Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN 30 Thường Niên B / Giuse Luca

CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN – B      

ĐỀ TÀI: ĐỨC TIN CỦA ANH MÙ THÀNH GIÊ-RI-KHÔ

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   x. 2 Tm 1, 10

Halêluia. Halêluia. Đấng cứu độ chúng ta là Đức Giêsu Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 10, 46-52

“Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

46 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. 47 Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" 49 Đức Giê-su đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!"50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. 51 Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh? " Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." 52 Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi..    

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/  Vị trí địa lý của câu chuyện Phúc Âm.

2/  Phản ứng của anh mù khi nghe tin Chúa Yesus đi ngang qua.

3/  Đức tin của anh mù so với đám đông.

4/  Tại sao đám đông lại thay đổi thái độ ?

5/  Anh mù mừng rỡ như thế nào ?

6/  Thái độ anh mù khác với đám đông ở chỗ nào ?

7/  Điều nghịch lý ở đây là gì ?

8/  Chúa Yesus đã ưu ái anh mù như thế nào ?

9/  Đám đông hiểu Chúa như thế nào ?

10/ Phản ứng của anh mù như thế nào ?

11/ Mục đích của Chúa Yesus khi lên Gierusalem là gì ?

12/ Chúng ta có cần Chúa Yesus mở mắt không ?

13/ Chúng ta thấy gì ở thái độ anh mù ?

14/ Hành động của anh mù diễn tả điều gì ?

15/ Câu Chúa nói: “Anh hãy đi”, mang ý nghĩa gì ?

16/ Ý nghĩa của hành động vất áo choàng.

***

17/ Những hành động nào diễn tả tâm tư anh mù ?

18/ Làm sao chúng ta có thể thương người mù ?

19/ Bài học từ câu chuyện anh mù.

20/ Sau khi sáng mắt, anh mù thấy ai trước tiên ?

21/ Con mắt đức tin đã giúp gì cho anh ?

22/ Anh mù đã từ bỏ như thế nào ?

23/ Trong thân thể người, bộ phận nào quý nhất ?

24/ Chúng ta xin con mắt sáng để làm gì ?

25/ Nhiệm vụ của đôi mắt là gì ?

26/ Nghĩa bóng của thị lực là gì ?

27/ Thị lực anh mù tốt đến mức nào ?

28/ Thái độ chúng ta cần có đối với những người mù.

29/ Chúng ta nghĩ gì về những bất công trong cuộc đời ?

30/ Chúng ta phải làm gì với những bất công đó ?

31/ Thế giới công bằng có thể có ở đâu ?

32/ Phép lạ hôm nay minh chứng điều gì ?

33/ Một cảm nhận thế giới từ đôi tay của anh mù.

34/ Tóm kết, nỗi bất hạnh lớn nhất của con người là gì ?

 

Bài 1: CÁCH ĐÁP LẠI LỜI MỜI GỌI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/Chúng ta cần tìm hiểu câu chuyện Phúc Âm: Trong chuyến đi lên Yerusalem, Đức Yesus, các môn đệ và đám đông có đi ngang  qua Gierikho, một thành phố “cây chà là” cách Yerusalem 24km về phía Đông Bắc, nằm ở độ sâu 250m dưới mặt nước biển. Đây là một vùng trũng gần cuối tả ngạn sông Yodan.

2/Phản ứng của anh mù khi nghe tin tức về Đức Yesus: Chúng ta rất đáng ngạc nhiên về đức tin của anh mù. Lâu nay, anh chỉ ngồi ở vệ đường và chưa lần nào đi theo Chúa Yesus nhưng đức tin của anh lại có phần sâu sắc hơn đám đông khi anh gọi Ngài là con Vua Đavid. Trong khi đám đông chỉ biết là ông Yesus người Nazaret.*

3/Đức tin của anh mù so với đám đông như thế nào? Anh cứ mở miệng kêu to về hướng của Chúa Yesus vì anh muốn gặp Chúa Yesus nhưng lại không biết hướng. Đã thế, đức tin của đám đông vì thua kém anh nên đã thành một trở ngại cho đức tin của anh. Bởi vì họ cứ quát nạt và bắt anh im đi. Nhưng anh lại càng kêu to hơn.

4/Thái độ của đám đông vì sao lại thay đổi? Khi thấy Chúa Yesus chiếu cố đến anh / họ thấy Chúa Yesus đứng lại. Chính cử chỉ này đã làm thay đổi thái độ của đám đông , nên họ đã dịu giọng lại với anh mù .

5/Thái độ mừng rỡ của anh mù được biểu hiện như thế nào? Anh đứng dậy, vất áo choàng, cử chỉ này cũng có nghĩa là anh chấm dứt việc ngồi một chỗ ,để chạy đến với Chúa Yesus bằng một thái độ dứt khoát.

6/Chúng ta thử phân tích hai thái độ: Khi chúng ta quan sát thật gần gũi giữa 2 hạng người này : Anh mù và đám đông cùng với các môn đệ. Một đám đông đang đồng hành với Chúa Yesus, tuy họ ở thật gần với Đức Yesus nhưng hóa ra họ lại ở thật xa. Họ chỉ thấy Chúa Yesus là người Nazaret. Trong khi anh mù ngồi một chỗ nhưng anh đã thấy Chúa Yesus bằng lòng tin. Một ông Yesus con vua Đavid. Đám đông thì ngừng lại, trong khi anh mù lại lên đường đi theo Chúa Yesus .

7/Nghịch lý ở đây là gì? Người mù ngồi một chỗ nhưng lại nhận ra thiên tính của Đức Yesus. Người ngồi một chỗ lại có thể đến gần Đức Yesus hơn những kẻ chuyên đi theo Người lâu nay. Tất cả là do sự chiếu cố của Đức Yesus và cũng do đức tin của chính anh mù.

8/Chúng ta thử áp dụng kinh nghiệm sống đạo của người tín hữu: Đức tin phải ở thế di động, không thể ngồi ỳ một chỗ. Anh mù đứng lên đi theo Chúa, còn Chúa Yesus thì tạm ngưng cuộc hành trình, đứng lại để chờ  anh mù đi theo. Anh mù đã cắt đứt tình trạng bế tắc, thụ động, để đứng lên đi theo Chúa trong khi Chúa thì ngừng một chút hoạt động để ghé mắt đến anh. Đây cũng sẽ là một động thái thường gặp trong các hoạt động tông đồ.

