Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Sách - TÔN SÙNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU

LỜI TỰA CHO ẤN BẢN THỨ NHẤT

          Tại sao lại có cuốn sách mới này về sự sùng kính Trái Tim Chúa GiêSu, trong khi đã có biết bao tác phẩm bàn về việc ấy rồi? Là vì, mặc dầu đã có nhiều tác phẩm, sách mới này đáp ứng nhu cầu mà nhiều linh hồn cảm thấy có. Thật vậy, ngày nay nhiều sách lấy Thánh Tâm làm đối tượng, và thật ra, một số đã được các tín hữu đánh giá cao và thưởng nếm. Nhưng có một ít quyển thiếu hẳn bề rộng, không khai triển đủ những điều cần của việc đạo đức này. Những sách khác, tuy nhiều hơn, nhưng lại tự hạn chế vào một số vấn đề nhất định mà bỏ qua những vấn đề khác là những vấn đề ai cũng phải nhận là hết sức hữu ích cho các linh hồn. Trái lại, một số sách khác lại nói quá rộng rãi, dùng làm sách thiêng liêng thì tuyệt hảo; nhưng vì chứa quá nhiều vấn đề, thành ra làm cho độc giả phân vân; vì họ không thấu triệt được cả, và khi phải chọn mấy việc thực hành thì họ không biết phải chọn gì bỏ gì cho đúng.

Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng muốn thật sự giúp ích các linh hồn đạo đức thì phải cho họ một cuốn sách cỡ vừa phải, nhưng gồm tất cả những gì họ phải biết để nhận biết, yêu mến và tôn kÍnh Trái Tim rất đáng mến Chúa chúng ta, mà lòng sùng kính phải trỗi vượt hết các việc khác, vừa vì đối tượng là Thiên Chúa, vừa vì những ân sủng tràn đầy là quả phúc của sự tôn sùng ấy. Đấy là tư tưởng khiến chúng tôi soạn ra tác phẩm này. Chúng tôi cố theo sát giáo lý thánh nữ Margarita Maria, tông đồ Thánh Tâm (vì tất cả giáo lý của Thánh Nữ Margarita Maria đã được xếp sẵn rất thứ tự trong cuốn Nước Thánh Tâm Chúa Giêsu: Règne du Sacré-Coeur de Jésus, soạn bởi một linh mục (Cha Tenvaux, qua đời tại Paris ngày 01/10/1903), dòng đức Maria Vô Nhiễm; bộ sách gồm 5 cuốn, nên chúng tôi đã tha hồ khai thác tác phẩm tuyệt hảo này), cũng như giáo lý các tác giả được mến chuộng nhất đã viết về vấn đề này trước chúng tôi. Chắc hẳn đấy là cách giới thiệu tốt nhất cho việc làm khiêm hạ này của chúng tôi.

Chúng tôi đặc biệt nói rộng về những việc bề trong kính thờ Trái Tim Chúa Giê-su. Vì  đấy là điều quan trọng nhất mà thường những sách nói về việc tôn thờ Trái Tim lại hay xao lãng. Có lẽ một ít người sẽ chỉ trích rằng phần sách này nói về việc kính thờ bề trong có cái tính chất nhiệm học quá đáng. Chỉ trích như vậy có căn cứ, chúng tôi đồng ý là như thế khi nói đến những giáo hữu thông thường; nhưng tập sách này không nhằm vào họ. Như tiêu đề sách này đã cho thấy, nó nhằm vào những linh hồn đạo đức khát khao nên trọn lành. Đối với những người này, người ta không nên trách chúng tôi là quá thiên về huyền nhiệm. Trái lại, chúng tôi hy vọng rằng, nhờ ơn Thánh Tâm mà chúng tôi hằng van xin chúc phúc cho tập sách khiêm hạ này, họ sẽ thấy trong tập sách này một phương pháp chắc chắn và hữu hiệu để tôn thờ Thánh Tâm một cách xứng đáng và dễ tiến tới trên đường trọn lành.

Chúng tôi cũng muốn thêm rằng, mối ưu tư của chúng tôi      là trong hết mọi sự phải theo giáo huấn của Mẹ chúng ta là Hội Thánh Công Giáo. Nên chúng tôi xin đặt tất cả những điều chúng tôi nói trong tập sách  này, một cách tuyệt đối, không trừ một điều nào, dưới sự phê phán của Toà Thánh, có thế giá bất khả ngộ duy nhất trên mặt đất này.

 

LỜI TỰA CHO ẤN BẢN MỚI

Sự vồn vã đón nhận ấn bản thứ nhất, những lời chúc mừng nồng nhiệt nhận được từ một số linh mục, bề trên các tu viện, và của mẹ bề trên cựu dòng Carmel, đã thôi thúc chúng tôi phát hành ấn bản mới này.

Để tác phẩm đỡ bất xứng với độc giả hơn, chúng tôi đã duyệt lại kỹ lưỡng và thay đổi một vài đoạn xem ra đáng tiếc. Chúng tôi cũng nghĩ rằng nên thêm vào một số việc phải làm trong tháng Thánh Tâm, mà Đức Giáo Hoàng Léon XIII và Piô X đã ân cần khuyên nhủ.

Chúng tôi nghĩ rằng bạn đọc sẽ bằng lòng cho chúng tôi xen vào đây lời nhận xét rất đáng lưu tâm của Thánh Alphonse de Liguori về sự sùng kính Trái Tim đáng tôn thờ của Đấng cứu thế.

Ngài viết: “Việc sùng kính này chẳng là gì khác ngoài sự thực hành tình yêu đối với Chúa Giê-su Ki-tô, tình yêu này là một sự sùng kính tuyệt hảo. Thật đáng tiếc: Một số đông tín hữu chuyên cần làm nhiều việc đạo đức khác, mà lại chểnh mảng việc sùng kính tuyệt hảo này; cũng thật đáng tiếc: Một số Cha giải tội và giảng thuyết, lưu tâm nhiều đến việc chôn vào lòng tín hữu những sự sùng kính khác, mà chẳng bao giờ nói được một câu về cái điều phải là sự sùng kính thứ nhất của mọi tín hữu. Chính sự chểnh mảng này làm cho biết bao linh hồn tiến rất ít trong đường nhân đức, cứ dầm mình mãi trong cùng một nết xấu, và cuối cùng thì ngã vào những tội nặng”.

 

CUNG HIẾN THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU

Lạy Chúa rất dịu dàng, nhờ ơn Chúa, con biết rằng Trái Tim Cực Thánh Chúa là kho tàng kín ẩn, để được kho tàng ấy, người ta phải hy sinh tất cả; dẫu vậy, cả đến ngày nay nữa, biết bao người trong số tôi tớ Chúa mới chỉ biết kho tàng ấy cách rất sơ sài và chẳng tỏ lòng quý mến bao nhiêu. Chính là để làm cho người ta biết đến, yêu mến và tôn kính kho tàng ấy nhiều hơn mà con đã soạn ra tập nhỏ này. Nhưng, thương hại, tập nhỏ này còn xa lắm mới tương xứng được vấn đề nó bàn tới; Vì vậy, con khiêm nhường dâng nó lên Chúa, xin Chúa bổ khuyết những thiếu thốn của nó bằng những ơn phúc dồi dào, để nó được vào việc cổ động lòng sùng kính Trái Tim đáng tôn thờ Chúa.

Lạy Đấng Cứu thế hay thương xót, xin Chúa đoái thương chiếu dãi ra từ Thánh Tâm một luồng sáng cần thiết để soi sáng trí khôn các tín hữu Chúa. Con nài xin Chúa hãy làm cho lòng họ nên những lò lửa cháy bằng tình yêu Thánh Tâm rất nhân lành, cho tất cả những ai đến cùng Thánh Tâm biết dâng cả đời  mình mà chúc tụng, sùng kính và an ủi Trái Tim ấy.

Lạy Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm, là Bà Chúa của Thánh Tâm, lạy Thánh Nữ Margarita Maria, là tông đồ và hy lễ của Trái Tim đáng mến yêu này, xin tận dụng thế lực các Đấng trước toà Thánh Tâm mà xin cho con được ơn con van nài. Amen.

 

 

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BẢN TÍNH

SỰ SÙNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU

CHƯƠNG I

CHÚA HỨA BAN NHỮNG ƠN THIÊNG LIÊNG RẤT DỒI DÀO CHO NHỮNG AI THỰC HÀNH SỰ TÔN SÙNG THÁNH TÂM

Những kho tàng ơn phúc phúc và ân sủng trong Thánh Tâm thật vô cùng

 (Thánh nữ Margaratia-Maria)

I. Sự tôn sùng Thánh Tâm có công hiệu tuyệt vời để thánh hoá các linh hồn.

      Lòng thành thực tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giê-su là một phương tiện rất hữu hiệu để nâng một linh hồn lên bậc trọn lành cao nhất trong một thời gian ngắn. Đấy là điều thánh nữ Margarita Maria, một người thân tín của Thánh Tâm đã cho ta biết.

      Người viết: Chúa đã cho tôi biết rằng: Ngài rất muốn được người ta biết đến, yêu mến và tôn thờ, và để đáp lại, Ngài sẽ ban cho họ nhiều ân sủng khi họ hiến mình để sùng kính và yêu mến Trái Tim Ngài. Ngài cho tôi thấy những kho tàng tình yêu và ân sủng dành cho những kẻ tận hiến mình để làm cho người ta tôn kính, yêu mến và làm cho Ngài được vinh quang theo sức của họ, nhưng những kho tàng ấy quá lớn lao tôi không thể diễn tả được.

      Tôi không nghĩ rằng những người đã hiến mình cho Thánh Tâm lại bị hư mất hay rơi vào quyền lực Satan bị tội trọng; nếu sau khi đã dâng mình cho Ngài, họ biết cố gắng tỏ lòng tôn kính, mến yêu và làm vinh danh Ngài hết sức họ bằng cách sống theo những phương châm thánh của Ngài. Không có con đường nào ngắn hơn để tới bậc trọn lành, cũng không có phương tiện nào chắc chắn hơn cho phần rỗi bằng cách hiến mình cho Thánh Tâm này, để tỏ lòng mến yêu, tôn trọng và ngợi khen Thánh Tâm ấy theo sức ta.

      “Tôi tin và nghĩ rằng không nên trì hoãn nói ra điều này là: Thánh Tâm sẽ đặc biệt phù hộ cho những cộng đồng làm những việc sùng kính cách riêng nào đó biết thương yêu đoàn kết với nhau. Ngài nóng lòng muốn đổ tràn ân sủng xuống cho các linh hồn, và vì thế, Ngài muốn được các thụ tạo của Ngài biết Ngài, yêu mến Ngài và làm vinh danh Ngài; Trong họ, Ngài muốn lập vinh quốc Ngài như là nguồn mạch chảy ra mọi điều thiện hảo, cung cấp cho họ mọi thứ họ cần”.

      Chúng ta còn đọc thấy trong thư thánh nữ gửi cho Cha Polin, Dòng Chúa Giê-su rằng:

      “Ước chi con kể ra được hết những gì con biết được về sự sùng kính đáng quý mến này đối với Thánh Tâm Chúa Giê-su, và cho cả thế giới biết về những kho tàng ân sủng Chúa Giê-su ở trong Trái Tim đáng tôn thờ này, và Ngài đã định đổ tràn ra cho những ai thực hành sự sùng kính ấy, Thưa Cha, con xin Cha đừng quên nhắc nhở điều đó cho cả thế giới ... Những kho tàng ơn phúc và ân sủng tích trữ trong Thánh Tâm này thật là vô cùng: Con không biết có việc sùng kính nào trong đường thiêng liêng thích hợp hơn để trong một thời gian ngắn có thể đưa  một linh hồn lên bậc trọn lành cao như việc sùng kính này không, và để cho linh hồn ấy được thưởng nếm những sự ngọt ngào thật mà người ta có thể được trong khi làm tôi Chúa Giêsu Ki-tô. Vâng, con đoán chắc với Cha rằng: Nếu người ta biết việc sùng kính này đẹp lòng Chúa Giê-su Ki-tô đến thế nào, thì không một tín hữu nào, dù yêu mến Đấng Cứu Thế ít đến mấy, mà không thực hành việc sùng kính ấy trước hết.

Nhất là xin Cha làm sao cho những người tu trì ôm ấp lòng sùng kính này; vì họ sẽ rút tỉa được từ đó ơn phù giúp, đến nỗi họ không cần đến phương tiện nào khác để phục hồi lại sự sốt sắng ban đầu, và những cộng đồng luật phép lỏng lẻo sẽ tuân giữ luật phép nghiêm ngặt hơn, còn những cộng đồng đã giữ luật phép nghiêm ngặt thì sẽ nên trọn lành tột bậc”.

II. Tóm lại những lời Chúa đã hứa với Thánh Nữ Margarita Maria dành cho những người có lòng sùng kính Thánh Tâm

1. Cha sẽ ban cho họ mọi ơn cần thiết trong bậc sống.

2. Cha sẽ ban cho gia đình họ được bình an

3. Cha sẽ an ủi họ trong (những nỗi đau buồn) mọi cơn gian nan thử thách.

4. Cha sẽ nên nơi nương náu an toàn cho họ khi sống và nhất là trong giờ chết.

5. Cha sẽ chúc phúc tràn trề cho các việc họ làm.

6. Các tội nhân sẽ tìm được trong Trái Tim Cha nguồn suối và đại dương thương xót vô biên.

7. Những linh hồn nguội lạnh sẽ nên sốt sắng.

8. Những linh hồn sốt sắng sẽ tiến lên cao trong bậc trọn lành.

9. Cha sẽ chúc lành cho những gia đình ở đó có trưng bày và tôn kính ảnh tượng Thánh Tâm Cha.

10. Cha sẽ ban cho các linh mục tài đánh động được những con tim chai đá nhất.

11. Tên những người truyền bá lòng tôn sùng này sẽ được ghi trong trái tim cha, và tên ấy sẽ không bao giờ bị xoá đi.

12. Vì lòng thương xót tuyệt mức của Cha, Cha hứa rằng: Tình yêu toàn năng của Cha sẽ ban cho những ai rước lễ chín ngày thứ sáu đầu tháng liên tiếp được ơn thống hối cuối cùng: họ sẽ không chết khi còn mất ơn nghĩa cùng Cha, Trái Tim Cha sẽ nên nơi ẩn nấu an toàn cho họ trong giờ sau hết.

III. Hai gương về hữu hiệu tính của lòng sùng kính Thánh tâm .

Chính là nhờ thực hành việc sùng kính Thánh Tâm mà Đấng Đáng Kính De La Colomiere, trong vài năm, đã lên tới bậc trọn lành rất cao khi còn tại thế, và đạt tới bậc vinh hiển tuyệt đỉnh trên trời. Khi nói về sự tôn sùng tuyệt hào này với anh là Cha sở họ Bois-Sainte-Marie, Thánh Nữ Margarita Maria đã viết rằng: “Đấy chính là điều đã nâng Cha De La Colombiere lên bận trọn lành rất cao trong một thời gian ngắn” Chính thánh nhân này đã tận hiến mình cho Thánh tâm, và chỉ biết hít thở để làm cho Thánh Tâm được yêu mến, tôn kính và vinh quang”

      Còn về vinh quang của thánh linh mục này, thánh nữ cho Cha Croiset biết qua những lời này: “Con xin thú thật riêng với Cha rằng: Con đã được người đem đến cho nhiều ơn phù hộ thật lớn lao, còn hơn là khi sống tại thế người đã tỏ ra rất ưu đãi con, vì nếu con không lầm thì sự tôn sùng Thánh Tâm đã làm cho người rất có thế lực trên trời, và đã nâng người lên hàng vinh hiển còn cao hơn hết những việc khác đã làm trong cả đời người.”

      Chúng ta còn thấy trong các thư rất xây dựng của tông đồ Thánh Tâm Chúa Giê-su một gương khác về hữu hiệu tính của việc tôn sùng Thánh Tâm để tiến bộ trên đường nhân đức và công phúc. Khi được Mẹ De Saumaise hỏi về số phận đời đời của một Mẹ bề trên tu viện Dijon, là người trong cả đời, đã hết sức nhiệt thành sùng kính Thánh Tâm, Thánh nữ Margarita Maria trả lời rằng:

      “Về điều mà lòng bác ái Mẹ đã hỏi con về mẹ Anne Saraphine Boulier mới qua đời, thì con nghĩ rằng con phải chia vui với Mẹ thì đúng hơn, vì Mẹ được cái vinh dự là có một trạng sư rất thần thế trên trời, chứ con không phải chia buồn với Mẹ vì xa cách một người bạn thánh thiện đến như vậy.”

Con nghĩ rằng người đang vui hưởng Đấng Cực Tốt Lành của người, Đấng cho người có thế mạnh để cho ta những dấu hiệu của một tình bạn chân thật. Theo con nghĩ, bây giờ người không thiếu thốn gì nữa, và con tin chắc rằng người đang ở trong vinh quang và thuộc hàng các Thần Seraphim, là hàng đã được chì định lo việc liên lỉ tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su, để đền bù... vì những cay đắng Trái Tim này đã và đang phải chịu trong phép thánh thể vì những sự vô ơn và lạnh nhạt của chúng ta. Người rất có thế lực để giúp đỡ chúng ta: Đấy là tất cả những gì con có thể nói về người.

      “Tóm lại, thưa Mẹ yêu dấu, chúng ta rất sung sướng về cuộc đời vị nữ tu thánh thiện này. Xin Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta được bắt chước các nhân đức người, để con xứng đáng làm con cái mẹ trong tình yêu của Đấng đã kết liễu một cuộc đời tốt đẹp đến như thế”.

      Theo thánh nữ, đấy là sự phong phú ân sủng gắn liền với sự sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su. Ai là người ước ao nên trọn lành mà còn có thể lưỡng lự không tận hiến cả đời mình để hết sức yêu mến, tôn kính và làm vinh danh Trái Tim đáng tôn thờ của Đấng cứu Thế rất đáng mến yêu của chúng ta?

      Thánh Eudes đã thốt lên rằng: “Còn có lòng nhiệt thành nào mà chúng ta chẳng phải cố để có cho được, để tỏ lòng tôn kính Trái Tim rất thánh này, là nguồi suối ơn cứu độ, là nguồn mọi sự vui sướng và ơn phúc trên mặt đất này, mà lò lửa yêu mến hằng cháy dành cho ta, đêm ngày chỉ nghĩ đến việc ban cho chúng ta vô vàn ơn lành!”. Ta hãy hiểu cho đúng điều này: Làm tôi Trái Tim Chúa Giê-su là thống trị; sống trong Trái Tim ấy là hạnh phúc thật dưới thế này, được chết trong Trái Tim ấy là một cuộc ra đi khỏi đời tạm một cách may mắn vào cõi vĩnh cửu.

 

CHƯƠNG 2

NHỮNG NGYÊN NHÂN LÀM CHO SỰ SÙNG KÍNH THÁNH TÂM NÊN

 HỮU HIỆU LẠ LÙNG TRONG VIỆC THÁNH HOÁ CÁC LINH HỒN

      Những linh hồn sốt sắng sẽ nên trọn lành cao siêu

 (Lời hứa thứ tám).

      Thánh nữ Margarita Maria viết: “không có con đường nào ngắn hơn để tới bậc trọn lành cho bằng hết sức yêu mến, tôn kính và ngợi khen Thánh Tâm”.

      Vậy thì bởi đâu mà sự sùng kính Thánh Tâm lại hữu hiệu lạ lùng đến như thế trong việc thánh hoá và cải thiện các linh hồn?

      Hữu hiệu tính này, trước hết, do bởi bản tính việc sùng kính Trái Tim đáng tôn thờ Chúa, trong việc đó là tất cả là tình yêu và đức ái.

      Hơn mọi nhân đức khác, chính tình yêu kết hiệp con người với Thiên Chúa, vì nó đồng nhất hoá đối tượng yêu với đối tượng được yêu: Cho nên, chính tình yêu thánh hoá con người hơn cả khi kết hiệp nó với sự thánh thiện của Thiên Chúa. Cũng vì thế mà hết các tác giả linh đạo đồng thanh nói rằng sự trọn lành của ta hệ tại đức ái, mà thánh Denis nói: Tác động yêu là phương tiện ngắn nhất, hoàn hảo nhất để kết hiệp ta với Thiên Chúa. Thánh Augustin thêm rằng: “Đức ái chính là sự công chính chân thật, toàn hảo và trọn vẹn”. Cũng vì thế mà Thánh Phaolo gợi đức ái dây nối buộc sự trọn lành: Vinculum perfectionis.

      Đức ái thật là yếu tính của sự sùng kính Thánh Tâm, Thánh nữ Margarita Maria viết: “Ta phải nên thánh với bất cứ giá nào; vì Trái Tim đáng tôn thờ Chúa Giê-su là thánh cho nên ta phải nên thánh. Nhưng để nên thánh thì chỉ phải yêu mến Đấng Thánh trên hết các thánh. Nếu để được như vậy mà chỉ phải yêu mến Trái Tim đáng yêu mến này thôi, thì ai có thể ngăn cản ta làm điều đó, vì chúng ta có trái tim để yêu và thân xác để chịu đau khổ? Vậy ta hãy yêu mến Thánh tâm! Hãy yêu mến hết sức lực, hết khả năng của ta! Nếu chúng ta không ngừng cháy lên trong lò lửa tình yêu tinh tuyền ấy thì hỏi còn thứ tình yêu nào có thể thanh tẩy và thánh hoá chúng ta được? Để được như vậy, ta chỉ cần thuộc trọn về Người, không dè dặt, vì Người muốn tất cả, hay chẳng thèm lấy gì cả. và khi đã dâng tất cả cho Người rồi, thì đừng đòi lại nữa, không bao giờ người ta có được một lòng sốt sắng nào sánh ví được với sự sốt sắng mà sự sùng kính này đổ tràn vào các linh hồn đâu. Xin chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời vì điều đó!

      Thứ hai, hữu hiệu tính của sự sùng kính Thánh Tâm trong việc đưa các linh hồn lên bậc trọn lành là do sự chỉ đạo mà sự sùng kính ấy mang lại cho ta. Thánh nữ nói rằng: “Một hôm, Đấng yêu mến đến với tôi, cho tôi thấy Trái Tim Người và bảo tôi rằng: “Đây là Tôn Sư Cha ban cho con, Người sẽ dạy con tất cả những gì con phải làm để tỏ lòng yêu mến Cha”; Lời ấy in sâu vào trí khôn tôi đến nỗi không bao giờ tôi quên được. Vậy ta hãy coi Thánh Tâm Chúa Giê-su như ông Thầy tốt sẽ dạy cho ta biết và yêu mến Chúa hết tâm hồn, hết sức lực, và hết khả năng ta, vì chính tại tình yêu này mà ta được hạnh phúc sung sướng”. Ta phải thêm rằng Vị lãnh đạo này còn là gương mẫu đầy đủ mọi nhân đức.

      Thứ ba, hữu hiệu tính của sự tôn sùng Thánh Tâm trong việc thánh hoá các linh hồn là do sự dư tràn ân sủng mà sự sùng kính ấy mang lại cho ta. Khi một trong các chị em đến xin mấy lời khuyên nhủ, Nữ tì Thiên Chúa trả lời rằng: “Chị xin dẫn em đến với Thánh Tâm là Tôn Sư tốt nhất của ta, để chính Ngài làm Đấng chỉ dẫn đường lối cho em, Ngài rất thông minh, và khi chúng ta phó thác cho Ngài dẫn đưa, và để cho Ngài dẫn lối, Ngài sẽ đưa ta đi được xa trong một thời gian ngắn, mà nếu không có những cuộc chiến đấu do ân sủng Ngài liên tục để cho tính tự nhiên lăng loàn của ta phải chịu, thì chúng ta sẽ không ngờ là mình đã đi xa được đến thế. Thật là một vị chỉ đạo rất tốt, khi dạy dỗ, Ngài cũng ban cho những phương tiện để làm những điều Ngài dạy, hay chính Ngài làm lấy”.

      Thứ bốn, hữu hiệu tính của sự tôn sùng Thánh Tâm trong việc làm cho các linh hồn tiến lên trong đường trọn lành phải được gán cho sự tuyệt hảo của đối tượng mà sự sùng kính ấy đặt trước sự nhạy cảm của chúng ta. Cha Ramiere viết: “Sự sùng kính đưa ra đối tượng nào cho chúng ta thờ lạy? Một trái tim, nghĩa là chính bộ phận nhạy cảm. Nhưng không phải là một trái tim bất kỳ nào: Đấy là trái tim nhạy cảm nhất trong hết các trái tim; Trái tim của Đấng đã không bao giờ có thể nhìn một nỗi khổ mà không thương cảm, Đấng đã khóc trước mộ Lazaro; Đấng, khi thấy những kẻ bệnh nạn tật nguyền tụ tập đến quanh Người để xin cứu chữa, đã tê tái trong lòng; Đấng đã cảm thấy lòng co thắt đến đổ mồ hôi máu ra, và sau hết, Đấng đã yêu chúng ta đến chết vì chúng ta. Tình yêu rất dịu dàng ấy, rất quảng đại ấy, rất nồng nàn ấy, chính tính nhạy cảm rất thấm thía đã được những ngọn lửa bao quanh tái tim Chúa Giê-su hằng nhắc nhở cho ta. Khi nhìn những ngọn lửa ấy, khi nhớ đến những nỗi đau đớn rất gắt gao, mà những ngọn lửa ấy là biểu tượng, hỏi còn có trái tim nào, đang khổ sở vì thiếu yêu đương, mà không cảm thấy được an ủi mạnh mẽ, mà không biết phải quay tính nhạy cảm của mình theo hướng nào, để làm cho chính cái tính nhạy cảm ấy nên phương tiện cho mình nên thánh?

      Vị tu sĩ này còn thêm: “Chính cái lúc tính nhạy xảm của ta hướng về Thánh Tâm Chúa Giê-su thì nó không còn là một nguyên nhân làm cho ta ra yếu hèn nữa, nhưng đã trở thành nguồn sức mạnh cho ta rồi. Vì người ta không thể yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô mà không yêu tất cả những gì Ngài yêu, không ghét tất cả những gì Ngài ghét, không yêu mến tất cả những gì là tốt, và bởi đó ghét tất cả những gì là xấu. Từ đó, tội cũng thay hình đổi dạng. Thay vì hiện hình là một điều cấm làm cho nó càng có vẻ hấp dẫn hơn, nó hiện nguyên hình dáng ghê tởm là một điều sỉ nhục nặng nề cho một người bạn. Dù nó có vào được linh hồn theo ngã nào đi nữa vào giữa lúc một tình yêu nồng nhiệt đang chiếm hữu linh hồn ấy, nó cũng kích cao linh hồn lên trên chính linh hồn và làm cho nó quên sự yếu đuối của nó đi. Thật vậy, Phép lạ lớn của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su là phép lạ này: Nó chiếm lấy linh hồn yếu nhược nhất, và tại chính cái lỗ hổng linh hồn này đã để cho sức mạnh thoát ra ngoài hết, nghĩa là qua những tài năng nhạy cảm, nó truyền vào một sức mạnh nâng cao nhất; sức mạnh ấy tập trung lại tất cả những nghị lực tự nhiên và siêu nhiên, nghĩa là: Tình yêu vừa thần linh vừa nhân loại, vừa thiêng liêng vừa khả giác đối với Trái Tim Chúa Giê-su “Message du Coeur de Jesus”.

      Thứ năm, hữu hiệu tính của sự sùng kính Thánh Tâm trong việc thánh hoá các linh hồn còn là làm cho các linh hồn hy sinh một cách dễ dàng.

Trong các điều phải có để nên trọn lành trong đạo công giáo, không có điều nào được căn dặn kỹ bằng sự tự bỏ mình, nghĩa là điều truyền phải hãm dẹp bản tính tự nhiên đã ra hư của ta, phải chống lại hướng chiều lệch lạc, để giữ bản tính ấy luôn luôn trong tình trạng phải có (cho trọn đạo con người). Vì thế tác giả sách Gương Phúc đã không ngần ngại nói với ta rằng: Sự tiến bộ trong đàng nhân đức của ta lệ thuộc vào bạo lực của chúng ta sử dụng với chính mình (Tantum proficies Quantum tibi ipsi vin intuleris, De Imit Christi, lib. II, cap XXV, n.11). Nhưng không có gì thích hợp hơn để thần hứng cho ta yêu mến sự tự bỏ mình bằng sự sùng kính Trái Tim đáng tôn thờ của Con Thiên Chúa đã làm người và chịu chết cho ta.

      Cha Ramiere còn viết  “Cùng lúc sự sùng kính  đấy an ủi này bảo ta thờ lạy, sự nhạy cảm đã được thần hoá trong Trái Tim Chúa Giê-su, thì sự sùng kính ấy cũng làm cho ta yêu mến sự hy sinh đã mặc lấy trong Thánh Tâm này những vẻ dễ thương hấp dẫn nhất.

      “Thật vậy, sự sùng kính này bày ra trước mắt ta Trái Tim có những hình dạng thật khắc nghiệt: Thương tích còn rỉ máu, thập giá, mão gai. Những vết thương ấy, thập giá ấy, mão gai ấy có những ngọn lửa tình yêu cháy chung quanh. Đấy chỉ rằng tình yêu trong Trái Tim Chúa Giê-su là nguồn gốc hết các hy sinh; và khi thần hứng cho Ngài những hy sinh ấy, tình yêu đã làm cho những hy sinh ấy nên đáng yêu đối với Ngài; Thánh Augustino nói: Khi đã yêu, người ta không thấy khổ nữa, và nếu người ta thấy khổ, thì chính cái khổ ấy lại được mến yêu. Trong Chúa Giê-su Ki-tô, sức mạnh của tình yêu là thế nào thì sức mạnh ấy cũng là thế ấy trong ta, khi chúng ta mở lòng ra cho nó vào. Trong Trái Tim Nười bạn rất dịu dàng này, sự vui mừng, vì cứu được các  bạn mình khi chịu chết cho họ, đã làm cho Ngài thắng lướt được nỗi sợ chết dịu bớt đi nhiều. Ta hãy yêu mến Ngài như Ngài đã yêu ta, và thay vì sự hy sinh chúng ta sẽ cảm thấy hy sinh là một nhu cầu không thể cưỡng. Như thánh Phao-lô, chúng ta sẽ nói: Tình yêu Chúa Giê-su thúc bách tôi; nếu Người đã chết vì chúng tôi, chúng tôi không thể sống cho mình nữa, và được chết cho Ngài là một mối lợi (2Cor 5,15; Ph 1,21).

