Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CHÚA NHẬT I MC / B - GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT  I MC / B  

ĐỀ TÀI:   CHÚA YESUS ĐI VÀO HOANG ĐỊA, SAU ĐÓ BẮT ĐẦU SỨ VỤ

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Mt 4,4b

Người ta sống, không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.

PHÚC ÂM:  Mc 1,12-15

“Đức Giê-su chịu Xa-tan cám dỗ, và có các thiên sứ hầu hạ Người.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

 12 Sau khi Đức Giê-su chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. 13 Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.

14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

       Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY (Mc 1,12-15)

1/ Trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Yesus đã làm gì trước tiên? (1)

2/ Thế nào là một môi trường sống hoang dã? (2)

3/ Con thú dữ nào đang tàn phá môi trường sống của chúng ta? (3)

4/ Phương pháp giúp ta chiến thắng cám dỗ? (4)

5/ Lễ tro giúp ta nhớ lại điều gì? (6)

6/ Ngày lễ Valentin giúp ta nhớ lại thứ gì? (7)

7/ Chúng ta nghĩ gì trước lời mời gọi nhập tịch nước Trời? (8)

8/ Giao ước của một dân tộc là gì?  (9)

9/ Chúng ta đã ký giao ước với Thiên Chúa qua sự kiện nào trong đời? (10)

10/ Chúa Yesus vào hoang địa để làm gì? (12)

11/ Điều gì chúng ta cần xác tín trong Mùa Chay? (13)

12/ Chúng ta hiểu thế nào về cám dỗ? (14)

13/ Dục vọng con người đang ẩn náu ở đâu? (15)

14/ Cách Chúa Yesus phản ứng với cơn cám dỗ? (16)

15/ Cách chiến thắng cơn cám dỗ? (17)

16/ Điều nào quan trọng nhất mà chúng ta cần phải giữ khi bị cám dỗ? (18)

17/ Điều nào chúng ta cần cầu xin Chúa khi bị cám dỗ? (19)

18/ Gương chiến đấu của một tu sĩ?  (20)

19/ Cuộc chiến cam go nhất khi ta đối diện với ai? (21)

20/ Cơn thử thách của chúng ta giống với ai? (22)

21/ Adam đã sa ngã vì điều gì? (23)

22/ Dân Do Thái vấp ngã trong sa mạc như thế nào? (24)

23/ Do đâu mà Chúa Yesus chiến thắng cám dỗ? (25)

24/ Sức mạnh nào giúp Chúa Yesus chiến thắng? (26)

25/ Nếu muốn chiến thắng, chúng ta phải làm sao? (27)

26/ Cách chúng ta theo Chúa. (28)

27/ Chúng ta có thể gặp Chúa ở đâu trong ta? (29)

28/ Chúng ta cần loại bỏ điều gì? (30)

29/ Khi nào thì ta bỏ Chúa? (31)

30/ Theo gương Chúa như thế nào? (32)

31/ Thử thách trong sa mạc giúp gì cho ta? (33)

32/ Mùa Chay giúp gì cho các Tín hữu? (34)

33/ Mùa Chay là mùa gì? (35)

34/ Hãy đón nhận lời mời gọi của Chúa Yesus? (36)

35/ Một điều ước cho Mùa Chay? (37)

 

Bài 1: TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống tin mừng:

1/ Chúa Yesus đã làm gì trước khi bắt đầu cuộc sống công khai? Trước khi ra rao giảng công khai, Chúa Yesus đã đi vào sa mạc, vào nơi hoang dã để ăn chay, cầu nguyện và chịu cám dỗ suốt 40 đêm  ngày. Theo kinh thánh thì nơi hoang dã là nơi trú ẩn của thần dữ và của thử thách.

2/ Chúng ta đang sống ở môi trường nào? Chúng ta cũng đang sống trong một nơi hoang dã, một thế giới tràn ngập những tạo vật man rợ đội lốt dưới hình thức con người. Có gì hung dữ, xấu xa cho bằng sự tàn bạo của những con người thời đại, chuyên giết người không gớm tay. Họ ngược đãi trẻ em, cộng với những hành động gian tham, trộm cướp và gây bất công. Có con thú dữ nào có thể giết hại hàng triệu người mỗi năm, thế nhưng việc phá thai của con người thì vượt xa tội ác này.

3/ Con thú dữ mà chúng ta đang đối diện là gì? Con thú dữ mang hình người ở trong hoang địa của chúng ta đang phá hủy không những sự sống thể xác mà còn phá hủy sự sống tinh thần của chính chúng ta và của những người thân yêu đó là phim ảnh xấu, sách báo đồi trụy.

4/ Chúng ta có phương pháp nào để kiềm chế? Thưa có! Chúng ta có phương pháp của Chúa Yesus bởi sứ mạng của Ngài là đến để cứu chữa những gì đã hư đi, cũng chính vì thế mà Chúa đã phải vào hoang địa để chiến thắng sự dữ bằng việc chay tịnh, hãm mình và cầu nguyện. Chỉ đi theo đường lối của Chúa, chúng ta mới chiến thắng được sự dữ trong thế giới hôm nay. Chúng ta chỉ chiến thắng bằng cách ăn chay, cầu nguyện chúng ta mới có thể thuần hóa được những con thú đang ẩn nấp trong cõi lòng của chúng ta. Cùng với Chúa Yesus, chúng ta hãy cầu nguyện và chấp nhận hy sinh, hãm mình, nhờ đó chúng ta mới chiến thắng được cơn cám dỗ trong suốt cuộc đời của chúng ta.

5/ Câu chuyện người con hoán cải -> Trong câu chuyện Phúc Âm nói về người con hoang đàng, anh ta quyết lòng làm theo ý mình nên đã xin cha mình chia phần gia tài của mình để mà ăn chơi trác táng. Thế nhưng sau khi lâm vào cảnh khốn cùng, người con đã biết hối hận, nghĩ đến sự tốt lành của cha mình và ăn năn quay về nên đã được người cha yêu thương tha thứ.

6/ Bộ mặt của mùa chay: Lễ tro vừa qua, chúng ta đang mang một bộ mặt mùa chay hơi buồn bã, nghiêm túc như nó đáng phải có. Lễ tro không phải là ngày hội hóa trang, nhưng nó nhắc đến tội lỗi và sự mỏng dòn của chúng ta. Chúng ta là thân phận tro bụi, những gì chúng ta làm được đều bếp bênh chúng ta đang mang một con tim nặng trĩu vì tính ích kỷ, thiếu tế nhị và bội bạc nữa.