9/Chúng ta thấy thái độ của đám đông như thế nào? Đám đông và các môn đệ đã đi theo người bao lâu nay, nhưng họ chỉ hiểu về người quá ít nên khi họ giới thiệu về Chúa một cách quá sơ sài: Ông Giêsu người Nazaret / vì thiếu lòng tin nên họ không thể giới Chúa  sâu sắc hơn .

10/Anh mù đã phản ứng thế nào trước đám đông? Theo gương anh mù, đôi khi chúng ta phải dám lội ngược dòng trong đời sống đức tin. Cho dù anh bị đám đông quát nạt bắt im. Nhưng anh vẫn thể hiện lòng tin của mình qua việc lên tục kêu tên Đức Yesus vì lòng anh xác tín rằng : Chỉ có Chúa Yesus mới có thể mở ra cho anh một hướng đi mới. Chúng ta cần phải bước theo chúa, vì chỉ có Chúa là Đấng duy nhất có thể dẫn ta đi đúng đường.

11/Mục đích Chúa Yesus lên Yerusalem là gì? Mục tiêu của Chúa Yesus lên Yerusalem không phải để làm vua, nhưng là để hy sinh mạng sống. Khi ta bước theo Người có nghĩa là ta chấp nhận hy sinh cùng Người. Chúa luôn nhấn mạnh điều này, nhưng những kẻ theo Chúa lại không chịu hiểu. Họ đang bị mù lòa / cũng có thể là họ cố giữ mắt nhắm lại và chỉ mơ đến những chỗ nhất trong vương quốc của Chúa . Người mù tượng trưng cho các môn đệ và tất cả những ai chưa nhận ra ánh sáng của Chúa Ki-tô, ánh sáng của tin mừng.

12/Chúng ta có cần Chúa Yesus mở mắt không? Chúng ta ai cũng cần được Chúa mở  mắt, mở trí khôn để chúng ta có thể hiểu bản thân mình, hiểu sứ mạng của Chúa để có thể sẵn sàng bước theo và làm môn đệ Người. Khi đã nghe tiếng Chúa mời gọi, chúng ta cần mau mắn dứt khoát và từ bỏ mọi sự để theo Người như 4 môn đệ tiên khởi: như Lêvi, như anh mù thành Gierikhô hôm nay .

13/Thái độ của anh mù giúp được gì cho ta? Tin là không thấy, là chấp nhận bước theo Chúa cách liều lĩnh. Cũng kể từ đây, cuộc sống của Người Ki-tô hữu sẽ luôn là một sự gắn bó, hiệp thông thân tình với Chúa trên mọi nẻo đường mà không hoang mang, đắn đo, lo sợ. Vì chúng ta dám phó thác đời mình vào bàn tay quan phòng  của Chúa.

14/Anh mù đứng phắt dậy, hành động này diễn tả điều gì? Động tác này mô tả cách anh đứng lên một cách cương quyết đầy bất ngờ và phấn khích. Động tác này cũng diễn tả mạnh mẽ bằng sự sẵn sàng đáp ứng Lời mời gọi của Chúa cách nhanh chóng.

15/Ý nghĩa của việc Chúa nói “Anh hãy đi” : Đồng thời cùng lúc Chúa ban cho anh được thấy. Đây là một dấu chỉ của Đức Tin qua câu Chúa nói: Lòng tin của anh đã cứu anh. Khi anh bước theo cũng có nghĩa là anh đã trở thành môn đệ của Chúa.

16/Ý nghĩa của việc vất áo choàng: Áo choàng ở đây mang ý nghĩa một chiếc áo mà người nghèo dùng như là một chiếc mền để đắp, anh còn trải áo đó ra trước mặt mình để nhận của bố thí. Hành vi này diễn tả cách hứng khởi tột độ. Nhưng ý nghĩa ở đây mà anh mù làm là một hành vi từ bỏ dứt khoát. Bỏ lại đằng sau tất cả, hành động này chứng tỏ sự liều lĩnh của anh mù. Nhưng điều này cũng cho thấy: Anh hết sức tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa Yesus và không muốn bất cứ thứ gì cho dù là một vật xem ra rất cần thiết cho cuộc sống , lại có thể gây cản trở cho mình. Đây cũng là một động tác gây biểu tượng: Từ bỏ chính mình, cắt dứt với quá khứ.

17/Những hành động diễn tả tâm tư của anh mù: Vì anh bị mù, anh chỉ nghe chứ không thấy Chúa, nhưng anh tha thiết xin “cho tôi được thấy”. Cuối cùng anh đã thấy, khi thấy rồi thì anh theo Chúa Yesus lên Yerusalem. Nơi đó Ngài sẽ chịu chết / Trước đó khi Chúa gọi. Anh đã từ bỏ mọi thứ (liệng áo choàng) thay đổi nếp sống (đứng phắt dậy) quy hướng về Chúa (chạy đến với Chúa Yesus).**R

 

Bài 2: ĐÔI MẮT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

18/Làm sao ta có thể thương người mù? Người đời thường nói: Muốn quý sự tự do thì phải ở tù một thời gian ngắn. Muốn quý sức khỏe thì phải nằm nhà thương mấy ngày. Muốn biết thương người mù thì phải chịu đau mắt vài bữa . Người mù không chỉ khổ ở thân xác mà còn khổ cả tâm hồn. Người mù không được nhìn thấy cảnh vật thiên nhiên, không thể nhìn thấy gương mặt người thân mà còn sống mặc cảm vì mình bị lệ thuộc kẻ khác và bị xã hội loại bỏ.

19/ Ý bài Phúc Âm Chúa muốn dạy gì? Hôm nay, Chúa chữa cho một anh mù ngồi ăn xin ở vệ đường, anh là kẻ thật đáng thương, anh đã thống thiết kêu van xin Chúa: Lạy thầy, xin cho con được sáng. Chúa đã nhậm lời và tức thì mắt anh được sáng. Ai trong chúng ta cũng bị chứng mù tối lương tâm, chúng ta hãy mau chạy đến và kêu xin Chúa.