“Như vậy, sự sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su thúc đẩy các linh hồn hy sinh nhờ chính cảm giác tính của họ và làm cho họ nên mạnh mẽ một cách nào đó nhờ sự yếu đuối của họ. Trong Trái Tim này, nó cho họ thấy gương sáng hy sinh đầy đủ nhất, anh hùng nhất, đau đớn nhất, mà đồng thời cũng vui sướng nhất xưa nay chưa từng bao giờ được thực hiện và cũng chẳng bao giờ người ta tưởng tượng ra được. Đồng thời nó cũng cho họ thấy những lý do mạnh mẽ phải bắt chước Ngài mà sát tế là: Vinh dự được nên giống Ngài, hạnh phúc được an ủi Ngài, vinh quang khi rửa nhục cho Ngài, bổn phận chứng tỏ lòng biết ơn, chắc tâm sẽ được đời đời chia sẻ quả phúc của hy sinh Ngài, sự bảo đảm được thưởng nếm những an ủi khôn tả ngay khi còn tại thế. Người ta không thể nhìn lên ảnh tượng Thánh tâm mà không nhớ đến việc phải bỏ mình. Không thể tôn kính thập giá ấy, Trái Tim rất nồng nàn tận tâm ấy, mà cứ tìm lợi riêng mình, mà cứ tìm kiếm những an ủi khả giác (messager du Coeur de Jesus).

Sau đó, Cha Yenveux đã viết rất có lý rằng: “Hồi thế kỷ thứ 16, lạc giáo thệ phản, Jansenisme tự do tư tưởng và những hội kín đã làm yếu đi nơi các dân tộc uy tín của thập giá, người ta thấy hàng ngũ những đội binh của Đấng chịu đóng đanh thưa hẳn đi, và một sự dửng  dưng, chẳng khác gì thứ nọc độc chết người, ngấm vào trong lòng dân công giáo. Để gọi những kẻ đào ngũ trở về và để làm sống lại sự sốt sắng của những đầy tớ trung thành, Chúa đã giới thiệu với thế gian Trái Tim Người, có thập giá ở trên, như một phương tiện mới mang lại ơn cứu độ. Thánh nữ Margarita Maria nói: “Đấng cứu thế cho tôi biết rằng: Sự sùng kính này là cố gắng cuối cùng của tình yêu Ngài, muốn giúp đỡ các tín hữu vào những thế kỷ cuối cùng này, nên đã cho họ một đối tượng, đồng thời cũng là một phương thế rất thích hợp để khuyến dụ họ yêu mến Ngài, và yêu mến Ngài một cách bền vững”.

 

CHƯƠNG III

TÌNH YÊU QUÁ BỘI TRÁI TIM CHÚA GIÊ-SU ĐỐI VỚI TA

Người đã yêu tôi và phó mình vì tôi! (Gal 2,20)

      Để thúc giục lòng ta thật sự ước ao đáp lại phần nào tình yêu quá bội hằng cháy trong Trái Tim Chúa Giê-su đối với ta, ta hãy suy ngắm một vài điểm đặc thù của tình yêu thánh này.

I. Ta hãy suy Đấng yêu ta là ai, ai là những kẻ được Ngài yêu, và Ngài yêu họ đến như thế nào?

Cha Galliffet nói: “ Đấng yêu dấu loài người là Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa, bằng Chúa Cha mọi đàng, là Thiên Chúa như Ngài. Theo bản tính tự nhiên, con người là gì trước mặt Thiên Chúa? Là tro bụi, nhưng con người đã trở thành cái gì sau khi phạm tội? kẻ thù của Thiên Chúa, nô lệ ma quỷ, bị lên án từ đời đời, bị chìm trong vực mù quáng và ô uế. Con người là thế đấy. Đang lúc nó ở trong tình trạng đáng Đấng Thánh trên hết các thánh ghét bỏ và khinh bỉ, thì Chúa Giê-su đã yêu nó; Ngài đã định tâm, giải thoát nó khỏi mọi sự dữ đè nặng trên nó và ban cho nó no đầy những sự tốt lành vô cùng. Nhưng Ngài đã đánh dấu tình yêu lớn lao ấy đối với nó bằng cách nào? Đấy là điều vượt qua mọi ý nghĩ và nọi cách diễn đạt. Chúa Giê-su đã yêu người một cách nồng nhiệt, ưu ái, phấn khởi. Ngài đã để cho tình yêu ấy dâng lên đến mức thái quá, xem ra bất xứng với Ngài.

      “Loài người đã là kẻ thù của Thiên Chúa, đáng đức công bình Ngài xử rất gắt gao. Đấy là điều xấu hơn hết mọi sự dữ và là nguồn gốc mọi sự dữ khác. Để cứu họ, Chúa Giê-su đã tự hiến tế mình cho Chúa Cha, tự đặt mình vào vị trí kẻ có tội, để đích thân chịu mọi cực hình mà đáng lẽ ra họ phải gánh chịu, Ngài đã hy sinh cho họ vinh quang Ngài, sự thanh nhàn và chính mạng sống Ngài. Ngài đã từ trời xuống thế vì họ; sau khi đã giũ sạch mọi sự cao sang, Ngài đã chọn một đời nghèo khó, bị khinh dễ, chịu lao nhọc. Hết mọi giây phút đời Ngài đã được dùng để mưu tìm hạnh phúc cho họ. Ngài đã chẳng làm việc gì, nói một lời nào, đã chẳng nhỏ một giọt lệ nào, đã chẳng có một ước muốn nào, mà không phải để làm ích cho người ta. Còn ít quá, đối với một tình yêu cao cả chưa từng có, cần phải có một dấu hiệu yêu thương tỏ tường nhất. Chết cho kẻ mình yêu, đấy là điểm cao nhất tình yêu phải lên cho được. Tình yêu của Chúa Giê-su cũng phải đi cho tới đó”.

      “Ngài chết cho hết mọi người! Chết như thế nào? Ôi, các tín hữu, hãy nhớ lại cái chết ấy, hãy nhớ lại những nhục nhã và cực hình trong cuộc khổ nạn, hãy nhớ đến thập giá trên đó Ngài đã trút hơi thở cuối cùng, hãy bỡ ngỡ rồi cảm phục một Vị Thiên Chúa đã ra nông nổi ấy vì yêu người ta. Tình yêu của Trái Tim Chúa Giê-su đối với ta là thế đấy, tình yêu thành thực nhất, vô tư nhất, âu yếm nhất, quảng đại nhất, bền vững nhất người ta có thể quan niệm được”.

II. Ta hãy suy ngắm về bảo chứng tình yêu Chúa Giê-su đã để lại cho ta

Cũng tác giả ấy viết tiếp: Có thể còn thiếu một điều để thoả ước vọng của ta: Đó là sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta, đó là ta có thể chiếm hữu Ngài luôn mãi và có thể chứng tỏ với Ngài tình yêu và lòng biết ơn của ta. Chúa Giê-su đã tiên liệu những nguyện vọng của ta, Ngài tự làm lấy điều ta ước nguyện; Ngài đã quyết định ở lại giữa chúng ta, không phải chỉ trong ít lâu, nhưng mãi cho đến tận thế, Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa: Khi ở giữa chúng ta, Ngài muốn kết hiệp với chúng ta cách thân mật chưa từng nghe, vì tình yêu Ngài, để làm được việc đó, đã sáng kiến ra một sự kỳ diệu lạ lùng nhất mà Con-người-Thiên-Chúa có thể nghĩ ra được khi lập bí tích bàn Thánh, và ẩn mình trong hình bánh để chính Ngài nên của nuôi ta. Ngài lấy chính thịt mình làm của ăn cho ta. Ôi, chứng tích tình yêu khôn tả: ôi, đức ái Chúa Giê-su Ki-tô vượt quá trí khôn lường: Bằng ơn trọng này, Ngài làm cho hết các ơn khác nên đầy đủ, và dù là Đấng Toàn Năng, người ta có thể nói rằng: Ngài không thể làm hơn thế nữa. Như vậy là Ngài ở giữa chúng ta, vị tôn sư khả ái này! Chúng ta chiếm hữu được vị hôn phu của linh hồn ta, và chúng ta có Ngài trong một tình trạng đáng cho ta yêu mến hơn. Vì trong mầu nhiệm tình yêu này, Ngài ban mình cho ta một cách toàn vẹn với cả lòng nhân lành và tình thân ái say sưa; Ngài đi đến mức cho ta lo làm những gì có liên hệ đến bản thân Ngài, lo xây đền cho Ngài ở, lo trang trí bàn thờ Ngài, sống gần gũi Ngài, lập thành triều đình Ngài. Hỡi các Ki-tô hữu, một điều an ủi ta chừng nào! Hãy mừng rỡ tưng bừng: hãy để cho lòng nhiệt thành bung ra bằng mọi cách, đừng đặt giới hạn nào khác cho nó ngoài những giới hạn Trái Tim Chúa Giê-su đã đặt cho tình yêu Ngài và những ơn lành Ngài ban (P.de Galliffet)

      Một hôm, sau khi rước lễ, Thánh nữ Gertrude đang trầm tư cầu nguyện, thì Chúa hiện ra với người dưới hình một con chim bồ nông đang moi trái tim nó ra cho các con nó ăn. Thánh nữ kêu lên rằng: “Lạy Thiên Chúa của con, qua thị kiến này, Chúa muốn dạy con điều gì?” – Chúa trả lời: Cha muốn con suy nghĩ về mức quá độ tình yêu Cha, khiến Cha phải tặng con một món quà lớn lao đến như thế. Con cũng hãy suy rằng: Cũng như máu chảy ra từ trái tim con bồ nông đã ban sự sống cho các con nó thế nào, thì linh hồn nuôi mình bằng của ăn thần linh Cha ban cho nó, cũng nhận được sự sống bất diệt như vậy”. Vậy ta phải đền đáp tình yêu Trái Tim Chúa Giê-su dành cho ta như thế nào?

 

CHƯƠNG 4

NHỮNG VẺ ĐÁNG YÊU CỦA TRÁI  TIM CHÚA GIÊ-SU

Lạy Chúa Yesus, Chúa nhân lành và rất đáng yêu! (S. Berdard)

 

I. Những vẻ đẹp quyến rũ của con người Chúa chúng ta.

      Thánh Léonard de Port-Maurie nói rằng:“Hết mọi tư tưởng con người hợp lại làm một cũng không đưa ra được một ý tưởng đầy đủ về Chúa Giê-su Ki-tô, dù về danh nghĩa là Thiên Chúa hay là con người. Ngài là Đấng mà các tổ phụ, các tiên tri, những lời sấm đã loan báo hay phác hoạ ra bằng những biểu tượng, siêu việt hết mọi ý tưởng,mọi lời nói của nhân loại. Cứ nhìn ngắm Ngài thì sẽ thấy chẳng khác gì uy quyền tối thượng thống trị muôn loài quang toả trên thánh nhan Ngài, chẳng khác gì từ vầng trán Ngài giại ra ánh vinh quang uy nghi, hết mọi dáng điệu Ngài phản ánh vinh quang uy nghi hết mọi dáng điệu Ngài phản ánh vẻ đáng yêu đáng mến của Thiên Chúa, môi miệng dịu dàng ngọt ngào, lòng tràn tình thương. Nếu Ngài nhìn vào bạn, Ngài cho bạn nên mềm mại; nếu Ngài nói Ngài dạy dỗ tâm hồn bạn; Nếu Ngài lao động, Ngài mang lại lợi ích bạn và nâng cao lòng bạn lên. Đấy, bạn xem có phải là rất có lý khi người ta gọi Ngài là: Người đẹp nhất trong con cái loài người không?

      “Hơn thế nữa, thánh nữ Birgitta đoán chắc với ta rằng vẻ xinh đẹp bề ngoài của Chúa Giê-su Ki-tô có kèm theo cả một duyên dáng dễ thương trong cử chỉ, lời nói, điệu bộ dịu dàng dễ ăn dễ nói, khiến cho những ai chiêm ngưỡng Ngài cũng phải khâm phục hết lòng. Vì thế mà các môn đệ, dù là những người quê mùa, cũng không thể rời xa tấm lòng của Thầy yêu dấu, và khi được hỏi: Có muốn bỏ Thầy không, họ đồng thanh thưa rằng: “Ôi, Thầy đáng mến, chúng con đi theo ai là người đáng mến hơn Thầy được? Không, không, miệng Thầy nói ra lời ban sự sống đời đời: Ad Quem ibimus? Verba vitae aeternae habes”. Nhưng, tôi đã nói gì, chỉ có các môn đệ thôi ư? Mọi người đều chạy theo Chúa Giê-su: Từng đoàn dân chúng tụ họp quanh Ngài, họ theo Ngài lên núi, qua các hoang địa, trên bờ biển hay bờ hồ; họ bỏ thuyền, bỏ cửa tiệm, bỏ chỗ làm ăn buôn bán, và tất cả từng đoàn từng lũ, dù đói cũng xúm lại quanh Ngài. Cả thành Nazaret lúc nào mà chẳng có người đến xưởng ông Giu-se để xem Giê-su lao động với các dáng điệu đẹp mắt, khiêm nhu, ai cũng vừa lòng; và nếu có ai là người khổ cực trong đám đông thì họ lên tiếng ngay: “Tôi muốn gặp Giê-su con bà Maria”. Và khi thấy Giê-su rồi, lòng họ hết thấy khổ, mát lòng mát dạ, thấy khoẻ người lên, Giê-su của tôi xinh đẹp lắm, cả những người dân ngoại từ những miền xa xôi cũng đến với Ngài: Chúng tôi muốn gặp Giê-su, chúng tôi muốn thấy Giê-su: Volumus Jesum videre, volumus Jesum videre.

      “Ôi!, vẻ xinh đẹp tuyệt trần của Chúa Giê-su tôi! Xinh đẹp đến in hình vào những trái tim chai đá nhất được, vậy hỡi những kẻ vô ơn, hỡi những người giáo hữu vô tình! Mất hồn từ bao giờ vậy?         Trước những lời mời gọi yêu đương của một người xinh đẹp hiếm có như vậy mà lòng không mềm ra được chút hay sao? Hỡi cái tính dửng dưng vô cảm, hãy lấy tay sờ đến con người đẹp ấy xem! Tại sao, tại sao ngươi không yêu mến Chúa Giê-su? Đúng, chính là vì ngươi chưa biết Ngài đấy thôi!.

II. Trái Tim Chúa Giê-su nhân từ khôn tả

      “Ôi Trái Tim, Trái Tim rất yêu thương của Chúa Giê-su, cũng vị thánh đó nói thêm, xin ban cho cái lưỡi ngọng nghịu của con diễn tả ra được những ưu điểm dịu dàng nào đã làm cho Thánh Tâm nên nhân lành dịu hiền và khoan dung đến như thế, thông cảm đến như thế, đến nỗi, để làm mềm các con tim, Thánh Phao-lô đã nghĩ rằng không thể tìm được cách nào khác hiệu nghiệm bằng cách nhân danh đức hiền lành và khiêm tốn của Chúa Giê-su Ki-tô mà nài xin họ: Obsecro vos per mansuetudinem et modestiam Jesus Christi.

      “Ôi, Giê-su của tôi rất nhân hậu, rất thông cảm, rất tốt lành, đến nỗi Ngài không thể nhìn một thụ tạo than phiền mà không lập tức hoà nước mắt Ngài vào với nước mắt họ.

      “Hãy xem, khi thấy hai chị em Marta và Maria Madalena khóc người em trai mới chết, Ngài cũng khóc với họ và ra mồ ngay để cho em họ sống lại. Gặp trên đường một bà goá cô đơn theo xác con một ra nghĩa địa, Ngài bảo bà ngay: Thôi bà đừng khóc nữa, rồi giơ tay ra, cho kẻ chết sống lại, và như thế làm cho suối lệ người mẹ đáng thương khô đi.

“Người đàn bà ngoại tình, đến lúc sắp bị ném đá, van Ngài cứu giúp, dù là chị bị cáo về một nết xấu Ngài ghét hơn cả, Ngài cũng hạ tay xuống viết trên đất cát, và tay phúc hậu ấy đã bênh đỡ và cứu thoát chị ta. Nhiều người khác, Ngài đã cho được trông thấy, nghe thấy, phục hồi sức khoẻ, và dạy sự thật soi sáng tâm hồn. Hơn nữa, Chúa Giê-su tôi tính tình nghiêng hẳn về việc tha thứ tội lỗi, đến nỗi khó mà người ta có thể nghe được từ miệng Ngài những câu không phải là: “Hỡi con, hãy về bình an, hãy về đi, vì Ta đã tha hết tội lỗi cho con: Fili, remittuntur tibi peccata tua, vade in pace”, Ngài đang vào đền thờ thì một tội nhân theo Ngài và nói: thưa Thầy Giê-su, tôi có tội! Con hãy về bình an, con về đi” Remittuntur tibi paccata tua, Chúa Giê-su trả lời như vậy . Khi đi ngoài phố, những kẻ có tội đến quanh Ngài và nói: “Giê-su, tôi có tội!” Ngài trả lời: “Con về bằng an, con về đi” Ngài cũng xử như thế với Madalena, phụ nữ Samaritana, Phê rô và người ăn trộm.

“Giê-su của tôi luôn luôn để cửa thương xót mở, để nhận kẻ có tội vào và tha cho họ. Chính vì thấy Thầy lúc nào cũng sẵn sàng và tha thứ, nên một hôm, Phê-rô hỏi Ngài phải tha cho kẻ đến cáo lỗi với mình mấy lần, có phải đến bảy lần không? Chúa Giê-su trả lời: “Bảy lần ư? Thầy có bảo con là đến 7 lần đâu, nhưng là bảy mươi lần bảy chứ?” Nghĩa là luôn luôn, miễn là họ tránh dịp tội, họ quyết tâm không sa ngã lại và thật lòng hối hận (S. Léonard de Port Maurice).

      Cũng về đề tài này, ta hãy nghe những lời rất an ủi của thánh nữ Margarita Maria: “Trái Tim Chúa Giê-su là một cái suối không bao giờ cạn, không ngừng chảy ra ba con sông: Một con sông thương xót chảy vào các tội nhân mang tinh thần thống hối và đền tội; sông thứ hai là sông bác ái cứu giúp những kẻ khốn khó cần ơn này ơn khác : Đặc biệt là những kẻ cố gắng nên trọn lành, nhờ trung gian các thiên thần, họ sẽ tìm thấy trong con sông ấy sự phù giúp để thoát vượt những trở ngại; sông thứ ba là sông tình yêu và ánh sáng cho những người trọn lành, những bạn thân mà Chúa Giê-su muốn kết hiệp với, để lưu thông sang cho họ sự khôn ngoan hiểu biết và những phương châm của Ngài, để họ tận hiến mình tìm vinh quang cho Ngài, ai nấy theo cách của mình. Hơn nữa, Trái Tim Thánh này sẽ nên nơi nương tựa an toàn trong giờ chết cho tất cả những ai đã tôn sùng Thánh Tâm trong đời mình, sẽ bầu chữa và che chở cho” (Thánh nữ Margarita Maria).

      Thánh Phê-rô Đamiano bảo chúng ta rằng: “Chính trong Trái Tim đáng tôn thờ này mà chúng ta tìm được những khí giới để tự vệ, những thuốc hay để trị bệnh, những cứu giúp mạnh mẽ để chống trả trước cám dỗ, sự an ủi êm đềm nhất trong khi đau khổ, và những niềm vui sướng thanh cao nhất trong cái thung lũng đầy nước mắt này... bạn khổ lắm phải không? Nhớ đến tội lỗi, bạn áy náy lắm phải không? Lòng bạn bị một vài đam mê làm dao động lắm phải không? Thôi, gieo mình vào Trái Tim Chúa Giê-su đi, nơi nương náu an toànđấy; nơi trú ẩn của những kẻ khốn nạn và là sức khoẻ của các tín hữu đấy”.

 

CHƯƠNG 5

TRÁI TIM CHÚA GIÊ-SU XIN TRÁI TIM CHÚNG TA

      Hỡi con, cho Cha xin trái tim con (Prov 23,26).

I. Để chiếm được trái tim chúng ta, Trái Tim Chúa Giê-su đã chịu đau khổ rất nhiều.

Maria Lataste, nữ tu rất nhân đức thuộc tu hội Thánh Tâm, để lại cho chúng ta trong những bản viết những chi tiết rất cảm động như sau “Trong cuộc khổ nạn Chúa Giê-su Cứu chuộc, điều làm tôi xúc động nhất là những điều đau đớn trong Trái Tim Người. Một hôm, Người nói với tôi rằng: Hỡi con, con không chịu làm gì cho Tái Tim đã làm rất nhiều việc cho con ư? Trái tim này đã chịu khổ quá sự người ta có thể hiểu được, và chính con cũng chẳng bao giờ hiểu nổi.

      “Con sẽ làm đẹp lòng Cha lắm nếu con ăn chay mỗi tuần một ngày để kính Trái Tim Cha đã phải chịu khổ rất nhiều vì loài người, nếu cha giải tội con cho phép. Mỗi ngày con hãy đọc nhiều lần câu này, nhưng chỉ quỳ mà đọc một lần thôi: “Lạy Trái Tim rất đáng mến yêu Chúa cứu thế, con thờ lạy Chúa; Ôi, Trái Tim rất hay thương cảm, con xin dâng trái tim con cho Chúa, con rất cảm động trước tất cả những gì Chúa đã làm và chịu vì con. Vậng, con xin dâng trọn lòng con cho Chúa, con đốt nó nằng tình yêu Chúa, xin cột chặt nó vào trái  tim Chúa đến muôn đời, xin thần hứng nó bằng những tâm tình của Chúa. Xin cho nó biết thánh ý Chúa và thực hành các nhân đức của Chúa”

      “Sau đó, Chúa Giê-su truyền cho tôi phải rất sốt sắng sùng kính Thánh Tâm Người, và bảo tôi rằng: không có điều gì làm đẹp lòng Người bằng điều đó, và tôi sẽ tìm được trong sự sùng kính ấy tất cả nghị lực và dũng cảm khi thấy mình nản chí, tất cả những niềm vui trong những khi phải buồn phiền, tất cả sự bình an trong cơn bối rối, và hạnh phúc trong lúc khổ cực.

      “Rồi Chúa bảo tôi: Hỡi con, hãy đưa trái tim con cho Cha, và Người bảo một thiên thần đến lấy trái tim tôi” Điều này Chúa đòi ở mỗi người chúng ta cũng là con tim của ta.

II. Dâng trái tim ta cho Chúa như thế nào

      Đây, ta hãy nghe những lời nhủ bảo thật hay của cha Lansperge về cách dâng trái tim ta cho Chúa Giê-su:

Ngài viết: “Không có gì Thiên Chúa muốn được cho bằng trái tim ta; thật vậy, nào Ngài đã chẳng nói: Hỡi con, hãy dâng trái tim con cho Cha hay sao? Hãy nhận xét cho kỹ: Đây là Thiên Chúa muốn chúng ta dâng trái tim chúng ta cho Ngài, chứ không phải là cho Ngài mượn, vì Ngài muốn làm chủ thật và vĩnh viễn của trái tim ấy; Ngài muốn ở trong đó và chiếm hữu nó, không phải chỉ một lúc nào đó thôi, nhưng mãi mãi; không phải với danh nghĩa là khách trọ, nhưng với danh nghĩa là Chủ và là Chúa, Ngài muốn một mình chiếm trái tim ta, để tất cả những việc thành kính ngợi khen, những hành vi bỏ mình theo ý Ngài, những việc cảm tạ ta dâng lên Ngài phải từ trái tim ta mà ra; vì trái tim là nguồn mọi sự lành cũng như mọi sự dữ, và chính vì thế mà Thiên Chúa đòi trái tim ta. Ngài muốn trọn vẹn con người ta, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi thấy Ngài đòi trọn vẹn con người ta, vì trước hết chính Ngài đã ban trọn mình cho ta. Vậy thì ai đã dâng trái tim mình cho Thiên Chúa thì phải dâng cho Chúa cách trọn vẹn. Nhưng nếu chỉ dâng lòng ta Chúa lúc này lúc khác thôi khi vừa ý ta, rồi khi nào không vừa ý nữa thì ta lại đòi nó lại, đấy không phải là dâng mà là cho mượn thôi.

“Thiên Chúa muốn ta dâng trái tim cho Ngài, chứ không muốn ta chỉ bằng lòng cho Ngài thuê nó, cho thuê trái tim là dâng nó cho Thiên Chúa vì phần thưởng đời này. Ta hành động vì một lý do ít quảng đại như thế, thì hãy nghe lời sách Phúc Âm chỉ về ta: họ đã nhận phần thưởng rồi (Receperunt mercedem suam). Nếu vì lợi ích vật chất, vì sức khoẻ, vì hư danh... mà chúng ta làm tôi Chúa, thì đấy là Ngài cho thuê trái tim ta, là chỉ dâng cho Ngài để hy vọng được công thôi.

“Thiên Chúa cũng chẳng muốn ta bán trái tim ta cho Ngài. Bán trái tim cho Ngài là làm tôi cho Chúa chỉ vì những phần thưởng trên trời. Duy chỉ muốn phần thưởng mà thôi thì còn bất toàn quá; ta muốn sự lành này nhất là vì nó có lợi cho ta, vì nó cho ta được hạnh phúc; ta chỉ thấy trong cái vui thiên đàng một đời sống không có gì buồn tẻ, không cần phải sầu khổ, có mọi thứ vui sướng, đầy rẫy những an ủi, khỏi mọi vất vả chán chường. Nếu ta làm tôi Thiên Chúa chỉ để được những cái lợi đó, thì đấy là ta bán trái tim cho Chúa thôi: Thật một tình yêu như thế là tình yêu tìm mình quá lẽ (lansperge).

Thánh Alphonse de Liguori thêm rằng: “Muốn lên thiên đàng ít vì trên ấy chúng ta sẽ được cái vui là yêu mến Thiên Chúa, nhưng muốn lên thiên đàng nhiều hơn vì khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thì chúng ta làm cho Ngài vui, đấy mới thật là một tình yêu tinh tuyền và hoàn hảo”.

Thánh J, Eudes còn nói: “Chúa Giê-su xin trái tim chúng ta, nhưng Ngài không muốn chúng ta móc trái tim ra khỏi ngực mà dâng cho Ngài; Ngài bằng lòng chúng ta cho Ngài những tình cảm, mà đặc biệt hai tình chính là yêu và ghét: yêu, để yêu Ngài hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự và ghét, để chỉ ghét tội mà thôi”.

Thánh nữ Margarita Maria nói với một em đệ tử ở Paray rằng: Điều Phu Quân Tử Giá xem ra muốn em làm là phải tránh lánh  không những tội lỗi mà còn phải tránh tất cả những bất toàn hữu ý có thể làm hoen ố sự trong sạch trong trái tim em dù ít mấy đi nữa, vì trái tim em phải là toà cho Đấng yêu mến ngự, lấy tình yêu đáp lại tình yêu trong niềm tín trung, mà chính Ngài sẽ cho em biết thế nào là đẹp lòng Ngài nhất”.

Viết cho vài người nào đó, thánh nữ nói: “bạn có muốn biết phải làm gì để tỏ lòng yêu mến Thánh Tâm rất đáng yêu của Chúa Giê-su không? Tái tim Chúa muốn nên hết  mọi sự cho chúng ta, Ngài muốn làm bạn thân của ta, làm chỗ nương tựa, làm niềm vui của ta. Ngài muốn chúng ta đừng cầu tìm cái gì cả trong các thụ tạo. Trái tim ta được dựng nên chỉ để cho Thiên Chúa mà thôi và chỉ được mang mặc một tình yêu tinh tuyền của Thiên Chúa mà thôi. Khốn cho trái tim nào bằng lòng với một cái gì kém Thiên Chúa, hay để cho ngọn lửa nào khác không phải lửa tình yêu thần linh cháy trong đó, vì lửa thần linh này không thể chịu cháy lẫn với các gì khác” (B. Margarita Maria).

Người ta đọc được trong truyện thánh nữ Lutgarde rằng: “Một hôm, Chúa Giê-su Ki-tô hiện đến với người, cho người thấy cạnh sườn mở rộng và Trái Tim đẫm máu trong đó. Ngài bảo thánh nữ rằng: “Đây là đối tượng duy nhất của tình yêu con. Vậy con hãy khinh chê hết các thụ tạo thì con sẽ thấy trong Trái Tim Cha những niềm vui hoan lạc ngọt ngào nhất của tình yêu Thiên Chúa”.

Những lời này đã thay đổi thánh nữ đến độ từ đấy về sau hết các thụ tạo không còn là gì đối với người nữa. Có thể nói, được Thiên Chúa thu hút hoàn toàn, thánh nữ hoàn toàn chỉ sống bằng sự sống thần linh. Cũng nhờ đó, Chúa đã ban cho người hết mọi điều người mong ước.Một hôm, Chúa Cứu Thế đến hỏi người có ước ao cái gì không, thì thánh nữ Lutgarde liền tỏ ra hết sức lanh lợi và thưa rằng: “Ôi, lạy Thiên Chúa của con, chính là Trái Tim Chúa đấy!” Chúa Ki-tô liền nói : “Còn Cha, cho Cha xin trái tim của con” Người hết sức phấn khởi, khi vừa nghe những lời rất an ủi người kêu lên: “Cứ y như vậy, lạy Chúa, xin nhận lấy trái tim con và tẩy sạch nó đi bằng lửa ái của Chúa!”.

Còn chúng ta, chúng ta có muốn tìm được những niềm vui thanh cao nhất của tình yêu Thiên Chúa không? Hãy chê chán các thụ tạo, dâng trọn trái tin cho Chúa Giê-su, và để chứng tỏ với Ngài tình yêu của ta, hãy thực hành sự tôn kính chân thật Thánh Tâm Ngài.

 

CHƯƠNG 6

BẢN TÍNH SỰ SÙNG KÍNH TRÁI TIM CHÚA GIÊ-SU

Đây là Trái Tim đã yêu dấu loài người quá bội!

(Lời Chúa phán cùng Thánh nữ Margarita Maria).

