Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN V Mùa Chay B / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT V MUA CHAY / B 

ĐỀ TÀI:    CHÚA GIE-SUS SẼ ĐƯỢC TÔN VINH

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Ga 12,26

Chúa nói rằng: Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy;  và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó.

PHÚC ÂM:  Ga 12,20-33

Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác .”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

 20 Vào dịp lễ Vượt Qua năm ấy, trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp. 21 Họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng: "Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su." 22 Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giê-su. 23 Đức Giê-su trả lời: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. 25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. 26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy."

27 "Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. 28 Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha." Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: "Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!" 29Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: "Đó là tiếng sấm!" Người khác lại bảo: "Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!" 30 Đức Giê-su đáp: "Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người.31 Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! 32 Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi." 33 Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Tại sao người quản lý khách sạn lại được thưởng công? (1)
2/ Kết quả từ hạt giống mục nát (2)
3/ Sự hy sinh gian khổ mang lại điều gì? (3)
4/ Mùa Chay sắp kết thúc, ta cần làm nhanh điều gì? (4)
5/ Cách Chúa Yesus vâng phục ra sao? (6)

6/ Chúng ta thường đón nhận đau khổ như thế nào? (7)
7/ Thiên Chúa ban cho chúng ta điều gì quý nhất? (8)
8/ Cái đích mà Chúa Yesus nhắm tới là gì? (9)
9/ Chúa Yesus khẳng định điều gì? (10)
10/ Tâm sự giữa 2 hạt giống (11+12)
11/ Hạt giống mục nát theo lĩnh vực cây cỏ (13)
12/ Hạt giống mục nát theo cách hiểu của con người (14+15)
13/ Những chuỗi từ bỏ trong đời sống của con người (16)

14/ Mục nát hiểu theo nghĩa thiêng liêng (17)
15/ Thế nào là chết đi cho tội lỗi? (18)
16/ Hạt giống nẩy mầm như thế nào? (19)
17/ Làm sao ta có thể sống như Chúa? (20)
18/ Ta thấy gì từ đồng lúa chín vàng? (21)
19/ Ý nghĩa từ những cái chết cao quý (22)
20/ Đừng sống bảo thủ theo kiểu một hạt lúa nguyên vẹn (23)

 

Bài 1: HẠT GIỐNG PHẢI NẨY MẦM

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Câu chuyện người quản lý khách sạn tốt bụng: Vào một đêm giông bão, một cặp vợ chồng đã đứng tuổi, ghé vào một khách sạn nhỏ để tìm một phòng trọ qua đêm, nhưng người quản lý trả lời là không còn chỗ trống, nhưng anh không nỡ để họ ra đi vào lúc 1 giờ sáng như thế này. Cuối cùng anh đã nhường phòng của anh cho họ và anh đi tìm một chỗ nào đó trong khách sạn để ngủ qua đêm. Sáng hôm sau khi họ ra đi, ông chồng đã khen  anh là một quản lý có tài, khả dĩ có thể làm chủ một khách sạn lớn, ông ta còn hứa sẽ xây cho anh  một cái khách sạn. Hai năm sau, viên quản lý nhận được một bức thư mời kèm theo là một vé máy bay khứ hồi đi New York và tấm danh thiếp của người đàn ông trong đêm giông bão. Người khách dẫn viên quản lý tới một đại lộ, ông chỉ vào một ngôi nhà cao tầng và nói: Đây là khách sạn mà tôi xây để cho anh quản lý, không nói nên lời, người quản lý ấp úng cảm ơn. Mạnh thường quân đã giúp anh chính là một chủ nhân của một mạng lưới khách sạn tại Mỹ và khách sạn ông dành cho anh ta là một khách sạn tiện nghi nhất thời bấy giờ.

2/ Hạt lúa mục nát đi: Chúng ta đọc lại đoạn lời Chúa qua bài Tin Mừng hôm nay: Hạt lúa rơi xuống đất, mục nát đi và sinh nhiều hoa trái, anh quản lý đã chôn vùi những tiện nghi sẵn có của mình, bằng cách nhường lại căn phòng ấm cúng của mình cho vợ chồng người khách lạ. Sự hy sinh ấy đã đem lại một phần thưởng to lớn cho anh, anh được quản lý một khách sạn nổi tiếng trên thế giới.

3/ Hoa trái phát sinh từ những gian khổ của Chúa: Hạt giống phải chết đi, phải mục nát trước khi nảy mầm và đơm bông kết trái. Chúa cho chúng ta biết rằng: Mọi cố gắng, mọi hy sinh gian khổ của chúng ta rồi sẽ sinh hoa kết trái, nhất là khi chúng ta làm những việc ấy vì lòng mến Chúa và vì tình thương đối với người đồng loại. Chúa Yesus đã chấp nhận hy sinh gian khổ vì chúng ta bằng cách chịu chết khổ nhục để rồi sau đó Ngài có được hoa trái là sự phục sinh vinh quang.

4/ Mùa chay sắp kết thúc, chúng ta cầm làm nhanh điều gì? Tuy thế nhưng cũng chưa quá muộn để chúng ta có thể hy sinh bản thân, từ bỏ chính mình vì Chúa và vì anh em. Vì nếu chúng ta cùng chết với Người thì chúng ta cũng cùng sống lại với Người trong vinh quang phục sinh.

