Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 1 (Bài 2): Khám Phá Khả Năng Của Mình

I/ Sống tự tin:
 
Tự tin là một thái độ sống, diễn tả sự phán đoán tích cực về chính mình / Về giá trị con người mình / Đây là điều căn bản để phát triển nhân cách và sống an vui.

Người tự tin là người dễ thành công và hạnh phúc / Những vấn đề mà ta gặp phải đối với bản thân cũng như đối với người khác, thường phát sinh ra bởi vì ta thiếu tự tin, thiếu một hình ảnh tích cực về mình.
 
Tự tin không phải tự nhiên mà có, nhưng là do ý thức luyện tập / Có hai thái cực nghịch lại với sự tự tin: Thái cực thứ nhất là quá đề cao cái tôi của mình, gây ra biết bao phiền phức cho những người chung quanh, quá đề cao là tôn thờ cái tôi của mình, không phải là tự tin mà là tự phụ, kiêu ngạo / Thái cực thứ hai là quá hạ thấp mình, mặc cảm cho mình là thua thiệt, yếu hèn hơn mọi người, đó là tự ti / Ta cần phải tránh để khỏi rơi vào 2 thái cực đó.
 
II/ Nhìn thấy những khả năng của mình:
 
Một trong những nguyên tắc căn bản để đạt đến sự tự tin là nhìn thấy khả năng của mình, nguyên tắc này giúp ta thấy được những gì tích cực mình đang có hay có thể có / Thay vì chỉ nghĩ đến những giới hạn bất toàn của mình.
 
Ví dụ: Một cô gái đang tuổi lớn, cô không ý thức được cái đẹp, cái duyên mình đang có mà chỉ lo đến một vài cái mụn trên mặt / Lẽ ra cô có thể tiếp xúc bình thường với bạn bè, nhưng vì nhìn thấy khuyết điểm là một vài cái mụn trên mặt, cô đã sống thu mình ở nhà / Cô không nhìn thấy những khả năng, những điểm tốt, mà chỉ nghĩ đến những điều tiêu cực, và hành xử dựa theo điều tiêu cực này!
 
Tuy nhiên nhìn đến những khả năng mình có, hay có thể có, không có nghĩa là cho mình có khả năng không có giới hạn / Ta ý thức về những khả năng giới hạn của mình và những khác biệt của mình với người khác, nhưng ta không để những giới hạn đó cản trở mình phát triển những điều tốt/ Mỗi người có trí thông minh ở mức độ khác nhau, nhưng dù ở mức độ nào đi nữa, ta vẫn có thể phát triển và sử dụng một cách tốt nhất điều mình có.
 
Nhìn đến những khả năng mình có hay có thể có, có nghĩa là ý thức rằng mình có thể tiến hơn mức độ mình đang có / Kết thúc tập sách cuối cùng của mình, nhà bác học Albert Einstein cho biết là ông mới chỉ phát triển được một phần nhỏ những khả năng của ông mà thôi / Đây không phải lời nói của một người kiêu ngạo, tự phụ, mà là của một người chưa thỏa mãn với hiện trạng của mình, và muốn tiến xa hơn nữa / Chính trong ý nghĩa này, người ta có thể nói là con người có thể tiến mãi, nơi mỗi người vẫn còn có một năng lực chưa được hay không được sử dụng đúng mức.
 
Để có một hình ảnh tích cực, nhiều tâm lý gia đề nghị ta hãy ý thức mình là một tạo vật được Thiên Chúa ban cho những tài năng cần được phát triển để làm vinh danh Ngài / Ta hãy hãnh diện về những khả năng trỗi vượt hơn các tạo vật khác trong vũ trụ, nhưng thường thì ta ít khi ý thức như thế / Ta thu nhận lời nói, việc làm hoặc phản ứng của người khác qua những màn lọc mà ta tự đặt ra, những màn lọc này đôi khi là những tiêu chuẩn tiêu cực, nhân sinh quan yếm thế và như thế nó cản trở ta thấy được những điểm tích cực nơi con người (họ hay mình)! Những màn lọc này làm ta quá chú ý đến những khuyết điểm nơi mình mà quên đi những điểm tích cực khác / Trong cuộc sống thực tế hằng ngày, ít hay nhiều, ta thường là nạn nhân của những màn lọc tiêu cực này.
 
Một lời khuyên cần thực hành là thỉnh thoảng ta nên hồi tâm kiểm điểm xem mình có những màn lọc tiêu cực không? Những quan điểm chủ quan tiêu cực ngăn trở ta nhìn thấy và phát triển những tài năng của mình hay không?
 