      Cha Galliffet viết: “Nếu chúng ta muốn sống theo ý định của Chúa Giê-su Ki-tô, thì chúng ta đừng tìm ý nghĩa thật của việc sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su ở đâu khác ngoài ý đã có trong lời mạc khải là nguốc gốc thứ nhất. Đây là lời Chúa phán cùng chị đáng kính Margarita Maria khi Ngài tỏ Trái Tim Ngài ra cho chị trông thấy:

“Đây là Trái Tim đã yêu dấu loài người quá bội, đã chẳng từ nan gì mà không làm để chứng tỏ tình yêu với họ. Và, thay vì lòng biết ơn, Cha chỉ nhận được từ phần lớn loài người những sự tệ bạc, khinh khi, bất kính, phạm thánh và lạnh lùng đối với Cha trong bí tích Tình yêu. Vì thế, Cha muốn xin con một lễ riêng kính Trái Tim Cha,....để công khai đền tạ Trái Tim này... và rước lễ đền tạ... Người ta không thể làm gì để tỏ lòng yêu mến Cha hơn ngoài việc Cha xin đã xin con rất nhiều lần”.

Thể theo những lời rất rõ ràng này, người ta có thể định nghĩa sự sùng kính Thánh Tâm là gì: Đó là một việc đạo đức lấy Trái Tim đáng tôn thờ Chúa Giê-su Ki-tô làm đối tượng, Trái Tim cháy lửa yêu mến loài người và bị sỉ nhục vì sự tệ bạc của chính loài người; việc đạo đức ấy nhằm mục đích tôn thờ Trái Tim thánh này bằng mọi cách tôn kính mà tình yêu và lòng biết ơn có thể thần hứng cho người ta, và nhất là đền tạ về những sỉ nhục Ngài phải chịu trong Bí Tích Tình Yêu”.

Để hiểu rõ bản tính của sự sùng kính Thánh Tâm, cần phải thêm vào định nghĩa này vài điều giải nghĩa đối tượng cũng như mục đích của sự sùng kính tuyệt hảo ấy.

I. Đối tượng của sự sùng kính Thánh Tâm

      Cha Galliffet còn nói rằng: “Trong hết mọi cách sùng kính nhân tính cựa thánh Chúa Giê-su Ki-tô, luôn luôn có một đối tượng kép: Một là khả giác và có thể chất, một nữa là vô hình và thiêng liêng, cả hai hợp làm một và người ta tôn kính cách bất khả phân cách; đối tượng thiêng liêng thông phẩm giá của nó cho đối tượng thể chất; nhưng đối tượng khác giác có phẩm giá riêng và lấy chính cái ấy mà đặt tên cho việc sùng kính”.

      Đối tượng kép của sự tôn sùng Thánh Tâm đã được tỏ rõ cho thánh nữ Margarita Maria trong lần Chúa hiện ra cho người thấy Thánh Tâm và bảo rằng: Đây là Trái Tim đã yêu dấu loài người quá bội!

1. Đối tượng vật chất hay khả giác của sự tôn sùng Thánh tâm, đó chính là Trái Tim Chúa Giê-su kito, như lời thánh nữ chứng tỏ: “Đấng Cứu thế đã nói rõ với tôi rằng; Ngài rất vui lòng khi được tôn kính dưới hình thức Trái Tim bằng thịt của Ngài, để nhờ vật thể ấy mà đánh động con tim vô cảm của người ta”.

Hơn nữa, trong một thị kiến ngày 02/07/1688, Mẹ Thiên Chúa cho nữ tì này trông thấy Trái Tim Chúa Giê-su ở trên một ngai bằng lửa, Đức Mẹ nói; “ Đây là kho tàng quý báu được tỏ cho con thấy cách riêng, Mặt trời công chính Thiên Chúa đã làm ra nó trong đất trinh khiết của trái tim Mẹ”.

      Cha De Galliffet nhận xét rằng: Rõ ràng đây nói về Trái Tim Chúa Giê-su Ki-tô theo nghĩa tự nhiên chứ không phải theo nghĩa bóng. Điều đó đã tỏ tường qua cử chỉ Chúa chúng ta và Đức Trinh Nữ lấy tay chỉ vào Thánh Tâm này.

2. Đối tượng thiêng liêng hay vô hình của sự sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su chính là tình yêu vô cùng và những cảm tình bề trong của Trái Tim thánh này. Điều đó càng thấy rõ hơn nữa trong những lời khác của thánh nữ Margarita Maria: “Đấng cứu thế nói rõ với tôi rằng: Ngài rất vui sướng khi thấy người ta tôn kính những cảm tình bề trong của Trái Tim bằng thịt của Ngài như Ngài đã tỏ cho tôi thấy có lửa cháy chung quanh, có gai nhọn cuốn lấy và có thập giá ở trên; Và Ngài muốn hình ảnh ấy được trưng bày ra nơi công cộng: Ngài còn thêm để đánh động con tim vô cảm của người ta:.

 Cha De Galliffet viết: “Nhiều người lầm về đối tượng sự sùng kính Thánh Tâm. Khi nghe nói đến danh từ thánh này, tức Trái Tim Chúa Giê-su, họ chỉ nghĩ đến trái tim thể chất của Chúa Giê-su kito thôi. Họ hình dung ra Trái Tim thánh này giống như một thánh địa. Nhưng thật ra ý tưởng người ta phải có về Trái Tim lại khác và ngoạn mục hơn nhiều”.

Trước hết, phải suy Trái Tim này như đã được kết hiệp mật thiết không thể phân ly với linh hồn và ngôi vị đáng tôn thờ của Chúa Giê-su Ki-tô; Như đã được nâng lên một tình trạng hoàn toàn thần linh, có đầy sự sống, cảm tình và lý trí do sự kết hiệp ấy.

Thứ hai, người ta phải coi Trái Tim ấy như một cơ quan chính và cao trọng sinh ra những cảm tình khả giác của Chúa Giê-su Ki-tô: Tình yêu,  sự nhiệt thành, sự vâng lời, các ước vọng, những đau khổ, những niềm vui, những nỗi buồn của Ngài như nguồn gốc và trung tâm hội tụ hết mọi nhân đức của con người Thiên Chúa.

Thứ ba, Người ta phải coi Trái Tim như trung tâm hết mọi đau khổ bề trong mà Chúa đã phải chịu vì phần rỗi chúng ta; Và hơn nữa, như đã bị lưỡi đòng đả thương hết sức rùng rợn trên thập giá.

Sau hết, người ta còn phải coi Trái Tim ấy như đã được thánh hoá bằng những ân huệ quý trọng nhất của Chúa Thánh Thần, và những kho tàng ân sủng được phú vào đấy theo hết khả năng nó nhận được.

      Cha Ramiere nhận xét rằng: Cha Galliffet nói như vậy cũng chưa hết: nếu chúng ta muốn thu hoạch hết quả phúc của sự sùng kính Thánh Tâm, chúng ta còn phải hình dung ra Thánh Tâm ấy trên một phương diện khác. Trái Tim chẳng những đã được thánh hoá mà thôi, nhưng nó còn thánh hoá chúng ta nữa. Nó chẳng những là đại dương Chúa Thánh Thần đã tràn đổ ân sủng vào đầy rẫy vô kể, nhưng nó còn là nguồn suối từ đáy các ân sủng này phải chảy đi để không ngừng tràn vào tâm hồn các tín hữu và toàn thể giáo hội là nhiệm thể Chúa. Sự sống siêu nhiên và thần linh này Chúa Giê-su có viên mãn và chính từ Ngài, và chỉ từ Ngài mà chúng ta nhận được sự sống ấy. Chính nhờ Ngài mà hết mọi tín hữu chỉ làm nên một con tim, và mỗi tín hữu có thể nhận lấy làm của mình những cảm tình, hết mọi nhân đức, tất cả sự vinh hiển của Con Thiên Chúa” (Meessager du Coeur de Jesus).

      Từ tất cả những điều nói trên, chúng ta phải kết luận rằng: Nếu tình yêu là đối tượng thiêng liêng chính của sự sùng kính Thánh Tâm, thì trong sự tôn kính ta không được phân tách nó ra khỏi những sự lạ lùng khác của Thiên Chúa mà Trái Tim Chúa Giê-su là trung tâm, đấy là điều khiến cho chị Joly, một người đương thời và phụ tá của thánh nữ Margarita Maria, nói rằng: “Trái Tim đáng tôn thờ Chúa Giê -su Ki-tô là một vực sâu đầy kho tàng, đầy ân sủng, đầy vinh quang; người ta không thể suy nghĩ lâu về Trái Tim ấy, mà không tìm thấy những kho tàng quý giá vô biên mà không khám phá ra những sự cao trọng vô cùng để tôn thờ, yêu mến, bắt chước, và lãnh nhận lấy.

      Nếu người ta muốn có một ý tưởng về những sự thiện hảo khôn tả này, người ta chỉ cần suy ngắm những lời than thở thật hay, thật đẹp trong kinh cầu Thánh Tâm mới được Đức Leon XIII chấp nhận, những lời ấy có một giá trị không ai chối cãi (x. Kinh cầu ở cuối sách, phần phụ thêm).

II. Mục đích của sự sùng kính Thánh Tâm

Thánh nữ Margarita Maria viết: “Mục đích chính của sự sùng kính Thánh Tâm là: làm cho các linh hồn quay về tình yêu Trái Tim thánh này, làm cho trái tim ấy làm chủ và chiếm lấy trái tim chúng ta khi lấy tình yêu đáp lại tình yêu”.

Ngài thêm rằng: Một hôm tôi được trông thấy một Trái Tim phun những ngọn lửa ra khắp chung quanh với những lời rằng:

“Cha khát, Cha rất nóng lòng ước ao được yêu”. “Vua cả rất đáng mến yêu cho tôi thấy: 1. Chính sự khát khao được yêu…đã làm cho Ngài quyết định tỏ Trái Tim Ngài ra cho nhân loại với tất cả những kho tàng tình yêu, thương xót, ân sủng, thánh hoá và ơn cứu độ chứa trong đó… 2. Phải tôn kính tình yêu này dưới hình ảnh Trái Tim bằng thịt này; và  3. Sự sùng kính này là cố gắng cuối cùng của tình yêu Thiên Chúa…để đưa chúng ta trở về quyền tự do êm ái của vương quốc tình yêu mà Ngài muốn thiết lập trong trái tim những kẻ ôm ấp sự sùng kính ấy”.

Đức Cha Languet, người viết sử đầu tiên của nữ tỳ Thiên Chúa, đã nói về thánh nữ rằng: Ngài cho ta thấy, trong Trái Tim Chúa Giê-su có hết mọi ân sủng, mọi tình cảm, mọi nhân đức thích hợp để cải tổ lại con tim chúng ta như thế nào?; Ngài cho thấy sự sùng kính này chỉ nhằm thần hứng cho ta lòng yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô, và nhờ lòng mến mà bắt chước các nhân đức, các tình cảm và những chí hướng của Ngài. Thật là một sự sùng kính quý báu, chỉ có một mục đích là đưa tình yêu lên bậc trọn lành nhất, và nhờ tình yêu ấy mà thực hành những nhân đức của đạo Công Giáo”

Những lời dạy cho ta biết sự toàn hảo và rộng rãi vô biên của sự tôn sùng Trái Tim Chúa Giê-su. Thật vậy, chúng ta thấy rằng mục đích này hệ tại việc yêu mến Trái Tim thánh và tiếp theo việc yêu mến, chúng ta chuyên chú vào việc làm đẹp lòng Ngài trong hết mọi sự trong khi tôn kính Ngài, làm vinh danh Ngài, an ủi Ngài; làm tôi Ngài bằng cách bắt ý chí ta tuân phục thánh ý Ngài trong khi lấy những cảm tình và chí hướng của Ngài làm cảm tình và chí  hướng của ta, trong khi bắt chước các nhân đức của Ngài, tóm lại, làm cho ta nên hình ảnh của Chúa Giê-su Ki-tô, vì tình yêu chân thành đối với Thánh Tâm gồm tất cả những điều đó.

Cha Ramiere nói rằng: “Cũng như đối tượng sự sùng kính này một trật vừa là một và phổ quát thế nào, thì mục đích nó đề ra đủ vẫn mãi là riêng biệt, nhưng cũng gồm có mọi nhân đức và sự trọn lành thế ấy. Mục đích này, chính là đức ái thần linh có trong Trái Tim Chúa Giê-s ở mức viên mãn, và phận sự của ta là, phải đưa đức ái ấy vào trái tim ta. Nhưng, đức ái cùng một trật là một nhân đức riêng và vừa là một nhân đức phổ quát, vì nó gồm hết các nhân đức khác một cách tuyệt hảo. Đức ái chính là sự thánh thiện, và vì thế sự sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su, nhằm mục đích cho ta múc lấy nhân đức ấy tại chính nguồn cũng là sự sùng kính làm cho ta nên thánh hơn hết sự sùng kính khác (Messager du Coeur de Jesus).

Sự sùng kính Thánh Tâm có mục đích làm cho ta yêu mến, tôn trọng, làm vinh danh, làm tôi và bắt chước trái tim ấy và nhờ đó thánh hoá chúng ta một ngày một hơn. Tuy nhiên, có hai điều phải thực hành cách riêng mà Thánh tâm đòi các đầy tớ thành tâm phải làm.

Thứ nhất, Ngài ước ao nhận được những cách tỏ ra tôn kính đặc biệt trong bí tích tình yêu của Ngài, ước vọng này của Chúa được thấy rõ ràng trong một thư của Thánh nữ Margarita Maria: “Một trong những nỗi khổ tâm nhất của tôi là khi thấy Trái Tim thánh này tỏ mình ra với tôi với những lời này:

“Cha khát, nhưng một cái khát nóng bỏng, muốn được người ta yêu mến trong phép thánh thể, cái khát ấy tiêu hao Cha; Cha chẳng thấy có ai cố gắng theo ý Cha mà giải khát cho Cha bằng cách tỏ ra chút tình yêu đáp lại tình yêu Cha”

Thứ hai, Thánh Tâm muốn người ta làm những việc đền tạ vì những sỉ nhục Ngài phải chịu trong phép Thánh Thể. Một lần, Đấng cứu thế đáng mến yêu cho nữ tỳ trung thành của Ngài thấy Trái Tim Ngài và nói: “Đây là Trái Tim đã yêu dấu loài người quá bội, đã chẳng từ nan gì đến tiêu hao  mình đi để chứng tỏ với loài người tình yêu của Cha. Thế mà phần lớn Cha chỉ nhận được những vô ơn tệ bạc, những khinh khi, những phạm thánh, những lạnh lùng họ đối với Cha trong bí tích tình yêu này; và cái làm Cha đau đớn hơn cả là những con tim đã hiến mình cho Cha lại đối xử với Cha như thế. Trong mầu nhiệm này, Trái Tim Cha có thể phàn nàn như đã phàn nàn trên thập giá rằng: Trái Tim này đã hứng chịu mọi sỉ nhục, đau đớn mà chẳng được một lời an ủi; Trong cảnh bị rơi này Trái Tim Cha đến tìm nơi con và một số nhỏ những linh hồn trung thành, một chút an ủi cha mong con làm những việc tôn sùng để đền tạ vì những sỉ nhục người ta là cho Cha”.

Bởi thế, những linh hồn sốt sắng phải luôn luôn để trong trí khôn hai điều ước vọng tha thiết này của Thánh Tâm, rồi không từ nan một điều gì mà không làm để tỏ lòng yêu mến, kính tôn Thánh Tâm trong bí tích tình yêu, và đền tạ vì những sỉ nhục Trái Tim ấy chịu ở đó.

 

          CHƯƠNG 7

SỰ SÙNG KÍNH THÁNH TÂM ĐẶC BIỆT LÀ MỘT SỰ SÙNG KÍNH BẰNG TÌNH YÊU

Cha khát, Cha nóng lòng ước ao được yêu

(Lời Chúa nói với thánh nữ Margarita Maria)

I. Để thực hiện sự chân thành sùng kính Thánh Tâm

Trước hết, chúng ta phải yêu mến Thánh Tâm trên hết mọi sự, nghĩa là phải cố gắng hết sức có thể để lấy tình yêu đáp lại tình yêu Ngài. “Trái Tim đáng tôn thờ Chúa Giê-su muốn thiết lập trong các tâm hồn vương quốc tình yêu tinh tuyền của Ngài bằng cách phá bình địa vương quốc Satan”. Thánh nữ Margarita Maria nói như vậy.

Một tác giả đạo đức thêm rằng: Sự sùng kính Thánh Tâm thật ra có thể tóm lại bằng tiếng này: Đức ái! Tình yêu! Tình yêu của Chúa Giê-su đối với chúng ta. Tình yêu của chúng ta đối với Chúa Yesus! Những hình ảnh trái tim đầu tiên được thánh nữ gợi ý cho vẽ ra đều có thương tích lưỡi đòng mang chữ: Charitas

Đức ái, thật vậy, theo thánh nữ thì “mục đích chính của sự sùng kính Thánh Tâm là cải hoá các linh hồn cho họ trở về cùng tình yêu Trái Tim thánh này”.

Vả lại, điều này cũng đã được giải nghĩa rõ ràng trong đoản sắc phong chân phước cho nữ tỳ Thiên Chúa: “Chúa Giê-su, Tác giả và là Đấng hoàn tất đức tin của ta, thúc đẩy bởi đức ái quá bội, đã mang lấy sự yếu đuối của bản tính hay chết của ta, và tự hiến tế cho Thiên Chúa như của lễ vô tỳ vết trên bàn thờ thập giá để giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tàn ác của tội lỗi. Ngài không ước ao gì hơn là nhóm lên bằng mọi phương cách trong linh hồn người ta ngọn lửa ái hằng xâu xé Trái Tim Ngài; Ngài đã nói trong Phúc Âm: Ta đem lửa xuống thế gian, ta mong ước điều gì, nếu không phải là cho ngọn lửa ấy cháy lên (Lc 12,49). Vậy để cho lửa ái ấy cháy lên mạnh nữa, Ngài muốn người ta thiết lập và truyền bá trong Giáo Hội việc tôn kính và thờ lạy Trái Tim rất Thánh Ngài. Thật vậy, ai cứng lòng và vô cảm đến nỗi chẳng cảm thấy mình bị thôi thúc lấy tình yêu đáp lại tình yêu của Trái Tim rất dịu dàng, Trái Tim đã muốn mang thương tích và bị lưỡi đòng đâm thâu qua như thế”.

          II. Chính danh nghĩa, chính trái tim Chúa Giê-su đã đề ra trước tình yêu của ta, theo như Thánh nữ Margarita Maria kể lại.

Chúng ta đã nói đến nhiều lý do khiến ta phải yêu mến Trái tim Chúa CỨu Thế, nhưng thiết tưởng thật, là hữu ích mà trưng lại đây chính danh nghĩa, Chính Trái Tim Chúa Giê-su đã đề ra trước tình yêu của ta, theo như thánh nữ Margarita Maria kể lại : “x. Le Règne du coeur de Jesus, Tom. I).

1. Đấy là Trái Tim Đấng tạo thành và xét xử ta, thánh nữ viết : “Trái Tim Đáng mến yêu của tôn sư cũng là Trái Tim của một đấng tạo thành và xét xử; Ngài muốn tình yêu và sự sự tôn trọng của các thụ tạo Ngài”.

2. Đây là Trái Tim của một hiền phụ : “Ngài đã sinh ra ta trên thập giá với bao đau đớn, cho nên theo sự công bình thì chúng ta phải hoàn toàn thuộc về Ngài không trừ một điều chi và với lòng tin tưởng kẻ làm con, ta phải băng mình vào cánh tay Ngài. Cánh tay mà tình yêu Ngài đã bắt giang ra trên thập giá”.

3. Đây là Trái Tim của mộ chủ chăn lành : “        Hãy nghĩ xem vị chủ chăn tối thượng này đã đi bao nhiêu bước đường để tìm kiếm chúng ta, ta phải cảm ơn Ngài về điều đó và kết hiệp bước đường của ta với bước đường của Ngài, xin Ngài ban ơn để chỉ theo đường tình yêu của Ngài, luôn luôn nói với Ngài rằng  : “Ôi, lạy Thiên Chúa đáng mến yêu, xin tách rời con khỏi sự thế trần, ra khỏi cả chính mình con để con kết hiệp được với Ngài. Xin cho lòng con nghe thấy tiếng Ngài, lôi kéo con mạnh mẽ để con yêu mến Ngài, mạnh đến nỗi con không cưỡng lại được.

4. Đấy là Trái Tim của Chúa tể ta : “Đấng đã lấy việc chiến đấu cho ta làm vui ta cũng hay lấy việc chiến đấu làm cho Ngài vui. Hãy nói với Ngài rằng : “lạy Chúa, lòng con thuộc về Chúa, xin đừng để nó bận tâm vào bất cứ việc gì khác ngoài Ngài, vì Ngài là phần thưởng mọi sự chiến thắng của con, là sự nâng đỡ không hề lay chuyển cho sự yếu đuối của con”

5. Đấy là Trái Tim của một hoa tiêu lành nghề và tận tuỵ “Ta phải vào ẩn ở trong vết thương của Thánh Tâm, chúng ta như những hành khách khốn khổ, luôn luôn phải đương đầu với những trận phong ba trên biển đầy bão tố thế gian này. Nếu không có hoa tiêu tài giỏi thì sẽ chết chìm hết. Vậy ta hãy tuyệt đối để Ngài lèo lái cho. Đừng làm gì khác ngoài việc yêu mến và lo làm đẹp lòng Ngài. Hãy năng thưa với Ngài rằng : Lạy Thiên Chúa, Chúa là hết mọi sự của con sự sống con và tình yêu con! Xin cứu con, đừng để con chết đuối trong đại hồng thuỷ của con.”

6. Đấy là Trái Tim của Đấng Cứu Chuộc ta “ta hãy nhìn lên Trái Tim đáng mến yêu của Chúa Yesus Ki-tô, Chúa chúng ta. Như Trái Tim của vị cứu tinh, vì yêu mà đã chết cho ta”

7. Đấy là Trái tim một tôn sư, một vị linh hướng khôn ngoan và bác ái. Thánh nữ nói : “một hôm, Đấng yêu mến đến trước mặt tôi, cho tôi xem Trái Tim Người và bảo : Đây là một tôn sư Cha cho con, Người sẽ dạy con làm những gì để tỏ lòng yêu mến Cha, đấy là điều in sâu vào lòng tôi, và không bao giờ tôi quên được.

8. Đấy là Trái Tim của một ân nhân quảng đại, Đấng chỉ muốn làm giàu cho những kẻ cùng khốn, và là Trái Tim của một trung gian toàn năng không ngừng bào chữa cho thế gian tội lỗi.

9. Đấy là Trái Tim của một bạn thân : “hãy nhìn vào Chúa chúng ta như một người bạn chân thành và tuyệt hảo. Hình dung Ngài với phẩm chất đó, chúng ta thấy có thể nói với Ngài tất cả những điều bí ẩn lòng ta, cho Ngài biết hết những nỗi khốn khổ và nhu cầu của ta như với một người duy nhất có thể cứu chữa ta. Ta hãy nói với Ngài rằng ; “Ôi, người bạn quý của lòng tôi, kẻ người yêu đang bệnh! Hãy đến thăm tôi và chữa tôi, vì tôi biết rằng Ngài không thể cùng lúc yêu tôi, mà lại bỏ mặc tôi trong những gian truần tôi phải chịu”.

Làm sao ta có thể chữa lành cho khỏi cái tội không yêu mến Trái Tim Chúa Giê-su vì dù là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, còn ta thì lại là những kẻ khốn cùng. Ngài cũng đã đoái thương coi ta như một người bạn thật?

III. Tình yêu của Thánh Tâm đối với ta có hết mọi đức tính một tình bạn hoàn hảo.

1. Tình yêu này thành thật, thánh nữ kêu lên rằng : “Nhưng Thiên Chúa của con, tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giê-su cao cả dường nào!”.

Trái Tim Đáng tôn thờ này đã yêu nhân loại đến nỗi đã tự huỷ mình đi trên thập giá, để chứng tỏ tình yêu của mình và tiếp tục làm như thế mãi mãi trong phép thánh thể.

2. Tình yêu này dịu dàng và thương xót nữ tỳ Thiên Chúa viết cho mẹ De Saumaise rằng : “Thưa mẹ yêu dấu, chúng ta phải nói thế nào về Thánh Tâm Chúa Giê-su rất đáng yêu mến của ta? Tình yêu Ngài đầy sự thương xót chưa bao giờ con thấy trái tim Ngài hay thương xót đến như vậy. Con thấy mình được sự thương xót bao phủ tư bề, con thấy mình chìm xuống tận đáy vực thương xót ấy mà không thể nào ra khỏi đấy được. Ôi, những ơn thương xót và rộng rãi của Chúa tể con cao cả biết bao! Con thấy mình được đầy rẫy những ơn ấy đến nỗi càng ngày con càng cảm thấy mình, không thể diễn hay phân biệc được những ơn ấy. Nhiều khi những ơn ấy làm con không biết nói gì khác hơn là kêu lên : Miseridordiae Domini in Aeternum Cantabo : Con sẽ ca tụng lòng thương xót Chúa đến muốn đời! Vì than ôi, con biết nói gì hơn (Tv 88,2).

3. Tình yêu ấy bền vững thánh nữ còn viết ; “Trái tim đáng mến yêu này không ngừng tiêu hao mình đi bằng mối tình đã dành cho chúng ta. Ngài yêu dấu ta bằng lửa mến hằng cháy trong phép cực trọng Thánh Thể.

4. Tình yêu này phổ quát hội ái hữu con người thường rất hạn hẹp nhưng Trái Tim Chúa Giê-su yêu ta tất cả không trừ một ai. Nhưng chúng ta cũng phải thêm ngay rằng Trái Tim ấy đặc biệt lo lắng cho những linh hồn đau khổ, những linh hồn lười biếng và nhất là những linh hồn sốt sắng.

Thánh nữ viết cho một em đệ tử đang bị những buồn phiền xâu xé rằng : Ôi, em yêu dấu nếu em có thể hiểu được lửa ấy nồng cháy của Chúa chúng ta đối với em như thế nào em se thấy rõ ràng tất cả những gì Ngài cho phép hay an bài, đều do tình yêu mà ra cả và hết những gì em coi như là hình phạt Đức công bình của Ngài mang lại cho em. Thì chị đều coi như dấu hiệu lòng nhân lành âu yếm đối với em, chị còn muốn nói với em rằng : Em phải biết ơn Thánh Tâm Thầy Chí Thánh vì Ngài yêu em quá chừng!. Thật vậy, nhờ những khốn khổ ấy, Ngài thanh luyện các linh hồn như vàng trong lửa và lọc luyện hết mọi các tạp chất đi .

Đây là mấy dòng nữ tỳ Chúa viết cho một linh hồn lười biếng “Bao lần rồi, cứ mỗi lần em sa ngã là em cảm thấy ơn Chúa đến báo hại dữ như thế, thep chị thì là một điều tốt vì đấy là dấu hiệu chỉ Thiên Chúa rất ước ao cứu lấy linh hồn em. Nhưng Ngài chỉ làm được điều đó với sự cộng tác của em thôi. Bởi đó, chị biết rằng Chúa yêu em và muốn em tiến lên trong tình yêu Ngài, những lời này giải nghĩa cho ta thấy, tại sao Thầy Chí Thánh đã biết bao lần hối thúc thánh nữ hy sinh cho những linh hồn bất trung cùng ân sủng. Tuy nhiên đối với những linh hồn sốt sắng thì Đấng Cứu Thế đang mến yêu lại dành cho những cảm tình thiết tha nhất của Trái Tim Ngài. Ngài cân đối tình yêu Ngài với lòng sốt sắng của các đầy tớ Ngài. Cũng vậy, thánh nữ Margarita Maria thường nói với các em đệ tử rằng : Ai khiêm nhường nhất và bị khinh khi nhất sẽ là kẻ trước hết trong Trái Tim đáng tôn thờ này ; kẻ bị bóc lột trần trụi hết mọi sự sẽ chiếm hữu được Trái Tim này nhiều nhất; kẻ bị hành hạ nhất sẽ được nâng niu âu yếm nhất; kẻ vâng lời nhất sẽ làm cho Trái Tim ấy khải hoàn; kẻ bác ái nhất sẽ được yêu nhất, kẻ im lặng nhất sẽ được dạy dỗ nhiều nhất”.

Sau khi diễn tả những tước hiệu rất nhiều mà Trái Tim Chúa Giê-su trưng ra trước tình yêu của ta. Ta hãy kết chương này bằng lời khuyên nhủ rất nhiệt tình của thánh nữ  “Vì Thánh Tâm này đã yêu chúng ta và hiện vẫn yêu chúng ta, vậy thì để đáp lại, chúng ta hãy cố sống kết hiệp với tình yêu Ngài trong mọi sự, hãy dâng cho Ngài trọn vẹn tình yêu ta và chỉ làm sao cho lòng mình đựơc đầy tình yêu tinh tuyền của Ngài, Ta hãy  yêu mến Trái Tim đáng tôn thờ này! Nhưng phải yêu mà không biết dè dặt, không trừ điều nọ điều kia, yêu trong hết mọi sự và trên hết mọi sự, lại phải quên hẳn mình đi. Phải, chúng ta hãy yêu mến Trái Tim ấy với tất cả tình yêu chúng ta có thể có được, bằng tất cả con người mà Ngài đã ban cho chúng ta”.

 

 

Phần thứ hai

NHỮNG CÁCH TÔN KÍNH BỀ NGOÀI THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU ĐÒI Ở TA

 

CHƯƠNG I

TẬN HIẾN CHO THÁNH TÂM

Vậy các bạn hãy tận hiến cho Thánh Tâm để chỉ lo làm tôi Ngài

(Lời thánh nữ Margarita Maria)

Thánh Tâm xin những đầy tớ trung thành tận tâm làm những việc sùng kính bề ngoài và nhất là những việc sùng kính bề trong. Chúng ta sẽ bắt đầu nói về những việc sùng kính bề ngoài, là những việc xem ra rất dễ làm hơn những việc bề trong. Vả lại cũng nên lưu ý rằng những việc sùng kính bề ngoài và những việc sùng kính bề trong sự khác biệt không phải là tuyệt đối, vì có một số việc trong hai cách sùng kính này hơn kém thuộc về bề trong cũng như bề ngoài.

I. Bản chất việc tận hiến cho Thánh Tâm

          Hoa quả thứ nhất của sự nhận biết Trái Tim Chúa Giê-su và hậu quả chính của tình yêu ta đối với Ngài, theo một tác giả đạo đức, chính là làm cho ta đáp lại Trái Tim Đấng đã yêu thương ta quá bội.