5/ Diễn viên sân khấu và vai trò của Chúa Yesus: Đọc lại Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Yesus bước vào cuộc khổ nạn, không như những diễn viên bước lên sân khấu để trình diễn một vở kịch, bởi vì cái chết trên sân khấu chỉ là cái chết giả vờ. Trái lại, Chúa Yesus đã quá băn khoăn lo lắng khi giờ phút trọng đại ấy đến gần, đến nỗi Chúa Yesus đã phải toát mồ hôi máu.

6/ Cách Chúa Yesus vâng phục: Mặc dù luôn vâng phục Thánh ý Chúa Cha nhưng Chúa Yesus vẫn quý trọng mạng sống của mình, Ngài vẫn muốn được sống, vẫn muốn thoát khỏi những khổ đau và cái chết. Bởi vì Ngài cũng là một con người như chúng ta. Chúng ta thường nói về đau khổ, thường nghe nói về nó. Nhưng chúng ta chưa biết đau khổ là gì? Bởi khi gặp, chúng ta cũng phải khóc lên vì nó.

7/ Ý nghĩa của sự đau khổ: Có thể chúng ta chưa biết ý nghĩa của sự đau khổ, chưa sẵn sàng chịu đau khổ nên mới buồn, mới khóc và không dám nói tới nó nữa, không nói hay ít nói về sự đau khổ, không có nghĩa là ta không sẵn sàng chấp nhận, không yêu mến, không muốn đón nhận nó, như chén đắng Chúa trao cho. Chén đắng vẫn là chén đắng, chúng ta vui nhận nhưng không thể vui sướng coi chén đắng như chén ngọt. Chúng ta chấp nhận đau khổ vì yêu mến Chúa chứ không phải vì thích chịu đau khổ.

8/ Sự sống là quà tặng quý báu nhất: Chúa Yesus yêu mến sự sống vì chính Ngài tạo ra nó, chính Ngài là sự sống nhưng Ngài sẵn sàng dâng hiến nó như một tạo vật cao quý nhất. Hầu mong đem lại sự sống đời đời cho chúng ta. Ngài ví mạng sống ấy như hạt lúa vàng được gieo vào lòng đất để làm nảy sinh trăm hạt lúa mới. Chúa chấp nhận hạt lúa ấy sẽ phải chết đi, Chúa chấp nhận sự mất mát này, chấp nhận cái chết để rồi Ngài lại tìm thấy sự sống của mình trong trăm nghìn hạt lúa khác phát sinh ra từ cái chết của Ngài.

9/ Cái đích mà Chúa Yesus nhắm tới là gì? Điều Chúa Yesus muốn không phải là được chết, nhưng là thực hiện Thánh ý Chúa Cha, cái chết không phải là cứu cánh, là cùng đích. Nhưng là vinh quang Thiên Chúa và là ơn cứu độ cho nhân loại. Đây mới là cái đích Ngài nhắm tới, điều mà Ngài mong đợi không phải là giờ chết, nhưng là giờ Ngài hoàn tất sứ mạng.

10/ Lời Chúa Yesus mời gọi và khẳng định: Chúa Yesus mời gọi chúng ta cùng hướng về cây thập giá vì thế Chúa mới nói: Phần Ta, khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta (Yn12, 32). Chúa vì yêu nên đã hiến mạng sống của Ngài vì chúng ta, để nhờ đó mọi người đều được hiểu biết, đều được yêu thương, đều được chia sẻ phần hạnh phúc trong gia đình con cái Chúa.*****

 

Bài 2: HẠT GIỐNG PHẢI MỤC NÁT ĐI 

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

11/ Nhật ký về hai hạt giống: Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trong một miếng đất màu mỡ. Hạt thứ nhất hăng hái tâm sự: Tôi muốn mọc lên, cắm rễ sâu vào lòng đất, rồi đâm chồi xuyên qua lớp đất cứng bên trên, tôi muốn vươn lên bằng một búp non như lá cờ loan báo mùa xuân đang đến, tôi muốn nhận hơi ấm từ tia sáng mặt trời và hít thở hơi nước mát lạnh của sương mai trong không khí mùa xuân, và nó đã mọc lên xanh tốt.

12/ Hạt giống thứ hai đang tính toán: Mình sợ lắm, nếu cắm bộ rễ non xuống đất, mình chẳng biết sẽ gặp được gì trong lòng đất đen đủi tối tăm, nếu mình dùng đầu đội qua lớp đất cứng bên trên biết đâu những chồi non yếu ớt của mình sẽ bị thương tổn, làm sao mình dám xòe chiếc lá non ra nếu như có một chú sâu to tướng đang chờ sẵn để xơi tái mình, nếu mình mà nở hoa thì biết đâu có một bàn tay bé bỏng sẵn sàng nhổ đứt mình lên, không … tốt hơn hết là mình đợi đến lúc nào đó an toàn hơn, và nó tiếp tục chờ….nhưng vào một buổi sáng tinh sương, một chị gà mái bới đất kiếm ăn, đã nhìn thấy hạt giống đang nằm chờ đợi, cô chẳng đợi gì mà vội mổ lấy và nuốt đi ngay.

13/ Hạt giống phải mục nát đi? Điều này luôn đúng với đời sống cây cỏ, muốn thu hoạch nhiều thóc lúa trong mùa gặt, ta phải ném hết lúa giống xuống ruộng trong mùa gieo hạt, muốn có rau xanh để ăn ta phải đổ hết hạt giống xuống vườn. Nếu cứ giữ khư khư hạt giống trong kho ta sẽ chẳng có rau cũng chẳng có thóc. Hạt giống mà nằm trơ trơ trên mặt đất chẳng có ích lợi gì, nó phải được vùi xuống lòng đất, nó sẽ hút lấy nước, tắm lấy phân, mục nát đi thì mới trở thành một cây mới, sinh nhiều hoa quả.

