Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Suy gẫm cuộc thương khó Chúa Giê-su Kito - Bài 1: Kẻ Phản Bội

SUY GẪM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ

Bài Suy niệm dành cho ngày  Thứ hai Tuần Thánh

BÀI 1  : KẺ PHẢN BỘI

 

 

1/ Giáo hội tiên khởi đã hiểu như thế nào về biến cố Chúa Giêsu chịu tử nạn ? Người đời cho rằng cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá là một sự xấu hổ, nhục nhã, nhưng Giáo hội tiên khởi lại cho rằng: Phục Sinh là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Trong khi người Do Thái chỉ tôn thờ điềm thiêng và dấu lạ, còn người Hy Lạp luôn cho mình là sự khôn ngoan của thế giới với các triết gia, thì người Công giáo lại chấp nhận những điều đi ngược lại với những thứ mà loài người cho là khôn ngoan .

2/ Thánh Mattheo đã diễn tả cuộc Thương Khó Chúa Kitô như thế nào?  Thánh Mattheo cho thấy cuộc Thương khó của Chúa Giêsu là những điều hoàn toàn ứng nghiệm các lời tiên báo của Kinh Thánh, Ngài diễn tả phẩm chất cao cả của Con Thiên Chúa, làm cho Thập Giá trở nên một ngai tòa uy nghi dành cho Chúa Kitô ngự trị.

3/ Tin Mừng đã làm nổi bậc điều gì nơi Giu-đa ?  Cả 3 Tin Mừng nhất lãm đều nhấn mạnh đến địa vị của Giu-đa khi đề cập: Giu-đa là một trong nhóm 12. Chính việc xác định này càng làm nổi bậc bản chất bỉ ổi, phản bội của ông ta. Thánh Mattheo thì mô tả rõ cuộc mặc cả của Giu-đa với các Thượng tế: “Các ông cho tôi bao nhiêu ? Trong khi 2 tác giả còn lại thì ghi lời đề nghị của các Thượng tế muốn cho hắn tiền.

4/ Thánh Matheo đã cay cú như thế nào khi nói về Giu-đa ? Thánh Mattheo nhấn mạnh đến tội lỗi của tên phản bội, khi chỉ mình Ngài tường thuật về cái chết của Giu-đa, và cũng chỉ Mattheu kể ra cái giá mà hắn bán thầy là “ba mươi đồng bạc”, là đúng bằng giá mua của một tên nô lệ.

5/ Các Kitô hữu tiên khởi đã cay cú như thế nào với cái giá bán thầy của Giu-đa ? Qua số tiền này, Mattheo kết luận rằng, lời kinh Thánh đã ứng nghiệm khi đề cập đến lời Ngôn sứ Dacaria: Với số tiền này mà Israel đã tẩy chay vị Mục tử nhiệm mầu do Thiên Chúa gởi đến (Dcr 11,11), sự ám chỉ này như là một cách nói cạnh khóe các Kitô hữu gốc Do Thái.

6/ Mattheo có ý gì khi đề cập đến ngày lễ Bánh không men ? Lễ vượt qua và lễ bánh không men là 2 lễ đi đôi với nhau. Lễ vượt qua chỉ có một một ngày, còn lễ bánh không men kéo dài đến 7 ngày, cả hai đã trở thành một ngày đại lễ. Thánh ký muốn đề cập đến lễ vượt qua trước khi tường thuật việc Chúa thiết lập bàn tiệc thánh thể. Thánh Mattheu có ý nói về bánh không men mà Chúa Kitô chính là tấm bánh tinh tuyền, là loại bánh mới, của một lễ vượt qua mới.

7/ Vì sao các Môn Đệ lại hỏi “Thầy muốn ăn lễ vượt qua ở đâu ?”. Lễ vượt qua phải được cử hành ở trong sân đền thờ Gierusalem. Phần Đức Giêsu, Ngài là một nhà thuyết giảng lưu động cho nên làm gì có chỗ cư ngụ. Vì thế Chúa mới nói: Chim có tổ, chồn có hang, nhưng con người không có chỗ gối đầu. Các sách Tin Mừng đều cho biết: Chiều đến, Chúa Giêsu ra khỏi Thành, lúc thì về Betania (Mt 21,17), lúc thì ra núi Ô-liu để qua đêm (Lc 22,39), hơn nữa, Chúa và các Môn Đệ đều là người Galile nên làm gì có nhà ở Giudea, các ngài chỉ đi mừng lễ ở nơi đất khách quê người, vì thế nên các Môn Đệ mới lo lắng hỏi Thầy mình câu đó.

8/ Tại sao lại ăn lễ ở nhà một người vô danh ? Thánh Marco và Luca xác định: Người mang vò nước, trong khi Mattheu lại không cho biết tên. Chúa Giêsu sắp sáng tạo một lễ vượt qua đặc biệt theo ý của Ngài.

9/ Ý nghĩa của việc đồng bàn là gì ? Cả 4 tác giả Tin Mừng đều loan báo rằng: Một người trong anh em sẽ nộp thầy. Ở đây mọi người đều nhấn mạnh đến chữ “đồng bàn”. Đồng bàn có nghĩa là: đồng cam cộng khổ, đồng sinh đồng tử, đồng hội đồng thuyền. Như vậy mọi người muốn nhấn mạnh đến yếu tố phản bội của Giu-đa, một sự phản bội trơ trẽn, bỉ ổi.

10/ Vì sao Chúa Giêsu không nêu đích danh ai ?  Chúa muốn một cơ hội cuối để đánh động lương tâm, để giúp người bạn đồng hành nhớ lại những tháng ngày mà Thầy trò vẫn chung sống, để đương sự may ra hồi tâm chuyển hướng.

11/ Một câu hỏi xem ra quá trơ trẽn: Tại sao ? Thưa Thầy, chẳng lẽ là con sao ? Một câu trả lời bằng một câu hỏi giản dị, nhưng trơ trẽn hết thuốc chữa, làm cho hắn mất hết sự kính trọng với Thầy mình, hắn muốn coi Chúa Giêsu cũng như một Kinh sư, cho nên hắn đã can tâm dứt tình với Thầy mình.

12/ Lời nguyền rủa hay là lời cảnh báo ? Khốn cho kẻ đã nộp con người. Đây không thể là lời nguyền rủa, chúng ta không thể tưởng tượng được điều này vì Chúa Giêsu không bao giờ nguyền rủa ai, vì Ngài sắp sửa đổ máu để cứu chuộc muôn loài, thì Chúa tiếc gì nữa mà lại buông ra một câu nguyền rủa làm chi ? Nếu chúng ta hiểu sai thì đây là một ghi nhận đáng buồn. Nhưng đây chỉ là một lời đe dọa, thay cho một lời cảnh báo về sự trừng phạt. “Khốn cho các ngươi”, như vậy đây đúng là một lời cảnh báo.  **R

 

Giu-se Luca / Nhóm Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1883
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  842
 Hôm qua:  3294
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11461554
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top