Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN 34 Thường Niên B / Giuse Luca / TGP SAIGON / VN

CHÚA NHẬT 34 TN B 

ĐỀ TÀI: ĐỨC YESUS  KI-TÔ , VUA VŨ TRỤ

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Mc 11,9.10

Halêluia. Halêluia. Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta  . Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM  :  Ga 18, 33b-37 

Chính ngài nói rằng tôi là vua.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

33b Khi ấy, Quan Phi-la-tô nói với Đức Giê-su rằng: "Ông có phải là vua dân Do-thái không? "34 Đức Giê-su đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi? "35 Ông Phi-la-tô trả lời: "Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì? "36 Đức Giê-su trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này."37 Ông Phi-la-tô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao? " Đức Giê-su đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi."

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Thế nào là một ông vua thời hiện đại ?

2/ Đức Ki-tô là Vua trong lĩnh vực nào ?

3/ Thế nào là một vị vua tình yêu ?

4/ Vua tình yêu đã thể hiện rõ nét yêu thương ở điểm nào ?

5/ Mệnh lệnh của vua tình yêu như thế nào ?

6/ Đâu là nguồn cảm hứng của các bậc thánh nhân ?

7/ Vị thánh nào đã được cả thế giới ngưỡng mộ ?

8/ Ai là mẫu gương độc nhất ?

9/ Tại sao làm vua mà lại không có lãnh thổ ?

10/ Vua Ki-tô cai trị như thế nào ?

11/ Những đặc điểm của vị vua trời.

12/ Chúa Yesus có thái độ mâu thuẫn ở chỗ nào ?

13/ Chúa Yesus làm vua ở lĩnh vực nào ?

14/ Hiến chương Nước Trời mâu thuẫn như thế nào ?

15/ Vì sao người ta cho rằng Ngài có tư tưởng sách động ?

 

16/ Vì sao Chúa Yesus muốn con người hoán cải ?

17/ Chúa Yesus làm vua theo cấp độ nào ?

18/ Lễ này được thiết lập khi nào ?

19/ Mức độ khác biệt giữa cách suy nghĩ của 2 tiếng vua .

20/ Thẩm quyền nào có thể xét xử Chúa ?

21/ Một sự thật mà Chúa Yesus muốn minh chứng là gì ?

22/ Giá trị thật của Nước Trời là gì ?

23/ Quyền năng của Thiên Chúa phát xuất từ đâu ?

24/ Quyền của Philato bởi đâu mà có ?

25/ Vương quyền của Chúa Yesus có gì khác lạ ?

26/ Khía cạnh nào minh chứng tình yêu chiến thắng hận thù ?

27/ Ai là người mở cửa vương quốc Nước Trời ? **R

 

Bài 1: VỊ VUA KHÔNG CÓ LÃNH THỔ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/Một ông vua thời kinh tế thị trường như thế nào? Ngày nay người ta thường gán chức vua cho những ai thành công trong một lãnh vực nào đó, chẳng hạn như : ông Honda – Vua xe máy; Ông Henri Ford- Vua xe hơi; Cầu thủ bóng đá Maradona vua sân cỏ; Còn Đức Ki-tô là loại vua nào ?

2/Đức Yesus vua của lĩnh vực nào? Để trả lời chúng ta có thể xác quyết mạnh mẽ mà không sợ bị nhầm lẫn. Ngài là vua tình yêu, Chúa Yesus đứng đầu trong lĩnh vực yêu thương, phục vụ. Không có ai yêu thương người khác như Ngài. Vì yêu thương, Ngài đã chịu chết thay cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi. Cái chết của Ngài là đỉnh cao của tình yêu. Ngài chết vì bạn hữu.

3/Thế nào là vua tình yêu? Vì yêu thương, Chúa đã tự xóa mình đi. Ngài hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngài còn vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá, Ngài đã hiến thân hy sinh vì đoàn chiên.

4/Vua tình yêu thể hiện rõ nét ở điểm nào? Chúa Yesus cảm thông thân phận yếu đuối của con người nên Ngài không nghiêm khắc lên án ai . Ngay cả đối với người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Chúa Yesus là vua  nhân từ nên đã dạy chúng ta : hãy nghiêm khắc với bản thân mình và độ lượng với người khác. Không bới lông tìm vết, không nguyền rủa, chửi bới. Hãy yêu thương kẻ thù và tha thứ cho nhau mãi mãi. Chúa muốn chúng ta phải bắt chước Người.

5/Mệnh lệnh của vua tình yêu như thế nào? Lệnh truyền yêu thương không phải là một lời khuyên tùy ý. Nhưng là một mệnh lệnh có tính bắt buộc. Chúa đã ban bố luật yêu thương -> Thầy ban cho chúng con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau và tình yêu thương này đã trở nên giới răn trọng nhất, ngang hàng với lòng kính mến Thiên Chúa.

6/Đâu là nguồn cảm hứng vô tận? Giới răn yêu thương của Chúa Yesus đã trở nên nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao nhiêu sáng kiến, bao nhiêu tổ chức, bao nhiêu phong trào. Có bao nhiêu dòng tu chuyên lo việc yêu thương phục vụ. Chúng ta thử tưởng tượng xem -> Thế giới này sẽ ra sao nếu không có những con người, những phong trào, những tổ chức, những dòng tu như thế.

7/Ai là người được cả thế giới ngưỡng mộ? Đó là Mẹ thánh Terexa Calcutta. Vì sao ? Vì mẹ đã noi gương Đức Ki-tô và đã can đảm thực hành lời Ngài dạy. Đó là đem tình thương đến cho người nghèo khổ, bất hạnh.