          “Ta không thể đền đáp Ngài cho tất cả những gì ta đã lãnh nhận, vì Ngài là ai và có gì thì Ngài đã ban cho chúng ta hết, cho nên ít ra ta phải dâng cho Ngài tất cả những gì chúng ta có thể dâng, nhất là chính con người chúng ta, qua việc tận hiến. Đấy là việc sùng kính thứ nhất phải dâng cho Trái Tim Chúa Giê-su và cũng là việc thực hành chính lòng tôn sùng Trái Tim rất thánh này...

          “Tận hiến mình cho Trái Tim Chúa Giê-su là nhận biết vương quyền Thiên Chúa của Thánh Tâm, tự nguyện nhận vương quyền Ngài, tự ý và tuyệt đối dâng cho Ngài tất cả những gì ta có, kể cả cái thân phận là gì của ta nữa. Rồi tham gia vào việc phục vụ Ngài cách trung thành .

          Cũng tác giả ấy còn nói về vấn đề này trong một tác phẩm khác rằng: “Việc sùng kình này phải có:

1. Việc làm của lý trí, nhận biết những quyền lợi tối thượng của Trái Tim Chúa Giê-su

2. Việc làm của ý chí, tự đặt mình suy phục vương quyền của Chúa như một Đấng tạo thành, như người Thiên Chúa và như Đấng Cứu Chuộc.

3. Một hành vi lòng muốn tự dâng mình cho Trái Tim Chúa Giê-su, với tất cả những gì người ta lãnh nhận từ Ngài, để tỏ lòng biết ơn tình yêu Ngài, để cho Ngài an bài hết mọi sự theo ý Ngài.

4. Người ta thường thêm vào đó một việc bề ngoài như là một dấu chỉ. Ví dụ như đọc một kinh dâng mình, nói lên sự thành thực trong việc hiến dâng”.

          Để cho hết ý, Cha Dsechamps tóm lại một câu: Việc dâng mình đúng là sự quy chính trọn vẹn và thành thực của một linh hồn, một gia đình, một xã hội về với Trái Tim Chúa Giê-su. Đừng ai ảo tưởng, không phải kẻ nói: Lạy Chúa, lạy Thánh Tâm Chúa Giê-su! Là được cứu độ cả đâu, nhưng chỉ những kẻ sống bằng sự sống của Trái Tim Chúa Giê-su mới được cứu độ thôi”.

          Mấy quan niệm vắn tắt này cho ta thấy tầm quan trọng chính của việc tận hiến cho Trái Tim Chúa Giê-su. Nó chẳng là gì khác ngoài cái nguyên lý, sự liên kết, và sự thành tựu của sự sùng kính Trái Tim đáng yêu mến này. Cũng vì thế mà thánh nữ Margarita Maria hay khuyến khích những kẻ người quen thuộc là những người đạo đức sốt sắng, hãy tận hiến mình cho Trái Tim Chúa. Ta hãy trích lại mấy lời thánh nữ viết cho mẹ De Saumaise: “Thưa mẹ, đây là một lời vắn tắt trái tim con muốn đặt vào nơi kín nhiệm lòng Mẹ. Con nghĩ thế nào con nói vậy, nếu mẹ muốn được vào số những người bạn tâm huyết của Trái Tim Thánh này, và làm một điều rất đẹp lòng Thiên Chúa, thì Mẹ hãy tận hiến mình cho Thánh tâm, nếu Mẹ chưa tận hiến. Thưa Mẹ, đây là điều Thánh Tâm muốn xin. Đây con gửi cho Mẹ một bản kinh dâng mình, ai nấy đọc riêng cho mình thôi...

          “Thánh Tâm Chúa cho con hiểu rằng Ngài xin các bạn hữu Ngài dâng cho Ngài tất cả, vì Ngài muốn tất cả hay chẳng muốn gì, Ngài ép con phải nói với mẹ rằng Mẹ đừng sợ phó thác hết mọi sự cho Ngài không trừ điều gì.

          Vậy con xin kính mời Mẹ làm việc tận hiến này cho Thánh Tâm; sau đó Mẹ sẽ coi mình như đã thuộc hẳn về trái tim đáng tôn thờ này và phải sống lệ thuộc vào đấy; rồi trong hết mọi sự cần thiết, Mẹ sẽ cứ kêu cầu Ngài giúp đỡ.

II. Thời gian tiện để làm việc tận hiến này.

          Chắc chắn một điều là người ta có thể làm việc tận hiến này vào bất cứ ngày nào, nhưng tốt hơn là chọn một ngày lễ hay một hoàn cảnh nào đáng kể trong đời và để chuẩn bị cho việc trọng đại này thì thường nên làm một tuần tam nhật, trong đó sẽ đọc Kinh Cầu Trái Tim mỗi ngày.

          Nữ tỳ Thiên Chúa lại viết: “Để bắt đầu việc phó thác hoàn toàn này, phải chọn hoặc một tuần tĩnh tâm, một ngày thứ sáu đầu tháng, một ngày thứ năm đầu tháng, hoặc ngày nhận áo dòng. Ngày ấy người ta sẽ rước lễ, và khi đã rước lễ theo ý chỉ này, người ta sẽ sấp mình xuống chân Thánh Tâm, bằng lòng trí, chẳng khác gì như lấy trái tim mình ra, hai tay dâng lên và tận hiến cho Thánh Tâm, kêu van Thánh Tâm đừng từ chối sau bao lần đã chống cưỡng lại Ngài”.

          Tác giả vừa được trích dẫn còn nói: “Việc tận hiến này không phải là một việc làm cho qua lần với mấy câu kinh đọc trong bản dâng mình, nhưng là khởi đầu trong vương quốc tuyệt đối của Trái Tim Chúa Giê-su trong ta, đấy là bước vào một đời sống mới, đời sống được biến đổi bởi tình yêu Thiên Chúa, đời sống phó thác và phục tùng Thánh Tâm này. Cũng vì thế mà để duy trì lòng sốt sắng ban đầu, giữ vững những chí hướng thánh thiện mà việc hiến dâng mới phát sinh trong linh hồn, điều thích hợp nhất phải năng làm là năng tái diễn, việc dâng hiến ấy” (Le Règne du Coeur de Jesus, tom.II).

          Thánh nữ Margarita Maria khuyên cách chung nên làm lại việc tận hiến, nhưng người xin các linh hồn nên sốt sắng làm nhiều hơn nữa. “Các bạn sẽ lại vào trong Thánh Tâm này mỗi ngày ba lần: Sáng, trưa, và tối, để thờ lạy, ngợi khen và dâng của lễ cho Thánh Tâm, như dâng cho Đấng giải thoát tối thượng. Bạn sẽ hiến tế Ngài hết mọi việc làm, mọi đau khổ,  hết mọi phần con người bạn, để chỉ dùng mà yêu mến Ngài, tôn kính Ngài làm vinh danh Ngài kết hợp với những ý chí của Ngài và từ bỏ tất cả những gì có thể làm mất lòng Ngài”.

          Sau hết, thánh nữ còn viết thư cho kẻ này người khác: “Đây, tôi gửi cho bạn một bản kinh tận hiến vắn tắt để bạn mang trước ngực, tôi thiết tha xin bạn hãy yêu mến Thánh Tâm Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, và năng thờ lạy Ngài bằng cách dâng chính bạn và dâng hết mọi sự cho Ngài.

          Chúng ta vừa thấy nữ tì Thiên Chúa khuyên vào trong Thánh Tâm Chúa Giê-su mỗi ngày ba lần. Điều người có ý nói là tận hiến, dâng hết mọi sự cho Thánh Tâm, vì theo như thánh nữ, thì qua việc tận hiến chúng ta vào trong Thánh Tâm đáng tôn thờ này, để rồi kết hiệp với Đấng Cứu Thế đáng mến. Sự kết hiệp này cũng được thể hiện qua việc rước lễ thiêng liêng và nhất là qua việc rước Bí Tích Thánh Thể.

 

 

CHƯƠNG 2

VIỆC ĐỀN TẠ

Thay vì được biết ơn, Cha chỉ nhận được những vô ơn tệ bạc từ phần đông hơn.

(Lời Chúa phán cùng thánh nữ Margarita Maria)

I. Những lý do của việc đền tạ

          Cha Froment, đương thời với Thánh nữ Margarita Maria nói: “Việc thực hành thứ hai để sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su là đền tạ vì sự người ta ít yêu mến Ngài,và vì những sỉ nhục Ngài phải chịu” (La véritable dévotion du Sacré Coeur).

          Từ khi một linh hồn đã hiến mình hoàn toàn cho Trái Tim Chúa Giê-su, từ khi nó coi mình như đã thuộc hẳn về Ngài, từ khi nó chia sẻ điều lành, điều không may, niềm vui nỗi buồn của Trái Tim Thiên Chúa làm người này, mà nó yêu trên hết mọi sự, thì nó cũng nhận lấy tất cả những gì có liên quan đến Ngài như là có liên quan đến chính nó.

          Trong sắc phong thánh cho thánh nữ Têrêsa có nói rằng: “Một hôm, Chúa hiện đến với người và nói như thế này: “Từ nay, với tư cách là hiền thê Cha thật, con sẽ nhiệt thành tìm vinh dự và vinh quang cho Cha”.

          Từ thời gian ấy trở đi, thánh nữ này đã giữ lòng nhiệt thành ấy ở mức trọn hảo thật cao; Vì người ta đọc thấy trong lịch sử người rằng: Người luôn cảm thấy đau đớn khi thấy Đấng Yêu Mến bị xúc phạm, và không bỏ qua một điều gì phải làm mà không làm để đền tạ, như những việc hãm mình, cầu nguyện và khóc lóc để bù lại danh dự mà người thấy Đấng Thiên Chúa của người bị mất một cách bất công như vậy.

          Linh hồn đã hoàn toàn hiến mình cho Trái Tim Chúa Giê-su không thấy khó chút nào để nhủ mình rằng Chúa cũng phán với  mình như đã phán cùng thánh nữ Teraxa : “Từ nay trở đi, với tư cách là nữ tỳ thật của Cha, con phải nhiệt tình tìm vinh dự và vinh quang cho Cha”. Bởi đó, khi linh hồn nghĩ đến sự vô ơn tệ bạc đáng ghét người ta đã quen lấy mà đối xử với Thánh Tâm này, khi họ không đáp lại tình yêu Ngài, nhất là tình yêu vô song Ngài đã mở toang ra cho người ta khi thiết lập Bí Tích Bàn Thánh đáng tôn thờ, khi linh hồn nghĩ đến sự người ta lấy ghét đáp lại yêu, lấy sỉ nhục thay vào việc cảm tạ, lấy những lời nói phạm thay vào những tiếng ngợi khen và thờ lạy, thì linh hồn ấy cảm thấy ngay phải:

          1. Buồn sầu vì sự thiếu đền đáp đó;

          2. Ước ao làm hết sức để đền bù lại tất cả những xúc phạm ấy, và trả lại cho trái tim đáng mến yêu vô cùng, luôn luôn cháy lửa vô cùng này, tất cả tình yêu mà người ta đã từ chối Ngài một cách bất công như vậy ....

          Đây là một trong những mục đích chính của sự sùng kính ta đang nói đây; và không có việc đạo đức nào làm đẹp lòng Chúa Giê-su Ki-tô hơn là siêng năng làm việc đền tạ vì sự người ta ít yêu mến Ngài, và vì những sỉ nhục người ta làm cho tình yêu Ngài. Chính cũng vì việc thực hành này mà Ngài đã căn dặn cách riêng vị nữ tu dòng Thăm Viếng, tức chị Margarita Maria Alacoque, và Ngài đã dùng chị để làm cho việc sùng kính Trái Tim Ngài nên phổ thông hơn. Một hôm, Ngài nói với chị:

          “Cha xin người ta đền bù cho danh dự Cha bằng một việc đền tạ công khai vì những điều bất xứng Trái Tim này đã phải chịu”.

          Cũng vị nữ tỳ Thiên Chúa này đã viết về điều đó như sau: “Thánh Tâm muốn có những linh hồn đền tạ, họ sẽ lấy tình yêu đáp lại tình yêu Ngài, và họ sẽ xin lỗi Thiên Chúa về hết mọi điều sỉ nhục người ta đã làm cho Ngài. Chúng ta chỉ phải thờ Trái Tim này để làm thoả đức công bình Thiên Chúa”.

II. Thời gian và cách làm việc đền tạ

          Bây giờ hãy xem lúc nào và cách nào thích hợp để làm việc đền tạ. Để việc đền tạ được cân xứng với những sỉ nhục người ta làm cho Thánh Tâm Chúa Giê-su, việc ấy phải có thường xuyên; Vì Chúa đã phàn nàn cùng linh hồn sốt mến Maria Lataste về những sực xúc phạm mà Ngài đã chịu trong Bí Tích Tình yêu rằng: “nào con chẳng nghĩ tình yêu phải có tất cả sức mạnh của một vị Thiên Chúa thì mới có thể ở mãi mãi trong bí tích này, bất kể những tội phạm sự thánh, những sỉ nhục, những bất kính, những lăng nhục Cha phải chịu hằng ngày, hằng giờ sao? Nào con chẳng nghĩ Cha phải hết sức mạnh tình yêu của một Vị Thiên Chúa để lập ra bí tích này sao? Thế mà Cha chẳng ngần ngại một chút nào !”(Oeuvres de Marie Latase).

          Chính vì suy tư và cảm thấy đau đớn vì những sỉ nhục không ngừng tái đi tái lại mãi ấy, mà một số linh hồn quảng đại đã dâng mình cho Trái Tim Chúa như những lễ vật đền tạ. Thánh nữ Margarita Maria, một trong những những của lễ đáng khâm phục này, đã kể ra ba trường hợp đặc biệt thích hợp để làm việc đền tạ : “Mỗi lần chúng ta chứng kiến một điều xúc phạm nào đó đến Thiên Chúa, ngày thứ sáu sau tuần bát nhật lễ Thánh Thể, và ngày thứ sáu đầu tháng”.

          Nhưng nữ tỳ Thiên Chúa không muốn hạn chế việc đền tạ vào ba trường hợp này mà thôi, vì đã rõ người ta càng siêng năng làm việc đền tạ, người ta càng cảm thấy mình làm đẹp lòng Thánh Tâm hơn, và đáp lại, Thánh Tâm cũng sẽ ban cho người ta những ân sủng dồi dào hơn. Mỗi lần đi dâng lễ, và nhất là sau khi đã rước lễ, và mỗi lần đi viếng Thánh Thể, người ta làm việc đền tạ thì thật là một cách thực hành tuyệt hảo. Ngoài kinh đền tạ người ta quen đọc, thánh nữ Margarita Maria còn khuyên năng rước lễ, dâng lễ và viếng Thánh Thể để đền tạ, cũng như làm giờ thánh mà chúng ta sẽ nói sau.

          Tác giả cuốn Le Règne du Coeur de Jesus còn viết: Người ta còn có thể thêm nhiều việc đền tạ khác vào những việc này. Hết những việc chúng ta làm, nhất là những việc đòi phải hy sinh, đều có thể dâng cho Trái Tim Chúa Giê-su với tinh thần đền tạ. Ta thấy thánh nữ mời gọi các em đệ tử dâng một ngày, đôi khi một tuần để làm việc đền tạ. Người nói : “Trong thời gian này, các em sẽ làm đầy đủ nhiệm vụ những người đền tạ Trái Tim Chúa Giê-su”.

          Điều kiện chính yếu của việc đền tạ là gì ? Để việc đền tạ, bất kể theo hình thức nào, có công hiệu thật sự đền bù những sỉ nhục phạm đến Thiên Chúa Uy nghi, thì việc đền tạ ấy phải được làm chung với Trái Tim Chúa Giê-su, và nhờ Trái Tim Chúa Giê-su trong phép Thánh Thể, là Đấng ban mình cho chúng ta như Đấng Đền Tạ duy nhất và đích thực.

          Thánh nữ lại viết : Khi chúng ta thấy mình phạm điều lỗi nào đó, hay khi chúng ta biết mình làm điều gì mất lòng Trái Tim thánh này, chúng ta hãy lấy cái gì đó trong Thánh Tâm mà đền vị tội ấy. Ta hãy kêu xin Thánh Tâm đền bồi đức công bình Thiên Chúa cho ta (Le Règne du Coeur de Jesus)

 

CHƯƠNG 3

RƯỚC LỄ KÍNH THÁNH TÂM

Con sẽ rước lấy Cha trong phép Thánh Thể nhiều lần theo đức vâng lời cho phép con

(lời Chúa phán cùng thánh nữ Margarita Maria)

Việc tôn kính thứ ba, Chúa xin để kính Trái Tim Ngài là việc rước lễ : hoặc năng rước lễ, hoặc rước lễ đền tạ đúng nghĩa hoặc rước lễ thiêng liêng.

I. Năng rước lễ

          Một hôm, Chúa Cứu Thế nói cùng bà Maria Lataste: “Phúc cho những linh hồn rước lễ, phúc hơn cho những linh hồn năng rước lễ; nhưng phúc hơn nữa cho những linh hồn rước lễ hằng ngày”. Rước lễ là một việc cao trọng nhất cho con người có thể làm được; vì đấy là điều làm vinh danh Cha hơn cả, điều đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả, và là điều có ích cho người ta nhất.

          “Rước lễ làm vinh danh Cha nhất, Cha ngự trong phép Thánh Thể không phải vì Cha, nhưng vì người ta, để nên sự nâng đỡ cho họ, để Cha kết hiệp với họ, để Cha sống với họ và trong họ, để chỉ còn là một với họ, và để nhận từ con người điều mà Cha quý mến nhất, đó là sự biết ơn và yêu mến. ”

          Rước lễ là một việc đẹp lòng Thiên Chúa nhất. Chỉ một lời cũng đủ làm con hiểu: Hỡi con, con biết Cha là Con rất yêu dấu của Chúa Cha và Ngài rất thoả lòng vì Cha. Con hãy nghĩ xem còn có điều gì đẹp lòng Ngài hơn là thấy Cha làm vinh danh Ngài một cách rực rỡ như trong việc rước lễ không ?

          Rước lễ cũng là việc mang lại lợi ích cho người ta hơn cả. Thật vậy, Cha được chứa đựng trọn vẹn trong phép Thánh Thể, với Mình Cha, Máu Cha, linh hồn Cha, thiên tính Cha, công nghiệp Cha, ân sủng Cha và hết mọi kho tàng của Thiên Đàng. Cho nên, rước lấy Cha trong Thánh Thể là nhận lấy hết những gì có trong Cha. Còn gì cao trọng hơn cái được chứa đựng trong phép Thánh Thể không? Vì chính Thiên Chúa ở trong đó, chính Thiên Chúa trở nên của riêng con người, nên sự nâng đỡ và sự sống  cho nó. Chỉ một lần rước lễ thôi cũng đủ làm cho một người nên phú quý mãi mãi! Thế thì vì đâu mà sau bao nhiêu lần rước lễ như thế, người ta vẫn còn nguyên những nết xấu, nguyên những hướng chiều, nguyên những tội lỗi và nguyên những sa đi ngã lại trong tội? Đó là vì họ không lên rước lễ với dự kiện này là điều gồm lại hết các dự kiện khác; dự kiện ấy là sự ước ao ngày ngày tiến cao lên trong yêu Thiên Chúa, và trong sự hoàn toàn làm theo thánh ý Người. Hỡi con, hãy giữ cho vững nguyện vọng này, rồi những lần con rước lễ sẽ làm vinh danh Cha, sẽ rất đẹp lòng Thiên Chúa và sẽ rất hữu ích cho chính con (Oeuvres de Marie Lataste).

          Những lời Chúa khuyên nhủ đây hoàn toàn phù hợp với những lời từ lâu trước Ngài đã khuyên tông đồ Thánh Tâm Ngài. Thánh nữ Margarita Maria kể lại rằng:“ Một hôm, khi Thánh Thể đã được đặt trên toà, thì Chúa Giê-su Ki-tô, Thầy rất nhân lành của tôi, tỏ mình ra cho tôi, và cho tôi xem thấy Trái Tim rất yêu dấu và đáng mến yêu Ngài, Ngài nói với tôi:

          “Con hãy cho Cha niềm vui này là: Với hết khả năng con, con hãy đền bù cho sự vô ơn tệ bạc của loài người, họ chỉ biết ở lạnh lùng và hất hủi Cha trước những cách Cha ân cần làm ơn cho họ. Hãy lắng nghe tiếng Cha và điều Cha xin con, để chuẩn bị làm cho trọn những điều Cha đã định. Thứ nhất, con hãy rước Cha trong phép Thánh Thể bao nhiêu lần tuỳ theo đức vâng lời cho phép con, một ít điều phải hãm mình và một ít điều sỉ nhục sẽ đến với con, con hãy nhận lấy như những bảo đảm từ tình yêu Cha gửi đến!

          Như vậy, Thánh Tâm khát khao cho những đầy tớ trung tín của Ngài siêng năng đến rước Ngài trong Bí Tích tình yêu; nhưng Ngài muốn rằng, số lần rước lễ phải được cha linh hướng định đoạt, vì chỉ ngài có thẩm quyền trong việc này. Đấy là điều Chúa muốn dạy trinh nữ khiêm hạ ở Paray, khi Ngài nói lời ta vừa trích lại: Con sẽ đến rước Cha trong Thánh Thể bao nhiêu lần tuỳ đức vâng lời cho phép con.

II. Rước lễ đền tạ

          Việc rước lễ sốt sắng và siêng năng của những đầy tớ chân thành có làm cho Trái Tim Chúa Giê-su vui lòng đến thế nào đi nữa cũng vẫn chưa làm thoả hết những mong ước của Ngài; Ngài còn xin họ thỉnh thoảng lên Bàn Thánh với ý chỉ đặc biệt và đền tạ cho những sỉ nhục Ngài phải hứng lấy trong Bí Tích Tình Yêu này.

          Một hôm Chúa cứu thế cũng nói với thánh nữ Margarita Maria về vấn đề này rằng:

          Cha truyền cho con rước lễ hết các ngày thứ sáu đầu tháng, để nhờ công nghiệp Thánh Tâm Cha mà đền bù đức công bình Thiên Chúa, khi con dâng Cha lên cho Chúa Cha hằng sống để đền vì những tội người ta phạm’.

          Chúa đã truyền cho thánh nữ cũng một điều ấy nhiều lần khác nữa; Ngài còn chỉ cách phải rước lễ đền tạ như thế nào. Thánh nữ viết: Trong một buổi tĩnh tâm, Thầy Chí Thánh nói với tôi rằng:

          Cha muốn lấy trái tim con làm nơi dung thân, Cha sẽ vào đó cho vui một chút, những lúc các tội nhân bách hại Cha và đuổi Cha ra khỏi trái tim họ. Khi Cha cho con biết đức công bình Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ với họ; thì con sẽ đến rước Cha trong phép Thánh Thể; và khi con đã đặt Cha vào Ngai toà trái tim con, con sẽ xấp mình xuống dưới chân Cha mà thờ lạy Cha. Con sẽ dâng Cha lên cho Chúa Cha hằng sống, như kiểu Cha sẽ dạy con, để làm nguôi cơn giận Người và uốn lòng thương xót Người tha thứ cho họ.

          Thánh nữ viết thêm: Một ngày thứ sáu khác, khi tôi rước mình Chúa từ một bình thánh đã được đặt lên toà, thì Thầy Chí Thánh bảo tôi rằng:

          Hỡi con, Cha vào trái tim Cha đã ban cho con, để với sự sốt sắng của Trái tim này, con đền bù cho những sỉ nhục Cha đã phải chịu từ những trái tim nguội lạnh và hèn nhát đã làm cho Cha trong phép Thánh Thể. Linh hồn Cha đã ban cho con đây, con hãy dâng nó lên cho Chúa Cha, để can Người đừng giáng xuống những linh hồn bất trung những hình phạt họ đáng chịu, và nhờ thần khí Cha, con sẽ thờ lạy Chúa Cha trong chân lý thay cho hết những lòng trí chỉ thờ lạy Ngài cách giả tạo bề ngoài, con cũng hãy làm tất cả những điều đó thay cho dân Cha đã chọn. Chính vì mục đích này mà Cha đã ban cho con một ân huệ lớn lao như thế.

          Trong một hoàn cảnh khác, thánh nữ đã nghe thấy những lời này: Cha muốn rằng tất cả những kẻ tôn thờ Trái Tim Cha, hãy biểu lộ tình yêu của họ bằng cách lấy việc đền bù cho những vô ơn tệ bạc Trái Tim Cha phải hứng lấy trong phép Thánh Thể làm cùng đích đời họ.

          Sau hết, khi Đấng cứu thế đáng yêu mến xin thánh nữ vận động lập một lễ kính Trái Tim Chúa, thì Chúa đã nói rõ nguyện vọng là lễ này phải được mừng kính bằng việc rước lễ và đền tạ vì những sỉ nhục Thánh Tâm đã phải chịu khi được trưng bày trên các bàn thờ.

          Nữ tỳ Chúa đã trung thành đáp lại những nguyện vọng mới được Chúa cho biết. Theo gương người, một số đông người đạo đức tự nhận lấy bổn phận rước lễ một số ngày nào đó với ý chỉ an ủi Trái Tim Chúa về sự vô ơn tệ bạc của những kẻ cả lòng phạm đến Ngài trong phép Thánh Thể. Chính từ đó mà bắt đầu có thói quen tốt lành là rước lễ đền tạ.

III. Rước lễ thiêng liêng

Để giải khát cho Trái Tim Chúa Giê-su hằng khát khao ban mình cho ta phép Thánh Thể, một tác giả xuất chúng đã nói, chúng ta phải có thể rước lễ không ngừng; nhưng Giáo Hội chỉ cho phép rước lễ mỗi ngày có lần, và cũng chỉ có một số linh hồn hưởng đặc ân này thôi. Như vậy làm sao có thể đáp lại tiếng gọi thiết tha của Trái Tim Chúa gửi đến mỗi người chúng ta là: hãy đến với Ngài, năng đến với Ngài? Bằng cách rước lễ thiêng liêng, hay ước ao rước lễ.

          Để mang lại cho Trái Tim Chúa Giê-su một vài an ủi, thánh nữ Margarita Maria hằng khuyên người ta thực hành điều rất hữu ích là rước lễ thiêng liêng, hay rước lễ bằng sự ước ao. Người bảo các em đệ tử rằng: Các em hãy rước lễ thiêng liêng 30 lần và rước lễ thật một lần, để đền tạ Thánh Tâm đáng tôn thờ của Chúa Giê-su, và xin Ngài thứ tha những tội rước lễ không nên người ta và chúng ta cũng như các tín hữu xấu đã phạm.

          Người ta có thể nói rằng cả cuộc đời thánh nữ là một chuỗi rước lễ thiêng liêng không hề gián đoạn. Nhờ cách này thánh nữ bù lại được cái thiệt là không đến bàn thánh hằng ngày.

          Chúa cũng khuyên chị Marie Lataste rước lễ thiêng liêng hằng ngày, bằng những lời này: “Hỡi con, nếu con không thể rước Cha trong bí tích Thánh Thể thật nhiều lần như lòng con mong muốn, thì cái gì có thể ngăn con không được rước Cha cách thiêng liêng? Con không thể lãnh nhận thật nhiều lần sức mạnh và ân sủng của Bí tích tình yêu Cha hay sao?”. Cô gái sốt sắng hỏi Chúa phải dọn mình như thế nào để rước lễ thiêng liêng. Chúa đã trả lời cho cô rằng: “Con hãy trình diện Cha bằng lòng trí trước nhà tạm và thưa với Cha rằng: “lạy Chúa Giê-su, xin Chúa xuống đây và vào trong lòng con. Như vậy đã đủ, nhưng mỗi lần rước lễ thiêng liêng, con hãy đề ra cho mình một mục đích”.

          Ngài nói với chị về vấn đề này rằng: “Nếu con rước Thánh Thể tuần một lần, thì ba ngày đầu, con hãy rước lễ thiêng liêng để cám ơn vì lần rước Bí Tích Thánh Thể, và ba ngày sau, hảy rước lễ thiêng liêng để dọn mình cho lần rước Bí Tích Thánh Thể sắp tới… Không cần phải dọn mình để rước lễ thiêng liêng như rước lễ thật, nhưng chuẩn bị càng kỹ thì con càng được lãnh nhận ân sủng dồi dào hơn” (Oevres de Marie Lataste).

          Thánh Léonard de Port Maurice nói về vấn đề này rằng: “Ta hãy biết rằng, việc thánh thiện và rất hữu ích này rằng là một kho tàng quý báu đổ đầy linh hồn bằng đủ mọi thứ ơn lành, nó còn có một điều lợi hơn việc rước Thánh Thể, vì rước Thánh Thể chỉ có một ngày được một lần, trong khi đó ta có thể rước lễ thiêng liêng bao nhiêu lần chúng ta muốn, ban sáng, ban chiều ngày cũng như đêm, tại nhà thờ cũng như ở nhà ta, mà ta không cần phải có phép cha giải tội. Tôi biết một nữ tỳ Thiên Chúa mỗi ngày đã rước lễ thiêng liêng tới hơn 2.000 lần. Ôi, còn trái phúc nào mà linh hồn ấy đã chẳng được bởi ơn đấy mà ra”.

         

CHƯƠNG 4

LỄ KÍNH THÁNH TÂM

          Đây chính là điều người ta có thể nói :

“Tình yêu khải hoàn, Tình yêu vui hưởng!, tình yêu hoan hỉ trong Thiên Chúa ”

(I.N Margarita Maria)

I. Thánh Lễ Misa nói chung

          Trong tất cả các mầu nhiệm tình yêu Trái Tim Chúa Giê-su đối với người ta, mầu nhiệm lạ lùng nhất, êm ái nhất là Hiến Tế Misa. Lễ Misa Chúa Giê-su sát tế mình thật sự, mặc dầu không đổ  máu, dưới những hình sắc bánh và rượu đó là điểm cao nhất trong các cách biểu lộ tình yêu Thiên Chúa với thế gian. Nhất là trong hiến tế thánh này được áp dụng câu:“Chúa Giê-su yêu ta quá bội, và yêu cho đến cùng: Usque in finem dilexit nos. Cũng vì thế, một tư tưởng về lễ Misa, một lễ được cử hành, một lễ có người tham dự, đã đưa thánh nữ Margarita Maria vào những cơn ngây ngất khôn tả.

          “Người đã đưa ra cho các linh mục những bài học hay đến thế nào về vấn đề cử hành Hiến tế Thánh! Người đánh giá cao đến thế nào những trái phúc của Thánh Lễ Misa! Nhất là Lễ Misa được đặc biệt cử hành để kính Thánh Tâm! Người đã vạch ra những cách thực hành hay đến thế nào, và đã để lại những kinh sốt sắng đến thế nào để dùng trong khi dâng Thánh Lễ” (Le Règne du Cœur de Jesus, Tom II).