7/ Ý nghĩa ngày lễ tình yêu: Hằng năm người ta cử hành lễ thánh Valentine trước hoặc sau lễ tro, tình yêu càng ngắn thì người ta càng ca ngợi chúc mừng. Điều quan trọng là chúng ta cần chú trọng đến khẩu hiệu cho mùa chay này: “Ta yêu các ngươi từ thuở đời đời”.

8/ Mùa chay tình yêu: Câu nói này nghe lạ tai, nhưng thực tế lại đúng như vậy. Mùa chay tình yêu xem ra quá mới mẻ nhưng nó mang lại một ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta hãy nhớ lại ngôn sứ Osê đã đặt ra lời than thở này nơi miệng Đức Yavê để khơi lại tình yêu của dân Ngài : “Ôi, ta sẽ dẫn ngươi vào nơi thanh vắng và sẽ quyến rũ ngươi”. Chẳng phải đây là lời yêu thương tốt đẹp cho mùa chay sao? “Ta sẽ quyến rũ ngươi”. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta từ lâu rồi, Ngài muốn nhắc để chúng ta nhớ và nó đã trở thành một bài ru con : “Ta đã yêu con từ lâu và không bao giờ quên được con”.

9/ Lời Chúa mời gọi: Hãy trở thành dân của ta, nhiều người nhận quốc tịch Canada, Úc, Mỹ với niềm tự hào thật lớn đến độ làm cho nhiều người phải ngạc nhiên. Từ những câu chuyện trên đây, chúng ta hãy cố gắng suy nghĩ thật nhiều về quốc tịch thiên quốc của mình, chúng ta là một dân tộc thánh, một công dân Nước Trời, một Dân riêng của Chúa, thế sao nhiều người vẫn cứ lơ là và không mừng vui? không trông đợi?

10/ Một dân tộc của giao ước là gì? Nền tảng luật pháp của một quốc gia trước hết là người ta phải chấp nhận sống chung với nhau, tuân theo quy luật chung. Một quốc gia phải được xây dựng trên những thỏa thuận của các thành phần xã hội. Trong câu chuyện Đại Hồng Thủy và chiếc cầu vồng thời No-e, Thiên Chúa đã bày tỏ sự đồng ý liên kết lịch sử của chúng ta với lịch sử của Ngài. Ngài dùng sức mạnh của Ngài để hỗ trợ và cứu giúp chúng ta / Lịch sử kinh thánh cũng tương đương với một hiệp ước, hay một bản hiến pháp của một quốc gia. Nó đặt nền tảng cho Dân Chúa: Này đây ta ký kết một giao ước với các ngươi, với hết thảy con cháu các ngươi… / Những lời này là một giao ước, một hợp đồng.

11/ Nghĩa vụ của người công dân: Thiên Chúa ký kết một hiệp ước với chúng ta, nhưng hiệp ước nào cũng đòi hỏi sự hỗ tương do hai bên cùng ký vào đó. Một công dân mới phải tuyên thệ, một Kitô hữu ký hiệp ước đó qua phép rửa.

12/ Thánh Phaolô giải thích như thế nào? Phép rửa là một cam kết chứ không chỉ là tẩy rửa những vết nhơ bên ngoài, Ngài nói : Chịu phép rửa không phải là được tẩy sạch những vết nhơ bên ngoài nhưng là sự cam kết với Thiên Chúa bằng một lương tâm ngay thẳng.

13/ Sau khi chịu phép rửa, Chúa Yesus vào hoang địa: Thánh Marcô muốn nhấn mạnh rằng: Sau khi chịu phép rửa, Chúa Yesus đã đi vào hoang địa, và ở đó có các thiên thần phục vụ Ngài. Ta có thể thấy rằng: Sau khi cam kết với Chúa Cha, Chúa Yesus đã đi vào sa mạc để bày tỏ tình yêu của mình với Chúa Cha và Ngài bị quyến rũ bởi dự án của Chúa Cha, chứ không phải của ma quỷ.

14/ Điều chúng ta cần xác tín ở mùa chay này: Vào đầu mùa chay này, chúng ta hãy xác tín rằng: Chúng ta là Dân riêng của Thiên Chúa và triều đại của Ngài đang ở giữa chúng ta.

 

Bài 2: CÁM DỖ VÀ CÁCH CHỐNG TRẢ

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống tin mừng:

1/ Cám dỗ là gì? Theo ngôn ngữ thông thường mà chúng ta vẫn hay gọi là “cám dỗ” nhưng thực ra trên bình diện tôn giáo thì lại là một thực tại rất phức tạp. Vì nó phức tạp nên chúng ta khó nhận diện nó cách dễ dàng, vậy thì Chúa Yesus đã bị cám dỗ về sự gì và cách nào? Chúng ta có những cách thông thường để có thể có chút ý niệm về cám dỗ.

a/ Gợi lên lòng ước muốn .

b/ Động lực thúc đẩy từ bên trong nội tâm hay từ bên ngoài và lôi cuốn vào hành động.

c/ Phát hiện ra nó bằng một thử thách, những đức tính hay những nết xấu của một người nào.

d/ Xúi giục phạm tội hoặc kích thích các thú vui xác thịt hoặc bằng cách lừa gạt, thúc đẩy ta làm điều xấy ngụy trang bằng bề ngoài của một sự tốt lành (tốt lành có giới hạn nào đó).

2/ Dục vọng của con người: Con người đầy những dục vọng, chúng luôn sẵn sáng thức dậy. Tội nguyên tổ đã làm rối loạn sự diến tiến của các dục vọng đó, thành ra dục vọng đã lan tràn đến cả những việc tốt lẫn việc xấu. Khi việc xấu đề nghị với chúng ta một ước muốn thì đó là một cơn cám dỗ, nhưng nó chỉ thật sự xấu khi vào ở hẳn bên trong chúng ta.

3/ Sự dơ bẩn có thể làm hoen ố một con người song vẫn chưa làm thiệt hại gì. Trái lại khi trong lòng dấy lên một ước muốn xấu xa, có thể làm khuấy rối lương tâm và gây ra một tâm trạng mù  mờ nửa muốn phạm tội, nửa thì không. Tình trạng này người ta cho rằng chưa hẳn là có tội, nhưng làm cho ta lo ngại, chứ chưa nói đến việc lòng ta ưng thuận thì dĩ nhiên là dẫn đến tội rồi.