8/Mẫu gương độc nhất vô nhị là ai? Qua dòng lịch sử của nhân loại, không có một nhân vật nào lại giàu lòng thương xót như Đức Ki-tô. Điều này quá lạ lùng vì mặc dù Ngài là Đấng tối cao, nhưng Ngài vẫn tự nguyện làm tôi tớ phục vụ chúng ta. Mặc dù Ngài đầy quyền năng nên không cần có ai giúp đỡ, nhưng Chúa vẫn cần đến chúng ta. Sau cùng, mặc dù Ngài là Thiên Chúa Ngài vẫn khao khát trở nên bạn hữu của chúng ta và mong chờ chúng ta đón tiếp Ngài qua hình hài những người đau khổ, bất hạnh        

9/Vị vua nào không có lãnh thổ ? Vị vua nào ở trần gian cũng có một lãnh thổ mà họ đang thống trị và luôn tìm cách mở rộng. Chúa Yesus là vị vua không có chỗ gối đầu. Vua trần gian muốn kiểm soát mọi thứ và đồng tiền thường mang hình ảnh của họ. Vua trần gian thì có quân đội, có cảnh sát, các loại bom đạn khí tài để họ sử dụng khi cần.

10/Cách Vua Ki-tô cai trị thế nào ? Vua Chúa trần gian và những người làm lớn ở đời này thì cai quản dân tộc của họ bằng quyền uy, khéo léo, mưu mô, thậm chí là những thủ đoạn, dối trá, bất công đôi khi có kèm thêm tội ác. Còn Chúa Yesus thì không dùng bất cứ thủ đoạn hay phương tiện nào như thế, bởi vì Ngài là Đấng thánh của Thiên Chúa .

11/Những đặc điểm của vị vua Trời : Chúa Yesus không có chút đặc điểm nào giống với các vị vua trần gian. Như vậy, Ngài có thực sự là vua không ? Trong Kinh Tin Kính đã trả lời : Vương quốc của Ngài sẽ vô cùng vô tận. Tất cả Tin Mừng đều cũng nói như vậy. Thiên sứ Gabriel khi loan tin cho Đức mẹ rằng : Con bà sẽ lên ngôi Đavít. Ba vua đến thờ lạy Chúa Yesus như một vị vua. Trong suốt 3 năm giảng dạy, Chúa Yesus không ngớt nói về vương quốc của mình.

12/Thái độ mâu thuẫn của vua Yesus ở chỗ nào ? Sách Tin Mừng có kể lại thái độ lạ lùng của vua Yesus -> Khi dân chúng hăng say muốn tôn Ngài lên làm vua, Ngài đã từ chối. Trái lại, khi đứng trước mặt quan Philato, lúc đó không ai đặt Ngài làm vua cả, thì Chúa Yesus lại khẳng định vương quyền của Ngài ! Trong lúc có thể dễ dàng lên ngôi vua thì Ngài lại từ chối, còn khi điều này không còn có thể xảy ra thì Ngài lại cố đòi cho được.

13/Chúa Yesus làm vua ở điểm nào ? Trước mặt Philato Chúa Yesus khẳng định Ngài là vua -> Tôi đến để làm chứng cho sự thật. Sự thật mà Chúa Yesus tuyên bố là ý định cứu rỗi của Thiên Chúa mà Chúa Yesus là Đấng được sai đến trần gian. Mỗi lần Chúa biểu lộ ý định này bằng lời nói và việc làm, là mỗi lần Ngài thực thi quyền làm vua của Ngài. Có thể nói cuộc đời của Ngài luôn diễn tả cách Chúa thực thi ơn cứu độ của Thiên Chúa.

14/Những hành động nào minh chứng cho tư cách của vua Trời ? Khi Chúa Yesus ra đi rao giảng và chữa lành các bệnh nhân mù què, bất toại, phong cùi thì những hành động này cho dân chúng thấy vương quốc của Ngài đã đến gần ,tức là quyền năng của Chúa đang can thiệp vào cuộc sống của chúng ta. Cũng vậy, khi Ngài dùng quyền năng của Thiên Chúa mà trừ quỷ thì điều này cũng nói lên rằng : Thiên Chúa đang hiện diện ở nơi dân Ngài.  **R

 

Bài 2: GIÁ TRỊ THẬT CỦA NƯỚC TRỜI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

15/Hiến chương nước Trời mâu thuẫn như thế nào?  Đã có lần Chúa Yesus tuyên bố là có phúc cho những kẻ bất hạnh : nghèo, đói khát, buồn rầu …và bị bách hại. Chúa Yesus không có chút gì khôi hài, nhưng Ngài muốn loan báo rằng họ sẽ là những người đầu tiên được hưởng nước Trời. Đối với những kẻ giữ luật tỉ mỉ, Chúa nói một lời để giải phóng họ: Ngày Sabat được đặt ra vì con người, về Dụ Ngôn đứa con hoang đàng, Chúa muốn nói đến mối tương quan tốt đẹp giữa chúng ta với Thiên Chúa.

16/Tư tưởng thay đổi và tư tưởng xách động có gì khác nhau?  Chúa Yesus đã làm chứng bằng đời sống của mình, Chúa còn làm chứng hơn nữa bằng cái chết. Bởi vì những giá trị mà Chúa đề cao chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết, vì khi Chúa Yesus làm chứng như vậy về Thiên Chúa là Chúa Yesus đã chống lại những tư tưởng quen thuộc của mọi người. Chúa muốn thay đổi cách con người đối xử với Thiên Chúa và với tha nhân. Rốt cuộc Ngài làm cho các vị chức trách Tôn Giáo căm thù và bọn họ coi Ngài như một kẻ xách động.

