Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CHÚA NHẬT III PS B / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT III PS B

ĐỀ TÀI: CHÚA YESUS MỞ LÒNG SOI TRÍ CHO CÁC TÔNG ĐỒ.

 

TUNG HÔ TIN MỪNG: x. Lc 24,32

Halêluia. Halêluia. Lạy Chúa Giê-su, xin mở trí cho chúng con hiểu lời Kinh Thánh. Và khi Chúa phán dạy, xin đốt lòng chúng con cháy lửa nồng nàn . Halêluia

PHÚC ÂM:  Lc24, 35-48

“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

 35 Bấy giờ, hai môn đệ từ Emmaus trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. 36 Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em! "37 Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma.38 Nhưng Người nói: "Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực?39 Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây? "40 Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem.41 Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không? "42 Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng.43 Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. 44 Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm."45 Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh46 và Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại;47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Tham vọng của các Môn Đệ (1)

2/ Vì sao các Môn Đệ thất vọng (2)

3/ Vì sao chúng ta dễ nhận định sai lầm? (3)

4/ Mục đích Chúa Phục Sinh hiện ra là gì? (4)

5/ Các ông cảm thấy thế nào sau khi gặp được Chúa? (5)

6/ Muốn trở thành chứng nhân, ta cần làm gì? (6)

7/ Điều nào khó tin? (7)

8/ Vì sao Chúa Yesus cần tạo thêm niềm tin? (8)

9/ Vì sao 2 Môn Đệ Emmaus tin? (9)

10/ Quan niệm trần tục của chúng ta như thế nào về nước Chúa? (10)

11/ Con đường nào đưa Chúa Yesus đến vinh quang? (11)

12/ Muốn theo Chúa ta cần làm gì? (12)

13/ Đức tin khởi đầu từ đâu? (13)

14/ Những thắc mắc của thời đại hôm nay? (14)

15/ Chúng ta có cần một cơ may không? (15)

16/ Chúa Yesus nói gì với chúng ta? (16) + (17)

17/ Cách kiểm chứng niềm tin? (18)

18/ Nhờ đâu ta trở thành Ki-tô hữu? (19)

19/ Làm sao ta có được niềm tin? (20)

20/ Sự khó hiểu của biến cố Phục Sinh (21)

21/ Những điều khó tin (22)

22/ Hậu quả của tội (23)

23/ Tâm tình của kẻ yếu tin (24)

24/ Phản ứng của các Tông đồ vào ban đêm (25)

25/ Những lời Chúa quở trách (26)

26/Cách Chúa xua tan mối nghi ngờ (27)

27/ Vì sao Chúa Yesus muốn các ông tin? (28)

28/ Chúa Phục Sinh mang lại điều gì? (29)

29/ Chúa Yesus thực hiện lời hứa (30)

30/ Tin Mừng lớn nhất cho nhân loại (31)

31/ Lời trấn an của Chúa Yesus (31) ****

 

Bài 1: TỪ THẤT VỌNG ĐẾN HY VỌNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Sự thay đổi tình cảm của 2 môn đệ : Qua đoạn tin mừng chúng ta vừa nghe, chúng ta cũng nhận ra sự biến chuyển tình cảm của 2 môn đệ trên đường đi Emmaus. Tâm tình của các ông đi từ chỗ buồn, chán nản, thất vọng vì mất Chúa, đến chỗ phấn khởi, hăng hái khi được tiếp xúc thân mật với Chúa.

2/ Tham vọng của các môn đệ: Phần đông các môn đệ khi bước theo Chúa đều mang theo một ý đồ tham vọng vật chất trần tục. Nếu Chúa là Vua thì vương quốc của Ngài vừa rộng lớn vừa hùng mạnh vừa giàu sang. Còn các ông sẽ được giữ chức nọ, chức kia trong triều đình của Chúa. Mặc dù các ông có chút lòng yêu Chúa nhưng cũng không tránh khỏi tâm tình còn nặng mùi hám danh ,hám lợi .

3/ Ước mơ của các môn đệ đã tan thành mây khói,vì sao? Khi thấy Chúa Yesus bị bắt, bị treo trên thập giá thì ước mơ của các ông cũng tan thành mây khói. Các ông chán nản, thất vọng không biết phải sống làm sao , nên đành phải trở về với quê cũ, nghề xưa.

4/ Vì sao các môn đệ dễ nhận định sai lầm?: Cũng giống như hai môn đệ trên đường đi Emmaus chúng ta cũng quá tự tin, chúng ta có những nhận định tùy tiện cho nên dễ mắc phải sai lầm. Chúng ta cũng hay chán nản, buồn phiền vì chúng ta không tin Chúa, thiếu tin tưởng vào Chúa, mà chỉ để lòng mình vấn vương vào những lợi lộc trần thế.