14/ Hạt giống mục nát hiểu theo nghĩa bóng: Điều này đúng với đời sống tự nhiên của con người, mục nát là phải chịu vất vả khó nhọc, người nông dân muốn có một mùa gặt bội thu: Ông ta phải thức khuya dậy sớm, dầm mưa dãi nắng, chăm chỉ cày bừa. Một học sinh muốn đỗ đạt vinh quang, phải từ bỏ những giờ vui chơi quá mức với bạn bè, thêm vào đó là đêm đêm phải miệt mài kinh sử.

15/ Mục nát cũng có nhĩa là từ bỏ: Phải chịu đau đớn với những từ bỏ / bào thai muốn phát triển thành một con người, phải từ bỏ lòng mẹ nơi mà nó được cưu mang an toàn. Em bé muốn nên người phải từ bỏ cha mẹ và những người thân để đến trường học tập. Học sinh muốn học cao hơn phải từ bỏ ngôi trường làng đầy kỷ niệm đẹp của tuổi thơ để ra tỉnh lên học đại học, thanh niên thiếu nữ khi đến tuổi phải từ bỏ mái ấm gia đình để sống tự lập trong đời sống tu trì hoặc trong đời sống hôn nhân.

16/ Đời người bao gồm những từ bỏ: Đời sống con người là những chuỗi dài từ bỏ, cái từ bỏ nào cũng gây đau đớn, nhưng cũng chính nhờ những từ bỏ đau đớn ấy mà ta trưởng thành và lớn lên thành người. Chính nhờ những từ bỏ ấy mà cuộc sống trở nên tươi đẹp, phong phú và ý nghĩa hơn.

17/ Mục nát đi trong đời sống thiêng liêng: Điều này càng tuyệt đối đúng, mục nát đi trong đời sống thiêng liêng có nghĩa là chết đi cho tội lỗi, từ bỏ chính bản thân, từ bỏ mọi tính mê tật xấu, từ bỏ mọi ý riêng.

18/ Chết đi cho tội: Là dứt lìa những đam mê dục vọng trái luật Chúa, chết đi cho tội lỗi là quyết tâm lánh xa những người, những vật, những nơi chốn lôi kéo ta vào vòng tội lỗi. Những thứ ấy như gắn chặt vào đời ta, như là một phần của máu thịt ta. Nếu dứt bỏ những thứ ấy khiến ta vô cùng đau đớn như chết đi một phần của đời mình. Đó là những mất mát to lớn, nhưng nếu ta chấp nhận được những cái mất hiện tại, chúng ta sẽ có những cái được trong tương lai. Nếu ta chấp nhận những cái mất chóng qua, chúng ta sẽ có những cái được vĩnh cửu.

19/ Kết hợp trọn vẹn với Chúa: Kết quả trong đời sống thiêng liêng hệ tại ở việc chúng ta kết hiệp với Chúa, ta chỉ có thể đến được với Chúa khi ta từ bỏ được ý riêng mình để làm theo ý Chúa, từ bỏ ý riêng là một cuộc chiến khốc liệt với chính bản thân mình. Hãy nhìn hình ảnh Chúa Yesus trong vườn Giệt-sê-ma-ni. Cuộc chiến từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa Cha khiến cho Chúa Yesus phải toát mồ hôi máu, nhưng chính nhờ từ bỏ ý riêng mà Chúa Yesus trở nên con yêu dấu Chúa Cha. Chính nhờ ta làm theo ý Chúa mà ta trổ nên hoa trá /, từ bỏ bản thân khiến ta được kết hiệp mật thiết với Chúa.

20/ Thánh Phao Lô có thể nói: Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi. Ta chịu mất bản thân mình để được chính Chúa, ta chịu mất điều tầm thường để được điều cao cả, ta chịu mất trần gian để được phúc thiêng đàng.

21/ Đồng lúa chín vàng là hiệu quả từ những hạt giống chịu nát tan: Khi chúng ta nhìn thấy đồng lúa chín vàng, chúng ta ít khi nghĩ đến những hạt giống đã chịu nát tan cách âm thầm, để trao cho đời những cây lúa trĩu hạt, có biết bao điều tốt đẹp mà chúng ta được hưởng hôm nay là do sự hy sinh quên mình của những người đi trước, của các nhà nghiên cứu, của những người rao giảng, của ông bà, cha mẹ, thầy cô, của những chiến sĩ đã nằm xuống cho quê hương dân tộc.

22/ Những cái chết mang đầy ý nhĩa: Đã có những người sống như hạt lúa, để từ cái chết của họ, vọt lên sự sống cho tha nhân, nhờ công lao của bao người mà hôm nay chúng con được làm hạt lúa.

23/ Sự nguyên vẹn vô nghĩa: Chúng ta đừng tự khép mình trong lớp vỏ để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của mình, nhưng dám ra đi để đóng góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ. Chúng ta phải chọn nhiều lần trong đời / để chọn tha nhân và chọn Thiên Chúa, chúng ta phải chết cho chính mình, là ta đi từ cõi chết đến với nguồn sống, đi từ cái tôi xấu xa đến với Đấng trọn lành thánh thiện tuyệt đối.****

 

Bài 3: BỎ TẤT CẢ ĐỂ ĐƯỢC TẤT CẢ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

24/ Chỉ còn một tuần nữa là đến tuần Thánh / Bài Tin Mừng đang hướng chúng ta đến cái chết khổ nhục đau thương và sự Phục Sinh vinh quang của Chúa Giêsu.