17/Thay đổi theo chiều hướng hoán cải: Trước hết là Chúa muốn thay đổi lòng người. Chúa Yesus chỉ có thể là vua khi con người hoán cải theo các mối Phúc Thật, từ bỏ hết các giá trị theo tinh thần thế gian, có nghĩa là thà sống nghèo hơn là bóc lột người khác, bị bách hại còn hơn là làm khốn cho ai đó, hiền lành hơn là sống hung dữ, thà mình khóc còn hơn là làm cho kẻ khác khóc, tha thứ còn hơn là chờ đợi để giải oan.

18/Chúa Yesus chỉ làm vua theo cấp độ sống: Con người am hiểu và sống theo Tin Mừng, không dửng dưng khi thấy người khác bị kì thị chủng tộc, hoặc bị đối xử bất bình đẳng, không muốn thấy kẻ hèn yếu bị áp bức, bóc lột. Người Kito hữu cần có cái nhìn phê phán, Chúa Yesus từ chối quyền bính chính trị, nhưng Ngài vẫn hướng dẫn một nguyên tắc chung: Làm lớn là để phục vụ. Chúa Yesus chỉ làm vua theo mức độ mà chúng ta sống theo chân lý của Ngài mà thôi.

19/Lễ này được thiết lập như thế nào? Đức Giáo Hoàng Pio XI thiết lập lễ tôn kính Đức Kito vua, lễ này được đặt vào Chúa Nhật cuối tháng 10. Giáo Hội cũng đã đặt ra Lê Tôn Kính Chúa Ki-tô trong cuộc rước vào ngày Lễ Lá, nhưng vị Cha chung thấy cần thiết lập một lễ đặc biệt để chống lại chủ nghĩa trần tục trong kỷ nguyên này.

20/Mức độ khác biệt của tiếng “vua” do 2 người nói: Khi Philato nói lên tiếng “vua”, ông chỉ nghĩ đến vương quyền chính trị. Khi Chúa Yesus tự nhận là vua, thì người muốn nói đến vương quyền của Đấng Cứu Thế . Chúng ta cần nghe diễn giải rõ hơn, khi Chúa xưng mình là vua cứu thế với một ý nghĩa vô cùng rộng lớn so với quan niệm của các lãnh đạo Do Thái. Chúa đặt ra câu hỏi với quan Philato: Tự mình ông nói thế hay có ai khác đã nói với ông về tôi? Chúa muốn cho Philato biết rằng Chúa là vua, nhưng không theo quan niệm của ông ta, cũng không theo như dự tính của người Do Thái.

21/Chúa Yesus đã nói gì thêm với quan Philato? Chúa nói: Nước Tôi không thuộc về thế gian này. Thật là một vụ án lạ đời. Người Do Thái thì muốn cho Chúa bị kết án vì Người nhận mình đến từ một thế giới khác, tức là được Thiên Chúa sai đến. Còn đối với Philato thì đó không phải là cái cớ để buộc tội Chúa. Vì vậy, người Do Thái lại đưa ra một cái cớ khác mà chính Chúa Yesus lại không muốn chút nào, là một vua đối lập với Hoàng Đế La Mã.

22/Thẩm quyền nào có thể xét xử Chúa? Chúa bị kết án theo hai thẩm quyền : thẩm quyền pháp lý dựa vào một đế chế thế gian, nhưng Philato thấy Chúa bác khước điều đó. Thẩm quyền pháp lý do lãnh đạo Do Thái buộc tội Chúa vì lẽ Chúa nhận mình từ Thiên Chúa mà đến, mà thứ pháp lý này lại chẳng liên quan gì đến quan Philato.

23/Cách Chúa Yesus làm chứng về sự thật: Chúa Yesus không phải là vua của thế gian, nhưng là vua trong thế gian để làm chứng cho Thiên Chúa, làm chứng cho sự thật. Sự thật là thực tại Thiên Chúa đến trong con người, cho nên việc nghinh đón Chúa không chỉ bằng trí tuệ mà phải bằng cả tấm lòng, bằng cả ý chí và cả bản thể của mình.

24/Những cách cư xử ngược đời của Chúa Yesus ? Khi Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, đang lúc dân chúng hân hoan phấn khởi muốn tôn Chúa lên làm vua thì Chúa lại không muốn. Chúa phản đối bằng cách trốn đi, cũng như hôm vinh quang vào thành Yerusalem, dân chúng hân hoan cởi áo lót đường, cầm cành lá vẫy phất đón chào. Nếu hôm ấy, Chúa xưng vương thì quá thuận lợi , thế mà Chúa lại phản đối bằng cách cỡi con lừa bé nhỏ, yếu ớt. Còn hôm nay với thân phận tội đồ đứng trước mặt quan án, bị dân chúng khinh khi chối bỏ, bị thân tàn ma dại ,thì Ngài lại hiên ngang xưng mình là vua.

25/Sự thật mà Chúa Yesus muốn minh chứng đó là gì? Điều Chúa Yesus muốn minh chứng đó là: Có một vương quốc khác, vượt xa mọi vương quốc trần gian. Khi Chúa Yesus tự nguyện chấp nhận cái chết, Chúa muốn cho  mọi người hiểu rằng : Ngoài thế giới này còn có một thế giới khác, đó là vương quốc của Thiên Chúa, đó là Nước Trời. Đó là vương quốc sự sống, vì nơi đó sẽ không còn bóng dáng của sự chết.

