cho con luôn sống bằng tâm tình biết ơn .Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.
 
CON PHẢI GHI NHỚ : “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho ông Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa”.
 
TGM GIUSE NGUYỄN NĂNG 
 
****************************************************
Giáo lý cho bài giảng Chúa nhật 29 Thường niên năm A:
WHĐ (20.10.2023) - Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các lễ Chúa nhật, lễ trọng theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết được công bố qua Sắc lệnh ký ngày 29.06.2014.
 
Số 1897-1917: Tham gia vào lãnh vực xã hội
 
1897. “Xã hội loài người sẽ không thể được tổ chức tốt, cũng không thể thịnh vượng, nếu không có những người, được trao quyền bính hợp pháp, để gìn giữ các cơ chế, và làm mọi điều cần thiết để tích cực bảo trợ cho lợi ích của mọi phần tử”[1]. Được gọi là “quyền bính”, là tư cách nhờ đó những cá vị hay những cơ chế đưa ra những luật lệ và lệnh truyền cho người ta, và mong đợi người ta tuân phục.
1898. Mọi cộng đồng nhân loại đều cần có một quyền bính để quản trị nó[2]. Quyền bính này đặt nền tảng trên bản tính nhân loại. Quyền bính là cần thiết cho sự thống nhất của cộng đồng dân sự. Nhiệm vụ của nó cốt tại việc bảo đảm tối đa cho công ích của xã hội.
 
1899. Quyền bính, theo trật tự luân lý đòi hỏi, phát xuất từ Thiên Chúa: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại Ngài, sẽ chuốc lấy án phạt ” (Rm 13,1-2)[3].
 
1900. Bổn phận vâng phục đòi buộc mọi người phải tôn trọng quyền bính cho xứng hợp; và đối với những người đang thực thi nhiệm vụ, phải tôn trọng và tùy công trạng của ho mà tỏ lòng biết ơn và quý mến.
Trong tác phẩm của thánh Giáo Hoàng Clêmentê thành Rôma, có một lời kinh cổ xưa nhất cầu cho chính quyền[4]:
“Lạy Chúa, xin ban cho họ sức khỏe, bình an, hòa thuận và bền vững, để họ thực thi đúng đắn quyền hành Chúa đã trao cho họ. Lạy Chúa là Chủ tể, là Vua trời vĩnh cửu, chính Chúa ban cho con cái loài người vinh quang, danh dự và quyền bính trên mọi vật trần thế. Lạy Chúa, xin hướng dẫn kế hoạch của họ theo điều gì là tốt, là đẹp trước mặt Chúa, để khi thi hành một cách đạo đức nhiệm vụ mà Chúa đã trao cho, trong an bình và quảng đại, họ nhận được ơn Chúa phù hộ”[5].
 
1901. Một khi quyền bính thuộc về trật tự do Thiên Chúa ấn định, thì “việc xác định thể chế và việc chỉ định những người điều hành, phải được dành cho ý muốn tự do của các công dân”[6].
Sự khác nhau của các thể chế chính trị có thể được chấp nhận về mặt luân lý, miễn là các thể chế này phục vụ lợi ích chính đáng của cộng đồng đã thừa nhận chúng. Các thể chế có bản chất trái ngược với luật tự nhiên, với trật tự công cộng và với các quyền căn bản của con người, thì không thể đem lại công ích cho những quốc gia đang bị áp đặt phải theo những thể chế đó.
 
1902. Quyền bính không rút ra tính hợp pháp luân lý tự chính mình. Họ không được xử sự cách chuyên chế, nhưng phải hành động vì công ích với tư cách là “một sức mạnh luân lý đặt nền tảng trên sự tự do và ý thức trách nhiệm”[7]:
“Luật pháp nhân loại chỉ có tính cách là luật khi phù hợp với lẽ phải: và theo đó, rõ ràng là nó xuất phát từ Lề luật vĩnh cửu; khi xa lìa lẽ phải, nó được gọi là một luật bất công: nó không còn có tính cách là luật, nhưng đúng hơn, nó mang tính cách bạo lực”[8].
 
1903. Quyền bính chỉ được thực thi một cách hợp pháp khi nó mưu cầu công ích của tập thể liên hệ, và dùng những phương tiện được phép về mặt luân lý để đạt được công ích đó. Nếu các nhà lãnh đạo đưa ra những luật bất công hay sử dụng những biện pháp trái luân lý, thì những mệnh lệnh đó không thể bắt buộc lương tâm. “Trong trường hợp này, quyền bính không còn hiệu lực, và trở thành một lạm dụng đáng xấu hổ”[9].
 
1904. “Vì vậy, tốt hơn là, mọi quyền hành phải được quân bình với những quyền hành khác và những thẩm quyền khác, để gìn giữ những giới hạn của nó. Đó là nguyên tắc ‘Nhà Nước pháp chế’, trong đó luật pháp là tối thượng, chứ không phải ý muốn độc đoán của một số người”[10].
 

Trở lại      In      Số lần xem: 350
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  2647
 Hôm qua:  2690
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11460065
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top