20/Với tia sáng đầu tiên của đôi mắt, anh đã thấy thấy ai trước? Chúa Yesus đã đến để thắp sáng đời anh, khuôn mặt đầu tiên anh thấy chính là Đức Yesus. Anh đã mù đôi mắt thể xác nhưng lại sáng đôi mắt tâm hồn, đôi mắt đức tin. Anh đã thấy Chúa là Đấng cứu thế khi anh gọi Ngài là con vua David.

21/Con mắt đức tin đã giúp gì cho anh? Nhờ có con mắt Đức Tin, anh mù đã chẳng biết sợ lời người ta cấm cản. Người ta càng đe dọa anh càng la lớn để xin thống thiết hơn.

22/Anh thể hiện thái độ từ bỏ như thế nào? Với đôi mắt Đức Tin, anh đã dứt khoát đứng lên, rời bỏ chỗ ngồi thụ động, anh đã vứt bỏ chiếc áo choàng là phương tiện hành nghề anh dùng để nhận quà tặng và cũng là vật duy nhất anh nương tựa vào ban đêm / anh đã cởi bỏ đời sống ăn xin, ăn bám, chùm gởi, từ bỏ thân phận mù lòa, thoát khỏi đời sống tối tăm, chạy đến miền ánh sáng đem lại sự sống.

23/Hằng ngày chúng ta cần cầu xin điều gì? Trong cơ thể chúng ta, bộ phận nào cũng đáng quý, nhưng đôi mắt là bộ phận cần thiết và đáng quý nhất. Bởi thế, chúng ta cần phải luôn cầu xin : lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì đã ban cho con đôi mắt. Xin Chúa gìn giữ đôi mắt của con. Xin Chúa hãy mở đôi mắt tâm hồn để con luôn thấy Chúa. Đôi mắt của chúng ta phải thấy những điều cần thấy, đừng giả bộ hoặc cố ý không thấy, kẻo rồi có ngày Chúa thấy đôi mắt của ta không mang lại lợi ích gì và Chúa sẽ cất đi. Lúc đó chúng ta sẽ không kịp hối hận. Hãy mở to đôi  mắt để thấy những anh em nghèo khổ chung quanh mình .

24/Chúng ta có mắt sáng để làm gì? Hãy xin Chúa cho đôi mắt tâm hồn được sáng, để chúng ta thấy Chúa tốt lành, thấy anh em thật dễ mến, dễ thương, thấy những con người nghèo đói cần chúng ta qua tâm chia sẻ. Thấy mình nhỏ bé yếu đuối để có thể sống khiêm hạ trước mặt Chúa.

25/Phân tích về nhiệm vụ của đôi mắt: Mỗi con mắt có 2 phần chính: a) Thị giác ; b) thị lực;

a) Thị giác : là khả năng thấy của đôi mắt .

b) Thị lực : là mức độ mà đôi mắt ấy có thể thấy nhiều hay ít, xa hay gần, rõ hay mờ. Người cận thị chỉ thấy thật gần, người viễn thị chỉ thấy ở xa hơn. Cho nên thị giác tốt thôi chưa đủ, mà còn cần phải có thị lực thật tốt. Như thế công dụng của mắt mới hoàn chỉnh.

26/Nghĩa bóng của thị lực là gì? Thị lực tốt là có thể nhìn thấy xuyên suốt những vật cản, như Chúa Yesus thấy ông Nathana-en đang ở dưới gốc cây vả, Chúa cũng thấy được tấm lòng bà góa khi bà bỏ đồng xu vào thùng tiền đền thờ. Chúa thấy cả tấm lòng tan nát của chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, đang chờ Chúa xét xử . Chúa thấy cả đức Tin của người phụ nữ Cana-an.

27/Thị lực của anh mù tốt đến mức độ nào?: Điều nghịch lý là tuy anh mù nhưng anh lại có thị lực thật tốt. Vì anh đã thấy Đức Yesus là Đấng Messia, là con vua David,còn đám đông trong đó có các môn đệ  lại chỉ thấy Chúa là một anh thợ mộc ở Nazaret.

28/Thế nào là đôi mắt tốt? Đôi mắt tốt là đôi mắt sáng, là đôi mắt có thể nhìn thấy những thứ mà người khác không thấy, không phải ai có đôi mắt tốt thì cũng có thị lực tốt cả đâu. Nhiều người có đôi mắt to nhưng lại thấy rất ít, còn nhiều người có đôi mắt nhỏ hơn nhưng vì sâu sắc nên họ có thể nhìn thấy nhiều hơn. Vì thế, chúng ta hãy xin Chúa : Thưa Thầy, Xin cho con được thấy .

29/Thái độ của chúng ta với người mù: Ở đời chúng ta thấy có rất nhiều người bị tàn tật. Trong số họ có những kẻ tàn tật do bị tai nạn, một số khác do bị từ lúc mới sinh . Chúng ta thường có thái độ khác nhau khi đối diện với những người này: trẻ con thì chọc nghẹo, người lớn thì ngậm ngùi thương hại ,xa lánh , người thân của kẻ tàn tật thì đau khổ, xót xa.

30/Một tội phạm nhưng lại được tha bổng: vào năm 1962, tại thành phố Liè-ge (Bỉ) một người mẹ sinh ra một đứa con có hình dáng một con vật. Bà quá đau đớn nên đã giết chết nó. Người ta đưa bà ra tòa vì tội giết con mình. Nhưng sau đó tòa án đã tha bổng cho bà vì họ thông cảm với nỗi đau của bà và nỗi đau của đứa con nếu nó còn sống và phải gánh chịu thân phận như vậy .