25/ Hạt lúa giống rơi xuống đất cũng như cái chết của Chúa Giêsu sẽ mang lại ý nghĩa gì cho chúng ta?  Một hạt lúa giống rơi xuống đất, sẽ trổ sinh biết bao hạt lúa mới / Chúa Giêsu đã không phóng đại khi tuyên bố như thế! Chính Chúa đã không tiếc mạng sống mình nên đã cứu được cả nhân loại chúng ta!

26/ Nếu hạt lúa không thối nát đi / Nếu chúng ta không chết đi cho cách sống ích kỷ nơi chính mình/ Nếu chúng ta từ bỏ mạng sống mình vì Chúa, vì anh em thì chúng ta sẽ được tồn tại mãi mãi.

27/ Chúa Giêsu đã từ bỏ địa vị, mọi ưu đãi, giàu sang, danh vọng, quyền uy, để chọn cách sống tầm thường, âm thầm, đạm bạc suốt ba mươi năm trời không được ai để ý tới / Không nhận được sự ưu đãi nào, rồi khi ra hoạt động công khai, Ngài cũng chọn một cuộc sống bấp bênh / Ngài đi theo con đường của kẻ hèn mọn, của người không có thế lực / Không có phương tiện nào bảo đảm cho cuộc sống!

28/ Ngài vào đời với đôi bàn tay trắng, một nghề lao động chân tay / Không cần một lời giới thiệu, gởi gắm / Suốt ba năm trường Ngài đã trải qua mọi tình huống của một người tay trắng.

29/ Chúa luôn bị công kích, hăm doạ, khước từ, chống đối, mạ lỵ, chụp mũ, bị coi thường là “Bụt nhà không thiêng”.  Cuối cùng, cái cách mà Chúa muốn đạt tới sự vinh quang cũng là cái cách đau thương nhất, khổ nhục nhất trần gian.

30/ Con người ai cũng sợ bị đánh đập, tra tấn, rất sợ toà án, rất sợ bị kết án tử hình. Chúa Giêsu đã đi vào, đã đón nhận, đã gánh chịu tất cả để chứng tỏ Ngài hoàn toàn từ bỏ tất cả, từ bỏ cả mạng sống của mình / Từ bỏ đến cấp độ kinh khủng nhất.

31/ Tất cả chỉ vì Chúa muốn mình phải chết như hạt lúa rơi vào lòng đất, thối nát ra để trổ sinh nhiều bông hạt lúa mới khác!

32/ Ông Tertulianô đã quả quyết: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu” / Thì máu của Chúa Giêsu đã đổ ra, sẽ có giá trị hơn rất nhiều lần !  Cái chết của Chúa Giêsu trở nên Hồng Ân cứu độ / Máu Chúa đã đổ ra, thân xác bị chôn vùi, đã phát sinh hạt giống đức tin / Nảy sinh bao nhiêu kitô hữu khác.

33/ Tất cả chúng ta đều nhờ Ngài mà được sống / Đối với loài người thì cái chết của Chúa Giêsu là sự thất bại hoàn toàn khi Chúa bị treo lên thập giá / Nhưng cũng chính là lúc mà Ngài ném tất cả bọn thủ lãnh thế gian ra ngoài và Chúa Giêsu trở thành Đấng cầm quyền và xét xử tất cả nhân loại.

34/ Chúa Giêsu chết để đi vào vinh quang Thiên Chúa Cha và Ngài trở thành Đấng ban sự sống cho chúng ta. Khi Chúa Giêsu chấp nhận bị nghiền nát bởi bao khổ nhục để Ngài trở nên tấm bánh nuôi sống cả nhân loại / Ngài cũng trở thành của lễ toàn thiêu, toàn xứng dâng lên Thiên Chúa Cha / được Chúa Cha vui lòng chấp nhận của lễ ấy để xoá tội phản nghịch của loài người và chấp nhận loài người là con nghĩa tử của Thiên Chúa!

35/ Tóm lại, Chúa Giêsu chết đi, Phục Sinh để tồn tại mãi mãi và ban sự sống đời đời cho con người.

36/ Là kitô hữu, chúng ta phải sống tốt, phải lập công phúc, để được cứu rỗi, để được sống đời đời và trở nên hữu ích cho người khác.  Muốn đạt được điều đó chúng ta phải từ bỏ tất cả những gì là tạm bợ, những gì mà người đời cho là “vì cuộc sống”.

37/ Có người từ bỏ được tiền của nhưng lại không muốn từ bỏ ý riêng / Có người chỉ từ bỏ ý riêng của ai khác chứ không muốn từ bỏ ý riêng của mình / Có người từ bỏ được nhiều thứ nhưng lại không muốn từ bỏ hết mọi thứ / Có người từ bỏ được những cái lớn nhưng lại không muốn từ bỏ những cái nhỏ mọn / Có người từ bỏ được những lúc này nhưng lại không từ bỏ được ở những lúc khác!

