Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 1 (Bài 6): Nghệ Thuật Sống

Nghệ thuật sống : Là biết sống với người khác, sống hài hòa, sống vui, sống phục vụ, sống hạnh phúc . Làm thế nào để được như thế?

 1. Đắc nhân tâm: Dành cho mọi người nói chung, và cho tu sĩ nói riêng: Là hiểu biết lòng người, biết cách nói khen chê đúng lúc, đúng tâm lý / chiếm được lòng người. Là biết gây thiện cảm, biết cách thuyết phục, biết cách sửa sai.
 
2. Sống liên đới: Không ai là một ốc đảo, Ta sinh ra trong một gia đình, lớn lên trong một xã hội. Ta được ơn gọi để sống trong một cộng đoàn. Tha nhân có thể là một trở ngại, nhưng tha nhân cũng chính là sự trợ giúp để ta phát triển nhân cách và thành toàn hơn.
 
Ta sống liên đới với nhau về vật chất lẫn tinh thần. Ta trao đổi công việc với nhau, chia sẻ nghĩa tình. Ta phục vụ người và được người phục vụ. Ta liên đới trong hạnh phúc, lẫn đau khổ, Vui buồn sướng khổ có nhau. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mình sống không cần đến ai, cũng không cần ai giúp đỡ.
 
Đừng đòi hỏi người khác, hãy đòi hỏi chính mình. Tâm lý chúng ta là thích xét đoán, kết án người khác hơn là tự chất vấn chính mình. Ta đòi hỏi người khác phải tốt hơn ta, mà quên rằng chính ta chưa tốt hơn người khác!
 
Nếu ta không muốn người khác cau có với mình, thì hãy mang bộ mặt vui tươi phấn khởi đến với mọi người / Nếu ta không muốn ai cư xử hẹp hòi với mình, thì hãy sống quảng đại, bao dung với người khác.
 
3. Đời sống cộng đoàn: Ta sinh ra trong cộng đoàn nhân loại, ta lãnh nhận đức tin từ một cộng đoàn Giáo Hội, và đức tin của ta chỉ có thể sống và lớn mạnh trong cộng đoàn Giáo Hội mà thôi, Không ai có thể ở ngoài cộng đoàn của Giáo Hội. Hơn nữa, người Kitô hữu luôn được mời gọi nhận ra Chúa nơi tha nhân. Trong cái nhìn ấy, cuộc sống của ta phải luôn hướng tới lối sống (chiều kích) cộng đoàn. Là con người sống giữa xã hội, là tín hữu sống trong lòng Giáo Hội / là một phần tử trong hội dòng / Tình liên đới không phải là thứ trang trí phụ thêm vào nhân cách của ta. Trái lại, tình liên đới là một đòi hỏi thiết yếu của ơn gọi làm người, làm con Thiên Chúa. Là phần tử của dòng, đòi hỏi ta phải sống với anh em và cho anh em. Tóm lại, ta phải sống hài hòa với mọi người, sống hiệp nhất và yêu thương, sống với nhau bằng tình bạn và tình anh em.
 
4. Đối thoại: Đối thoại là một cuộc gặp gỡ, nói chuyện, trao đổi tư tưởng, tình cảm, ý kiến cho nhau, nhất là biết nói và biết lắng nghe những gì đang chất chứa, đang xảy ra, thậm chí trong những ngôn ngữ không lời, những gì ở giữa và ở sau lời nói.
 
Nền tảng của đối thoại là sự tôn trọng, tình người.
 
* Ba điều kiện thiết yếu của sự đối thoại thật sự là:
 
- Chấp nhận ngồi lại với nhau.
 
- Chân thành trình bày quan điểm của mình.
 
- Lắng nghe, tìm hiểu, trân trọng những ý kiến khác biệt của nhau / không bắt ép đối phương thay đổi.
 
* Ba điều kiện căn bản để cuộc đối thoại hữu ích:
 
- Biết mình, biết người: Tôi muốn nói gì? Tôi nói với ai?
 
- Biết tìm chân lý: Tôi đã và đang biết gì? Tôi cần phải biết những gì?
 
- Biết trình bày và đón nhận quan điểm: Tôi cần nói và nghe như thế nào? Điều tôi đã biết, tôi thêm xác tín, kiện toàn. Điều gì hay, mới mẻ, tôi chưa biết, tôi cần phải đón nhận khiêm tốn, can đảm.
 