5/ Những kết quả mang lại từ các việc tông đồ: Có hai thứ kết quả : Kết quả bên ngoài là những lợi ích trần thế; Kết quả bên trong là những lợi ích siêu nhiên. Nếu cứ chăm chăm vào những kết quả bên ngoài, chúng ta thường hứng chịu những đắng cay, thất vọng. Trái lại nếu chúng ta đặt tin tưởng vào Chúa và cố gắng hết mình, thì bao giờ chúng ta cũng sẽ lạc quan khi tin chắc rằng phần thưởng thiêng liêng lúc nào cũng có. Dù không có ngay hoặc không biểu hiện bằng hình thức rõ rệt bên ngoài.

6/ Mục đích của Chúa phục sinh hiện ra là gì? Cho dù các ông có thất vọng chán nản, thì Chúa vẫn yêu thương các ông, Chúa muốn sửa lại cái quan niệm sai lầm và Ngài muốn đem lại cho các ông niềm phấn khởi, hy vọng. Nên Chúa đã hiện ra, đã cùng đi với các ông và cắt nghĩa kinh thánh để mong các ông hiểu rằng : Nước Chúa không hiện diện ở trần gian và thập giá là chìa khóa đưa tới vinh quang.

7/ Sau khi gặp được Chúa các ông đã thấy gì? Khi được hầu chuyện với Chúa, lòng các ông bỗng tràn ngập niềm vui, rồi sau đó tại quán trọ, hai ông đã nhận ra Chúa lúc Ngài bẻ bánh. Các ông quá sung sướng nên hăng hái đứng dậy, hối hả trở về tìm gặp các tông đồ. Các ông không quản ngại đường xa, đêm tối, các ông không còn tính toán đến công việc làm ăn ở Emmaus nữa mà giờ đây các ông chỉ trông mong được đi loan báo tin mừng phục sinh : Thầy đã sống lại, chúng tôi đã thấy Thầy!

8/ Chúng ta cần có thứ gì nếu muốn trở thành chứng nhân? Ước gì ánh sáng đức tin cũng bùng lên trong lòng chúng ta, để nhờ đó chúng ta cũng sẽ trở thành chứng nhân cho tin mừng phục sinh bằng chính đời sống đạo đức, thánh thiện, bác ái yêu thương của chúng ta.

9/ Điều gì khiến các ông ngạc nhiên khi gặp Chúa phục sinh?: Đang khi các tông đồ ở Yerusalem nghe hai môn đệ từ Emmaus trở về, họ đang say sưa kể lại cuộc gặp gỡ Đức Ki-tô phục sinh, thì bỗng chốc Chúa Yesus hiện ra giữa họ. Vì quá bất ngờ nên các ông đã sững sờ kinh ngạc đến nỗi tưởng mình gặp một hồn ma nào đó. Khi ấy Chúa Yesus mới ân cần giúp họ nhận biết mình, Chúa trò chuyện và khuyến khích họ sờ vào tay-chân Chúa để cho họ khỏi phải nghi ngờ nữa.

10/ Chúa Yesus đã làm gì thêm để các ông tin?: Dù vậy các ông vẫn còn sợ, Chúa Yesus lại tạo ra một bằng chứng khác là cùng ăn, cùng uống trước mặt họ. Hồn ma thì chỉ có thể tạo ra ảo giác, chứ không thể ăn uống như người thật, các tông đồ đến lúc đó nhìn quanh thấy ai cũng tin nên các ông mới hết ngờ vực.

11/ Chúa đã làm gì để hai môn đệ đi Emmaus tin? Chúa đã mở trí cho họ hiểu kinh thánh. Bấy lâu nay, Chúa đã dùng nhiều lần, nhiều cách để dạy cho họ hiểu những lời tiên tri ,Thánh Vịnh. Chúa cũng tỏ ý cho họ biết Ngài là Đấng Messia, Ngài sẽ phải chịu đau khổ và chết, nhưng họ nào có hiểu cho đâu?

12/ Chúng ta đã hiểu thế nào về Nước Chúa? Phần chúng ta cũng giống như Do Thái ngày xưa: Chúng ta vẫn quan niệm Giáo hội như là một cơ chế quyền lực do Chúa thiết lập. Giáo hội phải thành công trong mọi lĩnh vực. Đã có biết bao lần chúng ta cũng đòi hỏi cuộc sống thiêng liêng và các hoạt động tông đồ của mình phải thành công tốt đẹp. Chúng ta không thể nào chấp nhận chương trình làm việc quá lâu dài của Thiên Chúa.

13/ Con đường nào đưa Chúa Yesus đến với vinh quang?: Trước đây Chúa Yesus đã mở lòng trí cho các tông đồ khiến cho họ hiểu được con đường nào sẽ đưa họ đến vinh quang Nước trời. Thực tế con đường của Chúa không đi đôi với vẻ hào nhoáng hay những thành công sáng chói ở đời. Nhưng đó là con đường với biết bao nghịch lý mà Chúa Yesus đã dạy  họ trong 8 mối phúc thật. Chúa cũng ban cho chúng ta một số thành quả với điều kiện là chúng ta phải dùng nó để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho anh em.