38/ Từ bỏ là một nhân đức anh hùng, là nhân đức cần phải tập luyện mỗi ngày cả ngàn lần / Chúng ta cũng có cả ngàn lý do để nguỵ biện / Ngay bây giờ chúng ta thấy mình có cần từ bỏ thứ gì không? Một thói quen không tốt, một tật xấu, một tội lỗi hay bất cứ thứ gì không đúng với Tin Mừng, không thích hợp với tinh thần Kitô giáo, không đúng với cung cách của một người tín hữu, một người con cái Chúa / Chúng ta hãy tự quyết định đi!****

 

Bài 4: HÃY CHỌN PHẦN TỐT NHẤT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

39/ Bài Kinh Thánh cựu ước, ngôn sứ Giêrêmia đã loan báo giao ước mới / Cũng như những lời thư gởi tín hữu Do Thái nói về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá để bảo cho chúng ta biết: Đừng nhìn vào cái chết của Chúa Giêsu, không phải như một biến cố lịch sử, cũng không phải chỉ như một biến cố đau buồn đưa chúng ta tới tuyệt vọng.

40/ Cái chết của Chúa Giêsu là để đi vào vinh quang của Thiên Chúa Cha / Cái giá của việc Chúa Giêsu chịu treo lên thập giá để trở nên nguồn ơn cứu độ / Nhờ đó chúng ta được sống!

41/ Hạt giống hay mạng sống đều phải có con đường để đi / Hạt lúa phải biến đổi để trở thành cây lúa / Ý nghĩa của ẩn dụ này giúp chúng ta hiểu rằng: Ngài phải xuyên thủng bức tường chết chóc để mở lối cho chúng ta đi vào cõi hằng sống.

42/ Đây không phải là một quy luật cá biệt dành riêng cho Ngài mà nó đã trở thành một quy luật chung để áp dụng cho những ai muốn vào được nước trời đều phải bước theo Ngài!

43/ Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai càng cố giữ thì nó càng vô tác dụng và biến mất vì bản chất của nó là hư mất! Ai buông cái hư vô, cái hay hư nát ra thì sẽ chụp được thứ vĩnh cửu / Điều này đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn quyết liệt / Phải liều mạng để đánh đổi.

44/ Chúng ta hãy quan sát một diễn viên đu dây / Anh ta chuyển từ điểm này qua điểm kia bằng những cú phóng mình, rời bỏ chổ này để chụp lấy cái kia / Nếu chúng ta cứ ôm lấy cái hư nát thì chẳng bao giờ chúng ta có thể chụp lấy được cái trường sinh / Nó không quá khó như diễn viên đu dây nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ, phải rời bỏ, phải quyết định, phải lựa chọn cái nào tốt hơn!

45/ Chữ yêu và ghét ở đây: Chúng ta phải hiểu nó theo ý nghĩa của Kinh Thánh yêu là cố khư khư, ôm chặt, giữ lấy / Ghét là từ bỏ, là xem nhẹ, là không quá quan tâm, không coi nó là cứu cánh là cùng đích! Ghét là không bám lấy nó như mục đích tối thượng / Nếu không chấp nhận rời bỏ, đánh đổi thì sẽ mất luôn cơ hội.

46/ Đánh đổi ở đây là quy hướng cuộc sống hiện tại để lo cho cuộc sống tương lai / Là cuộc sống mới hạnh phúc mà Chúa Giêsu đã đem đến, chúng ta hãy nhìn mẫu gương đánh đổi này của Chúa Giêsu/ Nhìn vào cuộc đời của Chúa, ta thấy Chúa đánh đổi trọn vẹn / Trước hết Ngài từ bỏ mọi ưu đãi của một vị con Thiên chúa / Ngài sinh ra trong cảnh nghèo hèn thiếu thốn, lại còn bị đe doạ nhất / Ngài chọn một cuộc sống quá tầm thường quá khiêm hạ, Ngài chọn làm con của một thợ mộc nghèo hèn/ Ở một nơi Nazaret vô danh / Ở giai đoạn công khai, Ngài chọn một cuộc sống bấp bênh / Hai bàn tay trắng, Ngài làm bạn với những ngư phủ dốt nát / Ngài luôn bị công kích, bị khước từ, bị thách đố, bị chụp mũ / Cuối cùng trong tư thế đi tới vinh quang, Chúa đã chọn một cái cách đau thương, khổ nhục nhất trần gian.

47/ Chúa còn phải trải qua những giây phút giằng co của sự tự do tuyệt đối của Ngài / Sự tự do của chúng ta thường cũng có nhiều hạn chế / Nhưng đối với Chúa Giêsu, tự do của Ngài rất hoàn hảo / Ngài có thể từ chối với Chúa Cha con đường khổ nhục mà Chúa phải đi qua / Ngài có thể không chọn con đường thập giá / Ngài có thể sai Thiên Thần đến tiêu diệt bọn lý hình / có thể thâu hồi về tay Ngài tất cả những bất công, bạo tàn của toà án / Nhưng Chúa đã không làm như thế / Chúa đã không thay đổi ý kiến vào phút cuối.

48/ Những giằng co quyết liệt vào những phút cuối: “Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi con / Nhưng xin đừng theo ý con, mà chỉ theo ý Cha thôi!”.

49/ Tóm lại, Chúa Giêsu đã hoàn toàn từ bỏ / Từ bỏ cái tốt cho mình / Chúa chỉ chọn cái tốt theo ý Cha, cái tốt cho người khác mà thôi!

50/ Chúa chỉ muốn mình là một hạt lúa, sẽ trổ sinh vô số bông lúa vàng!

51/ Hiện tại, Chúa cho chúng ta tự do tìm hạnh phúc, hoan lạc ở đời này, chúng ta có quyền làm ra nhiều của cải, đông đảo con cháu hạnh phúc, giàu sang phú quý, vì điều đó phù hợp với lời chúc phúc của Thiên Chúa / nhưng Chúa bảo chúng ta cũng phải lo thu tích công nghiệp cho cuộc đời mai sau / Hơn nữa, Chúa căn dặn chúng ta chớ có đam mê của cải vật dục đến đỗi chỉ thờ tiền của mà không thờ Chúa / Vì nếu làm như thế là chúng ta đã thất hứa với Thiên Chúa.