5. Người trưởng thành: Đã là người, ai cũng muốn được xem là người trưởng thành. Người ta hay gắn liền sự trưởng thành với tuổi tác, Thật ra, trưởng thành vốn là một "giá trị phổ quát" mà mọi người đều mong đạt được.
 
* Cần phân biệt:
 
- Trưởng thành về thể xác: tuổi tác, vóc dáng.
 
- Trưởng thành tinh thần: chín mùi trong bản chất tinh thần.
 
- Người ốm đau có thể trưởng thành hơn một lực sĩ.
 
- Người thất học có thể trưởng thành hơn bậc khoa bảng.
 
- Người trẻ tuổi có thể trưởng thành hơn người có chức, có tuổi.
 
* Chân dung người trưởng thành:
 
- Là người đạt được sự thành toàn trong nhân cách, biết vun trồng mọi đức tính nhân bản, biết linh động thích ứng trong cuộc sống và cư xử hài hòa với mọi người.
 
- Là người biết suy nghĩ chính chắn, phán đoán chính xác, hành động có ý thức và tự do, theo lương tâm chân chính của mình.
 
- Là người chịu trách nhiệm về hành vi, lời nói, việc làm của mình, chấp nhận người khác phê bình để mình sửa sai.
 
- Là người khiêm tốn chấp nhận sự thật về mình, luôn gia tăng học hỏi, trau dồi kiến thức, tu luyện bản thân.
 
- Là người luôn trung thành với lời cam kết, kiên trì theo đuổi mục đích, biết chế ngự dục vọng và sống cho phù hợi với bậc sống của mình.
 
Đề tài: Quan niệm về Công dung ngôn hạnh của ngày xưa và ngày nay thế nào/ lồng vào cuộc sống thực tế, phân tách và đưa ra dẫn chứng?
 
6. Cư xử với tha nhân:
 
Cổ nhân dạy rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Giao du với người tốt thì mình học được cái tốt, giao du với người xấu thì mình bị tiêm nhiễm cái xấu. Cứ theo cách đó mà cư xử với tha nhân thì xã hội sẽ toàn là những định kiến và phe phái. Thế nhưng: Nhân vô thập toàn, ngọc còn có vết, đã là người thì ai cũng có cái tốt, cái xấu. Điều chủ yếu là ta có biết nhận diện cái tốt và cái xấu, để phát huy cái tốt và hãm dẹp cái xấu! (quá đúng).
 
“Ngọc còn có vết” : Làm người sao có thể tránh những điều sai?
 
Hãy nhìn người khác qua những điều tốt. Đời sống của ta luôn phải gắn bó với tha nhân. Trong cuộc sống cộng đoàn ta phải biết quên cái tôi, để biết nhìn tốt, nghĩ tốt và nói tốt cho người khác. Bạn muốn người khác kính trọng mình thì trước hết bạn phải biết kính trọng người khác.
 
Một người biết sống là một người NGHE nhiều hơn NÓI, biết lắng nghe những phê bình của người khác để khắc phục sửa đổi / để thăng tiến: "Nói là cho, nghe là nhận".
 
Giao du với người tốt thì được rồi, còn xa lánh người xấu ư? Không được! Phải tiếp xúc để cảm hóa họ. Chúa Yesus đã sống như thế. Một người giàu có, không cần ta yêu thương, không cần ta giao lưu, quan hệ, nếu không có ta, đã có hàng tá người thương mến họ. Một kẻ túng nghèo, cô đơn, bất hạnh  hãy đến với họ, họ đang cần đến ta để chia sẻ, nâng đỡ
 
Nghệ thuật sống với tha nhân là: Không loại trừ ai, nhưng cần phải nhận định những ai cần ta hơn. Đó cũng là một khía cạnh của sự cảm thông và chia sẻ.

Trở lại      In      Số lần xem: 2470
Tin tức liên quan
  • GIÁO LÝ KYTO GIÁO / NHÂN ĐỨC VÀ NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN / GIUSE LUCA
  • NHÂN CHI SƠ, TÍNH BẢN THIỆN
  • NHỮNG PHÚT THÂM THÚY CỦA CUỘC ĐỜI
  • Tìm biết Thánh ý Chúa
  • Kẻ thật lòng yêu Chúa
  • 4 Chiến Thuật của Satan
  • Phần 3: Cầu Nguyện
  • Phần 2 (Bài 8): Đức Mến
  • Phần 2 (Bài 7): Đức Cậy
  • Phần 2 (Bài 6): Đức Tin
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  18
 Hôm nay:  233
 Hôm qua:  2690
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11457651
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top