4/ Vì sao Chúa Yesus muốn biết sự cám dỗ? Người đã ở trong sa mạc 40 ngày để chịu Satan cám dỗ, Người để cho ma quỷ đề nghị với nhân tánh của mình những gì mà nó có thể gợi lên trong chúng ta lòng kiêu ngạo, tính xác thịt, máu tham lam. Còn Chúa Yesus nào có bị thử thách bởi những sự quyến rũ vào những sự tội, đương nhiên là Chúa không bị như chúng ta nhưng Người muốn thử chịu sự nung đốt của những cái thường làm cho những dục vọng của chúng ta sôi sục. Chúa muốn dìm sự thánh thiện của Người vào trong lò lửa mà ở đó sự yếu đuối của chúng ta sẽ mau tan chảy như nước đá và nhất là Chúa cũng muốn cho chúng ta thấy được là phải phản ứng như thế nào.

5/ Cách phản ứng với cám dỗ của Chúa Yesus : Chúa Yesus đã phản ứng như Người bị phỏng,  nghĩa là bằng phản ứng tự vệ và đề phòng, Người không thèm bàn cãi với cơn cám dỗ. Chúa đã nhận nó ra ngay tức khắc và ngay lập tức Người đuổi nó đi, không tranh luận. Đó là bài học thực hành chính yếu mà chúng ta có thể rút tỉa từ câu chuyện Chúa Yesus chịu cám dỗ trong hoang địa. Đây là phương cách tốt nhất để nhận ra và đẩy lùi cơn cám dỗ.

6/ Cách tốt nhất để chiến thắng cơn cám dỗ : Phương cách tốt nhất đó là hãy duy trì nơi mình một ý chí quyết tâm trung thành với Thiên Chúa. Chúa Yesus phản ứng bằng bản năng. Vì Người là con người hoàn toàn bị thu hút bởi con Thiên Chúa. Ngài cũng là người thật như chúng ta, nhưng Người còn là con Thiên Chúa, Người chống lại sự dữ với sự mãnh liệt và sức mạnh của Thiên Chúa. Người phản ứng lại như thế vì Người vừa là con người, vừa là Thiên Chúa.

7/ Theo gương Chúa là cách chúng ta chống lại cơn cám dỗ: Nếu chúng ta đem gương Chúa áp vào trình độ của chúng ta. Chúa sẽ dạy chúng ta rằng: Chúng ta phải chống cự lại cơn cám dỗ tùy theo sức loài người của chúng ta, nếu chúng ta mang Chúa trong mình cách sâu đậm, chúng ta sẽ phản ứng chống lại cơn cám dỗ với sự sáng suốt và nghị lực mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta được ơn không thể bị sa ngã. Trái lại là khác, song qua sự việc trên, Chúa muốn dạy chúng ta rằng : Chúng ta đừng đặt vần đề chống lại cơn cám dỗ. Nhưng một việc chính yếu chúng ta phải lo đó là giữ lòng trung thành với Thiên Chúa. Còn chuyện không chiều theo chước cám dỗ tất nhiên sau đó sẽ đạt được.

8/ Điều cần là cầu xin ơn Chúa: Chúng ta chỉ còn phải lo là cầu xin Chúa gìn giữ chúng ta khỏi sa chước cám dỗ. Chúng ta cần cầu xin để Chúa luôn gìn giữ chúng ta qua khỏi những cuộc tấn công của Satan khỏi sự phản bội, yếu đuối của chính chúng ta. Mặc dù vậy, Chúa vẫn cho phép cơn cám dỗ kéo đến ,vậy nên chúng ta hãy kêu xin Người ban cho chúng ta đủ sáng suốt và sức mạnh để chống lại âm mưu của sự dữ.

9/ Gương chiến đấu của một tu sĩ: Một buổi chiều, Cha bề trên hỏi một tu sĩ: Hôm nay con đã làm được gì? Cũng như những ngày khác, anh trả lời. Con rất bận bịu mà riêng sức con con làm không nổi. Nếu không có sự trợ giúp của Chúa. Thưa Cha!, ngày nào con cũng phải coi hai con chim ưng, giữ 2 con nai, dạy 2 con diều hâu, thắng một con cá sấu, trị một con gấu và chăm sóc một bệnh nhân. Con nói gì thế? Cha bề trên cười, hỏi lại / những việc như thế làm gì có trong tu viện này? Thưa Cha bề trên, thật đúng như thế! Hai con chim ưng là hai con mắt của con, con phải gìn giữ nó luôn trong sáng, không để nó thu vào những hình ảnh xấu xa. Hai con nai là hai chân của con, con phải luôn trông coi từng bước đi, để chúng luôn bước đi theo đường ngay nẻo chính. Hai con diều hâu là hai bàn tay của con, con phải luôn bắt nó làm những việc tốt. Con cá sấu là cái lưỡi của con con phải kìm hãm hằng ngày để nó khỏi thốt ra những lời nói thâm độc và thô bỉ. Con gấu là trái tim con, con phải trừng trị nó khỏi tính ích kỷ và phô trương. Còn bệnh nhân là chính thân xác con, con phải canh phòng nó ráo riết để nhục dục không xâm nhập vào và luôn khỏe mạnh.

10/ Cuộc chiến cam go nhất : Sống là chiến đấu, đời là một cuộc trường kỳ chiến đấu và cuộc chiến cam go  nhất là cuộc chiến với chính bản thân mình. Địch thù lại núp ngay trong chính bản thân mình chứ không ở đâu xa, Chúa Yesus trong cuộc đời trần thế cũng không thoát khỏi cuộc chiến này, Ngài đã quyết liệt chiến đấu nên đã chiến thắng vẻ vang.

11/ Những thử thách cam go: Tin Mừng hôm nay đã kể lại lúc khởi đầu cuộc sống công khai, Chúa Yesus đã được Thánh Thần dẫn đưa vào sa mạc để chịu thử thách. Tương tự như Ađam khi ở vườn Eđen, địa đàng, hay như dân Do Thái trong sa mạc để chịu thử thách.****

 

Bài 3: SỐNG ĐẠO LÀ CHIẾN ĐẤU VỚI CHÍNH MÌNH

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống tin mừng:

12/ Adam sa ngã: Adam khi xưa trong vườn địa đàng đã nghe theo lời xúi giục của Satan đội lốt con rắn, đã bất tuân lệnh Chúa khi ăn trái cấm vì không muốn làm người mà muốn làm Thiên Chúa. Ông bà đã sa ngã trước thử thách, kéo theo hậu quả khốc hại muôn đời cho con cháu loài người.