          Rồi khi biết cha Croizet mới dâng lễ đầu tiên, nữ tỳ Thiên Chúa viết cho Ngài những lời thật sốt sắng phấn khởi :“Ôi, cha sẽ sung sướng biết bao được hàng ngày tham dự vào Bí Tích Thánh này, được cầm Thiên Chúa tình yêu trong tay và đặt Ngài vào trái tim mình. Con chỉ khao khát có điều tốt lành này thôi, và một điều này nữa là tiêu hao mình đi như một ngọn nến cháy trước Thánh Thể trong tất cả thời gian con còn sống. Đề được điều đó, con dám nói rằng, con bằng lòng chịu đau khổ, dù cho đến ngày phán xét chung, chịu hết mọi thứ đau khổ người ta có thể tưởng tượng ra được, miễn là con khỏi phải lìa nhan thánh Ngài ngoại trừ để tiêu hao mình đi, mà tôn kính và nhận biết đức ái nồng cháy Ngài dành cho chúng ta trong Phép Bí Tích lạ lùng này, ở đó có tình yêu giam hãm Ngài như tù nhân cho đến tận thế. Đấy đúng là điều người ta có thể nói :

          Tình yêu khải hoàn, tình yêu vui hưởng!

          Tình yêu hoan hỉ trong Thiên Chúa!

Cha Croizet đã hứa dâng thánh lễ các ngày thứ sáu theo ý chỉ của thánh nữ, thánh nữ hết sức vui mừng đáp lại rằng: “Con rất cám ơn đức ái cha đã ban cho con và điều đã hứa làm cho con! Dâng hiến tế tình yêu như ý con đó là món quà lớn nhất cha có thể cho con. Nó là tất cả hạnh phúc, niềm vui và an ủi cũng như sự mừng rỡ của con ở chốn khóc lóc này. Nhân danh Thánh Tâm vua lòng con, con cám ơn cha cả ngàn lần vì đức ái quá lớn lao này”.

II. Thánh lễ kính Thánh Tâm và thánh lễ đền tạ

          “Mặc dù, từ bản tính, lễ Misa nào cũng là một hành vi thờ lạy, ngợi khen, đền tạ, khẩn nguyện và yêu mến dâng lên Trái Tim Chúa Giê-su, nhưng Chúa cũng đã cử hành những lễ Misa đặc biệt để kính thờ Trái Tim Ngài” (Le Règne du Coeur de Jesus, Tom.II).

          Chúng ta có bằng chứng hiển nhiên trong một thư nữ tỳ Chúa gửi cho Mẹ De Maumaise, đề ngày 17/01/1688, “Như Mẹ cầu mong, con đã không quên cầu Thánh Tâm cho N… Bắt đầu thì con cảm thấy như bị khước từ mạnh lắm; dường như con cảm thấy đã tranh đấu cả với Trái Tim rất đáng mến yêu này: Sau cùng con nghe được những lời này:

          “Cha hứa với con rằng, nếu nó muốn sống phù hợp với ân sủng Cha, Cha sẽ không bao giờ cất ơn thương xót khỏi kinh hồn nó. Để được ơn thương xót này, nó phải tận tuỵ với Trái Tim Cha, tất cả những ngày thứ sáu đầu tháng, nó hãy xin dâng một lễ, hay đi dâng lễ để đặt chính nó và mọi sự thuộc về nó dưới sự che chở của Thánh Tâm này”.

          Qua những lời này, Chúa đã xác nhận là linh thiêng cái việc rất đáng khen là xin lễ hay dâng lễ để kính thờ Trái Tim Ngài. Những lễ Misa này có thể dâng một cách chung chung theo ý chỉ của Thánh Tâm hết mọi ngày trong năm. Nhưng người ta còn có thể làm tốt hơn nữa là dâng Hiến tế để đền tạ những sỉ nhục người ta đã làm cho Đấng Cứu Thế đáng mến yêu. Người ta gọi lễ ấy là Lễ Đền Tạ, mà chị Margarita Maria hết sức quý trọng. Để có giá trị đền tạ, Chúa đã cho thấy ngày thứ sáu đầu tháng là ngày đẹp ý Ngài hơn hết. Một ngày thứ sáu nào trong tuần xem ra cũng được Ngài coi trọng hơn những ngày khác. Thật vậy, ngày thứ sáu này cũng được thánh nữ nói đến rõ trong thư sau đây:

          “Xem ra một trong những cách hữu hiệu nhất để xin ơn này khác cùng Trái Tim Chúa Giê-su Ki-tô là nhờ trung gian lễ Misa ngày thứ sáu, người ta sẽ xin 3 hay 5 lễ, hay 9 lễ để kính thờ Năm Dấu Thánh”.

III. Sự kết hợp thường xuyên với Chúa Cứu Thế sát tế vĩnh viễn

          Sau khi đã nghe những bài đọc thật hay của tông đồ Thánh Tâm về công nghiệp vô cùng của Thánh Lễ Misa, hết các linh mục đặc biệt sùng kính Trái Tim đáng tôn thờ này đã tăng gấp đôi sự sốt mến và tôn kính đối với Hy Lễ đáng tôn thờ mà hằng ngày các Ngài dâng trên bàn thánh, thỉnh thoảng các Ngài còn nghĩ đến phải dâng Hy lễ ấy đặc biệt để kính Thánh Tâm, hay để đền tạ vì những sỉ nhục những kẻ vô ơn tệ bạc làm cho Thánh Tâm ấy. Về phần họ, những người đầy tớ tận tâm với Thánh Tâm, nhưng lại không được cái danh dự cử hành lễ Misa, đã cố gắng đi dâng lễ mỗi ngày khi có thể và một số ngày khác họ dâng lễ với ý chỉ đặc biệt kính thờ Trái Tim Chúa Giê-su, hay đền tạ Ngài vì những sỉ nhục người ta làm cho Ngài.

          Thấy mỗi ngày có một lễ là còn quá ít (Le Règne du Coeur de Jesus, Tom II) Thánh nữ Margarita Maria còn muốn tham dự hết mọi lễ Misa được dâng trên cả thế giới trong ngày. Được thôi thúc bởi nguyện vọng an ủi Trái Tim Chúa Giê-su, thánh nữ hợp lòng hợp ý, và khuyên người ta hợp ý, hợp lòng dâng hết mọi thánh lễ trong ngày vì mục đích ấy.

          Người bảo các em đệ tử rằng: “Các em hãy dâng cho Chúa Giê-su hết những lễ Misa cử hành trong cả Hội Thánh. Các em cứ xin các Thiên Thần bổn mạng các em đến dự những lễ ấy và dâng lên để làm nguôi cơn giận vì phép công bình của Thiên Chúa”.

          “Những lời nữ tý Thiên Chúa cho chúng ta thấy một trong những cách thực hành hữu hiệu nhất để đưa các linh hồn đến kết hiệp mật thiết với Trái Tim Chúa Giê-su. Đó là theo sát Chúa Giê-su linh mục và Thánh Thể trong mỗi chặng đường Thánh Thể trong cả ngày. Thật vậy, theo kiểu nói Kinh Thánh (Tv 18,6), mặt trời thể chất mọc lên mỗi buổi sáng và như một người khổng lồ trên đường Đấng tạo thành đã vạch ra cho, nó  gieo vãi trên hết các quốc gia trên địa cầu này những tia sáng phúc lộc thế nào, thì Mặt Trời Thánh Thể trong Lễ Misa cũng mỗi ngày đi vòng quanh trái đất một lần như vậy. Hết mọi giờ, ngày cũng như đêm, chúng ta có thể nói rằng “Lúc này đây, có một linh mục trên bàn thờ đang cung nghinh và dâng lên trời Đấng xưa đã phán: “Ta là ánh sáng thế gian”, Đấng ấy thánh nữ Margarita Maria đã nhiều lần được trông thấy có Trái tim chiếu sáng trong hình bánh, chẳng khác gì một mặt trời chói lọi. Tại sao chúng ta không cố gắng lấy trí khôn theo cuộc hành trình của Chúa Giê-su Thánh Thể, trong một ngày, rồi dừng chân lại những nhà thờ, trong đó Trái Tim Chúa phải đau lòng vì chỉ thấy ở đấy có một linh mục ở trên bàn thờ một mình hay hầu như một mình thôi”.

          Vậy mỗi buổi sáng ,chúng ta hãy cố gắng dâng những kinh nguyện, những việc làm và những đau khổ của ta trong ngày hợp với Trái Tim Chúa Giê-su hằng sát tế trên bàn thánh với y chỉ làm vinh danh Thiên Chúa ba ngôi cực thánh, làm nguôi đức công bình Người. Cảm tạ vì những hồng ân Người, và xin mọi ơn cần cho ta và cho tất cả nhân loại. Phúc cho những ai trung tín làm việc dâng mình tuyệt hảo này! Phúc hơn nữa cho những ai lặp đi lặp lại việc ấy nhiều lần trong ngày.

 

CHƯƠNG 5

VIẾNG THÁNH THỂ

Cha khát, nhưng khát một cái khát nồng cháy muốn được yêu người ta yêu trong phép Thánh Thể, cái khát này tiêu hao Cha.

(Lời Chúa cùng thánh nữ Margarita Maria).

I. Sự quan trọng của việc viếng Thánh Thể

          Một phương cách lớn khác để tỏ lòng tôn kính Thánh Tâm là viếng Ngài trong Bí Tích tình yêu. Phép Thánh Thể trong Nhà tạm là một nam châm mạnh mẽ hút hết những linh hồn có một Đức Tin sống động và lòng đạo đức sốt sắng. Một số người hành hương, hành trình xa xôi đến viếng những nơi đã được thánh hoá bởi sự có mặt của Đấng Cứu Thế đáng mến yêu. Thí dụ: Ngôi nhà ở Loretti, thánh địa; nhưng Thánh Yoan d’Avilla nói rất có lý rằng, Ngài không thể tìm thấy ở đâu một cung thánh đáng mến và có màu đạo đức hơn là một nhà thờ trong đó có Thánh Thể, vì đấy không phải là một nơi Chúa đã sống và chịu khổ mà thôi nhưng là một nơi ở trong đó Ngài thật sự hiện diện và đang sống.

          Nhất là những người có lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su phải lấy việc viếng Thánh Thể làm một điều vui thích; vì ở đấy có Thánh Tâm này; cũng thực tại như ở trên trời, và chỉ ở đấy chúng ta mới có thể tìm thấy Ngài trong có chốn đầy nước mắt này. Vậy nếu người ta sùng kính “Áo” Thánh tâm, nếu người ta thích cầu nguyện trước tượng hay một bức vẽ tượng trưng hình dung Ngài. Thì người ta phải cảm thấy yêu mến đến thế nào trước phép Thánh Thể thật sự có mang Trái Tim đã được kết hiệp chặt chẽ với ngôi vị đáng tôn thờ của Chúa Giê-su ki-tô, Trái Tim có đầy sự sống, tình cảm và trí khôn?

          Xem đó thì không lạ gì mà Chúa đã rất khao khát được thấy Trái Tim Ngài được yêu mến và tôn thờ trong phép Thánh Thể. Thánh nữ Margarita Maria đã viết rằng: “Một trong những cực hình đau đớn nhất cho tôi là khi thấy Thánh Tâm tỏ mình ra với tôi những lời này:

          “Cha khát, nhưng khát một cái khát nồng cháy muốn được người ta yêu mến trong Phép Thánh Thể, cái khát này tiêu hao Cha; và Cha chẳng thấy ai cố gắng theo ý nguyện của Cha mà giải khát cho Cha bằng cách đáp lại tình yêu Cha lấy một chút”.

          Đức Tin của nữ tỳ Thiên Chúa đã dạy cho cô từ hồi còn nhỏ biết coi phép Thánh Thể như một nơi nương náu duy nhất và là kho tàng quý giá nhất của cô ở đời này. Trong tập tự truyện cô vâng lời viết lại, cô nói: “Mẹ tôi bị mất quyền cai quản trong nhà và trao quyền ấy cho mấy người khác, mấy người này lạm dụng quyền thế quá chừng đến nỗi mẹ con tôi không bao giờ thấy mình bị đày đoạ đến như thế.

          “Chính từ hồi đó trở đi, hết những cảm tình của tôi chỉ còn biết tìm cái vui, sự an ủi, trong bí tích bàn thánh mà thôi. Tôi đã cố gắng làm thân với những người tôi mới nói đến trên đây để có được đôi chút thời giờ viếng Thánh Thể. Tôi không thể quỳ dưới cuối nhà thờ mãi được, và dù tôi cảm thấy trong người tôi không yên chút nào, tôi cũng cố lên gần bàn thờ hơn nữa. Tôi cảm thấy mình chuyên tâm lắm, trước Ngài tôi không thể đọc được kinh nào ra tiếng, và cũng chẳng bao giờ tôi thấy chán. Tất cả sự vui thích của tôi là được quỳ hằng giờ trước Thánh Thể. Tôi có thể ở đấy cả ngày cả đêm, không ăn không uống, và cũng chẳng biết mình làm gì, nếu không phải là tiêu hao mình đi trước mặt Ngài như một cây nến cháy, để lấy tình yêu đáp lại tình yêu”.

          Sau khi đã vào tu viện, tình yêu đối với vị Thánh Khách nhà tạm còn trở nên nồng cháy hơn nữa như một đam mê đời thánh thiện của chị thánh.

          Những chị em đương thời với chị nói rằng: “Chị đáng kính lo liệu xếp đặt thời giờ với hết sức chị có thể để có nhiều lúc rảnh mà ợ lại nhà nguyện.Những ngày Chúa nhật và lễ trọng, nhát là những ngày đặt mình Thánh Chúa ra ngoài, chị không rời nhà nguyện (nơi hát kinh), sau khi đã hát kinh chung, đến nỗi có ai muốn gặp chị thì chẳng cần phải đi tìm chị ở đâu cả.

II. Cách viếng Thánh Tâm trong phép Thánh Thể

          Cha Croiset viết: “Không gì dễ hơn việc viếng Thánh Tâm Chúa Giê-su trong Thánh Thể; cũng vì thế mà ta phải năng viếng Thánh Tâm, vì viếng Thánh Tâm đúng ra hệ tại sự yêu mến Trái Tim này, kết hiệp với Trái Tim và hết mọi việc Trái Tim này làm trong phép Thánh Thể, ở đó Ngài không ngừng nhân danh hết mọi người mà ngượi khen và yêu mến Cha Ngài là Thiên Chúa”.

          Theo lời dạy này, trong những khi viếng Thánh Thể, chúng ta phải đặc biệt làm hai điều: Thứ nhất, dâng lên Thiên Chúa Cha những việc thờ lạy, ngợi khen, cảm tạ, đền tạ và khẩn cầu mà Trái Tim Đấng Cứu Thế đáng mến yêu không ngừng từ nhà tạm dâng lên trời; thứ hai, thờ lạy, ngợi khen, cám ơn, an ủi, cầu xin và nhất là yêu dấu Thánh Tâm này.

          Chúng ta không thể ghi lại đây hết những cách các tác giả đã đề ra để viếng Thánh Thể cho sốt sắng, ở đây chúng ta chỉ nhắc lại 9 nhiệm vụ thánh nữ Margarita Maria nêu ra để hoàn tất mỗi khi đi viếng Thánh Tâm trong Thánh Thể. Mỗi lần viếng, người ta có thể làm một nhiệm vụ cũng đủ.

          1. Nhiệm vụ một thụ tạo khởi loạn trước Đấng Tạo Thành và xét xử nó;

          2. Nhiệm vụ một đứa con phung phá trước Cha nó;

          3. Nhiệm vụ một con chiên trước Chúa Chiên;

          4. Nhiệm vụ một người lính trước Đức Vua;

          5. Nhiệm vụ một người hành khách tại bến và trước Hoa Tiêu;

          6. Nhiệm vụ một người bạn trước một người bạn;

          7. Nhiệm vụ một người được giải thoát trước Người giải phóng nó;

          8. Nhiệm vụ một môn đồ trước Tôn sư và Chỉ Đạo;

          9. Nhiệm vụ Trung Gian;

          Khi nói về nhiệm vụ cuối cùng này, thánh nữ viết: “Thánh Tâm muốn có những linh hồn trung gian để cầu xin Chúa cha hằng sống làm cho người ta biết Thánh Tâm này, để xin cùng Chúa Thánh Thần làm cho họ yêu mến Thánh Tâm,. Và cầu cùng Đức Trinh Nữ dùng ảnh hưởn của Người để Chúa Thánh Thần làm cho những kẻ đến cầu xin Ngài cảm thấy hiệu quyền lực Ngài. Nhiệm vụ của những linh hồn trung gian này cũng sẽ là dâng cho Trái Tim đáng yêu mến này tất cả những gì có lợi ích cho vinh danh Ngài và ý định của Ngài”

          Trước khi kết thúc việc viếng Thánh Thể như thường lệ, người ta cầm trí lại để rước lễ thiêng liêng như đã nói trên.

III. Viếng thánh thể để đền tạ Thánh Tâm

          Đã hẳn, những lần viếng Thánh Thể thông thường, trong đó chúng ta lấy tình yêu để đáp lại tình têu Trái Tim Chúa Giê-su, tự nó cũng đã đền tạ vì những sỉ nhục người ta làm cho Ngài rồi. Nhưng, Chúa Cứu Thế còn xin có những lần viếng đền tạ đúng nghĩa, để đền tạ cách đặc biệt, và đền bù Ngài vì sự vô ơn tệ bạc của những kẻ xúc phạm đến Ngài.

          Việc làm rất tốt đẹp này đã được khuyên trong nhiều thư của trinh nữ tu viện Paray.

          Đây là một thí dụ, thánh nữ viết cho Mẹ Greyfie về vấnđề “viếng đền tạ” rằng : “Mọi ngày, ta hãy đến viếng Thánh Tâm Chúa trong bí tích Bàn Thánh, để xin Ngài tha thứ những sỉ nhục Ngài phải chịu bởi những lần rước lễ phạm thánh và tất cả những sỉ nhục người ta làm cho Ngài trong bí tích cực trọng này”.

          Nữ tỳ Chúa còn xin nhiều hơn nữa với chị Barge. Người viết cho chị rằng : “Vì ý định thoả sự chị ước mong là biết làm một vài việc nào đó để kính Trái Tim Chúa Giê-su, em đã đến viếng nhà nguyện Thánh Tâm cầu cho chị, và em không có một tư tưởng nào khác, ngoài cái ý nghĩ rằng Thánh Tâm này rất quý hoá tâm hồn chị, và Ngài sẽ rất vui lòng nếu mỗi ngày trong Mùa Chay này, chị đến viếng Ngài ba lần, hoặc trước ảnh tượng Ngài, hoặc trước Thánh Thể.

          “Lần viếng thứ nhất sẽ dành để xin Thánh Tâm này như một máng chuyển, qua đó Cha hằng sống luôn luôn đổ ơn thương xót xuống cho những tội nhân lòng chai dạ đá, để lôi kéo họ về với tình yêu và sự nhận biết Ngài.

          “Lần viếng thứ hai, cầu xin Ngài thiết lập vương quốc đức ái và tình yêu trong Tu Hội của chị”

          “Và lần thứ ba, chị dâng mình cho Ngài như của lễ toàn thiêu, để chị được tiêu huỷ đi trên thập giá đê hèn của chị bằng những ngọn lửa nồng cháy của tình yêu tinh tuyền của Ngài. Chị có thể làm những điều đó trong trí khôn”.

          Nhưng chúng ta phải “viếng đền tạ” Trái Tim Chúa Giê-su như thế nào? Chúng ta phải bắt đầu bằng việc thờ lạy Thánh Tâm hiện diện trong Thánh Thể, và nhờ Trái Tim ấy mà tỏ lòng biết ơn về hết mọi ơn lành, nhất là vì tình yêu vô cùng đã chứng tỏ với chúng ta, lại vì vô số những ơn phúc mà những người vô ơn tệ bạc không nghĩ đến mà cám ơn Ngài. Rồi nhìn qua lại số tội ác nhiều kinh khủng làm sỉ nhục cho Thiên Chúa uy linh và gây thương tích cho Thánh Tâm Chúa Giê-su; chúng ta nhìn nhận mình bất lực không đền bù vì những xúc phạm nhiều đến như thế được, và chạy đến kêu cầu Trinh nữ rất thánh, các thiên thần và các thánh ở trên trời, chúng ta cũng kêu gọi các linh hồn luyện ngục và những kẻ lành trên mặt đất, kêu mời hết các vị hợp cùng ta. Rồi ta quay về phía Trái Tim đáng tôn thờ Chúa Giê-su, và nói với Ngài rằng: Lạy Thánh Tâm Chúa Giê-su, vì chúng con không thể đền tạ cách xứng đáng đức công bình Thiên Chúa và yêu mến Chúa như Chúa đã yêu loài người, nên chúng con xin Chúa dâng công đền tội vô cùng của Chúa cho Đức Chúa Cha; xin Chúa hãy nhận lấy tình yêu của các bạn hữu Chúa trên trời, dưới luyện ngục và trên mặt đất này hay đúng hơn xin Chúa nhận lấy chính tình yêu của Chúa để bù lại tình yêu đáng lẽ ra phải được dâng lên Chúa, mà người ta đã từ chối Chúa. Người ta kết giờ viếng bằng một kinh đền tạ Thánh Tâm, thêm vào đó cũng nên đọc kinh dâng mình và một vài kinh khác .

IV. Việc viếng Thánh Tâm Chúa Giê-su trong phép Thánh Thể cách thiêng liêng

          Cha Froment nói: “Nhiều khi có lý do chính đáng ngăn không cho ta đến viếng Chúa Giê-su Ki-tô trong các nhà thờ, mà vì tình yêu trong Trái Tim Ngài đã làm cho Ngài  đến ở đấy. Trong trường hợp như vậy thì ít ra phải đến nhà thờ bằng lòng ước ao, bắt chước tiên tri Daniel, nhiều lần trong một ngày, mở cửa sổ ra, rồi từ Babylon, quay mặt về Yerusalem, vào đền Thánh bằng lòng trí mà thờ lạy Thiên Chúa (Dn4,10).

          Đây là một nguyên lý đời thiêng liêng: Trước mặt Thiên Chúa: nguyện vọng cũng có giá trị như hiệu quả, khi mà vì một lý do nào đó chính đáng, hiệu quả không đi theo nguyện vọng: và điều này được hiểu chẳng những về sự dữ, mà còn hiểu cả về sự lành nữa.

          “Vậy khi ta không thể đến nhà thờ để viếng Thánh Tâm được thì hãy đến bằng nguyện vọng: ta cứ quay về nơi có Thánh Thể, cứ thân thưa với Chúa y như ta ở dưới chân bàn thờ, làm như thế ban tối trước khi đi ngủ, chưa đủ đâu, sáng thức dậy ta hãy làm như thế nữa; ban ngày cũng năng làm như thế. Đừng nghi ngờ gì cả, một việc lành thánh thiện như thế, thể nào cũng làm cho bạn kết kiệp rất thân mật với Chúa và biến đổi trái tim bạn hoàn toàn nên như Trái tim của vị Thiên Chúa làm người này”.

          Đấy là điều thánh nữ Margarita Maria thường khuyên các em đệ tử. Người nói: “hằng ngày, ít là một lần, các em hãy đưa lòng  viếng Thánh Tâm Chúa trong phép Thánh Thể, xin Ngài thứ tha những sỉ nhục Ngài phải chịu trong đó.

          “Trong tuần tám lễ các linh hồn luyện ngục, mỗi khi ngày, từ giờ thứ nhất (Prima) cho đến khi đọc kinh Thần Tụng chung, các em hãy làm việc thờ lạy năm lần, hợp ý cùng Thánh Tâm Chúa Giê-su trong phép Thánh Thể, mà dâng lên Chúa Cha”.

          Để chuẩn bị mừng lễ Thánh Tâm, mỗi ngày các em hãy nhờ các thiên thần bản mệnh đưa lòng các em đến thờ lạy Trái Tim Chúa Giê-su trong Thánh Thể. Khi hôn đất, các em hãy thưa cùng Ngài rằng: Đây con tôn thờ sự cao cả vô cùng của Chúa, con xưng tụng Chúa là tất cả và con là không”.

          Sau hết, chúng ta có thể nói rằng nữ tỳ Thiên Chúa, nhờ sự siêng năng viếng Thánh Tâm trong nhà tạm, hoặc thật sự, hoặc thiêng liêng, đã đáng được cái ơn được liên minh với các thần sốt mến mà tôn kính Trái Tim Thánh này.

          Thánh nữ nói: “Khi người ta làm việc bông sợi thường nhật, tôi lui vào một sân nhỏ gần nơi có Thánh Thể: tôi quỳ gối làm phần việc của tôi, tôi tự nhiên cảm thấy mình hoàn toàn cầm trí cả bề trong lẫn bề ngoài. Trái Tim đáng tôn thờ Chúa Giê-su tỏ mình ra cho tôi, sáng láng hơn mặt trời. Trông như Trái Tim ở giữa những ngọn lửa, những ngọn lửa ấy là ngọn lửa tình yêu tinh tuyền của Ngài, Chung quanh có các thần sốt mến hợp tành một ca đoàn hát rằng:

          “Tình yêu khải hoàn, tình yêu vui hưởng,

          Tình yêu của Thánh Tâm hoan hỉ”

          “Và dường như các thần hạnh phúc này mời tôi đến hiệp với các Ngài trong lời ngợi khen Thánh Tâm ấy, tôi không dám đến hiệp với các Ngài mà làm điều đó các Ngài trách tôi và nói rằng các Ngài đến đây là để liên hiệp với tôi mà liên tục tôn kính tình yêu, mà liên tục thờ lạy và ngợi khen: Để được như vậy, các Ngài sẽ thay mặt tôi mà ở trước Thánh Thể và nhờ các Ngài như trung gian, tôi có thể không ngừng yêu mến Chúa; còn các Ngài thì sẽ nhờ con người tôi mà chia sẻ tình yêu đau khổ, cũng như tôi nhờ bản thân các Ngài mà chia sẻ với tình yêu vui hưởng(của Thánh Tâm trong Thánh Thể).

          “Đồng thời các Ngài cũng viết tên liên minh này vào Thánh Tâm bằng những dòng chữ vàng, những chữ không thể xoá của tình yêu”.

          Trong cuộc đời của một ít vị thánh, có những điều để ta khâm phụ hơn là để bắt chước; nhưng liên minh với các Thiên Thần để các Ngài tôn kính Trái tim Thánh Thể Chúa Giê-su thay cho ta khi ta bị ngăn trở thì không phải là điều không thể bắt chước được; Vì, nếu ta muốn, ta có thể thoả thuận với các Ngài là ta sẽ nhường cho các Ngài một phần công trạng của ta có thể lập được trong đời sống đau khổ của ta, với điều kiện là các thần hạnh phúc ấy sẽ ngợi khen Trái Tim Chúa Giê-su trong phép Thánh Thể trong lúc ta vắng mặt.

V. Những giờ hẹn thánh lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều

          Những lần viếng thiêng liêng ta vừa nói đây có thể được làm bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm; nhưng những lần viếng ấy đặc biệt được khuyên làm vào 9 giờ sáng để kỷ niệm Chúa bước lên đường đau đớn trong cuộc khổ nạn, và 4 giờ chiều để kỷ niệm nhát lưỡi đòng, mở Trái Tim Ngài ra như một nơi ẩn náu cho ta giữa những nguy biến đời này. Việc lành này đã có từ đời thánh nữ Margarita Maria, như các bản viết của người đã nhắc đến, và rất có thể chính Chúa Cứu Thế đã dạy người điều ấy.

          Bản viết thứ nhất về vấn đề này đã được phát hành khi nữ tỳ Thiên Chúa còn sống, do nữ tu Jeanne Madelaine Joly, tu viện Thăm viếng ở Dijon. Thánh nữ đã làm hết sức để phổ biến tập sách quý giá này.

          Người viết: “Những hội viên làm việc kính thờ liên tiếp Thánh Tâm Chúa Giê-su Ki-tô được mời gọi họp mặt với nhau mọi ngày vào lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều trong Thánh Tâm, như nơi hẹn hò linh thiêng, để làm việc tôn sùng Chúa ngay trong Trái Tim ấy, mỗi người theo sự lôi kéo và tầm mức ân sủng nhận được. Kẻ này khóc lóc tội lỗi của mình, người kia cháy lửa mến yêu Thiên Chúa; có những người thờ lạy Đấng duy nhất đứng đầu việc thờ phượng thay cho những kẻ không biết và không thờ lạy Thiên Chúa; có những người khác nhờ Trái Tim đáng tôn thờ này mà ngợi khen Thiên Chúa, để đền bù vì những sỉ nhục và xúc phạm của các tội nhân; những người khác hợp trí lòng với Đức Thánh Trinh Nữ, với Thánh Giu-se, với các Thiên Thần và các Thánh, để tôn vinh và yêu mến Thiên Chúa qua Con Một Ngài; hết mọi người chuyên tâm làm việc yêu mến và cầu nguyện cho nhau trong khi họ cùng kết hiệp với Thánh Tâm này; họ cũng sẽ cầu nguyện cho Giáo hội được có đủ những gì cần thiết, cho các nước công giáo được thịnh vượng, và cho Thánh tâm toàn thắng kẻ thù.

          “Tất cả những việc ấy phải làm ở bề trong một cách đơn sơ, không gò bó, không có vẻ cưỡng bức. Chỉ cần đưa lòng trí lên kết hiệp với trái tim mình với Trái Tim Chúa Giê-su, kết hiệp trong tình yêu Chúa với hết những ai thuộc về Chúa và sùng mộ Ngài”.

 

CHƯƠNG 6

SÙNG KÍNH CUỘC KHỔ NẠN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ

          Hết những đêm thứ năm sang thứ sáu, Cha sẽ cho con tham dự vào nỗi buồn phiền chết người được mà Cha đã muốn chịu trong vườn cây dầu

          (Lời Chúa cùng Thánh nữ Margarita Maria )

          Chúa cứu thế đáng mến đã tỏ ra tình yêu của Trái tim người với chúng ta đặc biệt qua những đau khổ khôn tả Người đã cam chịu trong cuộc đời thế trần. Vì thế, Người muốn rằng sự sùng kính cuộc khổ nạn Người phải luôn luôn đi kèm với sự sùng kính Thánh Tâm. Về phía Giáo hội, là hiền thê không sai lầm trong việc giải nghĩa cho  những tâm tình của Thánh Phu quân, đã đưa nhiều đoạn nói về sự Thương khó Chúa và Kinh Thần Vụ lễ Thánh Tâm này.