14/ Muốn theo Chúa, chúng ta cần phải làm gì?: Một điều kiện bất di bất dịch mà những ai tin Chúa đều phải tuân theo đó là hãy chấp nhận gian khổ. Hãy vác lấy thập giá trên vai nếu như chúng ta muốn trở thành môn đệ Chúa. Nếu như chúng ta muốn được chia sẻ phần vinh quang phục sinh với Ngài. ****

 

Bài 2: SỰ THỬ THÁCH TRONG ĐỨC TIN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

15/ Vào thời Chúa Yesus, những kẻ cứng lòng tin đã làm gì?: Nhiều người đã nhìn thấy Chúa tận mắt, đã nghe Chúa nói, đã thấy những việc lạ Ngài làm nhưng cũng chính những người đó không tin Ngài. Họ không chịu nhận Ngài là Đấng cứu độ, trái lại họ còn đả đảo, trao nộp và giết đi (Cv3,13,14,15)

16/ Đức tin đi từ ngạc nhiên đến nghi ngờ: Sau khi phục sinh, Chúa Yesus đã nhiều lần hiện ra với các môn đệ, và khi những biến cố phục sinh xảy ra, thì không phải các ông vui mừng và phấn khởi ngay đâu, nhưng đúng là các ông đi từ ngạc nhiên đến nghi ngờ. Thánh Luca đã viết rằng: Họ tưởng là trông thấy ma! (Lc 24,37). Phải có những cử chỉ đầy thuyết phục của Chúa thì các ông mới tin: Hãy nhìn xem tay-chân Thầy, hãy sờ xem, như vậy vẫn chưa đủ, Ngài còn ăn thêm một miếng cá nướng trước mặt các ông.

17/ Những thắc mắc nghi ngờ ở mọi thời là gì?: Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi có nhiều Ki-tô hữu thuộc mọi thời đại, ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, họ đã muốn chối bỏ Chúa Ki-tô, hoặc là âm thầm nghi ngờ. Họ tự đặt ra những câu hỏi: Đức tin của tôi dựa trên cái gì?, Tôi có đủ lý lẽ để mà tin chăng? Tôi có lầm đường không?. Có lẽ hiện giờ cũng có những người vẫn còn có những thắc mắc kiểu này.

18/ Chúng ta vẫn ước ao có một cơ may: Giả như trong những giờ phút tối tăm nhất đó, chúng ta cũng có được những dấu chỉ rõ rệt như những điều mà các môn  đệ xưa kia có được là: Trông thấy Chúa và được sờ vào Ngài, nghe Ngài nói, thấy Ngài ăn cá nướng. Thì có lẽ sự việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Chúng ta cũng đừng nên đòi hỏi và chờ đợi vô ích bởi vì điều chúng ta có được ở thời đại chúng ta hôm nay đó là máu các tông đồ, máu các thừa sai , Máu các tiền nhân đã đổ ra để minh chứng cho niềm tin này, những thứ đó không phải là những cơ may hay sao?

19/ Chúa Yesus đã nói gì với chúng ta? Chúa Yesus đã nói với Phê-rô và các tông đồ: hãy xem tay-chân Thầy. Nhưng đến lượt chúng ta thì Ngài lại nói: Các con hãy nhìn các môn đệ của Thầy. Hãy lấy cuốn lịch sử công vụ coi họ đã sống như thế nào? Sau đó các con hãy đón nhận những chứng tá của họ. Các con hãy tin lời họ bởi vì:Thầy đã làm cho họ trở nên những sứ giả của Thầy.

20/ Chúa Yesus còn dạy thêm điều gì nữa? Chúa Yesus cũng đang nói với chúng ta: Hãy nhìn xem các tín hữu chung quanh các con, hãy nhìn xem giáo hội của Thầy. Hãy nhìn xem những kẻ đang tin vào Thầy. Hãy nhìn xem những con người đang gắn bó với Thầy tận đáy lòng họ. Hãy nhìn xem cách sống của họ. Hãy giao tiếp với họ, hãy kiểm chứng niềm tin của họ. Khi gặp được những tín hữu chân chính các con sẽ được lôi cuốn vào niềm tin của họ. Đức tin của họ sẽ lôi cuốn đức tin của con.

21/ Cách kiểm chứng đức tin của chúng ta: Thánh Yoan đã khẳng định và cho chúng ta lời khuyên này: Đây là cách chúng ta biết được là mình có tin vào Ngài không, đó là cách chúng ta tuân giữ các giới răn của Ngài.

22/ Nhờ đâu mà chúng ta trở thành Ki-tô hữu: Chính nhờ dám sống như Chúa Ki-tô mà chúng ta trở thành Ki-tô hữu. Chính nhờ quyết tâm làm cho cuộc sống của mình thích hợp với những đòi hỏi của Tin mừng mà chúng ta trở thành chứng nhân sự thật của những gì Chúa Yesus dạy. Chính nhờ chúng ta bước theo con đường Phúc Âm mà chúng ta gặp được Đức Ki-tô,     sống tin mừng là tin vào Chúa Ki-tô.