13/ Dân Do Thái sa ngã: Bốn mươi năm trong sa mạc cũng là thời gian thử thách lâu dài đối với dân Do Thái. Họ cũng đã sa ngã trước thử thách, bao lần phản loạn, chống đối ông Moisen, kêu trách Thiên Chúa muốn quay trở lại đất Ai Cập sống kiếp nô lệ hơn là tiến về đất hứa.

14/ Chiến thắng của Chúa Yesus: Chúa Yesus ở trong Sa mạc 40 đêm ngày, đã cương quyết trung thành với Thiên Chúa, dứt khoát chọn lựa Thiên Chúa. Theo Thánh sử Mattheu và Luca thì Satan đã dùng cơm bánh, quyền phép, danh vọng để cám dỗ Chúa Yesus, nhưng Chúa lại dùng Kinh Thánh để cương quyết khước từ và nói lên ý chí dứt khoát chọn lựa con đường làm theo Thánh ý Chúa Cha, là con đường khổ nạn Thập giá.

15/ Sức mạnh chiến đấu của Chúa Yesus: Cuối cùng Satan phải rút lui để nhường chỗ cho các Thiên thần đến để phục vụ Ngài. Chúa Yesus đã chiến thắng cám dỗ, sức mạnh giúp cho Chúa chiến thắng chính là Lời Chúa trong Kinh Thánh và thái độ cương quyết lựa chọn đứng bên Thiên Chúa và thực thi ý muốn của Chúa Cha.

16/ Chúng ta cũng cần chiến thắng như Chúa: Là tín hữu, là con cái Chúa, chúng ta cũng có thể chiến thắng như Chúa Yesus nếu chúng ta biết chọn lựa đứng về phía Thiên Chúa, lắng nghe Lời Chúa và để cho Chúa hướng dẫn đời sống của chúng ta. Cuộc chiến đấu của Chúa Yesus chứng tỏ rằng: Con người có thể chiến thắng được những chước mê, dụ dỗ của Satan, nếu chúng ta biết dựa vào sức mạnh của Chúa.

17/ Cách thức đạt được chiến thắng: Cũng như Chúa Yesus, chúng ta không chấp nhận thách thức Thiên Chúa, chúng ta không theo Chúa vì cơm bánh, vì miếng ăn, chúng ta không theo Chúa để bắt Chúa Phục vụ đời sống vật chất thể xác của chúng ta. Chúng ta không coi Thiên Chúa như một sức mạnh phù phép để làm những việc phi thường, có thể biểu diễn những pha ngoạn mục, chúng ta không lòn cúi, quỵ lụy Satan để được làm vua thiên hạ, bởi vì chính Thiên Chúa mới làm Chủ vũ trụ này.

18/ Hãy đi vào Sa mạc: Hôm nay chúng ta hãy cùng với Chúa Yesus đi vào Sa mạc của chúng ta, không phải là sa mạc có muôn thú, có quỷ ma, nhưng là Sa mạc tâm hồn chúng ta. Theo Thánh kinh thì Sa mạc là nơi thoát tục, để con người có thể gặp gỡ Thiên Chúa tình yêu, Ngôn sứ Hose đã diễn tả ý nghĩa Sa mạc rất đúng khi ông viết:  Thiên Chúa phán: Ta sẽ dẫn người yêu của ta vào sa mạc để ở đó thủ thỉ với nàng (Hs 2,16). Sa mạc là nơi ta có thể  gần gũi với Chúa và sống thân mật với Ngài.

19/ Tiếng nói của Satan: Chúng ta hãy bịt tai trước những tiếng ồn ào bên ngoài, những lời xúi giục, dụ dỗ của Satan. Hằng ngày  luôn vẫn có những tiếng xúi giục như vậy, đừng tưởng chỉ có tiếng Satan ở bên ngoài, tiếng Satan có thể nói ngay trong tâm hồn của chúng ta. Nó xúi giục ta đừng sống theo Lời Chúa, đừng sống theo Tin Mừng sẽ thiệt thân lắm, hãy sống như mọi người, làm như người đời sẽ vui biết bao ,sẽ dễ dàng chừng nào, sẽ lợi biết mấy.

20/ Đừng phản bội Chúa: Khi ta nghe theo tiếng xúi giục ấy là ta đã phản bội lại Chúa, là từ bỏ Chúa là không đi theo Chúa nữa. Như thế ta lại rơi vào số phận khốn khổ của Adam ngày xưa, của dân Do Thái ngày trước. Tất cả họ đã ngã trước những cơn thử thách, chúng ta hãy theo gương Chúa, chọn Chúa làm gia nghiệp, lấy lời Chúa làm lẽ sống, làm sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng tội lỗi và mãi mãi gắn bó với Thiên Chúa.

21/ Thử thách và sa mạc để làm gì? Là để thanh luyện tâm hồn, để chuẩn bị cho cuộc sống mới tốt đẹp hơn trong tương quan với Thiên Chúa và với anh chị em chúng ta .

22/ Lời khuyên của Đức Thánh Cha Gioan Paul II: Mùa Chay nhằm giúp các tín hữu sống lại lộ trình 40 năm mà dân Israel đã trải qua  trong Sa mạc trên đường về đất hứa với một  nỗ lực thanh luyện bản thân, ý thức tình trạng nghèo khó và bấp bênh của cuộc sống và khám phá ra sự can thiệp quan phòng kỳ diệu của Chúa, Ngài mời gọi tín hữu hãy mở to đôi mắt để nhìn thấy nhu cầu cấp bách của anh em chúng ta.

23/ Mùa Chay là mùa liên đới: Bằng cách sống như thế, Mùa chay cũng trở thành mùa liên đới với những con người, với những dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới đang sống trong hoàn cảnh bấp bênh, tạm bợ, không cửa, không nhà. Ngài còn căn dặn: Hãy đón nhận lời mời gọi hoán cải của Đức Ki-tô để gắn bó bền chặt hơn với Thiên Chúa, là Đấng Thánh luôn giàu lòng từ bi thương xót.