52/ Chúa bảo: Hãy dùng của cải đời này để mua lấy nước trời mai sau / Xem ra chúng ta có thể chịu thiệt thòi đôi chút / Nhưng mai sau chúng ta được lời vô số kể / Mất rất ít, nhưng được lợi thật nhiều.

53/ Chúng ta hãy cùng nhau chọn phần tốt nhất!

 

Bài 5: Ý NGHĨA  VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁI CHẾT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

54/ Chết và sống không phải là 2 điều đối nghịch nhau mà là hỗ trợ cho nhau / mọi thứ chết đi dùng làm phân bón, chất bổ dưỡng cho cây / con người già chết đi, để lại kinh nghiệm sống, để lại của cải, đất đai, hoa màu cho thế hệ sau dùng nó mà sống / thức ăn phải tiêu hoá mới thành lương thực /cây nến phải bị chảy ra, bị đốt đi thì mới có ánh sáng bùng lên / hạt giống thối đi thì cây lúa mới mọc lên.

55/ Khi Chúa Yesus bước lên Thập Giá, khi đó mọi trục trặc vướng mắc trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người được tháo gỡ / Mối tương giao ấy sẽ được thông suốt / Nhờ thế mà ân sủng dồi dào của Thiên Chúa được chuyển thông cho loài người.

56/ Khi Chúa Yesus chết, Ngài được tôn vinh / Loài người cũng được tôn vinh nhờ cái chết của Chúa Yesus trên Thập Giá, nhờ vào sự thoả thuận của Chúa Cha và Chúa Yesus qua cái chết ấy

57/ Thập giá là một thách đố nghiệt ngã cho những ai muốn bước theo Chúa Kitô / Loài người khó hiểu tại sao cái chết của Chúa Kitô mà lại được tôn vinh / Họ chỉ được người khác cho biết: Cái chết đó là vì họ và cho họ

58/ Chết là gì?

1. Chết là gieo mình vào khoảng không vô tận.

2. Chết là gieo mình vào cánh tay của Thiên Chúa.

3. Chết như vị ân nhân đưa ta vào cõi vĩnh hằng.

4. Chết là nửa phần thú biến đi và nửa phần Thiên thần đang sống dậy.

59/ Mỗi hành vi khiêm tốn là một phần tính kiêu ngạo chết đi

+ Mỗi hành vi can đảm là một phần tính hèn nhát chết đi

+ Mỗi hành vi dịu dàng là một phần tính hung bạo chết đi

+ Mỗi hành vi yêu thương là một phần tính ích kỷ chết đi.

+ Con người tội lỗi dần chết đi thì con người đích thực giống Chúa dần dần sống mạnh.

60/ Chúa Yesus thật tội nghiệp, thật can đảm, thật đáng phục khi thổ lộ tâm sự một cách chân thành: “Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến”

61/ Chúa Yesus xao xuyến vì bị xử tử nhục nhã như thế / Ngài chẳng khác nào một võ sĩ vô địch mà phải nhận chỉ thị chịu thua một võ sĩ hạng thấp, không phải thua bằng tính điểm mà phải thua bằng bị “Knock out” nhục nhã.

62/ Ngài chết như thế thì kẻ thù rất hả hê còn các môn đệ thì quá hoang mang  sợ hãi .

63/ Thánh Maximilien KolBe: Một buổi sáng cuối tháng 7/1941 / tại trại tập trung Đức Quốc xã Oswiccim / có một người tù vượt ngục / lập tức 10 tù nhân khác bị xử tử thay vào / Các tù nhân được chỉ định, đang run rẩy bước ra / Họ khiếp đảm, đứng không vững, không ai dám kêu la / Chỉ trừ có một người kêu ré lên: “Ôi vợ và các con tôi” / Hàng trăm tù nhân đang xếp hàng im thin thít, họ hú hồn vì chưa trúng tên mình / Bổng từ dãy tù nhân bên trái, một người gầy guộc rời hàng bước về phía viên trưởng trại / mọi người nín thở, chuyện chưa từng xảy ra / Viên trưởng trại đặt tay lên súng, quát – Anh muốn gì? – Tôi muốn chết thay cho một người trong bọn họ / sau mấy câu trả lời gượng gạo / Vị trưởng trại chấp thuận cho anh chết thay cho kẻ có vợ con đang chờ đợi ở nhà / Đó là Maximilien KolBe, Linh mục công giáo / Cha được ĐGH Gioan Paulô II phong thánh ngày 10/10/1982.

64/ Không có khổ đau làm gì có hạnh phúc? Chết là tiến vào vinh quang .

65/ “Có mấy người Hylạp muốn tìm gặp Chúa” đây là dấu chỉ báo trước sự lên đường của dân ngoại, của muôn dân sẽ đến gặp Đức Kitô sau này / Dấu chỉ ơn cứu độ sẽ được ban tặng cho mọi người.

66/ Có sự chết mới có sự sống, có khổ đau mới có hạnh phúc / đời người luôn luôn biến đổi / theo chiều hướng tiến hóa , nó  không tiến lên theo đường thẳng nhưng có tiến có lùi / giống như cưa cây / giống như đóng đinh / hành động nhất búa lên cũng quan trọng như hành động đập búa xuống.