23/ Làm thế nào để có được niềm tin?: Tin là một Hồng Ân, một ơn ban nhưng không nhưng cũng là một cuộc chiến đấu với chính bản thân mình. Một sự cố gắng tìm kiếm Chúa mỗi ngày. Người nào không ngừng tìm kiếm , không ngừng thao thức trong niềm tin cho dù đức tin có mỏng dòn, người đó sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và yêu thương, bởi vì ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cữa thì sẽ mở cho, Chúa đang chờ đợi chúng ta hết thảy.

24/ Một thực tại khó chấp nhận: Ký sự của Thánh Luca về lần Chúa Yesus hiện ra trong phòng tiệc ly. Ký sự ấy nhấn mạnh đến sự việc các môn đệ nhận ra Người đang sống mà các ông cứ tưởng Ngài mãi mãi khuất bóng. Các ông cứ tưởng như lẽ thường tình là xác Chúa sẽ nằm yên trong mộ. Vậy mà Chúa cho các ông thấy Ngài đang sống khi Chúa khẳng định: Chính là Ta đây! Sự kiện này quá bất ngờ, quá vĩ đại, nên trong phút chốc các ông chưa thể chấp nhận được những đều đang xảy ra trước mắt. Vì thế Chúa đã phải đưa  ra các bằng chứng về nhân dạng của Người, Chúa muốn các ông chạm tay , nhìn những vết sẹo và cho các ông thấy Ngài ăn trước mắt các ông.

25/ Một biến cố phục sinh: Đoạn Phúc Âm như một liều thuốc kích thích mạnh, cho thấy các Tông đồ đang sống trong sự kiện Phục Sinh, coi đó như một biến cố đang xảy đến cho Chúa Yesus, chứ không phải là một kinh nghiệm tôn giáo đơn giản. Vì sự sống lại của một con người mang tính cách phi thường nên nó đang nằm ngoài vòng kiểm soát của khoa học và với khả năng hiểu biết hạn hẹp của con người. Ở đây cho thấy Phục Sinh như là một sự kiện đã gây nên một niềm xác tín vững mạnh xảy ra ở tập thể của một nhóm người. Người ta có thể trích dẫn một câu trong Sách Công Vụ đó là: Sau cuộc thương khó, chịu tử nạn, Người cho họ thấy Người vẫn sống với nhiều bằng chứng rành rành (Cv1,3)

26/ Vì mừng quá nên khó tin: Chúng ta thấy thích thú khi nhận thấy rằng: Ngay cả với các môn đệ thì việc tin vào sự sống lại không phải là việc dễ làm. Tâm trí của một con người vẫn biết rằng : Chết là hết. Nên tâm trí của con người đương thời khó mà chấp nhận một người chết có thể sống lại. Chỉ cần thêm một chút tưởng tượng thôi thì sự phục sinh chỉ là một huyền thoại đối với những con người có đầu óc ít biết suy xét.

27/ Điều gì gây khó khăn cho chúng ta?: Ở đây chúng ta đang đứng trước thử thách về Đức Tin. Vì chính đời sống Ki-tô hữu được xây nền móng trên niềm tin về Chúa phục sinh, nên ta cần gạt hết mọi thứ tưởng tượng ra khỏi tâm trí ta. Chúng ta chỉ cần tin một cách đơn sơ rằng: Chúa Yesus từng bị đóng đinh chết, giờ đang sống, dù nếp sống có thay đổi nhưng Chúa Yesus vẫn đích thực là Người vừa có nhân tính ,vừa có thiên tính , bằng với sự phục sinh , Người đã đóng dấu ấn hoàn tất chương trình cứu độ của Người.****

 

Bài 3: THẦY ĐÃ THẮNG THẾ GIAN

28/ Hậu quả của tội lỗi: Tội lỗi làm cho con người mất quân bình, dễ sinh ra lầm đường, lạc lối. Cho nên tội lỗi thường xô đẩy con người từ chỗ có thể làm Thiên thần đến chỗ có thể làm giống cầm thú. Vì lẽ con người gồm 2 thành phần hỗn hợp đó là: nhục thể và lý trí hợp nhất. Tội lỗi cũng khiến cho nhục thể và lý trí hỗn loạn, làm cho con người mất quân bình, mất sự hoàn chỉnh giữa nhục thể và lý trí.

29/ Đức Ki-tô phục sinh mang lại điều gì?: Đức Ki-tô phục sinh mang lại sự hoàn chỉnh cho con người. Chúa Yesus vừa có tính chất siêu nhân thần kỳ, vừa mang một xác phàm cụ thể. Trong Chúa Yesus không có tội lỗi mà chỉ có một nhân vị thành toàn và bản chất chính trực. Niềm tin vào Chúa Ki-tô phục sinh là một sức mạnh thiêng liêng, nó giúp con người loại bỏ tội lỗi và trở nên một con người thành toàn nhờ Thánh linh mà Chúa Ki-tô phục sinh mang tới.