24/ Điều ước từ Mùa Chay: Ước gì Mùa Chay giúp cho mỗi người biết lắng nghe tiếng Chúa và dám mở rộng tâm hồn mình ta đón rước tất cả những ai đang lâm cảnh túng thiếu. Chính lúc chúng ta tỏ ra cởi mở và sống quảng đại mà tất cả những ai dù là riêng lẻ hay tập thể, có thể phục vụ Chúa Ki-tô đang hiện diện trong người nghèo và đây chính là hành động làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Ki-tô đã đi trước chúng ta trên con đường này, sự hiện diện của Chúa là một sự khích lệ, Ngài dành cho ta sự tự do để trở thành chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa.****

BÀI 4 :MỘT CÁCH ĐÓN NHẬN GIAO ƯỚC

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống tin mừng:

1.     Mục đích sống của con người là gì ? Là chọn lựa và phấn đấu để hoàn thành mục đích sống của mình. Đức Kitô cũng là người ,nên không thể đi ra ngoài thông lệ đó.

2.     Nếu muốn được thưởng công, Chúa Giêsu phải làm gì? Các Thiên Thần đã chịu thử thách, tổ tông cũng phải chịu thử thách. Chúa Giêsu đang sống kiếp người nên Ngài cũng phải chịu Thánh Linh đưa vào hoang địa để chịu thử thách. Dân Do Thái cũng phải trải qua 40 năm nơi hoang địa.

3.     Kết quả của các cuộc thử thách như thế nào? Một phần ba số Thiên Thần đã bị rơi vào hỏa ngục. Adam đã sa ngã, dân Do Thái thất trung nên bị lưu đày, còn Chúa Giêsu thì đã minh chứng sự trung thành của mình khi vâng lời chu toàn sứ vụ mà Chúa Cha trao phó. Nhờ đó loài người được cứu.

4.     Chúa Giêsu đã chiến thắng Satan như thế nào? Sau khi vượt qua các cơn cám dỗ, Chúa Giêsu đã công khai rao giảng Tin Mừng và kêu gọi mọi người sám hối, các cơn cám dỗ đã không thắng được Chúa vì sự quyết tâm vâng phục và chu toàn thánh ý Chúa Cha.

5.     Chúa dùng cách nào để chiến thắng? Ma quỷ đã dụ dỗ, mê hoặc nhưng Chúa Giêsu đã dùng chính lời Kinh Thánh mà khước từ mạnh mẽ, lấy sức mạnh giúp Chúa chiến thắng Satan / chính là lời Kinh Thánh và thái độ chọn lựa đứng về phe Thiên Chúa.

6.     Nếu muốn chiến thắng, chúng ta phải chọn cách nào? Nếu muốn chiến thắng chúng ta phải lắng nghe và hiểu lời kinh thánh. Sau đó biết chọn lựa đứng về phe Thiên Chúa, dùng lời Thiên Chúa làm thước đo để sửa đổi đời mình và để cho lời Chúa hướng dẫn chúng ta.

7.     Chiến thắng của Chúa Giêsu nói lên điều gì? Chúa chiến thắng để mở đường giúp chúng ta chiến thắng, Chúa chiến thắng chứng tỏ con người cũng có thể chiến thắng. Chúa Giêsu dựa vào lời Chúa, chúng ta cũng phải dựa vào lời Chúa vì lời Chúa chính là sức mạnh của Thiên Chúa.

8.     Chúa Giêsu đã sống như thế nào? Dù biết lời Thiên Chúa là sức mạnh, nhưng Chúa Giêsu không muốn dùng lời Chúa như một phương tiện để thỏa mãn nhưng nhu cầu trần tục, hoặc như ma thuật để làm những việc phi thường, hoặc phải quỵ lụy Satan để được làm vua chúa trần thế. Vì chỉ có Thiên Chúa mới điều khiển vũ trụ và chỉ có Ngài mới là Chúa tể của vũ trụ.

9.     Thiên Chúa đã hướng dẫn dân Do Thái như thế nào? Thiên Chúa đã chuẩn bị và giúp họ đón nhận giao ước như một ân huệ. Chúa đem họ ra khỏi Ai Cập, đưa họ vào sa mạc để thanh luyện tâm hồn họ, giúp họ phải chọn lựa ai, nếu chọn Chúa thì phải đứng hẳn về phe Chúa, Chúa đã nuôi họ bằng manna.

10.       Nhờ đâu Chúa Giêsu chiến thắng? Sau khi Chúa Giêsu quyết định cậy dựa vào Thiên Chúa thì Ngài đã chiến thắng, Chúa được Thiên Thần mang của ăn đến nuôi dưỡng và hầu hạ, Ngài đang chuẩn bị thiết lập một giao ước mới bằng cái chết khổ nạn và sự phục sinh của Ngài.

11.       Tại sao khi thiết lập giao ước, Thiên Chúa không thực hiện ngay? Thiên Chúa luôn ấn định một thời gian để chuẩn bị và thanh luyện. Lụt đại hồng thủy là một minh chứng, sau đó Thiên Chúa đã ký một giao ước ân tình rằng: Từ nay Ngài sẽ không bao giờ còn tàn phá mặt đất nữa . Báo hiệu cho giao ước này là một cầu vồng hình cánh cung vắt ngang qua bầu trời.

12.       Ý nghĩa của cầu vồng là gì? Đây là biểu tượng giúp Thiên Chúa nhớ lại tình thương và lời hứa vô điều kiện của Ngài đối với nhân loại. Từ nay Ngài gác cung lên trời, giao hòa cùng vạn vật, không dùng đến nó nữa, để bảo toàn sinh mạng cho muôn loài.

13.       Chọn theo Chúa ta sẽ đón nhận điều gì? Ai theo Chúa là đón nhận giao ước mà giao ước luôn đi kèm với thử thách, mà thử thách chính là cách Thiên Chúa chuẩn bị cho loài người một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Vì trong hủy diệt luôn có ơn tái tạo / có đau khổ thanh luyện là để dẫn đưa dân Chúa vào đất hứa. 

14.       Cái chết của Chúa Giêsu mang lại điều gì? Chúa chịu chết để rồi sống lại, Ngài mang đến cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa, tâm hồn chúng ta được thanh luyện và tội lỗi cũng như sự chết đã bị tiêu diệt. **R

BAI 5 : THIÊN CHÚA LẠI KÝ GIAO ƯỚC VỚI MỖI NGƯỜI 

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống tin mừng:

1.     Ý nghĩa của ngày chúa nhật I mùa chay là gì? Mùa chay thường tạo cho chúng ta một quan niệm sống nghiêm ngặt, khắt khổ. Ngoài ra sau khi nghe 3 bài đọc, chúng ta lại hiểu rằng Chúa Giê-su ngày trước đã bị cám dỗ trong sa mạc. Vì thế nhiều  người cho rằng: chúa nhật I mùa chay được mệnh danh là ngày : Chúa Giê-su bị cám dỗ.