31/Những bất công của người đời: Ngoài những thái độ chọc nghẹo, tội nghiệp và thương xót đó, người Ki-tô hữu suy nghĩ coi mình còn có cách nào tốt nữa không? Thưa có, đó là hãy suy nghĩ về những bất công của cuộc đời, ngẫm nghĩ chúng ta thấy cuộc đời có quá nhiều bất công, có người sinh ra đã giàu có, mạnh khỏe, xinh đẹp, có người vừa sinh ra đã tàn tật, xấu xí, nghèo khổ. Người sinh ra trong gia đình giàu rất dễ đạt được thành công, còn một người sinh ra mà đã tàn tật ngu đần thì làm sao có thể ngóc đầu lên được? Thử hỏi: bản thân họ đã làm gì nên tội? Nếu họ không có tội mà phải chịu thiệt thòi thì rõ ràng là một sự đáng thương .

32/Chúng ta cần làm gì với những bất công? Có bất công thì đòi hỏi phải sửa lại cho công bằng. Cũng có khối trường hợp bất công nhưng không thể sửa lại cho công bằng được. Như trường hợp bà mẹ Bỉ kia đẻ ra quái thai, hoặc như anh mù từ thuở mới sinh. Hôm nay, cho dù bà mẹ có giết chết con mình thì như thế cũng chưa thể đạt được sự công bằng. Còn nếu không giết mà bà cố gắng nuôi nấng cưng chiều nó đủ thứ. Nhưng như thế đã đủ công bằng chưa? Cho dù có chăm sóc bao nhiêu thì cũng chỉ là xoa dịu phần nào thôi chứ không thể bù đắp cho nó những thiệt thòi như một con người bình thường được. Bất công cũng cứ là bất công thôi.

33/Một thế giới công bằng ở đâu? Chính vì sự bất công, và sự không công bằng ở đời này giúp cho ta tin rằng : Phải có một thế giới công bằng đâu đó ở đời sau. Bởi vì nếu mọi sự kết thúc tại đây thì thật là chua xót quá đối với những kẻ có số kiếp tàn tật. Thà họ không được sinh ra thì  hơn. Thiên Chúa là Đấng tạo dựng, Ngài không thể nào tàn nhẫn đến độ chỉ tạo họ ra chỉ để cho họ chịu đau khổ.

34/Vì sao phải có đời sau? Suy xét như thế nên chúng ta càng tin chắc có đời sau, Khi đó mọi sự bất công sẽ không còn, những ai đã từng chịu thiệt thòi sẽ được bù đắp xứng đáng. Lúc ấy công bình sẽ được thực hiện trọn vẹn.

35/Thánh Vịnh 125 nói lên điều gì? Thánh Vịnh này nói lên những lời cầu nguyện đầy tin tưởng của những kẻ xấu số đang kêu lên cùng Chúa : Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận cho con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.

36/Chúa Yesus đã hứa hẹn ngầm như thế nào? Khi Chúa Yesus đưa tay cứu chữa anh mù trong bài Tin Mừng hôm nay. Điều này đã được tiên tri Gieremia báo trước trong bài thánh thư hôm nay: Ta sẽ lấy lòng từ bi mà dẫn dắt những kẻ đui mù, què quặt…

37/Ta phải làm gì trước những cảnh bất công? Những cảnh bất công gây cho ta lòng thương cảm và cũng chính lúc này đây mà ta tin chắc có đời sau sẽ công bằng hơn, sẽ hoàn hảo hơn, sẽ hạnh phúc hơn. Ở đời này luôn có những cảnh bất công mà con người không tài nào bù đắp được khiến cho loài người luôn mơ tới một cõi khác không còn bất công nữa .

38/Phép lạ hôm nay minh chứng cho điều gì? Qua phép lạ Chúa chữa cho người mù. Chúng ta vững tin rằng Chúa có thể tạo ra một cõi đời hạnh phúc hơn. Như vậy phép lạ hôm nay là bằng chứng sẽ có một cõi đời sau hoàn hảo hơn, đây chính là niềm tin nơi người Kito hữu .

39/Cảm nhận thế giới qua đôi tay của người mù: Hellen Keller, một cô gái mù từ lúc 19 tháng tuổi. Cô ta tâm sự: Một hôm có một người bạn vừa đi dạo trong rừng về, tôi hỏi xem cô ấy đã thấy gì? Cô đáp: Chẳng có gì hay cả! Tôi ngạc nhiên tự nhủ: Làm sao có thể như thế được? Bản thân tôi vừa mù, vừa điếc mà khi tôi đưa tay cầm chiếc lá, tôi vẫn có thể cảm nhận được hàng trăm điều kỳ diệu, thích thú quanh tôi như là hình dáng dễ thương, sự mềm mại của chiếc lá, chỉ cần đặt tay lên cành cây, nó rung lên là tôi có thể nhận ra tiếng ríu rít của loài chim.

40/Tóm kết: Qua bài Phúc Âm, chúng ta thấy rằng: Bất hạnh lớn nhất không phải là bị mù, mà là có đôi mắt mở to nhưng lại không thấy gì. Chính vì có những con người như thế nên họ chẳng thể nào nhận ra sự kỳ diệu nơi Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã yêu họ nhiều như thế nào, nhưng vì quá vô tình, cố tình không thấy nên chẳng bao giờ họ dám mở miệng ra ca tụng Thiên Chúa.**R

 

Bài 3: RÀO CẢN HAY NHỊP CẦU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

41/Tại sao có người muốn ngăn cản không cho anh mù tìm đến với Chúa Yesus? Khi anh mù kêu van cùng Chúa Yesus: “Lạy Con Vua Đavit xin thương xót tôi”, nhiều người đã quát mắng và bảo anh ta hãy im đi, hãy câm miệng lại / Họ muốn trở thành rào cản để ngăn chặn, không cho anh mù tiến đến cùng Chúa Yesus.

42/Đáng lẽ họ phải cư xử ra sao, thay vì ngăn cản? Lẽ ra họ phải nắm lấy tay anh mà dẫn tới Chúa, thì họ lại túm cổ anh ta và lôi ra ngoài / Chỉ có một mình Chúa Yesus muốn giúp đỡ anh ta!

43/Thái độ của Chúa Yesus như thế nào? Khi nghe dân chúng quát mắng anh, thì Ngài dừng lại và truyền dẫn anh ta đến với Chúa / Chỉ tới lúc đó, họ mới thay đổi thái độ, họ mới chịu giúp đỡ anh ta!