30/ Tâm tình của một kẻ thiếu lòng tin: Kẻ thiếu tin dễ hoài nghi và luôn lo sợ, người thiếu tin luôn yếu bóng vía khi đi vào ban đêm. Lúc nào cũng sợ và cái gì cũng làm cho họ sợ. Họ luôn tưởng chừng như bóng ma xuất hiện / sợ hãi bóng tối là đặc tính của trẻ con . Lòng gan dạ, luôn thắng vượt sự sợ hãi, đó là dấu hiệu của sự khôn lớn ,trưởng thành .

31/ Những giây phút đen tối của các tông đồ: Các tông đồ ngày xưa cũng không tránh khỏi những giây phút đen tối trong sợ hãi. Ngay cả khi Chúa phục sinh hiện đến với các ông. Các ông cũng hoảng hốt tưởng Thầy mình là bóng ma, ngay buổi tối phục sinh khi các ông ở trong phòng đóng kín, bất ngờ Chúa hiện đến đứng giữa các ông, các ông cũng hoảng hốt tưởng mình thấy ma, vì các ông chưa tin Chúa sống lại.

32/ Phản ứng của các tông đồ vào ban đêm: Các ông cũng từng có phản ứng vào một đêm trước kia, khi đang ở trên thuyền gặp gió ngược ngoài khơi, các ông thấy một bóng người đi trên mặt nước bèn kêu rú lên : Ma kìa!. Nhưng đã được Chúa Yesus trấn an ngay: Thầy đây , đừng sợ (Mc 6,47-50)

33/ Ý nghĩa của 2 câu chuyện: Chúng ta có thể đặt 2 câu chuyện này lại gần nhau: Để nhìn thấy Chúa Yesus hiện ra trên biển cả đầy sóng gió -> Ngài muốn mạc khải sự phục sinh bằng thiên tính của Ngài. Nhưng hôm nay khi hiện ra với các tông đồ trong thân xác phục sinh của Ngài. Chúa muốn đem lại cho họ niềm vui phấn khởi và đầy tin tưởng trong cuộc đời đầy sóng gió này.

34/ Lời Chúa quở trách các tông đồ: Tại sao các con lại hoảng hốt và nghi ngờ? Lời quở trách này nhắc chúng ta nhớ lại lời quở trách tương tự khi các tông đồ đi chung thuyền với Chúa Yesus mà gặp bão táp (Mt 8,26). Hôm ấy các tông đồ vất vả chèo chống còn Chúa Yesus thì nằm ngủ ở mạn thuyền, các ông đánh thức Chúa dậy vì sợ chìm thuyền. Chúa Yesus cũng đã quở trách các ông giống như hôm nay.

35/ Một chuyện khó có thể tưởng tượng: Các tông đồ không thể nào tưởng tượng được khi một người mới bị giết chết, mới an táng trong mồ mấy ngày trước đây, mà bây giờ lại đang đứng sờ sờ trước mặt các ông, Các ông cứ tưởng là mơ, là bóng ma hiện về chứ không thể nào là Chúa Yesus được. Vì vậy Chúa bảo các ông hãy sờ vào thân xác của Chúa và quan sát các thương tích của Chúa để biết rõ đây không phải là ma.

36/ Chúa Yesus đã làm gì để xua tan mọi nghi ngờ: Chúa muốn các ông tin hoàn toàn và dứt khoát, nên Ngài còn ăn một miếng cá nướng trước mặt các ông để các ông thấy: Đây là thân xác đã sống lại thật chứ không phải là hồn thiêng hiện về.

37/ Ý muốn thật sự của Chúa Yesus là gì?: Chúa muốn cho các ông thấy những sự thật trước mắt để xua tan hết mọi mối nghi ngờ. Và rồi đây các tông đồ sẽ là những chứng nhân tai mắt, các ông còn là những người phải đi công bố tin mừng phục sinh cho những người không được diễm phúc chứng kiến, để mọi người cùng tin rằng Chúa Ki-tô đã sống lại thật như những gì trong kinh thánh đã báo trước.

38/ Chúa Ki-tô phục sinh mang lại điều gì?: Chúa Ki-tô mang cho các ông niềm tin và niềm vui. Lòng tin của các ông trước đây đã bị lung lạc vì thấy Chúa Yesus chết đau đớn, tủi nhục trên thập giá, nay các ông tìm thấy lại được niềm tin. Vì thấy Chúa sống lại trong vinh quang, các ông buồn vì  mất Thầy nay vui mừng vì được gặp lại Thầy trong thân xác phục sinh .

39/ Chúa Yesus đã hứa với các môn đệ điều gì?: Niềm vui đó từ nay sẽ không bao giờ mất vì Chúa Yesus sẽ không bỏ rơi các môn đệ như lời Ngài đã hứa: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. Cho dù sau đó Chúa lên trời, cho dù các ông không còn thấy Ngài nữa, cho dù phải mỗi người mỗi nơi, cho dù gặp trăm ngàn khó khăn thử thách, các ông vẫn vững tin vào Chúa phục sinh.