26/Giá trị của Nước Trời là gì? Khi ngày còn rộng, tháng còn dài thì Chúa không chịu xưng vương. Hôm nay khi cận kề cái chết thì Ngài mới xưng vương để dạy cho ta biết rằng : Vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian này. Sự sống ở trần gian chẳng có giá trị gì so với sự sống vĩnh cửu trong Nước Thiên Chúa. Vì muốn vào được trong Nước Chúa, chúng ta phải từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống của mình.

27/Quyền năng của Thiên Chúa phát xuất từ đâu ? Quyền năng Thiên Chúa do tự mình Ngài mà có. Chúa Yesus là Thiên Chúa nhưng lại mang thân phận Ngôi Hai nhập thể. Tuy Ngài yếu đuối nhưng vẫn hiên ngang một mình đối diện với Philato mà Philato tượng trưng cho quyền lực của một đế quốc bao trùm thiên hạ. Như vậy Chúa Yesus muốn chúng ta hiểu rằng : Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi quyền năng.

28/Quyền của Philatô bởi đâu mà có ? Chúa Yesus trả lời quan Philatô : Quyền của Ông  không phải tự mình mà có, nhưng là từ ơn trên ban cho. Thánh nữ Cecilia giải thích vấn đề này như sau : Quyền năng ở đời giống như hơi của quả bong bóng ,tự nó không thể triển nở được, nên nó không tự mình tròn trịa được, phải nhờ đến không khí. Nhưng chỉ một mũi kim nhỏ cũng làm nó xẹp xuống ngay. Quyền uy trần gian rất mau tàn, chỉ có quyền năng của Thiên Chúa mới bền vững.

29/Vương quyền của Chúa Yesus có gì khác ? Chúa Yesus xưng vương khi Ngài có tràn đầy uy tín, đang được dân chúng ngưỡng mộ. Vì nếu Chúa xưng vương khi được dân chúng tung hô vạn tuế. Nếu Chúa chỉ làm được những việc lớn lao khi  tràn đầy uy tín thì vương quyền ấy đâu khác gì vương quyền của vua chúa trần gian. Nhưng hôm nay khi Chúa Yesus xưng vương khi Ngài mất hết mọi uy tín, không còn ai ủng hộ, Chúa Yesus cho ta thấy Ngài đã siêu thoát mọi quyền lực và vinh quang theo thói thế gian. Ngài chỉ trông cậy vào quyền năng của Thiên Chúa. Vì những ai muốn vào trong vương quốc của Ngài thì phải biết coi thường vương quyền của trần gian.

30/Khía cạnh nào minh chứng tình yêu chiến thắng hận thù : Khi một mình Chúa đối diện với đám đông, một đám đông đầy ghen ghét thù hận, Chúa muốn dạy ta biết Ngài là Thiên Chúa tình yêu, Ngài là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, chỉ vì yêu mà Ngài xuống trần gian. Ngài quá yêu thương nên chết vì yêu. Đó là thứ tình yêu lớn nhất. Vì dù cho thù hận vây bọc chung quanh, nhưng Chúa Yesus vẫn yêu thương. Hận thù chỉ đem lại chết chóc, chỉ có tình yêu thương mới cứu độ được thế giới.

31/Ai là người mở cửa vương quốc Nước Trời ? Chúa Yesus là người chiến thắng / Ngài là người đầu tiên từ cõi chết sống lại. Với chiến thắng này, Chúa Yesus đã mở cửa vương quốc của Ngài. Đó là vương quốc của sự thật, chỉ những ai thuộc về sự thật mới được vào. Người thuộc về sự thật phải biết chiến thắng sự dối trá. Sự giả trá mang lại cái chết vĩnh viễn . Chúa Yesus chính là vua sự thật, Ngài là đường dẫn đến sự thật và sự sống muôn đời.  **R

 

Bài 3: QUYỀN HÀNH TRẦN THẾ VÀ VƯƠNG QUYỀN TỪ TRỜI CAO

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

32/Hình ảnh ông vua ngày xưa thời phong kiến và ông vua ngày nay thời kinh tế thị trường: Hình ảnh một ông vua oai phong lẫm liệt thời quân chủ chuyên chế ngày xưa, thế hệ chúng ta rất còn ít người được thấy / Hôm nay, thay vào lớp vua thời quân chủ thì ngày nay là những lớp vua mới: vua lên ngôi thần tượng, vua không ngai nhưng cũng rất giàu có và đầy uy lực: ví dụ như vua dầu hỏa, vua xe hơi, vua bóng đá / Mỗi thời có một kiểu đăng quang riêng / mỗi một lĩnh vực có một vị vua riêng của mình.

33/Vua kiểu thời kinh tế thị trường đã có rất nhiều biến thể / rất phổ cập (phổ quát, phổ thông) nhưng cũng mong manh hơn, cũng thời sự hơn, cũng đời thường hơn / Lễ Chúa Kitô Vua khép lại năm Phụng vụ (B) cũ / và mở ra năm Phụng vụ  (C)  mới.

34/Hôm nay có phải là ngày lễ đăng quang của Chúa Kitô không? Ở đây không thể ví như một lễ đăng quang như các vua chúa trần thế, nhưng là một lễ để người Kitô hữu xác nhận niềm tin yêu và hy vọng vào Chúa Kitô à Đấng đã làm Vua bằng cách làm chứng, Ngài đã hiến thân cho tình yêu và đang mở ra một triều đại cứu độ mới!