44/Một số người Do Thái ngăn cản anh mù, còn thái độ chúng ta thì sao? Chúng ta cũng cần kiểm điểm lại đời sống, vì biết đâu, nhiều khi chúng ta cũng trở thành rào cản, ngăn chặn không cho Chúa đến với người khác, cũng chẳng cho người khác đến với Chúa.

45/Như thế nào gọi là rào cản? Chúng ta thường bày tỏ một ý nghĩ chủ quan tối kiến, chúng ta nói ra một câu nói thiếu ý thức, có thể gây sức mẻ tình cảm, một cử chỉ đầy tính ghen tỵ, khiến người khác ngã lòng!

46/Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể: có thể chúng ta đứng trước một thanh niên từng là thành phần bất hảo,  trước kia anh thường rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, nay anh muốn làm lại cuộc đời để trở nên tốt hơn / thì phản ứng tự nhiên của chúng ta là nghi ngờ cái thiện chí của anh ta / Sự nghi ngờ này được thể hiện qua cử chỉ cảnh giác, đề phòng bằng cách là tránh xa anh ta , không muốn liên hệ, dù có liên hệ với anh ta, thì cũng phải dè chừng, mắt ngó trước nhìn sau / Sự nghi ngờ ấy thường được thể hiện qua những câu nói vô ý thức, thiếu trách nhiệm chẳng hạn: “Ngựa quen đường cũ”, “Nó mà bỏ được các tật xấu ấy thì tôi dám đi đầu xuống đất”!

47/Kết quả khi chúng ta dùng những câu nói ấy là gì? Những lời nói, cử chỉ và thái độ như thế sẽ vùi dập mất chút thiện chí vừa mới lóe sáng trong tâm hồn anh ta / để rồi kết cuộc, anh ta chẳng thể nào làm lại cuộc đời, chẳng thể nào trở lại với Chúa! Thay vì kéo anh ta đến với Chúa, chúng ta đã trở nên rào cản, trở nên bức tường ngăn cách, thậm chí chúng ta còn đẩy anh ta xa lìa Chúa / Thay vì làm rào cản, tại sao chúng ta không trở nên nhịp cầu, nhờ đó Chúa có thể đến với anh em chúng ta, cũng như nhờ đó, anh em có thể đến được với Chúa.

48/Còn một loại rào cản nữa? Chúng ta dễ dàng trở nên rào cản bằng chính cuộc sống bê bối của mình/ Chúng ta nên hiểu rằng: nhiều anh em lương dân đầy thiện chí, muốn tìm hiểu sứ điệp Tin Mừng, muốn đến gặp gỡ Đức Kitô / nhưng thiện chí của họ đã bị khựng lại, khi họ nhìn thấy đời sống cụ thể của chúng ta.

49/Đời sống rào cản của người Kitô hữu bao gồm những gì? Họ thấy chúng ta cũng gian tham, gây bất công, cũng độc ác, hà hiếp, giận hờn, gây thù chuốc oán, vợ lớn vợ bé, con rơi rớt, quá lem nhem trong lĩnh vực tình cảm, càng lem nhem hơn trong lĩnh vực tiền bac / để rồi sau đó họ phải thốt lên: tôi tưởng người Kitô hữu tốt lành thế nào! không ngờ họ còn thua xa những tín hữu của các đạo khác!

50/Thủ tướng Gandhi đã nói gì? Tôi rất yêu mến và cảm phục đời sống của Chúa Yesus, nhưng tôi không thể làm môn đệ của Ngài được, vì người tín hữu Kitô giáo nói Phúc Âm thì giỏi nhưng họ không thể sống được như thế!

51/Mục đích của Thánh Marco viết câu chuyện anh mù Bac-time này là để làm gì? Ngay liền sau câu chuyện anh em Yacobe và Yoan, Marco muốn trao một bài học cho các môn đệ / Câu chuyện anh mù này là tấm gương cho những ai muốn thấy Chúa / và những ai thật lòng muốn đi theo Ngài / Mặc dù bị mù, anh tha thiết xin cho được thấy Chúa, sau đó anh đã được thấy / và khi đã thấy rồi, anh ta đã đi theo Chúa lên Yerusa-lem / nơi đó Chúa Yesus sẽ chịu chết và sẽ được sống lại.

52/Anh mù đã làm gì khi được Chúa gọi? Anh đã vất bỏ áo choàng, là vật bất ly thân của anh trong đêm giá lạnh, đó là anh từ bỏ, anh đứng dậy, là từ bỏ nếp sống cũ / Anh nhảy đến với Chúa Yesus -> là anh sống quy hướng về Chúa!

53/Nhiều người mắng anh, nhiều người lại bảo anh: “Ngài gọi anh đó”: Tha nhân có khi là vật cản trở, cũng có khi là sự trợ giúp anh ta đến với Chúa.

54/Mỗi năm mùa xuân trở lại một lần, nhắc chúng ta nhớ: những sức mạnh ẩn mình trong trái đất bỗng bừng sống dậy, cây lá đâm chồi, hoa nở, cỏ mọc, sức sống của Chúa đang ẩn giấu bấy lâu nay trong lòng đất, bỗng đột ngột vươn dậy, nếu chúng ta không thường thấy những cảnh này, chúng ta sẽ cho đó là một phép lạ, đây là mùa xuân thiên nhiên / Mùa xuân vĩnh cửu cũng sẽ xảy ra như thế, có nhiều điều kỳ diệu Chúa muốn chúng ta thấy / Vì thế chúng ta hãy cầu xin: Lạy Chúa, xin hãy mở to đôi mắt con ra! **R

 

Bài 4: MÙ MẮT HAY SÁNG MẮT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

55/Câu chuyện: Một đêm kia, có một người mù đến thăm bạn, khi ra về, người bạn sáng mắt tặng cho anh mù một chiếc lồng đèn theo thói quen của người dân Nhật thời xa xưa / thế nhưng anh mù nói: tôi không cần đèn, vì đối với tôi: tối hay sáng cũng như nhau / Nhưng người bạn kia trả lời: Tôi biết anh không cần đèn để soi đường, nhưng nếu anh không cầm đèn, thì người khác có thể đụng anh / nghe hợp lý, anh mù ra về với chiếc lồng đèn trên tay / Đi được một quảng xa, anh mù bị một người đụng phải / với vẻ đầy tức giận, anh mù bèn nói: “Bộ anh không thấy chiếc đèn của tôi đó sao? Người kia liền đáp: Anh có cầm đèn, nhưng nó đã tắt từ lâu rồi!”.