67/ Người bán hàng luôn phải mua vào bán ra / thu tiền nhiều thì có tiền lời nhiều. Nếu không bỏ tiền ra đầu tư mà cứ khư khư ôm tiền thì làm sao gia tăng số tiền lên được / có khi đồng tiền bị mất giá, phải đổi tiền, phải bỏ đi vì mất giá trị .

68/ Tiền thu vào thì vui, còn cho ra thì buồn.

+ Búa không nhấc lên thì làm sao đập búa xuống?

+ Nếu không mua hàng vào thì lấy gì để bán ra.

+ Đời người phải có tiến, có lùi, lùi 1 bước để tiến 2 bước .

  Đời người ai cũng muốn sướng mà không chịu khổ, muốn hưởng thụ mà không chịu làm / Ai càng bỏ ra nhiều thì càng thu vào nhiều / Càng khổ đau nhiều thì càng hạnh phúc nhiều / muốn được tôn vinh thì phải sống hèn mọn / Muốn có tiền giúp kẻ khác nhiều thì phải làm việc nhiều hơn / những người kém hiểu biết sẽ không nhận ra điều này!

69/ Chết là điều kiện để được sống / đau khổ là điều kiện để được hạnh phúc / những vất vả của cha mẹ là những yên vui ấm no của con cháu / Đất nước có hòa bình là do sự hy sinh xương máu của các chiến sĩ xả thân bảo vệ quê hương / học sinh thi đậu là hiệu quả do cặm cụi thức khuya  để học bài vở / Gia đình nghèo đói, vợ con khốn khổ là do người chồng bài bạc, rượu chè, đàng điếm…..

70/ Ai không chết đi cho những tội lỗi của mình thì không thể tìm được sự sống vinh quang, vĩnh cửu nơi Thiên Chúa!****

 

TÓM Ý

1/ Tại sao người quản lý khách sạn lại được thưởng công? Vì anh không nỡ để cho cặp vợ chồng già phải ra đi tìm phòng giữa một đêm mưa gió bão bùng vào lúc 1 giờ sáng. Anh đã nhường những tiện nghi mà anh đang có, vì anh biết hy sinh cho người khác đúng lúc.

2/ Hạt giống chịu mục nát đi, mang lại kết quả nào? Hạt giống được gieo xuống lòng đất, chịu mục nát đi để sinh nhiều hoa trái.

3/ Kết quả từ những hy sinh gian khổ đã mang lại điều gì? Hạt giống phải mục nát đi trước khi nảy mầm và đơm bông kết trái. Chúa cho ta biết rằng nếu những hy sinh gian khổ mà ta làm vì lòng yêu mến Chúa và yêu thương người đồng loại rồi sẽ mang lại kết quả lớn lao, cũng như Chúa Yesus đã chịu chết khổ nhục để mang lại cho chúng ta sự phục sinh vinh quang.

4/ Mùa chay sắp kết thúc, chúng ta cần làm nhanh điều gì? Chúng ta cần chôn vùi bản thân tội lỗi, từ bỏ chính mình vì Chúa và vì anh em. Nếu chúng ta cùng chết với Chúa, chúng ta sẽ cùng Người phục sinh vinh quang.

5/ Cách Chúa Yesus vâng phục: Mặc dù Chúa Yesus luôn vâng phục Thánh ý Chúa Cha nhưng Ngài vẫn luôn yêu quý mạng sống của mình, Chúa vẫn muốn được sống, vẫn muốn thoát  khỏi những khổ đau và cái chết, Nhưng vì yêu thương chúng ta nên Chúa vui lòng chấp nhận đi theo con đường khổ nạn để cứu chúng ta.

6/ Cách chúng ta đón nhận đau khổ: Có thể chúng ta chưa biết ý nghiã của sự đau khổ, chưa sẵn sàng chịu nên mới buồn,  mới khóc. Nhưng chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận chén đắng, tuy không thể coi chén đắng là chén ngọt nhưng chúng ta phải sẵn sàng chấp  nhận vì lòng yêu Chúa chứ không phải vì ta thích chịu đau khổ.

7/ Thiên Chúa đã ban điều gì quý nhất cho chúng ta? Sự sống là quà tặng quý nhất mà Chúa ban cho chúng ta. Ai trên đời này cũng phải chịu khổ đau bệnh tật nhưng ít ai muốn chết, ai cũng muốn sống lâu. Chúa là đấng tạo ra sự sống nhưng Chúa lại muốn biến mình thành hạt lúa vàng để phát sinh ra sự sống cho loài người chúng ta.

8/ Cái đích mà Chúa Yesus muốn nhắm tới là gì? Điều Chúa Yesus muốn không phải là sự chết nhưng là Ngài muốn thực hiện Thánh ý Chúa Cha. Cái chết không phải là cùng đích của Chúa nhưng là vinh quang Thiên Chúa và ơn cứu độ cho con người. Điều Chúa Yesus mong đợi không phải là cái chết nhưng là giờ mà Chúa sẽ hoàn tất sứ mạng.

9/ Chúa Yesus khẳng định điều gì? Chúa mời gọi mọi người cùng hướng về cây thập giá vì thế Chúa mới nói: Phần Ta, khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người lên với ta (Yn 12,32) Chúa muốn chúng ta cùng được hưởng hạnh phúc với Ngài.