2.     Thiên Chúa muốn dạy gì qua bài đọc thứ nhất? Sau lụt đại hồng thủy Thiên Chúa đã ký kết một giao ước thân tình với Noe khi ông và con cháu ông vừa bước ra khỏi tàu. Như vậy bài đọc I muốn chúng ta thấy thời gian nhân loại được sống trong hạnh phúc, trong nghĩa tình với Thiên Chúa. Sau khi Thiên Chúa cứu họ qua khỏi trận lụt.

3.     Như vậy giáo hội muốn dạy gì qua bài sách thánh ấy? nạn lụt 40 đêm ngày, thì mùa chay thánh cũng 40 đêm ngày. Thời đại ấy cũng là thời đại chúng ta đang sống hôm nay. Như bài đọc 2 hôm nay. Chúng ta là những người đã chịu phép rửa của Đức Ki-tô, chúng ta cũng được đưa ra khỏi cảnh ngập lụt tội lỗi, để được sống trong tình thân ái với Thiên Chúa, mà mầu nhiệm phục sinh sẽ đem lại cho chúng ta.

4.     Vậy mùa chay thánh mang ý nghĩa gì? Mùa chay thánh là thời gian chúng ta nhận ân sủng, thời gian chúng ta được Chúa yêu thương và ngài muốn giao ước thân hữu với chúng ta mãi mãi.***

5.     Chúng ta đang nghĩ thế nào về Mùa chay? Ai cũng sợ khi đi vào mùa chay thánh. Ai cũng tỏ vẻ nhăn nhó khi phải ăn chay, ai cũng ngại ngùng. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng: Chúng ta là những người đã được chịu phép rửa, đã được cứu ra khỏi cơn lụt đại hồng thủy của tội lỗi, và đã được Ngài đối xử với chúng ta như con cái. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa đã đối xử với ông Noe và con cái ông.

6.     Làm sao chúng ta có thể hiểu được bài phúc âm vắn tắt này? Chúng ta cần phải nhớ lại đoạn phúc âm trước đây, lúc Chúa Giê-su chịu phép rửa. Chính khi vừa bước lên khỏi sông Giodan. Chúa Giê-su đã được Chúa cha tuyên phong: Là Người con rất yêu dấu và được Chúa Thánh Linh đóng dấu ấn bằng hình chim bồ câu đậu xuống trên đầu Ngài.

7.     Chúa Giê-su được Thánh Thần đẩy vào sa mạc, chúng ta nên hiểu sao đây? Khi vừa ở bờ sông bước lên, Chúa Giê-su như Dân Do Thái trong ngày vừa bước xuống khỏi tàu ông Noe. Cũng đúng như vậy khi toàn thể dân Do Thái bước ra khỏi lòng biển đỏ /Chúa Giê-su chính là hình ảnh tập trung ở nơi mình tất cả dân Chúa được cứu thóat.

8.     Hình ảnh sa mạc nói lên điều gì? Sa mạc ở đây mang hai ý nghĩa: hình ảnh thứ nhất: Theo truyền thống thì sa mạc là nơi thật ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt, vừa khô cằn vừa lạnh giá. Một nơi thật đáng sợ, đầy rẫy quỷ ma. Hình ảnh thứ hai thì sa mạc lại là nơi thoát tục, để con người có thể gặp gỡ và sống thân tình với Thiên Chúa tình yêu.

9.     Sa mạc qua miệng tiên tri Hô-sê ra sao? Ông đã viết thay cho Chúa. Thiên Chúa đã tỏ bày tâm sự: Ta sẽ kéo người yêu của ta vào sa mạc, để ở đó ta thủ thỉ với nàng (Hs 2,16). Vậy thì sa mạc là nơi con người có thể gần gũi với Thiên Chúa và sống trong tình thân mật với ngài.

10.   Sa mạc có liên quan gì đến vườn địa đàng? Cuộc sống trong sa mạc không được tốt lành hoàn toàn. Chúa Giê-su sống trong sa mạc giữa muôn thú rừng. Có các thiên thần hầu hạ Ngài. Theo Marco thì Đức Ki-tô là Adam mới, Ngài đến trong sa mạc. Sa mạc của Ngài cũng là vườn địa đàng. Chúa đến để xây dựng lại vườn địa đàng năm xưa, Ngài đến để xây dựng lại cho nên sự hiềm khích giữa loài người và vạn vật không còn nữa. Ngoài ra con người sẽ giao tiếp với bậc thần linh là các thiên sứ.

11.   Bài phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy điều gì gì? Hình ảnh Đức Ki-tô đi vào sa mạc cũng là hình ảnh Đấng cứu thế đến trần gian. Mọi sự sẽ xảy ra đúng với lời sách Isaia : Sư tử sẽ gặm cỏ chung với bê non... Chúa Giê-su đem Nước trời đến, để hoàn tất giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với Noe.

12.   Vườn địa đàng năm xưa và hoang địa ở bài phúc âm hôm nay có gì gần gũi? Ở vườn địa đàng thì Adam bị cám dỗ. Con cái Noe sống trong giao ước, cũng gặp thử thách. Dân Chúa sống trong sa mạc còn gặp nhiều thử thách hơn nữa. Những điều này giúp ta hiểu rằng : hạnh phúc ở trần gian rất dễ bị tan vỡ. Tình yêu Thiên Chúa ở nơi ta cũng sẽ bị thử thách.

13.   Điều chúng ta dễ thấy nhất ở những nơi này là gì? Tất cả loài người đều đã sa ngã. Adam đã phạm tội, con cháu Noe cũng vậy. Dân Chúa ngày xưa cũng thế, chỉ có một người trong Cựu Ước, bị cám dỗ mà vẫn không ngã, đó là ông Gióp, để làm gương cho ta.

14.   Câu chuyện ông Gióp dạy chúng ta điều gì? Sách Gióp đề cao sự trung thành với Thiên Chúa qua bất cứ gian nan thử thách nào. Những điều này đã được thể hiện qua hình ảnh Đức Ki-tô trong sa mạc.