56/Câu chuyện trên dạy chúng ta điều gì? Anh mù thì tưởng mình sáng , còn người kia thì không thấy chiếc đèn / Chính anh mù không biết rằng đèn mình đã tắt / còn người sáng mắt thì tưởng rằng mình thấy được nhiều chuyện nhưng lại quên hay cố quên nhiều cái mình không thấy!

57/Quan niệm ngày xưa của dân Do Thái về người mù! Dưới mắt của người Do Thái, họ cho rằng mù là dấu chỉ bị Thiên Chúa trừng phạt, anh vừa nghèo, lại vừa tàn tật, vì tội lỗi của bản thân hay vì tội lỗi của cha ông kiếp trước để lại / Anh là hạng người bị bỏ rơi, bị sống bên lề xã hội / anh không có quyền nói, ngay cả khi anh lên tiếng kêu cầu Chúa giúp đỡ, họ cũng không muốn cho !

58/Tâm tình của anh mù là gì? Người Do Thái tưởng rằng họ hiểu rõ anh, thực ra họ không biết mình bị sai lầm / Họ không biết nhu cầu sáng mắt của anh mù vượt khỏi nhu cầu của những đồng tiền bố thí / Anh mù tuy không thể thấy cảnh vật thiên nhiên, nhưng lại thấy được chiều sâu của lòng con người / anh thấy Chúa Yesus là Con Vua Đavit, là Đấng Messia / Anh thấy quyền năng của Chúa Yesus có thể giúp đỡ anh, cho anh một thứ gì đó lớn lao hơn là tiền bạc / và đây cũng là điều trái ngược: người mù thấy được những cái mà người sáng mắt không thấy!

59/Có mấy loại mù? Có hai loại mù: mù thể xác và mù linh hồn / Mù thể xác thì không thể thấy được vạn vật / còn mù về tâm hồn thì rất đa dạng, rất nhiều loại: như là không hiểu được điều mình cần phải hiểu / không khao khát sự công chính, không quan tâm đến ơn cứu độ / không thể phân biệt chân, thiện, mỹ / Và điều quan trọng nhất là không biết mình đang sống như mù / Tóm lại họ có mắt mà nhìn không thấy, giống như kẻ mù.

60/Người Kitô hữu phải thấy như thế nào? Đừng thấy người nào siêng năng đi đọc kinh, dự lễ mà đã vội cho là đủ / Đừng thấy buổi lễ đó trống kèn inh ỏi, rình rang mà cho rằng lễ đó trang trọng và đạt yêu cầu / Đừng thấy Giáo Hội là một tổ chức chặc chẻ vì nhà thờ, tháp chuông được xây cất, đã vội cho rằng đạo đang phát triển / nhưng chúng ta phải có tâm tình như anh mù là: xin Chúa cho chúng ta thấy rõ hơn, thấy chính xác hơn, đó là: thấy Đức Kitô là Đấng Cứu Độ / Để rồi mọi người bắt chước anh mù, rời bỏ vệ đường, rời bỏ mọi sự, dứt khoát tìm đến với Chúa.

61/Qua đoạn Tin Mừng nêu trên, chúng ta phải xin Chúa điều gì? Chúng ta là những người đang có cặp mắt sáng, nhưng biết đâu lại mù lòa về tâm hồn, cho nên chúng ta cũng phải bắt chước anh mù, chấp tay kêu cầu Chúa: lạy Chúa xin thương xót con và cho con được sáng!

62/Con mắt là một bộ phận hết sức quan trọng nhưng lại rất mong manh, dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng, nhất là trong điều kiện vệ sinh thô sơ thời cổ xưa / anh mù Bactime bị mù từ lúc lọt lòng mẹ, anh chưa từng được thấy ánh sáng ban mai, hay ngắm nhìn những gương mặt của người thân, anh em, bè bạn / Đời anh là một bóng tối triền miên / Anh phải sống bằng nghề ăn xin, ngồi lê lết bên vệ đường, anh bị mọi người khinh bỉ nên bị gạt ra bên ngoài xã hội!

63/Sức mạnh của anh mù nằm ở đâu? Tất cả sức mạnh của anh đều nằm ở tiếng kêu / Tiếng kêu thống thiết bi ai của một con người đau khổ / nhưng tiếng kêu đó cũng chứa đựng một niềm tin tưởng và hy vọng: “Lạy ông Yesus, Con Vua Đavit, xin thương xót tôi” / Đây cũng là tiếng kêu báo hiệu sự hiện diện và cũng để cầu cứu.

64/Thứ gì báo hiệu sự mạnh mẽ của anh mù? Nhiều người muốn bịt miệng anh, nhiều người đe dọa anh, nhưng anh chẳng sợ / Càng bị đe dọa, anh càng gào to hơn / Cuối cùng tiếng kêu của anh đã đến được tai của Chúa Yesus.

65/Tại sao anh vui mừng sung sướng? Khi biết mình được gọi, anh vội vã, vui mừng vất bỏ cái áo choàng vướng víu, anh đã nhảy cẫng lên mà đến với Chúa Yesus / Anh đi tới như một người đã sáng mắt, bởi thật ra mắt lòng anh đã sáng rồi.

66/Khả năng thấy là khả năng rất mỏng dòn, vì ta có thể thấy điều này mà không thấy điều kia, có lúc thấy, có lúc không / Có lúc cố ý không thấy, có khi chúng ta không đủ sức bước ra khỏi sự mù lòa của mình / Vậy chúng ta có nên kêu xin Chúa cho ta được ơn thấy lại không?  **R

 

TÓM Ý

1/Vị trí địa lý của câu chuyện Phúc Âm: Trong chuyến đi lên Yerusalem, Đức Yesus cùng đám đông trong đó có các môn đệ đi ngang qua Giê-ri-khô, một thành phố được mệnh danh "cây chà là  " ,cách Yerusalem 15 dặm, khoảng 24km về phía Đông Bắc, nằm ở độ sâu 250m dưới mặt nước biển.