10/ Tâm sự của hai hạt giống: Hạt thứ nhất muốn mọc lên, muốn cắm rễ sâu vào lòng đất, muốn vươn lên bằng những chồi non, muốn nhận hơi ấm từ tia nắng, muốn hút những giọt sương mai và nó đã mọc lên xanh tốt. Hạt giống thứ hai thì run sợ, không muốn phiêu lưu mạo hiểm, nó lo sợ mọi thứ, sợ khó, sợ khổ, nó muốn nép mình vào trong lớp vỏ để đợi chờ cơ hội. Nhưng cơ hội ấy sẽ không đến sẽ không ưu đãi cho những kẻ nhát gan khép kín, kết cục nó sẽ chịu nát tan trong ruột của một chị gà mái và hoa trái là điều không bao giờ xảy ra với nó.

11/ Hạt giống mục nát theo lãnh vực cây cỏ: Muốn thu hoạch nhiều thóc lúa ta phải gieo hết hạt giống lúa xuống đất, muốn có rau xanh để ăn, ta cũng phải đổ hết hạt giống rau xuống vườn. Nếu cứ giữ khư khư hạt giống trong kho, ta chẳng có thóc cũng chẳng có rau. Hạt giống nếu nằm trơ trơ trên mặt đất thì chẳng lợi ích gì, nhưng nó phải được vùi lấp xuống đất để nó hút lấy nước, lấy phân thì mới mọc lên thành cây mới sinh nhiều hoa quả.

12/ Hạt giống mục nát theo nghĩa của con người: Mục nát là phải chịu vất vả khó nhọc, người nông dân muốn có mùa gặt bội thu, thì ông ta phải thức khuya dậy sớm, dầm mưa dãi nắng để cày bừa cấy lúa. Học sinh muốn đỗ đạt vinh quang thì phải từ bỏ những giờ vui chơi giải trí quá mức với bạn bè. Đêm đêm phải thức khuya để đèn sách, mục nát là phải chịu đớn đau với những từ bỏ: Bào thai phải từ bỏ lòng mẹ êm ấm để chịu sinh ra. Em bé phải từ bỏ cha mẹ để đến trường học. Em học sinh phải từ bỏ trường làng để ra tỉnh học đại học. Thanh niên thiếu nữ phải từ bỏ gia đình để ra đi cùng nhau xây tổ ấm.

13/ Đời con người là những chuỗi từ bỏ: Từ bỏ nào cũng gây đau đớn, nhưng nhờ những từ bỏ đó mà ta trưởng thành, nhờ biết từ bỏ đúng lúc mà cuộc đời ta tươi đẹp hơn.

14/ Mục nát theo nghĩa thiêng liêng : Có nghĩa là chết đi cho tội lỗi, từ bỏ chính bản thân, từ bỏ tính mê tật xấu, từ bỏ mọi ý riêng.

15/ Chết đi cho tội: Là dứt bỏ những đam mê theo dục vọng trái với luật Chúa , là quyết tâm lánh xa những gì, những người, những dịp, những nơi chốn có thể lôi kéo ta vào vòng tội lỗi. Những thứ đó như gắn chặt vào màu thịt ta, nếu dứt bỏ nó sẽ khiến ta vô cùng đau đớn, đó có thể là những mất mát to lớn. Thế nhưng nếu mất đi những thứ hiện tại, ta lại có những cái được lớn hơn trong tương lai.

16/ Hạt giống nảy mầm: Là kết hiệp mật thiết với Chúa, ta chỉ đến được với Chúa khi ta hy sinh ý riêng mình để làm theo ý Chúa. Từ bỏ ý riêng là một cuộc chiến khốc liệt, làm cho Chúa Yesus phải đổ mồ hôi máu. Chính nhờ từ bỏ ý riêng mà Chúa Yesus trở nên người con yêu dấu. Chính nhờ làm theo ý Chúa Yesu mà ta sinh được nhiều hoa trái.

17/ Ta sống như Chúa sống: Thánh Phaolô nói : Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà chính Chúa Yesus sống trong tôi. Ta chịu mất bản thân để được Chúa, ta chịu mất điều tầm thường để được cao cả, ta chịu mất trần gian để được phúc Thiên đàng.

18/ Ta thấy gì khi nhìn từ đồng lúa chín vàng? Đây là hiệu quả của những hạt giống chịu nát tan cách âm thầm, để sau đó trao cho chúng ta những cây lúa nặng trĩu hạt. Có bao điều tốt đẹp mà chúng ta được hưởng hôm nay mà không phải do sự hy sinh quên mình của những người đi trước, của các nhà nghiên cứu, của những người đi rao giảng, của những chiến sĩ đã nằm xuống vì quốc gia dân tộc.

19/ Ý nghĩa từ những cái chết: Đó có những người từng sống như những hạt lúa giống, để rồi từ cái chết của họ vọt lên nhiều sự sống khác cho tha nhân, cũng nhờ công lao của bao người mà hôm nay chúng ta được làm những hạt lúa.

20/ Đừng bảo thủ khi muốn làm một hạt lúa nguyên vẹn: Ta đừng tự khép mình trong những lớp vỏ nguyên vẹn, vô tích sự của mình, cái quý là ta dám ra đi đóng góp cho cánh đồng lúa của mình một cây lúa nhỏ. Chúng ta phải bỏ, phải chọn nhiều lần trong đời, chọn Chúa, chọn tha nhân, bỏ mình, bỏ ý riêng, chết cho mình, sống cho tha nhân cũng chính là sống cho Chúa để rồi chúng ta có thể đi từ cái tôi xấu xa, đến cái thánh thiện của Chúa./. ****

 Giuse Luca Trương Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 3877
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  2784
 Hôm qua:  13063
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11442112
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top