35/Tính cách làm Vua của Chúa Yesus: Khi Phila-tô cho treo tấm bản trên đầu Thập Giá: “Yesus Nazaret, Vua dân Do Thái”, ông đã không nghĩ đến điều gì khác ngoài lợi thế chính trị của ông / Bất kể là ý ông muốn chơi khăm, chơi xỏ người Do Thái / Nhưng có một điều mà cho tới chết ông cũng không bao giờ nghĩ tới, mà điều đó lại thật sự quan trọng cho lợi thế đức tin của người Công giáo / Đó là: với tấm bản kia, theo đúng ý định của Thiên Chúa, là một câu tuyên xưng không bao giờ bị xóa nhòa.

36/Thời gian trị vì của Vua Yesus bao lâu? Chúa Kitô không chỉ làm Vua một thời nhưng là Vua vĩnh cửu / Trong đời sống công khai, có lần Chúa quở trách nặng lời với Phêrô chỉ vì ông đã nghĩ ra một hình ảnh Đấng Messia phàm trần, dễ dãi / Chúa đã từng trốn chạy đám đông khi họ muốn bắt Chúa lên làm vua / Nhưng hôm nay, trước mặt Phila-tô, Chúa Yesus đã công khai tuyên bố mình là Vua, để rồi trên Thập giá, chính lúc tưởng rằng mình chết đi, Người cho thấy mình còn sống mãi / Chính lúc tưởng rằng mình bị hủy diệt, Người cho thấy mình vẫn muôn đời tồn tại / Tại trần thế, thời gian là đặc ân trời ban cho các vị vua / Còn Chúa Yesus thì vượt lên thời gian để mãi mãi trở thành vị Vua vĩnh cửu!

37/Chúa Yesus là Vua của ai? Ngài không phải chỉ là vua của Do Thái, nhưng là một vị vua phổ quát, vua của mọi người / Với cái chết trên Thập giá của Người, một dân mới đã được khai sinh / và dân này không bị giới hạn vào một vùng lãnh thổ nào, trong một vùng địa lý nào, nhưng nó mang tầm vóc rộng lớn của cả thế giới / Giao Ước mới đã mang tính phổ quát, không còn bị giới hạn chỉ dân tộc Do Thái như trong Giao Ước cũ.

38/Trong cuộc vượt qua của Chúa Kitô, những gì là cũ phải qua đi để nhường chỗ cho một triều đại mới / Bởi Nước của Người chẳng thuộc trần thế, đúng với câu Chúa nói: “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên cùng Ta” (Yn 12, 3).

39/Chúng ta hiểu thế nào về vương quyền của Chúa Kitô? Chúng ta đọc bài đọc I và bài đọc II chúng ta sẽ thấy rằng vương quyền của Chúa Kitô khác xa trời vực với vương quyền trần thế / Vương quyền trần thế dẫu có lan tràn rộng lớn tới đâu, cũng đều có thể do lường được / còn vương quyền của Chúa Kitô thì vượt trên tất cả cho nên vô phương dò thấu (không đếm xuể) / Cho nên chúng ta có thể nói rằng: Ngài là vua của muôn vua!

40/Phiên tòa Lễ Vượt Qua gợi cho chúng ta ý nghĩ gì? Khi phiên tòa này đặt Chúa Yesus đối diện với quan Phila-tô với những mẫu đối thoại qua lại giữa 2 người, đã nổi bật lên một nghịch lý mầu nhiệm của giờ tử nạn: Chính vào lúc quyền bính thế gian xem ra thắng thế, còn quyền bính của trời cao hình như bị hạ bệ, thì chính vào lúc này: Chúa Yesus mới tuyên bố: “Ta là Vua” / Chính vì lời tuyên bố này của Chúa Yesus, thay vì đẩy Phila-tô vào thế đối thủ / nhưng Chúa Yesus đã nhanh chóng khẳng định: Nước của Người chẳng thuộc về trật tự thế gian này / nên cho dù tổng trấn Roma quyền uy như thế thì cũng chỉ là chiếc bóng mờ đứng bên cạnh Chúa trong một vai trò của một kẻ đối chứng hơn là một đối thủ / Vì ông chỉ đứng đó để làm nổi bật lên dung mạo của Chúa Yesus – là Vua muôn vua.

41/Cũng chính nhờ Phila-tô là người ngoại giáo mà lời tuyên bố của ông đã vượt xa vấn đề đạo giáo để trở nên lời tuyên bố phổ quát cho muôn người! Chính vì quyền bính của Phila-tô thuộc về thế gian nên ông cũng qua đi với thời gian / còn vương quyền của Chúa Kitô tồn tại mãi mãi / Bởi vì đó là trật tự tâm linh, để không ai có quyền đặt giới hạn cho Thiên Chúa / vì Chúa Kitô là vua vĩnh cửu.  **R

 

Bài 4: KIỂU LÀM VUA CỦA ĐỨC KI-TÔ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

42/Danh hiệu là vua của Chúa Yesus phải được hiểu theo nghĩa nào? Chúa Yesus bị tố cáo vì đã xưng mình là vua / Khi Phila-tô hỏi Chúa: Ông có phải là vua không? Thì Chúa Yesus quả quyết: Tôi thực sự là vua!

43/Một vị vua được cắt nghĩa theo 3 quan điểm: a) Quan điểm chính trị giống như hoàng đế La Mã/ Kiểu vua này tìm cách thống trị mọi người và đòi người ta phải làm nô lệ cho mình / b) Còn vị vua theo quan điểm “Đấng Thiên Sai” mà người Do Thái đang mong chờ đó là người sẽ kế vị ngai tòa vua Đavit, người sẽ chiến thắng quân thù và giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc / c)_Còn khi Chúa Yesus nói với Phila-tô: Tôi là Vua, thì chức vị vua ở đây hoàn toàn khác / Chúa Yesus là vua mà không hề bó buộc ai phải theo mình / một vị vua bị bắt nộp mà không hề chống cự, vua không có quân đội, vua không có vũ khí / Một vị vua của một vương quốc như vậy sẽ làm ngạc nhiên các chính trị gia cũng như các người chỉ huy quân sự.