Ngoài những tấm màn lọc tiêu cực, đôi khi ta còn bị ngăn trở bởi một sự so sánh không quân bình giữa ta và người khác / Khi so sánh thái độ tiêu cực, ta thường dễ ghen tỵ với người khác, vì thấy người khác có những điều mình ước muốn mà không có / Ý thức sự khác biệt với người khác về khả năng, nhưng không vì thế mà có thái độ tiêu cực, ghen tỵ, mặc cảm / Ta không thể có tất cả những gì mình ưa thích, nhưng hãy quý trọng những gì mình đang có và cố gắng phát triển tối đa có thể / Với những gì mình đang có, hãy cố gắng sử dụng và phát triển mà không cần phải so sánh, mặc cảm, hoặc ghen tỵ với người khác.
 
III/ Khám phá kho tàng nội tâm của mình:
 
Thái độ sống tự tin bắt đầu nơi chính ta, nơi sự hiểu biết về chính mình và tin tưởng vào chính mình / Nhiều khi ta tưởng mình biết rõ về chính mình, nhưng thực ra ta chỉ biết về mình một cách hời hợt mà thôi / Cần trở về với nội tâm của mình và cố gắng khám phá ra những gì mình có hay có thể có.
 
Bước đầu tiên để canh tân cuộc sống và thái độ sống là hãy biết mình, biết rõ hiện trạng của mình / Nghĩa là biết những điều mình có thể yêu thích và cả những điều mình không yêu thích / Chính vì thế có trường hợp khi hồi tâm suy nghĩ, ta như thấy có một sự giằng co / Nơi mỗi người đều có tính tốt, tật xấu, có những điều tốt xấu nổi bật trong cõi ý thức, nhưng cũng có những điều còn nằm sâu trong cõi vô thức và có ảnh hưởng trên thái độ phản ứng và hành động của ta / Trên con đường luyện tập để có thái độ tự tin, bước đầu tiên là hãy nhất quyết tìm biết chính mình / Một thanh niên đến nhờ sự cố vấn tâm linh của một chuyên gia tâm lý, Chuyên viên tâm lý đặt câu hỏi: Nếu anh có thật nhiều tiền như ý anh muốn thì anh sẽ làm gì? Anh trả lời: Tôi sẽ đi nghỉ ở miền biển / Nhưng sau vài câu đối thoại, anh ta mới vỡ lẽ ra là mình chưa biết rõ nhu cầu của mình / Sau thời gian nghỉ hè, anh chưa biết sẽ phải làm gì nữa và cũng không thể nghỉ hè trường kỳ, vì làm như vậy cũng chán ngán / Anh có biết về mình nhưng chưa có dịp đào sâu nội tâm của mình để biết rõ những nhu cầu, những khát vọng của mình cần được thỏa mãn.
 
Câu hỏi được đặt ra là tại sao ta không biết rõ về chính mình? Các nhà tâm lý thì nhìn vào khía cạnh phát triển tâm sinh lý của con người qua các giai đoạn tuổi, những ức chế, những dồn nén do từ gia đình, bạn bè, môi trường, khiến cho đương sự như phải mang lấy cái mặt nạ để làm vừa lòng người khác / Chính hoàn cảnh sống bị dồn nén một cách thái quá, làm cho đương sự đôi khi cảm thấy bực bội, muốn nổi loạn để thoát khỏi mọi kềm chế, với lý do là muốn sống với chính thực thể của mình / Đây có thể là một trong các giai đoạn khủng hoảng của tuổi trẻ đang vươn đến tuổi trưởng thành / Để vượt qua giai đoạn tế nhị này phải bình tĩnh và phải được hướng dẫn để trở về với chính mình, để có thể phân tích hiện trạng của mình, để phát triển tối đa điểm tốt đang có và canh tân sửa chữa những khuyết điểm.
 
Tóm lại: Để sống tự tin, ta cần phải biết rõ chính mình về điều tốt cũng như những điều xấu / Bao lâu chưa khám phá ra kho tàng nội tâm của mình, bấy lâu ta chưa thể tiến bước trên con đường luyện tập để sống tự tin.
 
IV/ Đương đầu với khuyết điểm của mình:
 
Ông Alain đã nhận định rằng: Càng phải can đảm lắm mới có thể chấp nhận những bất toàn nơi chính mình / Hãy can đảm chấp nhận những điểm tiêu cực của mình / Đi xa hơn, ông quả quyết rằng: Dấu chỉ cho sự trưởng thành nhân cách nơi một người là xem người đó có can đảm nhìn nhận những sai sót của mình hay không? Nhìn nhận những sai sót không có nghĩa là không nhìn thấy những điều tiêu cực / Nhân cách của mỗi người có điểm tốt cũng như điểm xấu / ta cần phải chấp nhận những điểm tốt, nhưng cũng phải biết đương đầu với những tật xấu của mình mà không chút mặc cảm.
 
Bước đầu tiên để tiến tới sự thiện là can đảm nhìn nhận tội lỗi, khuyết điểm của mình để canh tân.
 