2/Phản ứng của anh mù khi nghe tin có Đức Yesus đi ngang qua: Lâu nay, anh chỉ ngồi ăn xin một chỗ mà chưa có lần nào gặp Chúa Yesus. Nhưng đức Tin của anh lại sâu sắc hơn đức Tin của các môn đệ và đám đông khi anh gọi Ngài là con Vua David.**

3/Đức Tin của anh mù so với đám đông: Anh cứ hướng về Chúa Yesus và mở miệng kêu to. Đám đông đã thành một trở ngại khi họ quát nạt bắt anh phải im. Nhưng anh lại càng kêu to hơn.

4/Tại sao đám đông lại thay đổi thái độ? Đám đông thấy Đức Yesus chiếu cố đến anh mù nên họ liền đổi giọng. Thấy Chúa Yesus đứng lại và gọi anh nên họ đã dịu giọng.

5/Anh mù mừng rỡ như thế nào? Anh đứng phắt dậy, vứt áo choàng và mau mắn dứt khoát chạy đến với Chúa .

6/Hai thái độ khác nhau như thế nào? Đám đông đang đồng hành với Chúa Yesus, tuy họ ở thật gần nhưng họ chỉ thấy Chúa Yesus là người Nazaret. Còn anh mù tuy ngồi  một chỗ, nhưng anh đã thấy Chúa bằng lòng tin nên đã gọi Chúa là con vua David.

7/Điểm nghịch lý ở đây gì? Anh mù tuy ngồi một chỗ nhưng lại nhận ra thiên tính của Chúa Yesus. Anh tuy ngồi một chỗ nhưng lại đến gần Chúa Yesus hơn là những kẻ đi theo Chúa lâu nay.

8/Chúa Yesus đã ưu ái anh mù như thế nào? Xưa nay anh ngồi một chỗ nhưng nay lại đứng lên theo Chúa. Còn Chúa Yesus đang đi nhưng lại dừng cuộc hành trình, dừng lại để dắt anh mù theo. Anh mù đứng lên theo Chúa, còn Chúa Yesus thì ngừng lại và để mắt đến anh.

9/Chúng ta thấy thái độ của đám đông như thế nào? Các môn đệ và đám đông đã theo Chúa bấy lâu nay nhưng họ lại hiểu quá ít về Chúa. Vì thiếu lòng tin nên họ không thể nào giới thiệu về Chúa sâu sắc hơn.

10/Phản ứng của anh mù thế nào? Nhìn thái độ của anh mù, đôi khi chúng ta phải lội ngược dòng trong đời sống Đức Tin. Cho dù anh bị đám đông quát nạt nhưng anh vẫn can đảm thể hiện lòng tin của mình. Anh kêu tên Chúa liên tục, chứng tỏ anh rất tin tưởng vào Chúa.

11/Mục đích của Chúa Yesus lên Yerusalem là gì? Chúa lên Yerusalem không phải để làm vua, nhưng là để hy sinh mạng sống. Khi ta bước theo Chúa là ta dám chấp nhận hy sinh với Chúa. Những kẻ theo Chúa không chịu hiểu: họ đang bị mù lòa, họ cố tình nhắm mắt chỉ để cố mơ tưởng đến một chỗ nhất trong vương quốc của Ngài .

12/Chúng ta có cần Chúa Yesus mở mắt không? Ai trong chúng ta cũng cần được Chúa mở mắt, mở trí khôn để ta có thể hiểu bản thân mình, hiểu sứ mạng của Chúa để chúng ta sẵn sàng bước theo làm môn đệ của Ngài.

13/Chúng ta thấy gì ở thái độ của anh mù? Tin là không thấy, là chấp nhận bước theo Chúa cách liều lĩnh. Cũng kể từ đây, anh ta sẵn sàng hiệp thông thân tình với Chúa mà không có chút hoang mang, đắn đo, lo sợ. Vì anh ta phó thác mọi sự vào Chúa.

14/Hành động anh mù diễn tả điều gì? Anh đứng phắt dậy mô tả anh đứng lên cách cương quyết đầy phấn khích, động tác này cũng diễn tả mạnh mẽ sự đáp ứng Lời Chúa mời gọi cách nhanh chóng.

15/Câu Chúa nói: “Anh hãy đi” mang ý nghĩa gì? Cùng lúc với câu nói này là lúc Chúa ban cho anh được thấy. Đây là một dấu chỉ của đức Tin. Khi anh được sáng mắt, cũng là lúc anh bước theo Chúa, cũng có nghĩa là anh đã trở thành môn đệ của Chúa.

16/Ý nghĩa của việc vứt áo choàng: Cái áo choàng dùng để đắp ấm, cũng là vật anh trải ra trước mặt để nhận của bố thí. Động tác này diễn tả hành vi anh từ bỏ dứt khoát hoặc là do anh liều lĩnh hoặc là do anh quá tín thác vào Chúa. Anh không muốn có bất cứ thứ gì gây cản trở cho anh, điều này cũng nói lên việc anh từ bỏ chính mình và dứt khoát với quá khứ.

17/Những hành nào động diễn tả tâm tư của anh mù? Dù anh mù chỉ nghe chứ không thấy Chúa nhưng anh vẫn tin tưởng và tha thiết cầu xin. Cuối cùng, anh đã thấy, thấy rồi nên anh đi theo Chúa. Trước lời Chúa mời gọi, anh đã từ bỏ tất cả, thay đổi nếp sống, quy hướng về Chúa (chạy đến).

18/Làm sao ta có thể thương người mù? Muốn thương người mù thì ta phải bị đau mắt, muốn quý sức khỏe ta hãy nằm nhà thương, muốn quý tự do ta hãy vào tù ngắn hạn. Người mù không những đau khổ cả xác mà sầu khổ cả tâm hồn vì anh không thấy cảnh vật thiên nhiên cũng chẳng thấy được gương mặt người thân. Mà còn mặc cảm vì mình sống lệ thuộc , bị loại bỏ .