44/Chúa Yesus là một con người mạnh mẽ và đầy quyền uy như thế nào? Chúa không phải là một người yếu đuối, nhu nhược! Chúa đã từng xua đuổi ma quỷ, triệt hạ khổ đau, bệnh tật / Người có thể quát nạt sóng gió và khiến cho bão tố phải yên lặng / Ngài đã cải tổ luật cũ của Do Thái giáo trong tư thế của Đấng có quyền / tuy Ngài vừa là Chúa, vừa là Thầy, nhưng vẫn để chúng ta hoàn toàn tự do.

45/Chúa Yesus làm vua theo kiểu nào? Chúa đến để thiết lập một vương quốc theo kiểu Thiên Chúa/ Một vương quốc giấu ẩn như hạt cải bé nhỏ, nhưng rồi sẽ phát dậy mạnh mẽ như men trong đấu bột / như hạt lúa mì dưới lòng đất tầm thường nhưng đã đem lại một mùa màng tốt đẹp / Chúa Yesus thật sự là Thiên Chúa khi nói: Ai thấy Thầy là thấy Cha / Chúa làm vua không phải như một Thiên Chúa cai trị mà là một Thiên Chúa yêu thương, phục vụ / Chúa không tiêu diệt kẻ thù, không ép buộc người ta tin theo / Chúa cho mặt trời mọc trên người công chính lẫn kẻ bất lương / Chúa cho mưa trên kẻ dữ người lành / Chúa chúc phúc cho kẻ vô thần cũng như người tín hữu (Mt_5,_43-48) / Thiên Chúa yêu những kẻ không yêu mến Người và luôn đòi chúng ta phải sống như Chúa.

46/Người ta giết Chúa, Chúa vẫn cai trị, vẫn chiến thắng / lúc người ta treo Chúa lên Thập giá là lúc Chúa đăng quang, cũng chính là lúc Chúa khải hoàn và trở về ngự bên hữu Thiên Chúa Cha!

47/Các nhà cầm quyền trần gian khi tranh cử như thế nào? Vậy ai theo Chúa, ai là thần dân của Chúa? Chúa chỉ nói đơn giản: Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi / ai muốn theo Chúa phải từ bỏ mình, phải coi tất cả những người khác là anh em và yêu thương họ như chính mình / Chúa lại bảo muốn làm lớn thì phải làm tôi tớ / Chúa chỉ cai trị những người vâng theo ý Chúa, những người dám tín thác vào Chúa / Chúa chỉ cai trị những người dám vác thập giá theo Chúa đến cùng! Thật là ngược đời, thật là chói tai, mới nghe qua thì thật là phi lý, nhưng nếu chúng ta suy gẫm, ngẫm nghĩ, chúng ta sẽ thấy lời Chúa dạy rất đúng, chân lý Chúa thật tuyệt hảo, đường lối của Chúa thật nhiệm mầu.

48/Tất cả mọi người đều là thần dân của Chúa, chỉ có một chút khác biệt là tin hoặc không tin, có biết đội ơn Chúa hay không / Có chút khác biệt nữa là vì họ còn ngồi trong bóng tối, chưa được nhìn thấy ánh sáng Chúa Kitô.

49/Lý do vì sao còn có quá nhiều người chưa biết Chúa, vì sao họ còn ngồi trong bóng tối? Có phải tại vì chúng ta chưa làm vinh danh Chúa, chưa sống đúng theo lời Chúa dạy, chưa chịu làm môn đệ cho Chúa, chưa chịu rao giảng lời Chúa, chưa chịu học hỏi để thấu hiểu lời Chúa? Chưa dám đem lời Chúa ra thực hành / chưa chịu nhìn nhận người khác là anh em cùng một Cha trên trời/ chưa dám chia sẻ của cải cho những anh em nghèo túng.

50/Ngày xưa, vào thời đạo cũ, mọi người phải nộp 1/10 hoa lợi cho đền thờ, điều này mang ý nghĩa gì? Có nghĩa là chúng ta dùng chính của cải Chúa ban mà dâng lại cho Chúa / Của cải Chúa ban bao gồm thời giờ, tiền bạc, sức lực / nhiều người quá tiết kiệm thời giờ nên chẳng dành cho Chúa chút thời giờ nào để đọc kinh, cầu nguyện, dâng lễ / Nhiều người quá so đo tiền bạc nên chẳng bao giờ đóng góp cho Chúa, cho công việc truyền giáo, nếu có chỉ là một chút xíu không thấm vào đâu so với số tiền mà họ tiêu xài phung phí / sức lực thì họ dành làm mọi thứ, nhưng đóng góp công sức cho Chúa thì không bao giờ / Nói chuyện tào lao thì họ nói cả ngày cũng không biết mỏi miệng, nhưng đọc kinh với Chúa cho dù là 5-10 phút thì họ cũng không có giờ rảnh.

51/Tôn kính Chúa Kitô không phải là dâng hương, cử hành nghi lễ bề ngoài mà thôi, nhưng là biết nghe theo tiếng Chúa, sửa mình cho đúng với lời Chúa dạy và sống đời sống gương sáng, để mọi người nhìn chúng ta và nhận ra Chúa.**R

 

TÓM Ý

1/ Một ông vua hiện đại như thế nào ? Người ta thường gọi vua cho những con người có biệt tài trong một lĩnh vực nào đó: Như vua Honda, Vua xe hơi, Vua sân cỏ.