40/ Ý nghĩa của Chúa phục sinh: Chúng ta vẫn tin rằng : Chúa Ki-tô phục sinh sẽ không còn chết nữa. Ngài là Đấng hằng sống, Ngài không còn bị cách trở bởi không gian hay thời gian. Nói khác đi, Chúa vẫn hiện diện với chúng ta nơi bí tích thánh thể cho đến tận thế để ban sự sống cho chúng ta vì chúng ta là con của Chúa, để chúng ta luôn an vui và trở thành chứng nhân cho tin mừng.

41/ Tin mừng nào lớn nhất cho nhân loại?: Ki-tô giáo là niềm vui và hy vọng, Chúa Yesus phục sinh là tin mừng lớn nhất cho nhân loại. Còn chúng ta dù đôi khi chúng ta phải chịu nhiều thử thách, dù đôi khi mang bộ mặt u sầu, thiểu não. Nhưng chúng ta vẫn luôn là chứng nhân của tin mừng phục sinh.

42/ Những lời Chúa Yesus quở trách: Có hai điều Chúa Yesus thường quở trách các tông đồ : Sự sợ hãi và sự buồn chán. Đừng sợ, hãy tin. Vì sao sợ hỡi những kẻ yếu tin!. Thầy đây, đừng sợ. Maria, tại sao lại khóc, bà tìm ai? Dọc đường hai ông nói những gì mà buồn bã thế? Hỡi những kẻ ngu dốt và chậm tin.

43/ Lời nào Chúa Yesus đã nói khiến cho chúng ta yên tâm?: người Ki-tô hữu sống đạo phải đầy niềm vui, niềm vui chân thật xuất phát từ một tâm hồn tin Chúa phục sinh. Khi chúng ta tin vào sự hiện diện của Chúa phục sinh trong từng biến cố cuộc đời thì chúng ta cũng hiểu được lời Chúa Yesus nói cách quả quyết : Chúng con đừng sợ vì thầy đã thắng thế gia”.****

 

TÓM Ý

1/ Vì sao các môn đệ thất vọng?: Phần đông các môn đệ khi bước theo Chúa đều mang theo ý đồ, tham vọng vật chất trần tục. Nếu Chúa là vị vua đầy quyền năng thì vương quốc của Ngài sẽ rộng lớn, hùng mạnh, giàu sang. Các ông sẽ được giữ những chức vụ trọng yếu trong triều đình của Chúa,nên cho dù các ông có yêu Chúa thì lòng các ông cũng nặng mùi xôi thịt.

2/ Vì sao các môn đệ thất vọng?: Ước mơ của các môn đệ đã tan thành mây khói khi thấy Chúa Yesus bị bắt, bị giết. Nên ước mơ đã tan thành mây khói nên thôi đành về quê vậy.

3/ Vì sao chúng ta dễ nhận định sai lầm?: Chúng ta vì quá tự tin, nên dễ có những nhận định tùy tiện. Một khi chúng ta không còn vững tin vào Chúa thì sinh chán nản, buồn phiền khi các mối lợi lộc trần thế không còn được như ý.*

4/ Mục đích của Chúa phục sinh hiện ra là gì? Cho dù các ông có chán nản, thất vọng, bỏ Chúa, thì Chúa vẫn luôn yêu thương các ông . Chúa muốn sửa sai quan niệm sai lầm của các ông. Nên Chúa cắt nghĩa kinh thánh để các ông hiểu rằng: Nước Chúa không hiện diện ở trần gian và thập giá sẽ đưa tới vinh quang.

5/ Các ông đã thấy gì sau khi gặp được Chúa?: Khi được gặp, được trò chuyện với Chúa, lòng các ông phấn khởi vui tươi. Sau đó các ông đã nhận ra Chúa lúc bẻ bánh, lòng các ông tràn trề hy vọng.

6/ Muốn trở thành chứng nhân, ta cần làm gì?: Chúng ta cần Chúa Yesus ban cho chúng ta ánh sáng đức tin, để chúng ta trở thành chứng nhân cho tin mừng phục sinh bằng cách sống bác ái-yêu thương.

7/ Điều nào khó tin?: Vì các ông đang hoang mang sợ hãi, lúc thì vui mừng hy vọng vì nghe 2 môn đệ đi về từ Emmaus thuật lại câu chuyện. Đang khi đó thì Chúa hiện ra , nên các ông quá kinh ngạc, sững sờ nên cứ tưởng là một hồn ma nào đó hiện hình. Các ông không thể nào ngờ một con người chết rồi mà còn có thể sống lại.

8/ Chúa Yesus cần tạo thêm niềm tin: Vì biết các ông đang vẫn rất sợ nên Chúa phải tạo thêm nhiều bằng chứng khác như là : Cùng ăn, cùng uống, cho sờ vào thân xác Chúa. Quan sát các vết thương nơi thân thể Chúa.

9/ Vì sao 2 môn đệ đi Emmaus tin?: Chúa đã mở trí cho họ hiểu kinh thánh. Bấy lâu nay Chúa cũng đã dùng nhiều cách để giúp cho họ hiểu những lời tiên tri và Thánh Vịnh, Ngài cũng muốn họ hiểu Đấng Messia phải chịu nhiều đau khổ phải chết và Phục sinh .