15.   Việc thắng cơn cám dỗ của Đức Ki-tô báo trước điều gì? Ở trong sa mạc, Chúa Giê-su bị cám dỗ nhưng Ngài đã lướt thắng một cách bình an, điều này báo trước việc Chúa sẽ đi qua con đường thập giá đau thương, để rồi cuối cùng Chúa Giê-su đã trung tín khi mạnh dạn thưa cùng Chúa Cha rằng: Con xin phó thác mạng sống của con trong tay cha.

16.   Bài học chúng ta nhận được hôm nay là gì? Hôm nay chúng ta đang sống trong Nước Trời, phải cẩn thận kẻo làm mất đi tình nghĩa thân mật với Thiên Chúa. Mất như Adam, mất như con cái Noe, mất như dân Israel ngày trước.

17.   Vì sao họ mất Thiên Chúa? Vì họ không giữ giao  ước, không giữ lời Chúa, đã nghe theo lời xúi giục ,làm ngược lại với ý Chúa dạy. Ngày nay cũng có rất nhiều lời xúi giục cám dỗ như vậy. Tiếng nói bên ngoài của thế gian, tiếng nói bên trong của Satan, ngay trong tâm hồn ta.

18.   Satan nói gì? Thế gian nói gì? Làm sao có thể sống theo phúc âm được? Sống như vậy thiệt thòi quá. Sống như thế gian, làm như bao người thì lợi biết mấy. Nhưng nếu ai nghe theo lời xúi giục ấy là phản bội lại giao ước/ là từ bỏ Chúa, là một lựa chọn sai lầm.

19.   Hôm nay ta quyết định thế nào? Hôm nay ta đến đây dự lễ, ta thấy Chúa vẫn thương ta qua các bài sách thánh, ta còn được uống chén giao ước trong Thánh thể, làm sao không có thái độ dứt khoát đứng về bên phe Chúa. Hãy chọn lời Chúa làm lẽ sống, hãy lấy tình yêu của Ngài làm hạnh phúc. **R

 

TÓM Ý

1/ Trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Yesus đã đi vào nơi hoang dã để ăn chay cầu nguyện và chịu ma quỷ cám dỗ suốt 40 đêm ngày.

2/ Chúng ta đang sống trong một môi trường hoang dã, một thế giới tràn ngập những tạo vật man rợ đội lốt con người. Người thời đại tàn bạo giết người không ghê tay, họ gian tham, trộm cướp, ngược đãi, bất công và tội ác phá thai man rợ.

3/ Con thú dữ đang hiện diện, đang tàn phá môi trường sống, phá hủy cả thể xác, phá hủy cả tinh thần đó là phim ảnh dơ và sách báo đồi trụy.

4/ Phương pháp kiềm chế để chiến thắng cám dỗ, đó là ăn chay ,cầu nguyện như Chúa Yesus.

5/ Câu chuyện người con hoán cải trong Phúc Âm.

6/ Bộ mặt của Mùa chay bắt đầu Lễ Tro, nó hơi buồn bã, nó nhắc chúng ta nhớ đến thân phận tro bụi, mỏng dòn yếu đuối, bếp bênh, ích kỷ, bội bạc.

7/ Ngày Valentine nhắc chúng ta nhớ đến tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta từ thuở đời đời. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta từ lâu rồi.

8/ Nhiều người vui mừng vì nhận được giấy cho nhập Quốc tịch Mỹ, Úc, Canada. Chúng ta hãy suy nghĩ thật nhiều về việc nhập quốc tịch Thiên quốc của mình, coi thử có gì bảo đảm hạnh phúc, sung sướng hơn các quốc tịch kia không?

9/ Giao ước của một dân tộc trước hết là bản Hiếp Pháp mà người dân chấp nhận sống chung với nhau. Chiếc cầu vồng thời lụt Đại Hồng Thủy cũng là một giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với lịch sử loài người. Giao ước giữa Thiên Chúa với Dân Người như một bản hiệp ước, một bản hợp đồng có giá trị vĩnh viễn.

10/ Thiên Chúa đã ký một hiệp ước với chúng ta và phải do 2 bên cùng ký, Kitô hữu đã ký hiệp ước đó qua phép rửa tội .

11/ Phép rửa là một cam kết chứ không phải chỉ là việc tẩy rửa những vết nhơ bên ngoài nhưng là sự cam kết với Thiên Chúa bằng một lương tâm ngay thẳng.

12/ Sau khi chịu phép rửa, Chúa Yesus đã vào nơi hoang địa có nghĩa là sau khi cam ký cam kết với Chúa Cha, Chúa Yesus đã vào nơi hoang địa để bày tỏ tình yêu của Ngài dành cho Chúa Cha : đó là làm theo ý Chúa Cha.

13/ Điều mà chúng ta cần xác tín trong mùa chay : Đó là chúng ta đã là Dân riêng của Thiên Chúa và Triều đại của Ngài đang ở giữa chúng ta.

14/ Cám dỗ nếu cắt nghĩa theo tôn giáo thì cám dỗ là một thực tại phức tạp, khó nhận diện vì cám dỗ gợi lên trong ta lòng ước muốn, là động lực thúc đẩy, lôi kéo chúng ta vào hành động. Chúng ta chỉ có thể phát  hiện ra nó bằng thử thách những đức tính hay những nết xấu của một người nào đó và xúi giục người đó phạm tội bằng cách kích thích những thú vui xác thịt, hoặc bằng cách lừa gạt hay thúc đẩy chúng ta làm điều xấu mà nó ngụy trang bề ngoài như là một việc tốt lành (một việc tốt lành có giới hạn).

15/ Dục vọng của con người như con thú đang tỉnh thức, con người đầy dục vọng đang sẵn sàng thức dậy. Tội nguyên tổ đã làm rối loạn tất cả dục vọng đó, thành ra dục vọng đã lan tràn tứ tung cả những việc tốt lẫn việc xấu. Việc xấu chỉ thật sự xấu khi nó ở hẳn bên trong chúng ta.

16/ Cách Chúa Yesus phản ứng với cám dỗ bằng phản ứng tự vệ và đề phòng. Chúa không bàn cãi với cám dỗ, Chúa đã nhận ra nó ngay tức khắc và ngay lập tức Người đuổi nó đi mà không hề tranh luận. Đó là bài thực hành chính yếu mà chúng ta có thể rút tỉa từ câu chuyện Chúa Yesus chịu cám dỗ trong hoang địa, đây chính là cách tốt nhất để nhận ra và đẩy lùi cơn cám dỗ.

17/ Phương cách tốt nhất để chiến thắng cơn cám dỗ đó là : Quyết tâm trung thành với Thiên Chúa .