19/Bài học từ câu chuyện anh mù: Anh mù thật đáng thương, anh cầu xin và Chúa đã nhậm lời ngay tức khắc. Ai trong chúng ta cũng bị chứng mù tối lương tâm. Chúng ta hãy mau chạy đến kêu xin Chúa.

20/Sau khi sáng mắt, anh mù nhìn thấy ai trước tiên? Người đầu tiên anh nhìn thấy là Đức Yesus. Trước đây anh bị mù mắt thể xác nhưng lại sáng mắt tâm hồn, sáng con mắt đức Tin, anh đã nhận ra Đấng cứu thế là con vua David.

21/Con mắt đức tin đã giúp gì cho anh? Vì anh có đức Tin nên anh chẳng sợ lời người ta cấm cản. Người ta càng đe dọa, anh càng la lớn.

22/Anh đã từ bỏ như thế nào? Anh đã từ bỏ chỗ ngồi thụ động, anh dứt khoát đứng lên. Anh đã từ bỏ chiếc áo choàng là phương tiện hành nghề và để nhận quà tặng, cũng là vật duy nhất anh ấp ủ vào ban đêm. Anh đã từ bỏ lối sống ăn xin, ăn bám. Từ bỏ thân phận mù lòa, thoát khỏi sự tối tăm và chạy đến miền ánh sáng.

23/Trong thân thể con người, bộ phận nào là quý nhất?: Trái  tim con người là sự sống, nhưng con mắt là cửa sổ của thân xác. Con mắt tối thì mất đi phân nửa của cuộc đời. Chúng ta phải luôn tạ ơn Chúa vì đã ban cho ta đôi mắt. Xin Chúa hãy mở mắt tâm hồn để chúng ta có thể thấy Chúa.

24/Chúng ta xin con mắt sáng để làm gì? Xin Chúa ban cho ta đôi mắt sáng để chúng ta thấy Chúa tốt lành. Thấy mọi anh em đều dễ thương. Thấy người nghèo đói cần chúng ta quan tâm chia sẻ, thấy mình nhỏ bé để ta sống khiêm hạ trước mặt Chúa.

25/Nhiệm vụ của đôi mắt là gì? Con mắt có 2 phần chính: thị giác và thị lực. . thị giác là khả năng thấy. thị lực là mức độ thấy : thấy nhiều hay ít, thấy xa hay thấy gần. Thị giác tốt thì thị lực cũng phải tốt thì ta mới thấy rõ mọi vật.

26/Nghĩa bóng của thị lực là gì? Người có thị lực tốt, họ có thể nhìn thấy xuyên qua vật cản, như Chúa Yesus thấy ông Nathana-en đứng dưới gốc cây vả. Như Chúa thấy tấm lóng bà góa bỏ đồng xu vào hòm tiền.

27/Thị lực anh mù tốt đến độ nào? Tuy anh bị mù nhưng lại có thị lực tốt, vì anh đã thấy Chúa là con vua David, là Đấng Messia.

28/Thái độ chúng ta cần có với người mù: Chúng ta, thấy rất nhiều người bị tàn tật. Có người do bị tạn nạn, có người bị do bẩm sinh, chúng ta thường có thái độ khác nhau khi đối diện với họ -> trẻ con thì chọc nghẹo, người lớn thì ngậm ngùi, người thân của họ thì xót xa.

29/Chúng ta nghĩ gì về những bất công trong cuộc đời? Có người khi sinh ra đã giàu, đã xinh đẹp, đã thành công. Có người mới sinh ra đã tàn tật, xấu xí, đau khổ, không ngóc đầu lên được. Nhưng bản thân họ có làm gì nên tội? Vì họ không có tội gì mà phải luôn chịu bất công nên ta phải yêu thương họ.

30/Chúng ta cần làm gì với những bất công đó? Nếu có bất công thì phải tìm cách trả lại sự công bằng, Nhưng có những thứ bất công mà chúng ta không thề nào bù đắp được. Ví dụ: Như trường hợp bà mẹ người Bỉ kia, cho dù có cố gắng bù đắp thế nào thì cũng chỉ là điều không thể, vẫn cứ bất công thôi.

31/Thế giới công bằng có thể có ở đâu: Thế gian chúng ta đang sống là thế giới bất công. Con người chúng ta đầy những bất toàn chỉ có một thế giới công bằng ở đâu đó từ đời sau. Bởi vì nếu thế giới này mà kết thúc thì thật là chua xót. Thà họ đừng sinh ra thì hơn, thế nhưng Thiên Chúa là Đấng tạo dựng, Ngài không thể nào tàn nhẫn đến độ tạo họ ra chỉ để đau khổ. Vì thế cho nên phải có đời sau để cho Thiên Chúa bù đắp cho họ, Ngài sẽ lau khô những giọt nước mắt ấy.

32/Phép lạ hôm nay minh chứng điều gì? Phép lạ hôm nay cho thấy người mù rất vững tin vào Chúa / Chúa có thể tạo ra cho anh một cõi đời hạnh phúc hơn. Phép lạ hôm nay cũng cho thấy có một cõi đời mai sau hoàn hảo hơn. Đây chính là niềm tin Ki-tô giáo.

33/Một cảm nhận từ đôi tay của người mù: Những người sáng mắt đôi khi coi những cảnh vật, những gì mà Chúa tạo dựng nên quá tầm thường. Nhưng người mù với con mắt không thấy đường, họ chỉ dùng đôi tay, nên khi sờ mó vào một vật gì, họ điều nhận ra quyền năng và sự kỳ diệu của Thiên Chúa.

34/Tóm kết: qua bài Phúc Âm, Chúng ta thấy nỗi bất hạnh lớn nhất của con người không phải là mù lòa thể lý, nhưng là những con người mù lòa về mặt tâm linh. Nếu họ thấy những gì Thiên Chúa làm và họ nhận ra được sự kỳ diệu của Thiên Chúa thì họ sẽ yêu mến tôn kính Chúa như thế nào? Chỉ tiếc rằng: Trên thế giới này có quá nhiều con người có mắt mà không thấy . Họ cũng chỉ là những người mù lòa  /**R

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1798
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  935
 Hôm qua:  3294
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11461647
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top