2/ Đức Ki-tô là Vua trong lĩnh vực nào ? Chúng ta có thể quả quyết rằng : Chúa Yesus là vua tình yêu. Chúa Yesus là người có biệt tài trong lĩnh vực yêu thương. Ngài vì yêu thương nhân loại nên đã chịu chết thay. Cái chết của Chúa là đỉnh cao của tình yêu. Ngài chết vì yêu.

3/ Thế nào là một vị vua tình yêu ? Vì yêu thương nên Chúa Yesus đã tự xóa mình. Ngài hoàn toàn trút bỏ vinh quang của Thiên Chúa để mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên và sống như người phàm và hy sinh hiến mạng vì đoàn chiên.

4/ Vua tình yêu đã thể hiện rõ nét yêu thương ở điểm nào ? Chúa cảm thông thân phận yếu đuối của con người nên đã không lên án, không đoán phạt ngay, mà Ngài cho mọi người có cơ hội để ăn năn hối cải. Cụ thể là cách Chúa đối xử với người phụ nữ ngoại tình. Chúa còn dạy chúng ta hãy nghiêm khắc với bản thân và hãy độ lượng với người khác. Hãy yêu kẻ thù, hãy tha thứ mãi mãi.

5/ Mệnh lệnh của vua tình yêu như thế nào ? Lời khuyên yêu thương không phải là một lời khuyên tùy ý nhưng là một mệnh lệnh bắt buộc. Đây là điều kiện duy nhất để vào Nước Trời, là một điều răn mới, điều răn quan trọng nhất ngang hàng với điều răn phải kính mến Chúa hết lòng.

6/ Đâu là nguồn cảm hứng của các bậc thánh nhân ? Con người dựa vào giới luật yêu thương để đưa ra nguồn cảm hứng vô tận. Có biết bao sáng kiến, có biết bao tổ chức, biết bao phong trào, có biết bao dòng tu, có biết bao vị thánh đã hy sinh đời mình cho lý tưởng phục vụ tha nhân. Thế giới sẽ ra sao nếu con người không yêu thương nhau ?

7/ Vị thánh nào đã được cả thế giới ngưỡng mộ ? Thánh Martin da đen, Thánh Yoan Thiên Chúa, Thánh Tê-re-xa Calcutta. Đó là những gương sáng phục vụ hết mình vì người nghèo, người bất hạnh.

8/ Ai là mẫu gương độc nhất ? Trải qua dòng lịch sử của nhân loại, không có nhân vật nào giàu lòng thương xót như Đức Ki-tô. Mặc dầu Ngài là Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn làm gương yêu thương, phục vụ. Chúa Yesus vì yêu thương nên luôn muốn làm bạn cùng với những người tội lỗi, bội bạc như chúng ta.

9/ Tại sao làm vua mà lại không có lãnh thổ ? Vua chúa trần gian ai cũng có lãnh thổ, quân đội, khí tài. Ai cũng muốn tìm cách mở rộng lãnh thổ, ai cũng muốn thống trị và có nhiều người để sai khiến. Ai làm vua cũng muốn kiểm soát mọi thứ và muốn cai trị, bóc lột mọi người. Ai cũng muốn mình có nhiều người phục dịch, tôi tớ.

10/Vua Ki-tô cai trị như thế nào ? Vua trần gian thì cai quản dân tộc họ, bắt mọi người quy phục mình bằng uy quyền, bằng sức mạnh. Thậm chí là bằng thủ đoạn gian mạnh, độc ác. Chúa Yesus thì không như thế, bởi vì Ngài là Đấng thánh của Thiên Chúa.

11/Những đặc điểm của vị vua trời: Chúa Yesus không có đặc điểm nào giống như các  vua chúa trần gian. Trong Kin Tin Kính, chúng ta tuyên xưng -> Vương quốc của Ngài sẽ vô cùng vô tận. Trong suốt 3 năm giảng dạy, Chúa Yesus đều nói đến vương quốc của Ngài.

12/Chúa Yesus có thái độ mâu thuẫn ở chỗ nào ? Sách Tin Mừng đều có nói đến trong trường hợp này: Khi dân chúng đang hăng say tôn Chúa lên làm vua thì Ngài đã từ chối. Trái lại, khi đang đứng trước quan Philato, lúc đó không ai muốn đặt Ngài lên làm vua thì Chúa Yesus lại khẳng định vương  quyền của Ngài.

13/Chúa Yesus làm vua ở lĩnh vực nào ? Chúa Yesus làm vua ở lĩnh vực sự thật, Ngài là vua yêu thương. Chúa Yesus đến trần gian chỉ vì yêu thương và muốn mang lại ơn cứu rỗi cho con người.

14/Hiến chương Nước Trời mâu thuẫn như thế nào ? Chúa Yesus tuyên bố là chúc phúc cho những kẻ mang nhiều bất hạnh như trong Tám Mối Phúc. Người ta cho rằng Chúa Yesus có chút khôi hài. Nhưng ý Chúa Yesus muốn nói rằng : Những người này là những kẻ đầu tiên được hưởng hạnh phúc Nước Trời.

15/Vì sao người ta cho rằng Ngài có tư tưởng sách động ? Những giá trị mà Chúa Yesus đề cao chính là nguyên nhân dẫn Ngài đến cái chết. Chúa Yesus muốn thay đổi cách nhìn và cách con người cư xử với Thiên Chúa. Chính điều này khiến cho các lãnh đạo Do Thái căm thù Ngài và coi Ngài như một kẻ xách động.