18/ Theo cách Chúa chống lại cơn cám dỗ: Nếu chúng ta mang Chúa trong mình cách sâu đậm chúng ta sẽ phản ứng lại cơn cám dỗ với sự sáng suốt và nghị lực mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta . Điều này không phải là do chúng ta được ơn không thể sa ngã, song qua sự việc này Chúa muốn dạy chúng ta rằng : Chúng ta chỉ có một  điều chính yếu cần phải lo, đó là giữ lòng trung thành với Thiên Chúa.

19/ Điều cần là chúng ta phải cầu xin Chúa giữ gìn chúng ta khỏi sa chước cám dỗ. Chúa vẫn cho phép cơn cám dỗ đến, vậy nên chúng ta phải cầu xin Người ban cho chúng ta đủ sáng suốt và sức mạnh để chống lại âm mưu của sự dữ.

20/ Gương chiến đấu của một tu sĩ  đó là : Gìn giữ hai con mắt, hai chân, hai bàn tay, miệng lưỡi, trái tim và thân xác bệnh hoạn của mình phải luôn khỏe mạnh.

21/ Cuộc chiến cam go nhất là chiến đấu với chính bản thân mình, kẻ thù lại núp trong chính mình vì thế chúng ta cần noi gương Chúa Yesus, quyết liệt chiến đấu và quyết dùng Lời Chúa để mang lại chiến thắng như Chúa Yesus đã làm.

22/ Cơn thử thách cam go của chúng ta như Ađam trong vườn Eđen, như dân Do Thái trong hoang địa.

23/ Ađam sa ngã vì nghe lời xúi giục của ma quỷ đội lốt con rắn đã bất tuân lệnh Chúa khi ăn trái cấm vì ông bà không muốn làm người mà muốn làm Thiên Chúa, Ông bà đã sa ngã kéo theo hậu quả khốc hại cho con cháu loài người.

24/ Dân Do Thái sống 40 năm trong sa mạc cũng là thời gian chịu thử thách, Họ đã sa ngã với nhiều lần phản loạn, chống lại Moisen, kêu trách Chúa, muốn quay lại đất Ai cập.

25/ Chúa Yesus ở trong sa mạc 40 đêm ngày, Ngài đã chiến thắng khi quyết tâm trung thành với Thiên Chúa, dứt khoát lựa chọn Thiên Chúa. Ma quỷ đã dùng cơm bánh, quyền phép danh vọng để cám dỗ Chúa, nhưng Chúa đã dùng Thánh kinh để cương quyết khước từ và nói lên ý dứt khoát chọn con đường làm theo ý Chúa Cha, là con đường khổ nạn thập giá.

26/ Sức mạnh giúp Chúa Yesus chiến thắng chính là Lời Chúa trong Thánh kinh và thái độ cương quyết chọn lựa và thực thi ý muốn của Chúa Cha.

27/ Chúng ta muốn chiến thắng thì phải biết lắng nghe Lời Chúa, để cho Chúa hướng dẫn và dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa.

28/ Chúng ta không theo Chúa vì cơm bánh, không bắt Chúa phải phục vụ ta, chúng ta không coi Thiên Chúa như sức mạnh phù phép để làm những việc phi thường, để biểu diễn những pha ngoạn mục, chúng ta không quy lụy Satan để được làm vua thiên hạ, bởi vì chỉ có Chúa mới là Vua của muôn vua, là Chủ vũ trụ này.

29/ Chúng ta hãy đi vào sa mạc tâm hồn chúng ta để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Là nơi ta có thể sống gần gũi với Chúa và sống thân mật với Ngài.

30/ Chúng ta sẽ bịt tai trước tiếng ồn ào của bên ngoài, loại bỏ lời xúi giục, dụ dỗ của Satan. Tiếng Satan không chỉ ở bên ngoài mà tiếng nói của Satan còn ở ngay trong tâm hồn mình. Nó xúi ta đừng sống theo lời Chúa, đừng sống theo Tin Mừng vì như thế sẽ bị thiệt thân, cứ sống như mọi người sẽ vui biết bao, sẽ lợi biết mấy.

31/ Khi ta nghe theo tiếng xúi giục ấy là ta bỏ Chúa, ta phản bội Chúa, là ta không đi theo Chúa nữa, như vậy ta sẽ rơi vào số phận của Adam, của dân Do Thái ngày trước.

32/ Chúng ta hãy theo gương Chúa, lấy lời Chúa làm lẽ sống, làm sức mạnh giúp ta chiến đấu, chiến thắng tội lỗi và giúp ta luôn gắn bó với Thiên Chúa và chọn Chúa làm gia nghiệp.

33/ Thử thách trong sa mạc để thanh luyện tâm hồn, để chuẩn bị cho cuộc sống mai sau tốt đẹp hơn, là sống trong mối tương quan với Thiên Chúa và với anh em tha nhân.

34/ Mùa chay giúp tín hữu sống lại lộ trình trong sa mạc 40 năm mà dân Israel đã trải qua trên con đường về đất hứa với nỗ lực thanh luyện bản thân, ý thức được tình trạng nghèo khó bấp bênh của mình và khám phá ra Thiên Chúa luôn quan phòng lo liệu cho chúng ta và nhìn thấy được những nhu cầu cấp bách của anh chị em chúng ta.

35/ Nếu ta chọn cách sống như thế thì mùa chay là mùa liên đới giữa con người với con người, với mọi dân tộc trên khắp thế giới đang sống bấp bênh tạm bợ, không cửa không nhà.

36/ Hãy đón nhận lời mời gọi hoán cải của Đức kitô để gắn đời mình bền chặt hơn với Thiên Chúa, là Đấng Thánh giàu lòng từ bi và hay thương xót.

37/ Ước gì mùa chay giúp cho mọi người biết lắng nghe tiếng Chúa, dám mở rộng tâm hồn mình ra để đón nhận tất cả những ai đang lâm vào cảnh túng thiếu. Chính lúc chúng ta sống quảng đại, là lúc chúng ta đang phục vụ Chúa trong người nghèo, đây là hành động làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, Chúa Kitô đã đi trước và sự hiện diện cửa Đức Kitô luôn là một sự khích lệ mà Chúa đã dành cho ta sự tự do chọn lựa để làm chứng cho tình yêu của Ngài .*****

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2456
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  2722
 Hôm qua:  2576
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  100998
 Tất cả:  11475563
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top