Triết gia Maritain cũng nhận định về sự huấn luyện con người trưởng thành như sau: Điều tốt nơi con người được phát triển tối đa không phải nhờ vào việc chối bỏ điều xấu, nhưng là biến đổi điều xấu, sử dụng năng lực điều xấu để phục vụ cho điều tốt.
 
Để phát triển điều tốt nơi mình, không cần phải chối bỏ hoặc che đậy tâm tình tiêu cực, nhưng là biến đổi tâm tình tiêu cực, sử dụng năng lực tâm tình này để phục vụ điều tốt.
 
V/ Thực hành:
 
Để giúp ta ý thức dễ dàng hơn về thực tại nội tâm của mình và biết rõ mình hơn / Ông Alain đề nghị phương thế thực hành cụ thể như sau:
 
1. Viết nhật ký.
 
2. Xếp đặt cuộc sống của mình sao cho có giờ rảnh rỗi để tĩnh dưỡng.
 
3. Chú ý quan sát xem điểm nào làm cho mình khác người.
 
4. Thường xuyên xác định lại thực thể của mình.
 
5. Có một người bạn để tin tưởng và tâm sự.
 
Vốn liếng (Mt 25, 14-21)
 
***Dụ ngôn các nén bạc: Một ông chủ trước khi đi xa, gọi các đầy tớ và trao cho một người 5 nén, một người 2 nén và 1 người 1 nén, để họ làm ăn sinh lợi cho ông. Sau một thời gian, người thứ nhất và thứ 2 đã làm lợi cho chủ, còn người thứ 3 thì không / Hai người trước, tuy số vốn khác nhau, nhưng họ giống nhau ở 1 điểm là có cùng một khoảng thời gian và có cùng sức cố gắng hăng say tích cực làm việc / Họ đã đầu tư sức lực, khả năng, thời giờ, dịp thuận tiện, óc sáng tạo để làm lợi từ số vốn đã nhận/ Người thứ 3 là người lười biếng, đem cất số vốn, không chịu làm ăn / nên không những không sinh lời cho chủ mà còn làm thiệt hại cho chủ / Nếu ít nhất là anh ta gởi vào ngân hàng thì cũng được lợi đôi chút / Thật là đáng trách.
 
Ý nghĩa của dụ ngôn đối với ta như thế nào? Ông chủ là Thiên Chúa, các đầy tớ là ta / các nén bạc là các ơn thánh cộng với tất cả những gì mà Thiên Chúa ban cho ta như: sức khỏe, tài năng, địa vị, tiền của, dịp may, không gian, thời gian, giao tế, ân nhân / Nên bổn phận của ta là phải làm sinh lợi tối đa.
 
Mỗi người Chúa trao ban cho khác nhau về nơi chốn, thời gian, khả năng, dịp thuận lợi, mỗi người không ai giống ai / Mỗi người có thời vụ và nhiệm vụ của mình / Ta không giống nhau về khả năng nhưng có thể giống nhau về cố gắng / Thà cố gắng mà không có tài còn hơn có tài mà không cố gắng làm lợi cho Chúa / sẽ bị phạt nặng.
 
Ta hãy bắt chước người đầy tớ thứ nhất và thứ 2: Chăm chỉ, siêng năng làm việc và làm lợi cho Chúa / chứ đừng sống theo người đầy tớ thứ 3: lười biếng.
 
=> Tóm lại: Ta phải siêng năng làm việc, ta phải tận dụng tài năng, sức lực, ơn lộc Thiên Chúa ban; để xây dựng sự nghiệp đời này lẫn đời sau.
 
Nhân bản: Là một từ ngữ rất thông dụng, nhưng khó giải thích cách rõ ràng và hiểu cho tường tận / Chúng ta có thể tạm hiểu:
 
Nhân: là người, là nhân đức, nhân cách, cách sống của một con người tốt.
 
Bản: là gốc, căn bản, nền tảng, bản lề.
 
=> Nhân bản là phong cách sống tốt, những nhân đức căn bản mà một con người cần phải có, để xứng đáng được người khác nhìn nhận mình là 1 con người!

Trở lại      In      Số lần xem: 1878
Tin tức liên quan
  • GIÁO LÝ KYTO GIÁO / NHÂN ĐỨC VÀ NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN / GIUSE LUCA
  • NHÂN CHI SƠ, TÍNH BẢN THIỆN
  • NHỮNG PHÚT THÂM THÚY CỦA CUỘC ĐỜI
  • Tìm biết Thánh ý Chúa
  • Kẻ thật lòng yêu Chúa
  • 4 Chiến Thuật của Satan
  • Phần 3: Cầu Nguyện
  • Phần 2 (Bài 8): Đức Mến
  • Phần 2 (Bài 7): Đức Cậy
  • Phần 2 (Bài 6): Đức Tin
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  954
 Hôm qua:  2690
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11458372
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top