          Đi đường Thánh Giá là một việc lành tốt nhất để tôn kính Trái Tim đau khổ của Chúa Giê-su. Cũng vì thế mà các bậc thầy dạy linh đạo đã tích cực khuyên người ta đi đường Thánh Giá, nhất là trong mùa chay và các ngày thứ sáu quanh năm. Nhưng cách đặc biệt hơn nữa, Chúa đã xin các đầy tớ chân thật của Thánh Tâm Người làm giờ thánh ngày thứ năm mỗi tuần và Đêm Thánh ngày thứ năm tuần Thánh.

I. Giờ Thánh

          Thánh nữ Margarita Maria kể rằng: “vào năm 1673, Thầy Chí Thánh bảo tôi rằng: “Các đêm thứ năm sang ngày thứ sáu, tôi sẽ trỗi dậy vào giờ Ngài sẽ chỉ cho, để đọc 5 kinh Lạy Cha và 5 kinh Kính Mừng, trong khi tôi sấp mình sát đất, và thờ lạy Chúa 5 lần như cách Ngài sẽ dạy cho để tôn kính cơn hấp hối đau đớn nhất Ngài đã chịu trong đêm khổ nạn ấy”.

          Năm sau, Chúa Cứu Thế mến yêu đã giải nghĩa rõ ràng ý Ngài muốn như thế nào cho nữ tu thân tín của Thánh Tâm Ngài.

          Một lần khác, Chúa thượng của linh hồn tôi truyền cho tôi thức trọn một giờ vào các đêm ngày thứ năm sang thứ sáu, Ngài bảo :

          “Để ở bên Cha trong buổi cầu nguyện khiêm nhường này mà Cha đã dâng lên Chúa Cha, giữa những ưu phiền trong Vườn cây dầu, con sẽ trỗi dậy giữa giờ thứ 11 và nửa đêm, để sấp mình xuống đất 1 giờ với Cha, mặt sát đất, vừa để làm nguôi cơn thịnh nộ Thiên Chúa, xin ơn thương xót cho tội nhân, vừa để làm dịu đi phần nào sự cay đắng Cha cảm thấy khi các tông đồ bỏ Cha; đấy là điều như ép Cha phải trách các Ngài vì đã không thức được với Cha lấy một giờ. Trong giồ này, con sẽ làm như Cha sẽ dạy con; Cha sẽ cho con biết Cha muốn con làm gì, để đền tạ cho cái giờ mà Cha đã than có thể trong Vườn Cây Dầu. Cha sẽ chia sẻ với con nỗi buồn chết người được này mà bấy giờ Cha đã muốn cảm nhận được trong người Cha, nỗi buồn đó sẽ đưa con vào tình trạng một thứ hấp hối đau đớn còn khó chịu hơn là sự chết, con không thể hiểu được nỗi buồn ấy như thế nào đâu”.

          Mẹ Cryfie viết: “Để đáp lại lệnh Chúa, mỗi tuần, nữ tu đáng kính đã để ra 1 giờ mà cầu nguyện sau Kinh Mai, vào đêm thứ năm rạng sáng ngày thứ sáu”.

          Thánh nữ cũng khuyên nhiều người người đạo đức làm việc lành này, mà ngày nay người ta gọi là Giờ Thánh. Phúc cho những linh hồn nào cảm thấy được lòng yêu mến Trái Tim Chúa Giê-su thúc đẩy tuân giữ việc lành tuyệt hảo này! Họ sẽ an ủi Thánh Tâm chừng nào, và sẽ được biết bao ơn phúc!

          Để được ơn đại xá đi với Giờ Thánh, cần phải ghi tên vào Tổng hội, trung tâm là tu việc Thăm viếng Paray la Monial; nhưng hết mọi tín hữu có thể làm Giờ Thánh với lợi ích lớn cho bản thân, và góp phần vào việc tôn kính và làm dịu cơn hấp hối hết sức đau đớn Trái Tim Chúa Giê-su đã phải chịu trong đêm khổ nạn. Những hội viên có thể làm việc lành này vào ngày thứ năm, kể từ giờ cách linh mục được đọc kinh mai ngày hôm sau; các hội viên Tông đồ cầu nguyện được làm giờ thánh mãi cho đến lúc mặt trời mọc, sáng thứ sáu.

          Những người không quen suy ngắm, và vì thế không biết suy ngắm vể khổ nạn như thế nào, thì trong giờ thánh, có thể làm những việc sau đây theo ý chỉ như chính Chúa đã dạy:

          1. Đi đường Thánh Giá;

          2. Lần hạt, suy ngắm những mầu nhiệm Mùa Thương;

          3. Đọc những kinh cầu: Trái Tim, Thánh Danh Chúa Giê-su, và 5 kinh lạy Cha, 5 kinh Kính Mừng, 5 Kinh Sáng Danh, để kính Năm Dấu Thánh Chúa Cứu Thế. Nếu không thể đi Đường Thánh Giá, thì họ có thể suy ngắm một lúc về mỗi chặng đường và đọc 1 kinh lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh.

II. Đêm Thánh

          Thánh nữ Margarita Maria coi đêm thứ năm sang thứ sáu tuần thánh như là một đêm những đau đớn rất nặng nề mà Trái Tim Chúa Cứu thế rất đáng mến yêu đã muốn chịu vì yêu chúng ta; vì thế Người thật có lý mà gọi đêm ấy là Đêm Thánh, thường nữ tỳ Chúa quỳ qua đêm ấy trước Thánh Thể.

Thánh nữ viết cho Mẹ De Saumaise: “Con được cái hân hạnh qua đêm thứ Năm Thánh rạng sáng thứ Sáu Thánh trước Thánh Thể, và linh hồn con lấy làm thoả mãn lắm (Mẹ nhân lành đã ban phép cho con làm như vậy). Như Mẹ đã biết trước kia con cầu nguyện thế nào thì đêm nay con cũng cầu nguyện như vậy; có một phần thời gian thấy mình như có các linh hồn khốn khổ luyện ngục bao vây lấy con, và con đã giao kết với các linh hồn ấy một tình bạn thắm thiết. Chúa nói với con rằng: “Chúa ban cho con các linh hồn ấy trọn một năm nay, để con có thể làm ơn cho các linh hồn theo sức có thể của con”.

“Đêm đã rồi, con cũng đã không quên Mẹ, con cũng nhớ những ý chí Mẹ muốn con cầu cho, con qua đêm trước Thánh Thể cho Mẹ cũng như cho con”.

Việc đạo đức này của Thánh nữ còn là một gương rất tốt cho những đầy tớ nhiệt tâm của Thánh Tâm. Đã hẳn, nói chung họ không thể cầu nguyện cả đêm thứ Năm sang ngày thứ Sáu Thánh; nhưng cũng có một số nhỏ trong đó không phải là không thể đề ra trong đêm ấy một thời gian lâu mà cầu nguyện trước Thánh thể, hay dưới chân tượng chuộc tội.

 

CHƯƠNG 7

KINH CẦU VÀ MỘT ÍT VIỆC KHÁC ĐỂ TÔN KÍNH TRÁI TIM CHÚA GIÊ-SU

Trái tim Đức Chúa Giê-su hay làm cho các Thánh được vui mừng, thương xót chúng tôi (Kinh cầu Thánh Tâm)

Thánh nữ Margarita còn khuyên làm mấy việc lành khác để tôn kính Thánh Tâm (Cf. Le Règne du coeur de Jesus, Tom. II). Trong chương này và các chương sau, chúng tôi sẽ vắn tắt nói về những việc chính trong số đó.

I. Kinh cầu Thánh Tâm

          Nữ tỳ Thiên Chúa rất thích đọc Kinh Cầu Thánh Tâm. Chị viết cho Cha Croiset: “Hết các ngày thứ năm, con đều đọc Kinh Cầu Thánh Tâm cho Cha”.

          Đức Giáo Hoàng Leon XIII, trong nhiều trường hợp, đã tỏ rõ sự ước ao được thấy Kinh Cầu Trái Tim Chúa Giê-su, mà Ngài đã châu phê, được quảng bá trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha cũng đương nhiên khuyên đọc kinh ấy mỗi ngày thứ sáu đầu tháng, trong tuần tam nhật hay tuần cửu nhật chuẩn bị mừng một số lễ trọng nào đó. Vả lại, những đầy tớ thật của Trái Tim rất đáng kính thờ, nhưng lại đã bị trăm chiều sỉ nhục.

II. Tuần chín và tuần ba kính Thánh Tâm

          Thánh nữ Margarita Maria rất thích những tuần chín ngày, và khuyên cách riêng những ai muốn cầu xin một ơn nào lớn, hay để chuẩn bị mừng một lễ nào đó mà lòng đạo đức của họ đặc biệt mộ mến. Chị viết cho chị Joly rằng: “Cũng nên nói cho em biết, mấy khu dân chúng ở đây người ta tôn sùng Thánh Tâm lắm. Nhiều người làm tuần chín ngày, đèn nến chưng nhiều, và họ nhận được những ơn họ xin”.

          Nếu người ta thấy tuần chín ngày lâu quá, người ta có thể rút ngắn lại làm tuần ba ngày, nghĩa là dành ra ba ngày mà làm những việc làm riêng kính Trái Tim Chúa Giê-su. Trong những việc lành ấy, dĩ nhiên phải có Kinh Cầu Trái Tim rồi.

III. Kinh nhật tụng nhỏ về Thánh Tâm

          Một tác giả đạo đức viết: “Có việc đạo đức nựa đáng kể, được thánh nữ Margarita Maria khuyến khích nhiều, là việc đọc Kinh Nhật Tụng vắn kính Thánh Tâm (Le Règne du coeur de Jesus, Tom. II). Việc đạo đức này cho các giáo hữu chẳng những tham dự một phần vào phần vào Kinh Thần Vụ dài mà Giáo Hội dưới thế dậy các đấng bậc đọc hằng ngày, và tham dự vào những lời ngợi khen các Thiên Thần và các Thánh hằng dâng lên Thiên Chúa ở trên trời, mà còn được tham dự vào bài ca tình yêu vĩnh viễn bay lên từ Thánh Tâm Chúa Giê-su trong phép Thánh Thể …

          Không ai hồ nghi là do thánh nữ Margarita Maria xin, Cha Gette, Dòng Tên, đã soạn ra Tiểu Thần Vụ này để kính Thánh Tâm, và thánh nữ đã nhiệt tình truyền bá kinh này. Để tiện việc phổ biến, thánh nữ đã xin Mẹ De Saumaise cho in ra.

          Xét nguyên cái việc thánh nữ nhiệt thành truyền bá kinh này, chúng ta thấy được tầm quan trọng của Kinh Nhật Tụng ấy ngay. Chúng ta đề nghị những linh hồn mà thành tâm sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su hãy dốc lòng đọc kinh ấy, nếu không đọc hằng ngày thì ít ra các ngày thứ sáu đầu tháng, và trong tháng sáu.

          Ngày 26 tháng 2 năm 1901, Đức Léon XIII đã chấp nhận một bản Tiểu Thần Tụng Thánh Tâm; đó là bản của Cha Croiset, đã được duyệt lại và thay đổi một ít. Vì thế nên coi bản Tiểu Thần Tụng này hơn các bản khác.

IV. Tràng hạt hay triều thiên Trái Tim Chúa Giê-su

          Chị Joly viết: “Kinh Triều Thiên Thánh Tâm gồm ba mươi hạt nhỏ và năm hạt cách, để kính những năm Chúa sống tại thế và năm dấu thánh Người.

          Thánh giá (đeo vào xâu chuỗi): Cầm Thánh Giá, người ta đọc kinh Magnificat để kính những chuyển động đầu tiên của Thánh Tâm Chúa Giê-su, được biểu lộ qua bài ca của Mẹ thánh Người.

          Cùng một trật người ta tôn kính sự kết hiệp của hai Trái Tim Giê-su và Maria, người ta hợp ý với những lời ngợi khen mà hai Trái Tim dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi trong chín tháng Đức Trinh nữ cưu mang Con Người.

          Đến hạt cách, người ta đọc kinh lạy Cha để kính năm dấu thánh Chúa Giê-su Ki-tô và cũng để kết hiệp những kinh ta đọc với những lời cầu nguyện của Trái Tim Người (mà kinh Lạy Cha là sản phẩm), dâng tất cả những tiếng than van của Chúa Giê-su lên cho Cha hằng sống mà xin cho Giáo Hội được mọi sự cần thiết cho các giáo hữu được thịnh đạt và chiến thắng lạc giáo.

          Lần mỗi hạt nhỏ, người ta sẽ đọc: “Ôi, lạy đấng phượng thờ chân thật và là Đấng duy nhất yêu mến Thiên Chúa, thương xót chúng tôi, để kết hiệp ta cùng những lời ngợi khen, tình yêu, và thờ phượng mà Thánh Tâm dâng lên Thiên Chúa ba ngôi trong ba mươi ba năm tại thế, cũng như hiện đang và sẽ còn dâng mãi trên thiên đàng đời đời, và trên mặt đất trong phép Thánh Thể cho đến tận thế”.

          Cha Croiset và Cha Froment nói: “Những linh hồn có lòng sốt mến Trái Tim Chúa Giê-su rất thích dâng vương miện làm bằng những hoa thiêng này cho Thánh Tâm. Vì Trái Tim ấy là toàn thể tình yêu và là suối nguồi tình yêu Thiên Chúa, cho nên người ta có lý mà nói rằng những việc làm của tình yêu thần linh như thế xứng hợp nhất để làm một triều thiên cho Thánh Tâm. Bởi đó dễ mà thấy ngay rằng, các thực hành lòng sùng kính này rất hữu ích, vì nó gồm toàn những lời cầu xin và những hành vi của tình yêu Thiên Chúa.

          Chúng tôi nghĩ rằng nên lưu ý bạn đọc là có nhiều loại kinh Triều Thiên Thánh Tâm. Những linh hồn sốt mến có thể theo cách này hay cách khác mà đọc kinh Triều Thiên ấy theo chất lòng sùng kính của họ.

V. Sự sùng kính ba mươi năm đời tại thế của Chúa

          Sự sùng kính này hệ tại làm ba mươi ba việc đạo đức để kính nhớ ba mươi ba năm Chúa Cứu Thế đã tỏ ra tình yêu trong Trái Tim Người với chúng ta ở thế gian này. Theo những người đương thời với thánh nữ Margarita Maria thì chính Chúa đã dạy Tông đồ Thánh Tâm thực hành lòng sùng kính này. Vì thế thánh nữ đã soạn ra một Kinh Cầu với cái tên là: Ba mươi ba câu kính mừng Thánh Tâm. Giáo Hội đã bắt chước thánh nữ khi chấp bản kinh cầu mới cũng gồm ba mươi ba câu than thở cùng Thánh Tâm Chúa Giê-su.

 

CHƯƠNG 8

ẢNH VÀ ÁO THÁNH TÂM

 

Người nói rõ với tôi rằng Người rất sung sướng khi được tôn kính qua hình ảnh Trái Tim bằng thịt, và Người muốn người ta làm ảnh tượng Trái Tim ấy, (Lời Thánh Nữ Margarita Maria , Cf. Catechisme de la devotion au Sacre Coeur de Jesus, theo như Margarita do một tu sĩ dòng Đức Maria vô nhiễm).

I. Tầm quan trọng, hình thức biểu tượng và ý nghĩa ảnh tượng Thánh Tâm

Theo chương trình Đấng Quan Phòng, thời ta bây giờ, hình ảnh Thánh Tâm cũng được kêu cầu làm những việc lạ lùng như đã được thực hiện bởi Thánh Giá trong những thế kỷ đầu đạo Công Giáo; ấy là điều Đức Leon XIII đã tuyên bố trong thông điệp Annus Scarum, ngày 25.5.1899 trong đó Đức Thánh Cha nói rằng; “Vào thời kỳ Giáo Hội còn gần với nguồn gốc đã bị mang ách nặng của các triều Cesars, một vua thượng vị (Constantin) đã thấy hiện ra trên bầu trời một hình Thánh Giá, tiên báo và đã cho Ngài toàn thắng một trận chiến rất lớn.

          Ngày nay, chúng ta lại được một dấu chỉ rất linh thiêng, bảo đảm một niềm hy vọng tuyệt vời, đó là Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su, ở trên đó có Thánh Giá, toả ánh quang chói lọi giữa những ngọn lửa. Nơi Trái Tim ấy, nhân loại phải kêu xin và chờ mong ơn cứu độ.

          Để nói lên tính chất đặc biệt của vai trò ảnh thánh này, cũng như vai trò của sự sùng kính Thánh Tâm, được tượng trưng bởi hình ảnh này, thánh nữ Margarita Maria nói rằng: Trái Tim Linh thiêng này “là như trung gian thứ hai”, Người cậy trông rất mạnh vào ảnh hưởng lớn lao của hình ảnh có sức đánh động lòng người, nên người đã tập trung hết lòng nhiệt thành vào việc truyền bá và cổ võ việc tôn thờ ảnh thánh ấy. Về vấn đề này, người viết: Chúa Cứu Thế nói hẳn với tôi rằng Ngài đặc biệt vui lòng khi thấy những tâm tình bề trong của Trái Tim Ngài và của tình yêu Ngài được tôn kính dưới hình ảnh Trái Tim bằng thịt như Ngài đã tỏ cho tôi xem thấy: Có những ngọn lửa, có gai cuốn chung quang và bên trên có một thánh giá. Ngài còn muốn hình ảnh ấy phải được trưng bày nơi công cộng để đáng động con tim vô cảm của nhân loại. Đồng thời Ngài cũng hứa với tôi rằng: Ngài sẽ đổ tràn vào trái tim những kẻ tôn thờ ảnh thánh ấy những kho tàng ân sủng đầy rẫy trong Trái Tim Ngài, và nhất là bất kể nơi nào có trưng bày ảnh thánh này được tôn kính cách riêng thì nơi ấy sẽ được ảnh thánh này kéo xuống cho đủ mọi lời chúc phúc.

          Chúa vui sướng khi thấy ảnh Trái Tim Người được tôn kính bao nhiêu thì Satan lại nổi giận điên lên bấy nhiêu thì thấy ảnh ấy. Thánh nữ Margarita Maria đã báo trước cho Mẹ De Saumaise điều đó, người viết cho Mẹ rằng: “Ma quỷ rất sợ việc trưng bày ảnh Thánh này, vì ảnh ấy mang lại vinh quang cho Thánh Tâm Chúa Giê-su Ki-tô , và đem lại phần rỗi cho rất nhiều linh hồn”. Trong một thư khác, Thánh nữ viết: “Satan nổi giận điên lên khi thấy rằng nhờ phương cách rất hữu ích là sùng kính Thánh Tâm, nó sẽ mất biết bao linh hồn mà nó đã tin chắc mình nắm vững được họ”

Xem đó, chúng ta không lạ gì khi thấy hoả ngục tỏ ra thù ghét ảnh Thánh này. Nó đã mở những chiến dịch dữ dội chống đánh, nhiều khi rất đẫm máu, nhằm vào những người đạo đức đeo và truyền bá ảnh ấy. Trong thời Đại cách Mạng (Pháp). Sự ghen ghét ấy đã mang lại nhiều vị tử đạo: Biết bao đầy tớ trung thành của Trái Tim Chúa Giê-su đã bị kết án tử đầu đài 1 vì bị buộc cho cái tội mang hoặc truyền bá ảnh Thánh mà kẻ thù tố cáo là những người cuồng tín!

Cơn điên của Satan chống lại biểu tượng tình yêu của Thánh Tâm này sau bao năm mà vẫn chưa nguôi; trái lại cứ nghe những câu nói phạm thoát ra từ miệng nó vào thời ta bây giờ trực chỉ vào ảnh Thánh này và lòng sùng kính ấy, người ta có khuynh hướng tin rằng cơn điên ấy có bề bội phát hơn nữa . Nhưng chúng ta trông cậy rằng, Đấng Cứu Thế đang mến yêu và Thánh tâm Ngài sẽ toàn thắng vào đúng thời, về điều này, Ngài đã nói cùng Thánh nữ rằng: “Cho dầu Satan và những kẻ Satan thôi thúc dấy lên chống lại ảnh Thánh ấy, Cha vẫn sẽ thống trị: Satan và những kẻ a tùng nó sẽ phải hổ ngươi”. Vậy chúng ta hãy cố gắng làm cho ngày khải hoàn ấy mau đến hơn bằng lời cầu nguyện và lòng nhiệt thành tôn kính cũng như truyền bá ảnh thánh đầy ý nghĩa và truyền cảm của Thánh Tâm”.

Trong nhiều lần hiện ra, Chúa đã chỉ cho nữ tỳ trung thành của Ngài hai cách trình bày Trái Tim Ngài: Một cách chỉ có Trái tim mà thôi, cách thứ hai có Trái Tim với con người.

Thánh nữ viết: “Một lần Chúa Giê-su Kitô, Thầy Chí Thánh tỏ mình ra cho tôi thấy toàn thân chói lói vinh quang với năm dấu thánh, sáng rực như năm mặt trời; và từ nhân tính ấy phát ra tư bề những ngọn lửa, nhất là từ ngực đáng tôn thờ, trông giống như một hoả hào, và khi ngực mở ra thì tôi thấy Trái Tim rất dịu dàng yêu thương của Ngài là nguồn phát ra những ngọn lửa ấy. Thương tích Ngài chịu trên thập giá hiện ra rất rõ ràng: Trái tim có vòng gai cuốn chung quanh, và ở trên có một Thánh Giá”.

Như ta thấy đấy, trong lần hiện ra này, trái tim hợp làm một với con người Chúa, cũng một thị kiến ấy đã được tái diễn nhiều lần. Nhưng trong những trường hợp khác thì chỉ có một mình Trái Tim được thấy mà thôi, như trong thị kiến ngày 2-7-1688 Thánh nữ viết: “Tôi thấy trên một ngai làm toàn bằng những ngọn lửa có Trái Tim Chúa Giê-su với thương tích”.

Hai cách trình bày ảnh tượng Thánh tâm này đã được các Đức Giáo Hoàng chấp thuận trong nhiều dịp. Nhưng trong một sắc lệnh mới đây, người ta không còn được trưng bày trên các bàn thờ ảnh tượng Thánh tâm mà thôi, nghĩa là không có cùng với thân xác Chúa.

Còn về hình thức biểu tượng được thấy trong ảnh Thánh Tâm thì theo những bản viết của Thánh nữ để lại, phải có một vết thương to, những ngọn lửa và những dụng cụ trong cuộc Khổ Nạn, đặc biệt là một Thánh Giá và một mạo gai làm một cùng Trái Tim.

Nếu muốn biết ý nghĩa, ta hãy nghe nữ tỳ Chúa:

Người viết: “Đấng Cứu Thế cho tôi biết rằng những ngọn lửa chỉ sự phong phú các kho tàng mà Thánh tâm là nguồn suối, những dụng cụ khổ nạn chung quanh Trái tim chỉ ý nghĩa tình yêu vô biên của Trái Tim Chúa đối với nhân loại là căn nguyên làm cho Ngài muốn chịu hết mọi đau khổ và nhục nhã vì họ”. “Mạo gai chỉ những xâu xé tội lỗi chúng ta gây ra cho Ngài”.

“Thánh Giá ở phía trên có nghĩa: từ khi nhập thể, tức từ khi có Trái Tim Thánh này, Ngài hằng nghĩ đến những cực hình và những sỉ nhục, đến nỗi Trái Tim ấy lúc nào cũng đầy ắp sự cay đắng mà những khổ cực ấy sẽ làm cho Ngài. Thầy Chí Thánh cho tôi biết rằng: Ngay từ lúc đầu ấy, có thể nói: Thánh Giá đã được cắm trên Trái Tim Ngài rồi, và Ngài bằng lòng chấp nhận để chứng tỏ tình yêu Ngài, sự khó nghèo, hết mọi sỉ nhục, hết mọi đau khổ mà nhân tính Ngài phải chịu trong cả cuộc đời tại thế và trong hồi khổ nạn, cũng như mọi sự sỉ nhục tình yêu Ngài sẽ phải chịu cho đến tận thế trong Bí Tích Cực Thánh cực uy linh trên các bàn thờ”.

II. Sự tôn thờ ảnh tượng Thánh tâm.

Chúa dạy tôn thờ Thánh Tâm Ngươi bằng ba cách, Thánh Nữ Margarita Maria viết: Thầy chí Thánh muốn:

1. Người ta làm những ảnh trái tim Người cỡ nhỏ, đế những ai muốn tỏ lòng sùng kính thì có thể đeo ảnh ấy trong mình.

2.  Người ta làm ảnh tượng này (cỡ lớn hơn), để những ai muốn tôn kính cách riêng thì có thể để ở trong nhà, nơi mà Ngài muốn ảnh tượng ấy được trưng bày và tôn kính.

3. Ngài còn muốn ảnh tượng ấy được trưng bày nơi công cộng nữa.

 Những lời này rõ ràng cho ta thấy ý muốn của Chúa về cách tôn kính ảnh tượng Trái tim đáng tôn thờ Ngài: Ngài dạy tôn thờ theo cá nhân, theo gia đình và cách công cộng.

A. trước hết ta hãy nói về việc tôn thờ tư và về ảnh áo Thánh Tâm. Việc tôn thờ thứ nhất của từng người đối với ảnh Thánh Tâm là gì?

Việc đó hệ tại đặt ảnh ấy chỗ trang trọng trong phòng ta và làm việc tôn thờ cách sốt sắng. Trước đây ba thế kỷ một linh hồn sốt mến tên là Lansperge viết cho một môn đệ Ngài rằng: “Con hãy kiếm một ảnh Thánh Tâm và để ở nơi con thường ở: Ảnh ấy sẽ thôi thúc con yêu mến Thiên Chúa và sẽ thường xuyên nhắc nhở con làm việc cho Người. Khi nhìn lên ảnh ấy, con hãy nhớ con còn đang ở nơi lưu đày và trong cảnh nô lệ khốn nạn của tội lỗi, rồi con hãy kêu van, thanh thở, dâng những nguyện vọng nồng nàn lên để hướng lòng con về Thiên Chúa. Sau đó con cầm trí lại, kêu xin Chúa thanh tẩy lòng con, kết hiệp ý chí con với Trái Tim Chúa Giê-su. Khi lòng sốt mến bề trong thôi thúc con nhiều, con có thể ẵm lấy ảnh này. Tức Trái Tim Vua Giê-su và tin thật trong rằng con có thể hôn kính thật sự Trái Tim của Chúa Cứu Thế bằng môi miệng con. Ôi, những khi ấy con hãy cháy lên bằng lửa ước ao cho trái tim con gắn bó với trái Tim Người, cho lòng trí con đắm chìm và tiêu tan đi trong Trái Tim Thánh ấy”.

Việc thực hành tuyệt hảo Cha Lansperge khuyên ở đây đã được thánh nữ Margarita Maria thi hành một cách đầy đủ: Người đã để một ảnh Thánh Tâm trên bàn làm việc, và trước các biểu tượng tình yêu rất cảm động của Chúa Cứu hế người đã viết, đọc sách, và làm việc, mà hầu như luôn luôn quỳ gối.

          Thánh nữ cũng lập ra được một cách thực hành khác tại nhà đệ tử ở Paray, mà các cộng đồng hay các trường học có thể bắt chước dễ dàng. Những người đương thời với thánh nữ nói: “Chị giáo thánh thiện này có một mẫu ảnh Trái Tim Chúa cỡ nhỏ, chị  muốn các em đệ tử luân phiên giữ ảnh này, mỗi em một ngày. Ai giữ ảnh thì đeo trên ngực, như một bó hoa, lo lắng tỏ lòng tôn kính Thánh Tâm ấy nhiều, cố thực hiện nhiều việc nhân đức để chứng tỏ tình yêu của mình đối với Thánh Tâm”.

          Cách tôn kính riêng tư ảnh Thánh Tâm là gì?

          Đấy là đeo ảnh trước ngực, dưới hình thể ảnh áo, như chúng ta đã nói ở trên, chính Chúa đã tỏ ra cho trinh nữ khiêm nhường ở Paray sự Ngài mong ước Thánh Tâm được tôn kính bằng cách ấy. Thói quen đạo đức mang ảnh thánh dưới hình thể một ảnh áo, hồi đầu chỉ có trong các tu việc dòng thăm viếng thôi.

          Vào năm 1720, chị đáng kính Anna Madeleine Résusat, dòng thăm viếng ở Marseille, do một ơn mạc khải đã biết rằng một cơn dịch hạch rất lớn sẽ tràn vào thành phố này, và những người mắc bệnh ấy sẽ được cứu giúp cách lạ lùng bởi sự sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su. Nữ tu đạo đức này liền bắt tay vào việc, nhờ các chị em giúp đỡ, chị đã làm được hàng ngàn áo nhỏ Thánh Tâm, trên có thêu hàng chữ đầy lòng trông cậy: Hãy dừng lại, Trái Tim Chúa Giê-su đây! Lịch sử còn kể lại rằng: Thật sự tai nạn đã nhiều phen dừng lại trước ảnh cứu giúp này. Cũng vì thế mà từ thời ấy trở đi, thói quen đeo ảnh áo này đã lan tràn ra nhiều nước.

          Đến sau, vào ngày 28.03.1873, Đức Piô IX ban ân xá một trăm ngày cho hết những giáo hữu nào đeo áo thánh này mà có đọc kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, và một kinh Sáng Danh. Nhưng đấy thật ra chưa phải là ảnh áo đúng nghĩa, nhưng mới chỉ là một hình ảnh Trái Tim Chúa Giê-su thôi.

          Vậy áo Thánh Tâm đúng nghĩa là gì?

          Theo một bản trần thuật đã được Đấng Bản Quyền giáo phận Bourges công nhận, thì có lẽ Đức Trinh Nữ đã hiện ra ở Pellevoisin (quận Indre), năm 1876, với một hình Thánh Tâm thêu trên một ảnh ảo nhỏ (scapualire), và người nói rằng: “mẹ yêu quý sự sùng kính này lắm! Không gì làm vui lòng Mẹ hơn là thấy chế phục này ở trên mỗi con cái Mẹ”. Bởi đấy ảnh áo Thánh Tâm đúng nghĩa và ảnh áo Mẹ hay thương xót là thứ áo hiện nay đang được truyền bá giữa các tín hữu.