16/Vì sao Chúa Yesus muốn con người hoán cải? Chúa Yesus muốn con người thay đổi. Chúa Yesus chỉ có thể làm vua khi con người thay đổi và hoán cải theo các mối phúc thật. Chúa Yesus muốn mọi người đừng sống theo tinh thần của thế gian. Hiền lành hơn là sống hung dữ; thà mình khóc hơn là làm cho người khác khóc; thà rằng tha thứ hơn là ngồi đó để chờ đợi được giải oan.

17/Chúa Yesus làm vua theo cấp độ nào? Con người nếu sống theo Tin Mừng, không thể dửng dưng khi thấy người khác bị kỳ thị chủng tộc, bị đối xử bất bình đẳng, bị hiếp đáp, bốc lột. Ki-tô hữu cần có cái nhìn phê phán. Tuy Chúa Yesus từ chối quyền bính thế gian nhưng Chúa vẫn đưa ra một nguyên tắc chung cho những ai muốn làm lãnh đạo. Đó là làm lớn phải phục vụ.

18/Lễ này được thiết lập khi nào ? Đức Pio XI thiết lập lễ này vào CN cuối tháng 10. Là lễ tôn kính Chúa ki-tô là vua, vị Cha chung thấy cần thiết lập một lễ đặc biệt để chống lại chủ nghĩa trần tục trong kỷ nguyên này vì loài người chỉ muốn tôn thờ ngẫu tượng.

19/Mức độ khác biệt giữa cách suy nghĩ của 2 tiếng vua: Philato khi nói tiếng vua, ông chỉ nghĩ đến vương quyền chính trị. Khi Chúa Yesus tự nhận mình là vua thì Ngài muốn nói đến vương quyền của Đấng cứu thế, và ý Chúa Yesus muốn nói rằng : Chúa là vua nhưng không theo quan niệm của Philato cũng không theo như dự tính của người Do Thái.

20/Thẩm quyền nào có thể xét xử Chúa Yesu ? Chúa bị kết án theo 2 thẩm quyền. Thẩm quyền pháp lý dựa vào đế chế thế gian. Thẩm quyền pháp lý dựa vào lý do tôn giáo do lãnh đạo Do Thái gán ghép và buộc tội Chúa. Mà thứ pháp lý thứ 2 này lại không dính dáng gì đến quan Philato.

21/Một sự thật mà Chúa Yesus muốn minh chứng là gì ? Điều Chúa Yesus muốn minh chứng là : Có một vương quốc khác, vượt xa mọi vương quốc trần gian. Chúa muốn mọi người hiểu rằng : Ngoài thế giới hiện tại, còn có một thế giới khác, đó là vương quốc của Thiên Chúa, đó là Nước Trời.

22/Giá trị thật của Nước Trời là gì ? Khi ngày rộng tháng dài thì Chúa không chịu xưng vương. Hôm nay, khi cận kề cái chết thì Ngài mới xưng vương, để dạy chúng ta hiểu rằng : Sự sống ở trần gian chẳng có giá trị gì so với sự sống vĩnh cửu ở nơi Thiên Chúa.

23/Quyền năng của Thiên Chúa phát xuất từ đâu? Quyền năng này do tự mình Ngài mà có. Chúa Yesus là Thiên Chúa, nhưng là Thiên Chúa nhập thể nên Ngài mang thân phận con người. Tuy Ngài yếu đuối nhưng vẫn một mình đối diện với Philato. Như vậy, Chúa muốn chúng ta hiểu rằng : Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi quyền năng.

24/Quyền của Philato bởi đâu mà có ? Chúa trả lời Philato: Quyền năng của ông không phải tự mình mà có nhưng là của ơn trên ban cho. Thánh nữ Cecilia giải thích như sau : Quyền lực thế gian như hơi của một quả bóng, quả bóng không thể hiển nở và tự mình tròn trịa được mà phải nhờ đến không khí. Chỉ cần một mũi kim nó sẽ xẹp ngay, quyền lực trần gian cũng giống như thế.

25/Vương quyền của Chúa Yesus có gì khác lạ ? Chúa Yesus xưng vương khi Ngài có tràn đầy uy tín, được dân chúng ngưỡng mộ. Nếu Chúa cũng xưng vương khi được dân chúng tung hô vạn tuế thì cũng đâu khác gì vua chúa trần gian. Hôm nay, Chúa xưng vương khi Ngài mất hết mọi uy tín, không còn ai ủng hộ. Điều này cho thấy Ngài siêu thoát mọi quyền lực trần gian.

26/Khía cạnh nào minh chứng tình yêu chiến thắng hận thù ? Khi Chúa một mình phải đối diện với một đám đông đầy ghen ghét hận thù, Chúa muốn dạy ta biết Ngài là Thiên Chúa của tình yêu. Vì yêu nên Ngài xuống trần gian và minh chứng cho một tình yêu lớn lao nhất, đó là chết vì yêu.

27/Ai là người mở cửa vương quốc Nước Trời ? Chúa Yesus là người đầu tiên từ cõi chết sống lại. Nên Ngài là người chiến thắng. Với chiến thắng này, Ngài có thể mở cửa vương quốc của Ngài, đó là vương quốc của tình yêu và sự thật, và chỉ có ai thuộc về sự thật mới được vào vương quốc của Ngài . Sự thật luôn chiến thắng điều dối trá / vì điều dối trá mang lại sự chết. Cho nên Chúa Yesus chính là đường dẫn đến sự thật và sự sống muôn đời.**R

GIUSE LUCA / KT EMMAUS / TGP SAIGON / VN

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2366
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  1997
 Hôm qua:  2398
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11472262
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top