10/ Quan niệm trần tục của chúng ta về Nước Chúa: Chúng ta cũng có quan niệm như người Do Thái ngày xưa ,nên thường coi Giáo hội Chúa như một cơ chế quyền lực do Chúa Yesus thiết lập ,vì thế phải thành công trong mọi lĩnh vực. Nên đòi hỏi những hoạt động tông đồ phải thành công tốt đẹp và không hài lòng với chương trình lâu dài của Chúa.

11/ Con đường nào đưa Chúa Yesus đến vinh quang? Trước đây Chúa Yesus mở lòng trí cho các tông đồ hiểu con đường nào sẽ đưa Chúa Yesu đến vinh quang. Nhưng thực tế là con đường ấy với biết bao nghịch lý mà Chúa Yesus đã dạy trong 8 mối phúc thật.

12/ Muốn theo Chúa, ta cần làm gì?: Điều kiện để bất cứ ai muốn đi theo Chúa đó là chấp nhận gian khổ, vác thập giá nếu như ta muốn trở thành môn đệ Chúa.

13/ Đức tin khởi đầu từ sự ghi ngờ: Sau khi sống lại, Chúa Yesus đã nhiều lần hiện ra với các tông đồ và khi những biến cố phục sinh xảy ra thì không phải các ông vui mừng phấn khởi chấp nhận ngay đâu. Nhưng các ông đi từ ngạc nhiên đến nghi ngờ. Thánh Luca viết rằng: Họ tưởng là trông thấy ma (Lc 24,37).

14/ Những thắc mắc của thời đại  hôm nay: Đã có rất nhiều Ki-tô hữu thuộc mọi thời đại, ở vào các hoàn cảnh khác nhau, họ âm thầm nghi ngờ. Họ muốn chối bỏ Chúa. Họ vẫn tự hỏi: Đức Tin của tôi dựa trên điều gì?. Tôi có đủ lý lẽ để mà tin không? Tôi có lầm đường không?

15/ Chúng ta có cần một cơ may không? Nếu như trong những giờ phút tối tăm nhất, ta cũng có được một dấu  chỉ rõ rệt như những gì mà các môn đệ ngày xưa có được đó là: Được thấy Chúa, được sờ vào Ngài, thì có lẽ những thắc mắc nghi ngờ sẽ dễ giải quyết hơn nhiều. Nhưng hôm nay chúng ta có được lời chứng của các tiền nhân, máu của các Ngài đã đổ ra để minh chứng cho điều này. Nên chúng ta cũng không cần phải đòi hỏi vô ích như thế. Nếu đã không tin thì cho dù thấy tận mắt như người Do Thái thì cũng chẳng giúp ích được gì.

16/ Chúa Yesus đã nói gì với chúng ta?: Chúa Yesus đã nói với Phê-rô và các tông đồ: Hãy xem tay-chân Thầy, nhưng đến lượt của chúng ta thì Chúa lại nói : Các con hãy nhìn vào các môn đệ của Thầy, hãy đọc lại lịch sử coi họ đã sống như thế nào? Sau đó các con hãy đón nhận những lời chứng của họ. Bởi vì họ là sứ giả của Thầy.

17/ Chúa Yesus còn nói gì thêm?: Hãy nhìn xem các tín hữu chung quanh con, hãy nhìn xem giáo hội của Thầy, hãy nhìn xem cách sống của họ và họ đang gắn bó với Thầy tận đáy lòng họ. Và đức tin của họ sẽ lôi cuốn đức tin của con.

18/ Cách kiểm chứng niềm tin: Thánh Yoan đã khẳng định và cho chúng ta lời khuyên : Đây là cách chúng ta biết được là mình có tin vào Ngài hay không?, đó là hãy nhìn cách chúng ta tuân giữ các giới răn của Chúa.

19/ Nhờ đâu ta trở thành Ki-tô hữu?: Nhờ ta dám sống như Chúa Ki-tô đã sống, nhờ ta quyết tâm sống đúng với những đòi hỏi của tin mừng. Nhờ chúng ta dám bước theo con đường Phúc âm mà chúng ta gặp được nơi Đức Ki-tô, sống tin mừng là tin vào Ngài.

20/ Làm sao ta có được niềm tin?: Tin là một Hồng Ân, một ơn ban nhưng không, nhưng cũng là một cuộc chiến đấu với chính bản thân  mình. Một sự cố gắng tìm kiếm Chúa mỗi ngày. Người nào luôn tìm kiếm Chúa, người đó sẽ gặp được Ngài.

21/ Biến cố Phục sinh khó thuyết phục: Đoạn Phúc Âm như  một liều thuốc kích thích mạnh cho thấy các tông đồ đang sống trong sự kiện phục sinh, cũng là một biến cố đang xảy đến với Chúa Yesus. Vì sự phục sinh mang tính cách phi thường, nên nó nằm ngoài tầm kiểm soát của khoa học so với khả năng hạn hẹp của con người. Ở đây cho thấy phục sinh là một sự kiện đã gây nên một niềm xác tín vững mạnh đang xảy ra ở một nhóm người: Người cho họ thấy Người vẫn sống với những bằng chứng rõ ràng (Cv 1,3).