          Ngày 04.05.1900 Thánh Bộ Nghi Lễ chấp nhận ảnh áo này với hai thay đổi nhỏ, Đức Léon XIII đã ban cho nhiều ân xá.

          Áo Thánh Tâm gồm hai miếng nỉ trắng, nối nhau bằng hai sợ dây: một miếng có hình Thánh Tâm Chúa Giê-su riêng biệt và không có thêu chữ; miếng khác có hình ĐứcnTrinh Nữ với câu: Mẹ hay thương xót, ngoài ra không được thêm câu gì khác vào hình ảnh.

          Mục đích ảnh áo này là phối hiệp hai sự sùng kính lớn của thời ta: Sự sùng kính Trái Tim Chúa Giê-su là nơi, theo Đức Léon XIII, phải đặt tất cả niềm cậy trông của ta; và sự sùng kính Đức Trinh Nữ dưới một trong những tước hiệu thích hợp nhất để gợi lòng trông cậy.

          Công hiệu Áo Thánh Tâm thật là lớn. Đấy là một áo giáp. Nó đặt trái tim giữa Trái Tim Chúa Giê-su và Trái Tim Đức Maria, có sự bảo hộ ấy, ta còn  phải sợ chi?

          Đó là một điều nhắc nhở cho ta, nhắc nhớ ta nhớ đến tình yêu Chúa đối với ta, và lòng thương xót của Đức Maria nhân hậu với tội nhân.

          Đấy còn là nguồn ân sủng nữa. Chúa Cứu Thế đáng yêu mến đã hứa: “sẽ đổ tràn hết những ân huệ đầy rẫy tong trái tim Ngài vào lòng những kẻ tôn kính ảnh Thánh Tâm Ngài”. Và Ngài cũng đã nói: “Những ai mang áo Thánh này sẽ được hưởng những ơn lớn lao, và những kẻ có công truyền bá ảnh thánh này cũng sẽ được những ơn trọng hậu như vậy”

          Có ba điều kiện để những ai mang áo thánh này được hưởng những đặc ân Toà Thánh đã ban, phải:

          1. Mang ảnh áo theo hình thể đã nói trên đây.

          2. Nhận áo từ một linh mục có quyền riêng.

          3. Phải mang áo thánh ấy thường xuyên.

          Dưới đây là những ân xá đã ban cho Áo Thánh Tâm:

          1. Đại xá:

          a. Ngày nhận áo (phải xưng tội và rước lễ).

          b. Trong giờ chết

          c. Những lễ sau đây: Sinh nhật, cắt vì, ba vua, phục sinh, và Thăng Thiên, Chúa ba Ngôi, và Thánh Tâm; ngày lễ Vô Nhiễm Thai, Sinh nhật Đức Mẹ, Truyền Tin, Dâng con, Mông Triệu, và lễ Maria Mẹ thương xót được mừng vào nhày thứ hai Bốn Mùa (phải xưng tội, rước lễ, viếng nhà thờ, từ Kinh Chiều I cho đến mặt trời lặn, chiều ngày lễ, cả cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng)

          2. Tiểu xá:

          a. Bảy năm và bảy mùa chay, vào những ngày lễ bậc nhì về Chúa và Đức Mẹ (viếng nhà thờ và cầu nguyện như trên)

Những lễ bậc nhì: Thánh Tâm, Thánh Danh Chúa, Suy Tôn Thánh Giá, Máu cực châu báu, mân côi, tìm được Thánh Giá, bảy sự đau đớn Đức Mẹ (hai lễ), Đức mẹ núi Carmelo, Đức Bà xuống tuyết, Thánh Danh Đức Bà, Đức bà chuộc kẻ làm tôi, Đức bà dâng mình vào Đền Thánh.

          b. 200 ngày, mỗi ngày một lần, khi đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh, hay đọc câu: “Lạy Đức Maria, Mẹ thông ơn Thiên Chúa, Mẹ hay thương xót, xin che chở chúng con khỏi tay kẻ thù, và xin nhận lấy chúng con trong giờ lâm tử”.

          c. 60 ngày, mỗi lần làm một việc đạo đức hay bác ái.

          3. Ân xá viếng nhà thánh.

          a. Đại xá: Ngày Giáng Sinh, Thứ năm tuần Thánh, Phục Sinh, Thăng Thiên.

          b. Ba mươi năm và ba mươi mùa Chay, các ngày lễ trọng, Chúa nhật sau đây: Thánh Stephano, Gioan Thánh Sử, Các Thánh An Hài, Cắt Bì, Hiển Linh, Chúa nhật bảy mươi, Năm mươi, Thứ sáu và thứ bảy Tuần Thánh, hết các ngày tuần tám lễ phục sinh, kể cả ngày Chúa nhật thứ nhất sau Phục Sinh, Thánh Marco thánh sử, ba ngày Cầu Mùa, ngày lễ và tuần tám lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cho đến hết ngày thứ 7.

          c. Hai mươi lăm năm và hai mươi lăm mùa chay: Chúa Nhật lễ Lá.

          d. Mười lăm năm và mười năm Mùa Chay: Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, ngày áp Giáng Sinh, Lễ Giáng Sinh (lễ thứ nhất và lễ Ban ngày, rạng đông) Thứ tư Lễ Tro và Chúa Nhật thứ bốn mùa chay.

          e. Mười năm và mười mùa chay: Chúa Nhật thứ I, II, IV mùa vọng, hết những ngày mùa chay chưa nói đến, ngày áp lễ Hiện Xuống, thứ tư, thứ sáu, và thứ bảy bốn mùa trừ những ngày bốn mùa lễ Hiện Xuống.

          Tất cả những ân xá này có thể chỉ cho các linh hồn luyện ngục, trừ ân xá trong giờ lâm tử (trích từ Catechisme de la devotion au Scare Couer de Jesus, theo T.N Margarita Maria ).

B. Kính Thờ Ảnh Thánh Tâm trong gia đình là một việc Chúa đã rõ ràng xin cùng thánh nữ Margarita Maria. Nữ tỳ của Chúa nói về điều Chúa ước ao này rằng: “Người ta hãy làm ảnh tượng để những ai muốn kính thờ Thánh tâm riêng thì có thể để tại nhà họ, Chúa muốn họ trưng bày và tôn kính ảnh Thánh ấy”

          Chúa muốn trong mỗi gia đình có một bàn thờ hay một chỗ như ngai toà, trên đó đặt ảnh tượng Thánh Tâm với tượng Chuộc Tội, tượng ảnh Đức Trinh Nữ, Thánh Giuse và những thánh bổn mạng gia đình; và mỗi buổi tối cả gia đình họp lại quỳ gối trước tượng các Đấng Thiên Phù mà đọc kinh với nhau.

          Để ảnh tượng Thánh tâm tại một nơi trang trọng ở gia đình cũng chưa đủ; khi nói về những gia đình giàu có, Chúa còn muốn ảnh tượng Người được đặt tại những phần chính khác trong gia đình, như Chúa nói: “Lòng sùng kính, Thánh Tâm này rảo bước đi khắp chốn trong lâu đài họ”. “Tại sao người ta lại không đặt ảnh tượng này ở trên những cửa chính trong nhà, để có thể nói rằng không chỉ những tai nạn giết được phần xác, như cơn dịch hạch ở Marseille năm 1720, nhưng còn biết bao cơn dịch thiêng liêng, những sách xấu, những câu chuyện buông tuồng, tinh thần thế gian, tội lỗi, bất kể dưới hình thức nào, và cả ma quỷ hằng rong ruổi làm hại các linh hồn nữa cũng bị chặn đứng lại: Đứng lại! Trái Tim Chúa Giê-su đây!(Le Règne du coeur de Jesus, Tom. II)

C. Kính thờ Thánh Tâm nơi công cộng Được tóm lại trong câu nói của thánh nữ Margarita Maria: Chớ chi ảnh tượng Chúa được trưng bày và tôn kính nơi công cộng! Như thế là Chúa muốn cho ảnh tượng Thánh tâm được tôn kính bề ngoài tại nơi công cộng, cũng như người ta tôn kính tượng ảnh Chuộc Tội, chẳng những Người muốn ảnh tượng ấy được đặt trên bàn thờ các nhà thờ, nhưng cả trên các cờ hiệu, và có chỗ danh dự trong các cờ hiệu, và có chỗ danh dự trong các công thự, và những nơi công cộng (Catechisme de la devotion au Scare Couer de Jesus). Chúa Cứu Thế có ý định gì khi muốn được tôn kính nơi công cộng như thế? Theo Thánh nữ, Ngài muốn đánh động con tim vô cảm của người ta qua hình ảnh Thánh Tâm Ngài: nghĩa là, muốn cho họ hiểu biết Trái Tim Ngài đã yêu thương họ, và đáp lại họ phải yêu mến, tôn kính và làm vinh danh Trái Tim ấy, bằng cách công khai nhìn nhận đấy là Trái Tim của Đấng Cứu chuộc và là Vua tối thượng của họ: như thánh Phaolo đã dạy Chúa Yesus Ki-tô là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa (1Tm 6,15).

 

CHƯƠNG 9

NHỮNG CÂU PHÁT ĐỘNG VÀ NHỮNG CÁCH THỰC HÀNH KHÁC ĐỂ

TÔN KÍNH THÁNH TÂM

          Các em hãy tôn Trái Tim Chúa Giê-su hằng cầu nguyện trong Phép Thánh Thể.

(Thánh nữ Margarita Maria)

I. Những câu phát động

          Một phương thế khác để tỏ lòng tôn kính Thánh Tâm là những câu phát động, mà nữ tỳ Chúa gọi là gia tài thiêng liêng, hay nhắc nhở, cảnh giác, nhưng thường được gọi là câu thách thức, vì thánh nữ  coi mỗi câu nói ấy như một gia tài có thể khai thác để sinh ích cho các linh hồn, hay như một nhật lệnh Trái Tim Chúa Giê-su ra cho các tôi tớ của Ngài trong khi họ phải chiến đấu cùng hoả ngục, hoặc như một câu nói thách thức họ biểu lộ tình yêu đang sôi sục trong lòng họ đối với Trái Tim đáng tôn thờ này. Đây là mấy câu trích từ những bản viết của thánh nữ, ví dụ như:

          Câu cảnh giác: “Thiên Chúa là tất cả của tôi, và hết mọi sự ngoài Chúa chẳng là gì đối với tôi cả ”.

          Một câu cảnh giác nữa cho các em là: “Đây là lúc tôi phải hạ mình ở khiêm nhường để chứng tỏ tình yêu tôi đối với Thiên Chúa”.

          Các em hãy coi đây là một châm ngôn:“ Tình yêu Chúa đã thắng tôi, chỉ một mình Ngài chiếm được lòng tôi”.

          Phát động: Hãy tôn trọng Trái Tim Chúa Giê-su đang cầu nguyện trong Thánh Thể !.

          Những ví dụ này cho chúng ta thấy những câu phát động hữu hiệu đến thế nào để nuôi và tăng thêm sự sống sắng trong một trường học, một cộng đồng hay một đoàn thể.

II. Những của lễ thiêng liêng

          Những của lễ này rất có ích để phòng ngừa sự thất thường của ta trong khi thực hành tình yêu đối với Thánh Tâm. Nó hệ tại mỗi ngày làm cho những việc đạo đức nào đó để kính Trái Tim Chúa, và dâng lên bàn thờ ảnh thánh Chúa như cống vật tình yêu.

          Nữ tỳ Chúa nói : “Đến ban tối các em sẽ dâng lên Thánh Tâm Chúa Giê-su một triều thiên kết bằng những việc đạo đức các em đã làm, các em lấy đó mà đội lên đầu Ngài để làm giảm bớt những vết thương do tội lỗi như gai các em châm vào đầu Ngài, hãy cầu xin Ngài lấy việc lành của Ngài đã làm mà đến bù lại sự xấu của ta.

III. Những cuộc hành hương kính Thánh Tâm

          Những cuộc hành hương có hai điều lợi : thôi thúc lòng sùng kính cá nhân, và góp công xây dựng quần chúng.

          Thánh nữ Margarita Maria rất thích việc thực hành này, ngày bàn thờ đầu tiên được đặt trong đệ tử viện Paray, Thánh nữ đã mời hết các chị trong nhà đến kính viếng ảnh tượng Thánh Tâm mới được trưng bày trên bàn thờ. Đến sau một nhà nguyện được xây cất trong khu vườn tu viện để dâng kính Thánh Tâm, thánh nữ rất hay đến viếng nhà nguyện ấy để thoả lòng sùng kính đặc biệt của Người và để cầu xin ơn này ơn khác cho nhiều người. Thánh nữ có viết cho chị Barge : Để thoả lòng chị muốn làm việc lành nào đó, em đã đến viếng nhà Nguyện Thánh Tâm của chúng em cho chị một lần đấy .

IV. Những lời than thở với Thánh Tâm

          Những câu than thở là cách thực hành lòng sùng kính đẹp lòng Trái Tim Chúa nhất và cũng có sức thánh hoá các tín hữu nhất. Ta hãy nghe Cha Froment (La Varitable devoti-on-au Sacre Cœur) : Không có việc lành nào làm cho ta tiến đến sự sống gần như sự sống của các Phúc Nhân cho bằng các thực hành này. Cho nên phải năng có những tác động yêu mến và sốt sắng bao nhiêu có thể, và như thánh nữ Têrexa đã nhận xét, ta phải nhớ rằng tình yêu Thiên Chúa cũng như một đám lửa lớn cần phải luôn luôn ném thêm củi vào để giữ lửa ấy cháy, và theo tư tưởng thánh Augustin thì đức ái sẽ nguội đi ngay từ lúc con tim trở thành câm : Eilentium cordis, frigus caritatis.

          Vậy ta hãy nói với Trái Tim Chúa Giê-su không ngừng bằng những tác động yêu mến liên lỉ, hãy nói với Trái Tim ấy mọi nơi mọi lúc, bất cứ khi gặp một điều gì…

          Đừng thấy chán mà bỏ hay gián đoạn việc lành này, phải nhớ rằng ta lúc nào cũng có thể làm đẹp lòng Trái Tim Chúa Giê-su hơn và thêm công phúc cũng như tình yêu mà chúng ta sẽ có ở trên trời muôn kiếp, mặc dầu bây giờ chúng ta không cảm thấy hứng thú khi làm những động tác yêu mến này.

          Thánh nữ Margarita Maria rất quý mến những câu than thở như thế, đến nỗi trong khi nói chuyện hay thư từ, người thường khuyên người ta dùng những lời than thở ấy. Chúng ta sẽ còn dịp để trở lại vấn đề quan trọng này.

 

CHƯƠNG 10

VIỆC KÍNH THỜ THÁNH TÂM CHÚA THEO PHỤNG VỤ

1. LỄ THÁNH TÂM

“Ngày hôm ấy người ta sẽ kính nhờ Trái Tim Cha, rước lễ và  đền bù danh dự Cha

(Lời Chúa cùng thánh nữ Margarita Maria)

          Thống trị các tâm hồn bằng tình yêu, thống trị các gia đình bằng ảnh tượng với sự tôn kính tại gia, thống trị mỗi quốc gia bằng những cách tôn kính ngoài xã hội, Trái tim Chúa Giê-su cho là chưa đủ mà còn đòi Hội Thánh trên khắp thế giới phải làm việc tôn thờ bề ngoài và công cộng nữa …(Catechisme de la devotin au Sacre Cœur Jesus).

          Những việc sùng kính Chúa xin Hội Thánh làm để kình Thánh Tâm Người là : hằng năm cử hành một lễ, thánh hóa các ngày thứ sáu đầu tháng, xây các nhà thờ và đặt các bàn thờ  kính Thánh Tâm, lập các hội đạo đức, và sau hết là đặt ra tháng Thánh Tâm. Việc này, nếu không phải được trực tiếp xin bởi Chúa thì ít ra cũng được chuẩn bị bởi thánh nữ Margarita Maria.

          Trước hết ta hãy nói về lễ Thánh Tâm.

I. Nguồn gốc lễ Thánh Tâm.

          Tháng 6 năm 1675, Chúa Cứu Thế đặc biệt xin thánh nữ Margarita Maria vận động lập lễ này. Trước đó nhiều lần Ngài đã xin cùng thánh nữ, nhưng lần này Ngài nhắc lại điều đó cách thiết tha hơn bao giờ hết. Đây là đoạn nữ tỳ Chúa thuật lại những hoàn cảnh đưa đến biến cố quan trọng này :

          Một hôm trong tuần tám ngày lễ Mình Thánh, khi tôi đang ở trước Thánh Thể, tôi thấy Thiên Chúa ban cho tôi dào dạt ơn phúc từ tình yêu Ngài chảy ra, và tôi cảm thấy nột sự ước ao rất mạnh muốn đền đáp ơn Ngài bằng cách lấy tình yêu đáp lại tình yêu, thì thấy Ngài nói với tôi.

          “ Con chỉ có thể tỏ tình yêu với Cha một cách mạnh mẽ nhất khi con làm điều Cha đã bao lần xin cùng con. Thay vì nhận được sự biết ơn cho tình yêu Cha đã chứng tỏ với loài người, phần lớn Cha chỉ nhận được những hành vi vô ơn tệ bạc, bất kính và phạm thánh và những thái độ lạnh lùng khi khi đối với Cha trong  Bí Tích tình yêu này. Chính vì thế mà Cha xin con một điều là ngày thứ sau liền sau tám tuần lễ Mình Thánh phải được dành để dâng kính Cha một lễ đặc biệt, để tôn kính Trái Tim Cha ”

          Người ta dễ hiểu rằng sau những lời xin thiết tha như thế từ phía Chúa, thánh nữ không có điều gì phải để tâm hơn là làm cho xong sứ mạng đã được trao cho người. Nhưng mười lăm ngày sau Chúa xin như thế, thánh nữ mới vận động thành công để lập lễ kính Thánh Tâm, sau khi đã trải qua biết bao trở ngại lớn lao mà chính Chúa Cứu Thế đã báo cho người biết trước. Trong khi người còn sống, tất cả nỗ lực vận động đã chỉ đem lại có một kết quả là thành lập được lễ này trong giáo phận Langres. Nhưng người đã đặt được một cái đà bật cho các giáo hữu theo đó mà đeo đuổi việc đạo đức lớn lao này cho đến khi thực thi trọn vẹn điều Chúa đã xin.

          Đến năm 1693, tức ba năm sau ngày nữ tỳ Chúa qua đời, Đức Innocentio XII mới ban một ơn đại xá cho ngày lễ Thánh Tâm, nhưng vẫn hạn chế cho các nhà nguyện Dòng Thăm Viếng được cử hành lễ Thánh Tâm mà thôi, và phải được giáo quyền địa phương cho phép. Ngày 3.4.1697 cũng Đức Innocentio XII, trước những lời xin thiết tha, đã ban phép cho hết các nhà nguyện thuộc Dòng Thăm Viếng được làm lễ Thánh Tâm ngày thứ sáu sau tuần tám lễ Mình Thánh, nhưng từ chối không không công nhận bài lễ và kinh nhật tung riêng, Ngài dậy phải làm bài lễ kính năm dấu thánh.

          Ngày 6.2.1765, Đức Clemente XIII chấp nhận những lời xin khẩn thiết từ những bậc có địa vị cao, và cho phép mừng lễ này với kinh nhật tụng riêng ở bậc nhì, tại Ba lan, và trong những nhà thờ ở đó có lập Tổng Hội Thánh Tâm do Trung Tâm La mã, và trong các nhà thờ đã đệ đơn xin với Tòa Thánh. Mặc dầu chưa có đầy đủ, nhưng sự nhượng bộ của Đức Clemente có tính cách quyết định nhiều. Từ thời ấy trở đi, số các nhà thờ xin làm phép mừng lễ này đã tăng thêm mau chóng và chẳng bao lâu lễ ấy đã trở nên phổ quát trên thực tế trước khi trở nên hợp lệ theo luật định.

Nước Pháp làm gương trước. Theo nguyện vọng của hoàng hậu đạo đức Marie Leczinska, HỘi đồng chung hàng giáo sĩ năm 1765 đã quyết định xin cho lễ thánh tâm được mừng trong hết các giáo phận toàn quốc.

          Đàng khác, thể theo lời thỉnh cầu chung của Hội đồng Giám Mục Pháp tại Paris năm 1856, Đức Pio IX đã bằng lòng mở lễ này trên toàn thể Giáo Hội. Sau hết, Đức Leon XIII thể theo một nguyện vọng được đề ra trong Hội Nghị Thánh Thể mợ tại Paris năm 1888, và theo đơn xin của Đức Tổng Giám Mục Paris, có các giám mục Pháp và một số rất đông giáo chức, đã nâng lễ Thánh Tâm lên hàng lễ bậc nhất với lễ điển kép, ngày 28 tháng 6 năm ấy.

II. Cách mừng lễ này.

          Chính Chúa đã ra chương trình mừng lễ thánh Tâm như thế nào. Hôm ấy Chúa phán cùng thánh nữ Margarita Maria rằng :“ Ngày ấy người ta sẽ tôn kính Trái Tim Cha, rước lễ và làm việc đền tạ để đền vì những bất kính Trái Tim ấy phải chịu trong thời gian trưng bày trên các bàn thờ ”.

Ý muốn của Đấng Cứu Thế đáng mến yêu được giải nghĩa trong tập sách nhỏ của chị Joly để lại rằng : « Không thể chịu nổi cái cảnh thấy tình yêu mà Thầy Chí Thánh tỏ ra với chúng ta, nhất là trong phép thánh thể, hằng bị khinh khi hay ít ra cũng bị quên lãng, mà không tỏ ra đau lòng cho đúng mức và muốn đền tạ tình yêu ấy, nhiều người đã được Chúa thôi thúc chọn ngày thứ sáu sau tuần tám lễ Mình Thánh, để mừng lễ Thánh Tâm Chúa Yesus, vừa để tỏ lòng biết ơn và cảm tạ tình yêu Ngài, vừa để đền danh dự cho Ngài vì những sự bất kính Ngài phải chịu trong mầu nhiệm cao cả này. Cho nên ngày hôm ấy người ta phải rước lễ với hai ý chỉ ấy, và dâng mình trọn vẹn cho Trái Tim đáng tôn thờ này, cũng như Trái Tim ấy đã bỏ mình đi và trao phó cho chúng ta, để chu toàn hết những gì Chúa Cha hằng sống đã định và « muốn thực hiện ».

Một tác giả nhân đức thêm rằng : Những lời chị Joly (le Rebne du Cœur de Yesus, tom I) đã trung thành diễn tả những tư tưởng của thánh nữ Margarita Maria, cho ta thấy một trật cả hai đều là: Mục đích và những việc chính ta phải làm trong ngày lễ Thánh tâm.

“Người ta phải coi như là mục đích :

1.     Tạ ơn Thánh tâm vì tất cả tình yêu Ngài đã chứng tỏ với ta từ khi nhập thể, nhất là tình yêu đã tỏ ra trong phép Thánh Thể.

2.      Đền tạ về tất cả những sỉ nhục và bất kính người ta lấy mà đáp lại tình yêu Ngài, nhất là những sỉ nhục Ngài phải chịu trong mầu nhiệm, đáng tôn thờ là Thánh Thể.

“Ba việc chính phải làm để cùng dâng lên với ý chỉ kép này là :

1.     Rước lễ để cảm tạ tình yêu trong Trái Tim Chúa Giê-su, nhất là tình yêu Ngài đã tỏ ra với chúng ta trong phép Thánh thể, và đền tạ vì sự vô ơn tệ bạc người ta đã lấy mà đáp lại tình yêu dào dạt ấy.

2.     Dâng mình cho Trái Tim Chúa, không phải chỉ dâng mình bằng miệng, nhưng một việc dâng mình thực tế và tuyệt đối, phó mình hoàn toàn cho Thánh tâm tùy ý sử dụng ta.

3.     Đền tạ Thánh Tâm”.

Ngày 22-08-1906 Đức Piô X ra lệnh rằng mỗi năm vào ngảy lễ Thánh Tâm, trong hết các nhà thờ xứ và các nhà thờ có mừng lễ này, người ta phải đọc trước Thánh thể trưng bày trên tòa cách long trọng, bản kinh hiến dâng cả nhân loại cho Trái Tim Chúa, mà Đức Léon XIII đã soạn ra, và kinh cầu Thánh Tâm.

Một ân xá bảy năm và bảy mùa chay cũng được ban cho những ai tham dự nghi lễ này và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng ; và những ai xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng thì được một ơn đại xá. Cả hai ân xá này được chỉ cho các linh hồn luyện ngục.

III. Những ân sủng Chúa hứa cho việc mừng lễ này :

Chúa mong ước thấy Trái Tim đáng yêu mến của Người được tôn kính bằng một lễ đặc biệt, đến nỗi Người đã hứa những ơn phúc tràn đầy cho những ai mừng lễ ấy và cho ngững ai làm hết sức để mang lại việc sùng kính này.

Chúa phán cùng Thánh nữ rằng : “Cha cũng hứa với con là Cha sẽ mở rộng Trái tim Cha để tràn ra đầy rẫy sức mạnh từ tình yêu Thiên Chúa của Cha trên những kẻ dâng kính Cha danh dự này, và trên những kẻ lo liệu cho Trái Tim Cha được danh dự ấy”.

Lời hứa cao đẹp này chẳng đủ để khích lệ những giáo hữu đạo đức mừng lễ này cách sốt sắng hết sức có thể của họ sao ? Chắc chắn là quá đủ rồi, và để thỏa lòng sùng kính của họ, chúng tôi cũng khuyên họ, chính ngày lễ Thánh Tâm, ngoài những việc đã nói trong chương này, họ cũng nên làm những việc đã chỉ dẫn cho các ngày thứ sáu đầu tháng nữa.

 

CHƯƠNG II

1.  NGÀY THỨ SÁU ĐẦU MỖI THÁNG ĐƯỢC

HIẾN DÂNG CHO THÁNH TÂM CHÚA

 

Con sẽ rước lễ các ngày thứ sáu đầu tháng để đền tạ, với hết sức con, những sỉ nhục Cha phải chịu trong phép Thánh thể trong cả tháng.

(Lời Chúa cùng thánh nữ Margarita Maria).

 

I. Ngày thứ sáu đầu mỗi tháng phải được hiến dâng để kính Thánh Tâm.

Cách tôn sùng thứ hai theo phụng vụ phải được dâng lên Trái Tim đáng tôn thờ Chúa Giê-su là thánh hóa ngày thứ sáu đầu tháng để kính nhớ Ngài. Việc kính thờ này đã được Chúa xin cùng thánh nữ Margarita Maria, nữ tỳ Chúa kể lại rằng : “Một lần kia, khi đã đặt Mình Thánh trên tòa, thì Chúa Giê-su Kitô tỏ mình ra cho tôi thấy rực rỡ vinh quang, cho tôi trông thấy Trái Tim rất đáng mến yêu Ngài, và bảo tôi rằng : “Con hãy ý tứ nghe tiếng Cha và điều Cha xin con đây. Các ngày thứ sáu đầu tháng, con sẽ rước lễ để đền tạ với hết sức con những sỉ nhục Cha phải chịu trong phép Thánh thể trong cả tháng”.

Hơn nữa, Chúa Cứu thế còn muốn người ta làm một ít việc đặc biệt mà tôn thờ Ngài mỗi ngày thứ sáu, ngày ấy phải được coi là ngày của Thánh Tâm: Chị Joly nói với ta rằng: “Hết những ngày thứ sáu, đặc biệt là ngày thứ sáu đầu tháng, phải được dâng kính Trái tim Chúa Giê-su”.

Thói quen đạo đức dâng ngày thứ sáu đầu mỗi tháng để kính thờ Trái Tim Chúa cách riêng chẳng những đã được chấp thuận, mà còn được Toà Thánh khuyên dụ. Ngày 21.07.1899 Đức Hồng Y Mazella, bộ trưởng thánh vụ nghi lễ đã viết cho tất cả hàng giám  mục công giáo rằng :

                 Đức Thánh Cha Leon XIII nhờ tôi chuyển đạt ý muốn Ngài khuyên các Giám mục toàn thế giới dùng hết mọi phương cách thích hợp với thời gian và nơi chốn để truyền bá việc tôn thờ Thánh Tâm.

                 Đức Thánh Cha rất mong được thấy đẩy mạnh việc lành đã được khuyến dụ và quen làm ở nhiều nơi là : ngày thứ sáu đầu tháng người ta làm một ít việc để kính thờ Thánh Tâm. Nếu việc lành này được phổ biến trong dân Công Giáo và thành thói quen thì nó sẽ trở nên việc thường xuyên mãi mãi xác nhận quyền làm vua và quyền Thiên Chúa của Chúa Ki-tô, là quyền Ngài đã nhận được từ Chúa Cha trên cả nhân loại, và Ngài đã lấy máu Ngài mà chiếm lấy quyền ấy. Nguôi giận vì những việc tôn kính ấy, Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng giàu lòng thương xót và hằng muốn ban phát cho người ta muôn ơn lành, sẽ quên đi những tội lỗi xấu xa của loài người, sẽ giơ tay ra đón nhận họ, chẳng những như thần dân trung thành mà còn như bạn hữu và con cái yêu dấu của Ngài nữa.

III. Những việc làm để kính thờ Thánh Tâm mỗi thứ sáu, và nhất là các ngày thứ sáu đầu tháng.

      Cha Croiset viết : “ Từ chiều ngày thứ năm (Traite de la Devotion au Scare Cœur, par le F. Croiset ” phải được chuẩn bị cho ngày thứ sáu, bằng cách đọc sách về sự sùng kính Thánh Tâm và ở trước Thánh Thể một ít lâu.

        Đây là những việc nên làm trong ngày thứ sáu, như tác giả đã đề nghị :

      1. Khi thức dậy dâng hết các việc làm trong ngày cho Thánh Tâm, khi đã trỗi dậy rồi, theo gương các thánh, nên quay về phía nhà thờ gần nhất hay phía có tích Bí Tích Thánh Thể, sấp mình xuống đất, và trong tư thế ấy, thờ lạy Chúa Giê-su Ki-tô cảm tạ Ngài đã lập bí tích tình yêu này, thưa với Ngài mình rất tiếc vì đã bạc đãi Ngài đến như thế, và mong chóng được đến viếng thăm Ngài và yêu mến Ngài không ngừng.

      2. Người ta mau chóng đến nhà thờ, và xưng tội, nhất là những tội đã phạm trước mầu nhiệm bàn thánh, tội đã rước lễ hay viếng Thánh Thể một cách khô khan.

      3. Trong ngày, người ta suy ngắm về Thánh Tâm, Thánh nữ Margarita Maria nhấn mạnh nhiều vào việc lành này.

      4. Người ta rước lễ đền tạ. Đấy là việc tôn kính chính phải làm trong ngày thứ sáu để kính thờ Trái Tim Chúa Giê-su. Chính Ngài đã xin thánh nữ Margarita Maria rước lễ đền tạ mỗi thứ sáu đầu tháng như đã nói trên.

      5. Người ta sẽ cử hành hay hiệp dâng lễ Misa để kính Thánh Tâm. Nếu vì một ngăn trở nào không thể đến hiệp dâng thánh lễ được thì  cố gắng bù lại bằng việc sùng kính khác.

      6. Đọc một vài kinh riêng kính Thánh Tâm. Cha Croiset viết : Chẳng hạn như đọc kinh dâng mình, đền tạ, và nếu có thể lần hạt và đọc Nhật Tụng Thánh Tâm, ngoài ra còn đọc kinh cầu Thánh Tâm và kinh cầu Trái Tim Đức Maria nữa, hay kinh nào khác.

      Ta cũng hãy thêm rằng : Đức leon XIII, trong thư đã nói ở trên, ra năm 1899, cho hàng Giám Mục Thế Giới Công Giáo, đã khuyên nên đọc kinh cầu Thánh Tâm đã được Ngài chấp thuận và kinh dâng nhân loại cho Thánh Tâm mà chính Ngài đã soạn ra, vào các ngày thứ sáu đầu tháng.

      7. Ngày hôm ấy, người ta sẽ viếng Mình Thánh nhiều lần, và mỗi lần viếng Chúa như thế người ta nên có những ý chỉ riêng, chẳng hạn như để thờ lạy Trái Tim Ngài trong phép Thánh Thể, cảm tạ Ngài, đền tạ Ngài, xin ơn này ơn khác cho mình và cho kẻ khác … Những người vì ngăn trở không thể đến nhà thờ viếng Thánh Thể được thì  ngay tại chỗ họ đang ở, họ có thể đưa lòng trí đến viếng Trái Tim đáng tôn thờ thực tại hiện diện trong bí tích thánh này, tôn kính thờ lạy Ngài như đã nói trên.

      8. Cũng nên tôn kính sự thương khó Chúa cách riêng. Thánh nữ Margarita Maria viết : Một hôm ngày thứ sáu, đang lúc dâng lễ, tôi cảm thấy một ước vọng rất mạnh muốn kính thờ những sự thương khó Phu Quân Tử Giá của tôi.

        « Ngài nói với tôi rằng : Ngài rất ước ao một điều là các ngày thứ sáu tôi hãy đến thờ lạy Đấng chịu treo trên thập giá là toà thương xót, thờ lạy ba mươi ba lần như thế này : sấp mình xuống dưới chân Ngài, cố có cùng tâm hồn như Đức Trinh nữ trong hồi khổ nạn, cùng với những đau đớn Con Người . Người đã dâng hết cả mọi sự lên cho Cha hằng sống để xin ơn hối cải cho những con tim chai đá. Đối với những kẻ trung thành trong việc lành này, Ngài sẽ ở rộng rãi với họ trong giờ chết ».

      Một cách khác rất tốt để kính thờ Trái Tim Chúa Giê-su đã chịu đau khổ vì yêu ta, đó là đi đường Thánh Giá.

      9. Cha Croiset viết : « Điều thứ chín rất đáng lưu ý là làm một việc lành nào đó hay hãm mình nào đó, hoặc bề trong, hoặc bề ngoài để kính Thánh Tâm ».

                 Thật vậy, tinh thần hãm mình không thể tách khỏi lòng sùng kính chân thật đối với Thánh Tâm. Một hôm Chúa Cứu Thế phán cùng nữ tỳ trung kiên của Ngài rằng : « Tình yêu Cha thống trị trong đau khổ ».

      10. Cha Croiset thêm : « Điều người ta phải đặc biệt chuyên chú trong ngày thứ sáu là không ngừng giục lòng yêu mến Chúa Yesus trong cả ngày. Người ta có thể làm điều đó mà không phải bỏ những việc làm thường ngày : giục lòng kêu xin Đấng Cứu Thế đáng mến mở rộng Trái Tim Người ra cho ta để ta ở trong đó suốt đời ta ; suy niệm Trái Tim Thánh ấy có những tâm tình như thế nào đối với ta, và muốn đổ tràn xuống cho ta những ân sủng, và ôm ấp ta trong tình yêu nồng nàn của Ngài.

                 « Điều này có thể thực hiện được trong mọi lúc mọi nơi, miễn là người ta giữ im lặng một chút, và tránh những gì làm chia trí quá : Người ta chỉ có việc hồi tâm cầu xin bề trong là được. Việc lành này hợp với hết mọi người. Nó rất hữu ích, ta không thể nói được nó mang lại bao nhiêu ân sủng và ơn lành cho ta.

      III. Những ân sủng đi đôi với sự thánh hiến ngày thứ sáu để kính Thánh Tâm.

      Quả phúc thứ nhất đi đôi với việc lành này (Cf Règne du Sacré-Coeur de Jésus, Tom II) là ơn phù trợ đặc biệt trong giờ chết, với ơn bền đỗ đến cùng cho những ai rước lễ chín ngày thứ sáu đầu tháng liên tiếp. Đấy là lời hứa lớn lao Chúa đã phán cùng thánh nữ Margarita Maria.

        Trái phúc thức hai của các việc lành này là làm thế nào cho Trái Tim Chúa Giê-su sẵn lòng nhận lời ta xin. Vì thế nữ tỳ Chúa đã có thói quen dùng phương thế này mỗi khi mà  người muốn được một hồng ân nào lớn.

        Trái phúc thứ ba là nghị lực và ơn an ủi cho những linh hồn đau khổ. Thánh nữ là người đầu tiên được hưởng trái phúc này ; ngày thứ sáu đầu tháng bao giờ cũng mang lại cho người một ơn nào đó khác thường.

        Trái phúc thứ tư là trái phúc đặc biệt dành cho những cộng đoàn hay xứ đạo, các nơi này sẽ tìm thấy trong việc thánh hiến ngày thứ sáu đầu tháng một nguyên lý canh tân thiêng liêng để làm chứng điều đó, người ta có thể kể ra hàng ngàn ví dụ. Phúc cho những bề trên hay những cha xứ nào tổ chức mừng lễ trọng thể trong các nhà nguyện hay nhà thờ của họ các ngày thứ sáu đầu tháng. Thánh Tâm sẽ mau chóng cho họ niềm an ủi được thấy sự sốt sắng tăng lên chung quanh họ, và với lòng sốt sắng có hết các nhân đức là những hoa tự nhiên nở ra từ lòng sốt sắng ấy.

 

CHƯƠNG 12

3. THÁNG THÁNH TÂM

Đức Thánh Cha khẩn khoản khuyên giữ thói quen đã lập được tại nhiều nhà thờ, là làm nhiều việc kính thờ Thánh Tâm cách công khai trong cả tháng sáu.

(Thư Đức Hồng Y Mazella, 1899)

I. Nguồn gốc tháng Thánh Tâm

      Thật khó mà xác định được vào thời kỳ nào đã bắt đầu có việc đạo đức đề ra một tháng kính Thánh Tâm. Không có bản viết nào của thánh nữ Margarita Maria nhắc đến đều đó. Nhưng ta cũng biết rằng thánh nữ đã chuẩn bị một thời gian khá lâu trước lễ Thánh Tâm, và đã đề ra nhiều tuần lễ để cảm tạ Thầy Chí Thánh vì những ơn chị được trong dịp lễ trọng này. Sao người ta lại không có thể coi việc làm này như dọn đường cho những việc đạo đức làm trong tháng Thánh Tâm, là tháng người ta sẽ dâng trọn để làm những việc nhất định như đã quen ?.

      Có thể nào đi nữa thì thói lành làm việc tháng Thánh Tâm chỉ bắt đầu được phổ biến vào năm 1833, tức là năm cô Angele de Sainte Croix, nữ sinh trường Oiseaux, tại Paris, có ý dâng trọn tháng sáu để kính thờ Trái Tim Chúa Giê-su, cũng như người ta để trọn tháng năm mà đặc biệt kính Đức Trinh Nữ. Được hỏi ý kiến về vấn đề này, Đức Tổng Giám Mục Paris là Đức Cha De Qué-len đã vui lòng chấp nhận dự định đó và chỉ định rõ mục đích và khoảng thời gian làm việc đạo đức này. Ngài nói : “Phải đặc biệt làm việc ấy để cầu cho các tội nhân ăn năn trở lại và cho xã hội được may lành ; tháng này sẽ kéo dài ba mươi ngày, để kính 33 năm đời Chúa sống tại thế”.

Những bài đọc hằng ngày, để làm việc tháng Thánh tâm đầu tiên, phần lớn đã được Mẹ đáng kính Saint Jérôme, dòng Đức Bà, và là bề trên dòng Oiseaux soạn ra. Tập nhỏ tháng Thánh Tâm được phát hành vào năm 1833 do chính Mẹ đáng kính, và sau đó chẳng bao lâu đã có rất nhiều tập nhỏ khác cùng loại ra đời, đắc lực góp công vào việc phổ biến những việc đạo đức riêng cho tháng Thánh tâm.

II. Những ân xá được ban cho những việc lành ấy

Đức Giáo Hoàng Léon XIII đã ban cho những ai làm việc tháng Thánh Tâm những ân xá kể trong sắc Urbi et Orbi của Thánh Bộ đề ngày 30-05-1902, những ân xá ấy cũng được chỉ cho các linh hồn luyện ngục :

1. 7 năm 7 mùa Chay, mỗi ngày một lần, cho những giáo dân hoặc chung hoặc riêng, trong tháng sáu, làm những việc đạo đức và đọc những kinh riêng để kính thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su.

2. Ơn Đại xá cho những ai, hoặc mỗi ngày một lần làm việc kính Thánh Tâm riêng một mình, hoặc mười lần trong tháng sáu tham dự việc tôn kính công cộng. Họ được chọn ngày nào đó trong tháng này để lãnh ân xá, hay một trong tám ngày đầu tháng bảy, nếu họ xưng tội, rước lễ, viếng nhà thờ hay nhà nguyện công cộng, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.

               Đức Thánh Cha Pio X, thêm nhiều ơn rộng vào những ân xá Đấng tiền nhiệm, mới ban thêm những ân xá đặc biệt để thoả niềm vui của các bạn hữu Thánh Tâm Chúa Giê-su, từ Naples, người ta đã xin Ngài ban những ơn sau đây để khuyến khích giáo hữu làm việc tháng Thánh Tâm :

  1. Đại xá, bao nhiêu lần bấy nhiêu ơn ( tities quoties) có thể chỉ cho các linh hồn luyện ngục, ngày 30 tháng 6, trong các nhà thờ làm việc kính Thánh Tâm cách long trọng.

  2. Đặc ân lễ bàn thờ (giống như quy luật ĐHG Gregorio) cho lễ Misa ngày 30 tháng 6, cho các vị giảng tháng thánh tâm, và cho các cha sở các nhà thờ có làm việc kính Thánh Tâm cách long trọng.

  3. Cho những người truyền bá việc sùng kính thánh thiện này, một ân xá 500 ngày cho mỗi việc làm để truyền bá hay giúp vào công việc sùng kính cho dễ dàng hơn, một ơn Đại xá cho những lần rước lễ trong tháng sáu. Tất cả được chỉ cho các linh hồn luyện ngục.

      Đây là phúc chiếu qua đó Đức Thánh Cha nhậm lời ban như đơn thỉnh cầu :

  « Trong buổi bệ kiến Đức Thánh Cha, ngày 8-8-1906 Đức Thánh Cha Pio X tỏ ra tha thiết mong cho việc làm tháng Thánh Tâm ngày càng phổ thông biến hơn mãi, và ăn rễ sâu ngày càng vững mạnh hơn giữa các tín hữu, ngày càng mang lại nhiều trái phúc phần rỗi. Ngài đã vui lòng ban những ơn như đơn thỉnh nguyện theo thư phúc đáp kèm đây, với những ân xá đã xin, và có hiệu lực mãi mãi, và hết lòng ban phép lành Toà Thánh.

Aloysius Cars. Tripepi

III. Cách làm những việc này

  Trong cả tháng Thánh Tâm mà bây giờ hạn chế lại trong tháng sáu thôi, bàn thờ Thánh Tâm phải được trang hoàng cẩn thận, cũng như đã trang hoàng bàn thờ Đức Trinh Nữ trong tháng năm. Mỗi ngày người ta họp nhau một lần đặc biệt để làm việc tôn kính Trái Tim Chúa.

  Bắt đầu hát hoặc đọc kinh cầu Thánh Tâm. Rồi đọc một đoạn sách, nếu thay vì đọc sách mà có bài giáo huấn thì càng tốt. Tiếp đến là việc dâng mình, hay đọc một bài hát kính Thánh Tâm, hay chầu phép lành.

  Còn về cách sống tư của ta, ta sẽ coi mỗi ngày trong tháng tư như một ngày lễ Thánh Tâm. Ta sẽ kính chào Trái Tim đáng tôn thờ này mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy, dâng ngày hôm ấy cho Ngài và cố gắng trong cả ngày lúc nào cũng sống  trước mặt Ngài, siêng năng dâng lên những lời than thở ; sau hết, chúng ta cũng thêm vào đấy một hy sinh nhỏ bề trong, chẳng hạn như hy sinh ý riêng, tính tình, tự ái, và một hy sinh bề ngoài, như một cái nhìn tò mò, một lời nói vô ích.

  Nếu ta trung tín làm những việc đạo đức này, ta hãy chắc tâm rằng Tháng Thánh tâm sẽ là một mùa gặt thiêng liêng rất dồi dào cho ta.

IV. Điều phải làm trong các thời kỳ khác trong năm

      Nhưng những đầy tớ hết lòng với Trái Tim đáng tôn thờ Chúa chúng ta lại không cho những việc sùng kính ta vừa đề ra cho tháng và lễ kính Thánh tâm, cũng như những việc làm trong các ngày thứ sáu, và nhất là ngày thứ sáu đầu tháng làm đủ ; không, lòng sốt mến của họ chưa cho là đủ, nó còn biết lợi dụng những dịp khác gặp được để tôn kính Trái Tim Đấng Cứu Thế rất đáng mến của họ nữa.

      Bởi vậy, ngày đầu năm, họ làm lại việc dâng mình một cách hết sức sốt sắng. Họ chăm lo giữ các ngày lễ của Chúa với một lòng sốt sắng đặc biệt. Ngày cuối năm, họ sốt sắng dâng lên Thánh Tâm lời cảm tạ về những ơn Thánh Tâm đã ban cho cả nhân loại, và đền tạ Thánh Tâm vì những sỉ nhục Ngài đã phải chịu trong cả năm. Những người chân thành yêu mến Trái Tim đáng mến yêu vô cùng này coi những việc lành như thế là rất tự nhiên tự phát.

 

CHƯƠNG 13

4. NHÀ NGUYỆN, NHÀ THỜ VÀ BÀN KÍNH THÁNH TÂM

  Đây là nhà tạm Thiên Chúa giữa người ta, và Ngài sẽ ở với họ.

(Kh 21,3)

  Đã từ lâu Giáo Hội chỉ đặt trên bàn thờ tượng Chúa chịu đóng đinh như biểu tượng Chúa Cứu Thế, nhưng từ khi Chúa tỏ Trái Tim Người ra cho Thánh nữ Margarita Maria như phương tiện tuyệt vời để cải hoá lòng con người, thì Người muốn Trái Tim Người cũng có những nhà nguyện, nhà thờ và bàn thờ như tượng Chuộc Tội.

  Cũng vậy, khi nhờ nữ tỳ trung tín mà dạy người ta phải tôn thờ Trái Tim Người ngoài xã hội, thí Chúa Cứu Thế đã tỏ ý muốn cho người ta xây một nhà thờ quốc gia để tôn kính Trái Tim rất đáng yêu mến Người. Theo như những lời giáo huấn Chúa ban cho thánh nữ, thì thánh nữ có viết lại rằng :

  « Chúa Cha hằng sống muốn kế hoạch này được thực hiện sau :

  1. Phải xây một ngôi đền, trong đó có trưng bày ảnh tượng Trái Tim Chúa.

  2. Trái Tim đáng tôn thờ này  muốn rằng tại nơi đó vua và cả triều đùnh phải dâng hiến mình và làm những việc tôn kính khác.

  3. Chúa muốn Trái Tim Người phải được vẽ trên cờ nhà vua và khắc trên khí giới.

  Ngôi đền Cha hằng sống đã dạy phải có để tôn kính Trái Tim Con yêu dấu, ngày nay đứng cao trên vùng Paria, trên núi Montmartre, với tước hiệu là Vương Cung Thệ Nguyện Quốc Gia (basilique du Vœu national) hay cung Thánh Tâm (Santuaire se Scare Cœur) ở đấy có làm việc kính thờ đặc biệt ngày đêm. Thật là an ủi biết bao khi thấy có nhiều quốc gia khác đã bắt chước nước Pháp mà xây đền thờ quốc gia kính Thánh Tâm.

  Nhưng ai nghĩ Trái Tim Chúa cho rằng có những thánh điện quốc gia là đã đủ thì nhầm. Đã hẳn thánh nữ Margarita Maria không nói đến những đền thờ khác Thánh Tâm Chúa Giê-su đã đòi phải có, nhưng cách hành động của Người luôn được Thánh Phu Quân hướng dẫn về việc sùng kính Trái Tim đáng tôn thờ, đã đủ để cho ta thấy rắng Chúa cứu thế đáng yêu mến muốn khắp nơi có những nhà thờ dâng kính Trái Tim Người.

  Thật vậy, theo đề  nghị của nữ tỳ Chúa, ngày lễ Thánh tâm 20.07.1685, đã có một bàn thờ tạm được dâng kính Thánh Tâm ngay tại một gian phòng viện đệ tử ở Dòng Thăm Viếng Paray. Năm sau, 21 tháng 6, sau tuần tám ngày lễ Mình Thánh, một bàn thờ khác, cũng tạm thời, được dâng kính Thánh Tâm tại Kinh Hội, cũng tu viện ấy. Đến sau, một bàn thờ được đặt vĩnh viễn trong một nguyện đường cho cả cộng đồng, và đã trở thành một nơi cho khách hành hương đến viếng. Cuối tháng 4 năm 1688, thánh nữ đã viết cho mẹ De Saumaise về nguyện đường này rằng : « Nguyện đường nhỏ này là nguyện đường đầu tiên được xây lên để Kính Trái Tim Chúa, thật đây là một đồ nữ trang nhỏ mà chị Des Escures yêu dấu của chúng ta đã hết sức lo thực hiện một cách rất tốt đẹp.

Không cho nhà nguyện nhỏ này là đủ, nữ tỳ Chúa hằng xin mẹ bề trên xây một nhà nguyện nữa trong vườn dâng cho Thánh Tâm. Bấy giờ Mẹ bề trên Melin, người đã vui lòng theo ý chị. Ngày 21-6-1686, trong một buổi lễ nhỏ tại Kinh Hội của tu viện, mẹ đã tuyên bố sẽ xây một nhà nguyện như đã nói ở trên. Về dịp lễ nhỏ này, tức ngày định chương trình xây cất nhà nguyện ( khởi công vào cuối năm, và làm phép ngày 7-9-1688 cách rất trọng thể), chị thánh đã viết vào giữa năm 1686 cho Mẹ Creyfie như sau « Bây giờ con có chết cũng rất bằng lòng, vì Thánh Tâm Chúa Cứu Thế đã bắt đầu được nhận biết rồi ».

  Sau hết, thánh nữ vì muốn đáp lại ước vọng tha thiết của Chúa, đã rất nhiệt thành làm đủ cách để thêm số bàn thờ và nhà nguyện dâng kính Thánh Tâm để phổ biến việc kính thờ, Thánh nữ vui mừng thấy tư tưởng của mình được người ta hiểu và thực hiện không chỉ trong các tu viện Dòng Thăm Viếng ở Semur-en-Auxois- ở Moulins và ở Dijon, nhưng còn ở một vài xứ đạo nữa.

  Từ ngày chị qua đời, phong trào xây cất cứ tiếp tục mãi và cứ tăng lên. Ngày nay đã có nhiều nhà nguyện và nhà thờ được xây cất dâng kính Thánh Tâm. (cả ở tại Roma, trung tâm công giáo, cũng đã có một thánh đường Thánh Tâm được xây dựng dưới thời Đức Leon 13, và được trao cho các môn đồ Thánh Don Bosco quản trị).

Tuy vậy, chúng ta đừng ảo tưởng, hãy đinh ninh rằng còn phải làm nhiều lắm. Ta hãy bắt chước tông đồ Trái Tim Chúa Giê-su mà làm mọi cách để thôi thúc người ta xây nhiều đền thánh hơn nữa, đặt nhiều bàn thờ mới với hiệu này, ít ra ta cũng hãy tăng gấp đôi lòng nhiệt thành trang hoàng hoa nến và làm đẹp những gì đã có. Nhờ đấy  chúng ta sẽ được Thánh Tâm ban cho nhiều hồng ân lớn lao.

 

CHƯƠNG 14

5. NHỮNG HỘI ĐOÀN VÀ NHỮNG PHỤNG HỘI KÍNH THỜ THÁNH TÂM

Khi có hai ba người họp nhau vì danh Ta thì Ta ở giữa chúng

(Mt 18, 20)

Suy tư về lời hứa trong Phúc Âm ta vừa trưng dẫn trên đầu chương này, Giáo Hội vẫn đã có thói quen tập hợp các tín hữu lại thành những hội đoàn đạo đức, để duy trì và tăng thêm lòng sốt sắng cho họ. Chúa Cứu Thế cũng muốn ta dùng phương cách này để truyền bá và củng cố việc kính thờ Trái Tim Ngài giữa các tín hữu trên khắp thế giới.

  Thánh nữ Margarita Maria viết : Nếu người ta có thể lập một hội đoàn để sùng kính Thánh Tâm, thì tôi nghĩ, điều đó sẽ làm cho Thánh Tâm vui sướng lắm ».

  Để mang lại cho Trái Tim Chúa Giê-su niềm hân hoan này, chị thánh đã lập một hội tại đệ tử viện mà chị làm bề trên, với mục đích tôn kính Thánh Tâm hết các em đệ tử đều vào hội ấy. Nhưng lòng nhiệt thành của chị bề trên đệ tử không dừng lại đó, phần lớn các thư của chị cho thấy chị hằng tìm cách tăng số hội viên lên hay để duy trì lòng sốt sắng của họ. Ví dụ : Đây là đoạn thư chị viết cho mẹ De Saumaise, là hội viên mới của hội này : « Ta hãy cố gắng lôi kéo nhiều người vào hội nhỏ này, ta hãy xin ơn ấy cùng Thánh Tâm Chúa Giê-su Ki-tô»

  Cũng do những lời khuyên của nữ tỳ Chúa mà có nhiều phụng hội được lập ở Bois-Saint-Marie (Anh của chị coi ở đấy), ở dòng Thăm Viếng Semur, ở các tu viện Moulins và Dijon. Theo Đức Cha Languet, người viết sử thánh nữ, thì kể từ đó, những hội đoàn đó đã mau chóng lan ra nhiều nơi đến nỗi người ta có thể coi điều đó như một phép lạ. Chúng ta còn phải thêm rằng, kể từ thời có lời nhận xét trên đây, những hội đoàn ấy đã nhân thừa lên mau vô kể. Ở đây ta không thể kể ra từng hội được. Ta chỉ kể mấy hội xem ra đã đáp lại nguyện vọng của Thánh Tâm của nhiều hơn thôi, đó là : Hội rước lễ đền tạ và làm giờ thánh, mà chúng ta đã nói ở trên, Tổng Phụng Hội Roma, Hội Tông đồ Cầu Nguyện, Đội Quân Danh Dự, và Tổng Phụng Hội Thánh Tâm Monmartre.

I. Tổng Phụng hội Roma (Règne du Sacré-Coeur de Jésus, Tom II)

Trung tâm đặt tại nhà thờ Santa Maria della Pace, ở Roma, xin các hội viên đọc hằng ngày kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Tin Kính và câu «  Lạy Trái Tim nhân lành Đức Chúa Giê-su, xin ban cho con kính mến Trái Tim một ngày một hơn ». Tổng hội cũng đề nghị các hội viên sốt sắng hơn thực hiện việc kính thờ liên tiếp, tức là mỗi người chọn lấy cho mình một hay nhiều giờ chầu Thánh Thể, hay quỳ dưới chân tượng chuộc tội, mà thờ lạy hay suy ngắm những tâm tình của Trái Tim Chúa Giê-su.

Hiện nay ở Paray-le Monial và Moulins cũng có một Tổng hội với những việc đạo đức y tổng phụng hội Roma.

  II. Hội tông đồ cầu nguyện

  Có trung tâm chính ở Toulouse : Đó là một liên minh lớn và đẹp, mỗi hội viên dâng hết các việc hằng ngày lên xin cho Nước Thánh tâm trị đến. Ngoài ra hội này còn có hai cấp bậc tự do gia nhập là : hằng ngày đọc một chục kinh mân côi với ý chỉ trên, và rước lễ đền tạ.

  Liên minh đạo đức này hiện nay đã lan tràn khắp thế giới và được rất nhiều ân xá.

  III. Tổng hội quân danh dự

  Trung tâm chính là dòng Thăm Viếng ở Bourg-en-Bresse, có phận sự chính là hằng ngày giữ giờ chầu (Heure de card). Mội hội viên chọn một giờ trong ngày, trong giờ đó họ sẽ kết hợp với một trong chín ca đoàn Thiên Thần, hay với Đức Trinh Nữ và các Thánh, mà không cần phải thay đổi công việc làm ăn thường nhật, để tôn kính và an ủi Trái Tim Chúa Giê-su, bằng cách thường xuyên nhớ đến Trái Tim Chúa Giê-su, bằng cách than thở nhiều lời với Thánh Tâm, và bằng cách dâng lên những tư tưởng, lời nói, việc làm. Những đau khổ cho Trái Tim Chúa sống trong nhà tạm. Tên các hội viên được ghi trên một bản đổ có hình mặt đồng hồ, theo mỗi giờ chỉ riêng cho mỗi người.

  Hội tốt lành này hưởng ứng đặc biệt những ước vọng của Thánh Tâm, khi các hội viên quây tụ chung quanh Thánh Tâm như một triều thiên kết bằng các linh hồn quảng đại, chuyên chủ tôn kính và đền bù Trái Tim Chúa bằng tình yêu và những việc thờ phượng liên lỉ, bù lại những sỉ nhục Trái Tim Người phải chịu không ngớt.

  IV. Tổng Phụng hội Thánh tâm Montmartre

  Là một hội có những mục đích:

1. Xin Thiên Chúa thương xót ban cho Giáo Hoàng được thong dong và cho xã hội được an lành.

2. Xin Thánh Tâm che chở phù hộ Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng, các nước Công Giáo, hàng Giáo sĩ, và các hội dòng.

  3. Cầu xin ơn lành hồn xác cho các hội viên, những ơn cần cho chính họ và cho gia đình họ.

4. Phổ biến việc kính thờ Thánh Tâm trong các gia đình và toàn thế giới.

  5. Chống làn sóng vô luân thời ta, bằng cách đưa người ta về giữ giới răn Thiên Chúa và Giáo Hội trong gia đình và trong xã hội.

Nếu các tín hữu có thể gia nhập hội này, bằng cách biên tên vào sổ ở Montmartre, hay một phụng hội nào đã nhập vào hội Montmartre. Mỗi ngày các hội viên đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Tin Kính (Theo sau kinh sáng hoặc kinh chiều, với ý chỉ của hội) và câu : « Lạy Trái Tim Chúa Giê-su, con xin hiến dâng trọn mình con cho Chúa, xin Chúa phù hộ che chở hội thánh cho khỏi kẻ thù, thánh hoá đất nước con, và cho con kính mến Trái Tim Chúa ngày càng nhiều hơn

Tổng hội đặt mục đích cho mình là tôn kính Thánh Tâm bằng mọi cách tỏ lòng mến yêu, nên cũng nhận hội viên từ hết mọi tầng lớp xã hội. Những hạng hội viên chính là : hội viên thường, những người thờ phượng Thánh Tâm Chúa cách riêng, và những tông đồ sự sùng kính Thánh Tâm.

Thánh đường Montmartre cũng là trung tâm của nhiều hiệp hội khác, hai trong số là quan trọng nhất : Hội giờ chầu liên tiếp và phổ quát trong các nhà thờ trên thế giới, để xin cho nước Thánh tâm trị đến Tổng hội cầu nguyện và đền tội kính Thánh Tâm, một công việc lạ lùng chính Chúa đã xin làm; Tổng hội này lấy việc chính là : Mỗi tuần hoặc mười lăm ngày, hoặc một tháng đề ra một ngày đền tội.

Vài bản sơ lược những hiệp hội Trái Tim chính vừa kể, chúng ta muốn thêm rằng : Trái Tim Chúa Giê-su rất muốn thấy hết mọi tín hữu biên tên vào một trong những hiệp hội thành lập kính Người. Chớ chi mỗi ngày tuỳ theo sở thích mà ghi tên vào một hiệp hội nào đó, và trung thành giữ những điều lệ của hội ấy.

    “Phúc cho những ai không lấy việc ghi tên vào một hiệp hội làm đủ, nhưng còn cố gắng làm cho đời sống mình nên thánh thiện cho hợp với Trái Tim Chúa Giê-su hơn nữa để xứng đáng được biên tên vào trong Thánh Tâm này bằng lửa mến : Vì đấy thật là sổ tên những kẻ được tiền định ” (Le Regne de Cœur de Jesus, tom. II, p.564-2 ed-dition)

 

THE END / 30/07/2016

 

 

 

          

 

 

 

 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 6475
Tin tức liên quan
  • Rước Lễ đền tạ THÁNH TÂM CHÚA GIESUS .
  • Lễ suy tôn Thánh Giá (14/09) / CON ĐƯỜNG MÀ MUÔN NGƯỜI PHẢI ĐI THEO
  • Lễ Chúa Hiển Dung (6/8)
  • Tháng Sáu - Tháng nói về trái tim
  • Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giê-su
  • CÓ VĨ NHÂN NÀO ĐƯỢC YÊU MẾN BỀN LÂU HƠN ĐỨC GIESUS / GIUSE LUCA
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  2873
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11429138
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top