22/ Dù có vui mừng nhưng cũng quá khó tin: Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: Ngay cả đối với các môn đệ thì việc tin vào Chúa sống lại không phải là điều dễ làm. Ai cũng biết rằng : Con người chết là hết. Nên thật khó chấp nhận khi cho rằng một con người chết có thể sống lại. Nếu chúng ta có chút đầu óc tưởng tượng thì dễ dàng cho rằng phục sinh là một huyền thoại. Ở đây chúng ta đang đứng trước một thử thách nghiêm trọng, bởi vì đời sống ki-tô hữu được xây dựng dựa trên niềm tin vào Chúa phục sinh. Nên chúng ta cần loại bỏ óc tưởng tượng qua một bên và chỉ giữ lại niềm tin cách đơn sơ rằng :Chúa Ki-tô từng bị đóng đinh, chết, nhưng giờ Ngài đang sống, cho dù nếp sống có thay đổi. Nhưng bằng sự  phục sinh, Ngài đã đóng dấu ấn lên sự hoàn tất ơn cứu độ của Ngài.

23/ Hậu quả của tội: Tội lỗi làm con người mất quân bình, dễ sinh ra lầm đường lạc lối. Nên tội lỗi vẫn thường xô đẩy con người từ chỗ có thể làm thiên thần đến chỗ trở nên một loài cầm thú. Tội lỗi khiến cho tâm trí trở nên hỗn loạn, mất quân bình, mất đi sự khôn ngoan của lý trí.

24/ Tâm tình của kẻ yếu tin: kẻ yếu tin luôn hoài nghi và lo sợ. Người yếu tin thì yếu cả bóng vía nên ít khi đi đâu vào ban đêm. Họ vẫn luôn tưởng tượng có bóng ma xuất hiện, sợ bóng tối là đặc tính của trẻ con. Lòng gan dạ là dấu hiệu của sự khôn lớn ,trưởng thành .

25/ Phản ứng của các tông đồ vào ban đêm: Các tông đồ cũng có phản ứng của một kẻ yếu bóng vía khi thấy Chúa Yesus đi trên mặt nước. Các ông hoảng hốt la lên : Ma kìa!. Nhưng đã được Chúa Yesus trấn an ngay: Thầy đây!, đừng sợ.

26/ Những lời Chúa Yesus quở trách: Tại sao các con lại hoảng hốt, nghi ngờ? Lời này nhắc chúng ta nhớ lại lời Chúa quở trách các ông khi đi chung thuyền với Chúa mà gặp bão táp (Mt 8,26), các ông đã đánh thức Chúa vì sợ chìm thuyền.

27/ Cách Chúa Yesus xua tan mối nghi ngờ: Chúa đã cho các ông quan sát thân thể Chúa với các vết thương, sau đó Chúa còn ăn  một miếng cá nướng trước mặt các ông để các ông thấy: Chúa đã sống lại thật chứ không phải là hồn thiêng hiện về.

28/ Vì sao Chúa muốn các ông tin?: Chúa muốn các ông thấy những sự thật giúp xua tan mọi nghi ngờ, rồi đây các ông sẽ là những chứng nhân. Các ông còn phải đi loan báo tin mừng để mọi người có thể tin Chúa Yesus phục sinh như kinh thánh đã báo trước.

29/ Chúa Ki-tô phục sinh mang lại điều gì?: Đức Ki-tô phục sinh mang lại niềm tin và niềm vui. Trước đây niềm tin của các ông bị lung lạc vì thấy Chúa chết trong đau đớn tủi nhục. Nay các ông tìm thấy lại niềm tin vì thấy Chúa sống lại trong vinh quang. Trước các ông buồn vì mất Thầy, nay các ông gặp lại Thầy trong thân xác phục sinh.

30/ Chúa Yesus đã thực hiện lời hứa: Niềm vui ấy sẽ không bao giờ mất vì Chúa Yesus sẽ không bỏ rơi các môn đệ như lời Chúa đã hứa: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.

31/ Tin mừng lớn nhất cho nhân loại: Ki-tô giáo là niềm vui và hy vọng, Chúa Yesus phục sinh là tin mừng lớn nhất cho nhân loại. Cho dù đôi khi chúng ta phải chịu nhiều cam go thử thách, nhưng chúng ta vẫn luôn là chứng nhân của tin mừng phục sinh.

32/ Lời nào khiến cho chúng ta luôn yên tâm?: Người Ki-tô hữu sống đạo phải có tâm hồn đầy niềm vui, niềm vui này xuất phát từ tâm hồn tin vào Chúa phục sinh. Khi chúng ta tin vào sự hiện diện của Chúa phục sinh thì chúng ta tin vào lời Chúa Yesus quả quyết : Chúng con đừng sợ vì Thầy đã thắng thế gian! ****

Giuse Luca Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2423
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  9458
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11435723
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top