Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CHÚA NHẬT I Phục Sinh A / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT I PHỤC SINH  ABC

Đề tài: Chúa Yesus sống lại thật rồi .

 

TUNG HÔ TIN MỪNG (1 Cr 5, 7b-8a)

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Kitô đã chịu hiến tế, làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Nào ta hãy hỷ hoan trong Chúa mà ăn mừng đại lễ, Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Ga 20, 1-9

« Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. »

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an.

1 Sáng sớm từ ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a  Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phêrô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”

3 Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Si-môn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

 Đó là lời Chúa.

CHÚA YESUS SỐNG LẠI

BÀI 1:  Ý NGHĨA CỦA BIẾN CỐ PHỤC SINH

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng:

1/ Suy luận của một em bé: Một cậu bé hỏi mẹ mình về đứa em mới chết hiện đang ở đâu./ Em con đang ở trên Thiên Đàng với Chúa Yesus, bà đáp/ mấy ngày sau, khi trò chuyện với bạn bè, bà tỏ vẻ đau khổ khi nhắc đến đứa con đã mất./ Em bé ngạc nhiên hỏi mẹ: Khi mẹ mất vật gì, mẹ không biết nó đang ở đâu phải không? Bà mẹ đáp: Phải / Em bé nói tiếp: Mẹ biết em con đang ở với Chúa, sao mẹ nói em con đã mất? Bà mẹ chợt tỉnh, bà không đau buồn nữa/ mà bà ý thức là con mình đang ở trên Thiên Đàng./

2/ Thánh Phao lô đã quả quyết thế nào về việc Chúa sống lại? Nếu Chúa Kitô không sống lại thì chúng ta là những kẻ khờ dại, và niềm tin của chúng ta là vô ích, hão huyền./ Chúng ta biết rằng: Có rất nhiều bậc vĩ nhân trên thế giới, đã từng cống hiến cuộc đời mình cho văn minh tiến bộ, cho khoa học kỹ thuật, cho hòa bình thế giới, nên khi họ chết đi, để lại những mẫu gương, những giáo thuyết, những kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật và người đời luôn rất ngưỡng mộ họ./

3/ Ai là người có thể sống lại? Trong lịch sử nhân loại, chưa từng có ai là vĩ nhân hay là Thánh hiền dám tuyên xưng mình đã sống lại/ chỉ có một mình Đức Yesus được các tín hữu tin nhận và tuyên xưng là nguồn sống  ,là sự phục sinh cho con người./ Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì cho dù cuộc sống Ngài có cao cả đến đâu, giáo thuyết của Ngài có giá trị đến đâu, thì cái chết của Ngài cũng giống như bao cái chết khác, có nghĩa là cái chết đó không hề có giá trị cứu rỗi ai cả!/

4/ Ý nghĩa của biến cố phục sinh: Phục sinh không có nghĩa là được hồi sinh, được trở về với nếp sống cũ/ như trường hợp của Lazarô, con trai bà góa thành Na-im, hay như cô con gái 12 tuổi con của ông Giai-a/ cả 3 con người này tuy được sống lại, nhưng chỉ là trở lại với đời sống cũ, rồi họ cũng lại chết/ bởi Chúa Kitô chưa phục sinh./ Họ vẫn còn chung số phận với loài người là lại trở về với bụi đất./

5/ Ý nghĩa từ sự sống lại của Đức Kitô: Trường hợp của Chúa Yesus thì hoàn toàn khác hẳn/ Ngài đã chết, nhưng khi Ngài sống lại thì có nghĩa là Ngài hoàn toàn chiến thắng tử thần, chiến thắng sự chết/ Ngài không sống lại một thời gian ngắn rồi lại chết/ Ngài là Thiên Chúa nên không còn bị định luật tự nhiên chi phối, Ngài mặc lấy sự sung mãn vốn có của Ngài/ nên sự chết không còn chi phối nữa/ Ngài có thể xuyên tường, xuyên đại dương/ Ngài chuyện vãn với các môn đệ và ăn uống bình thường như một con người đang sống, chứ không phải là bóng ma./ Điều này các môn đệ đã cảm nghiệm được và làm chứng sau nhiều lần được tiếp xúc./

6/ Các chứng nhân của Đấng phục sinh đã nói gì? Các môn đệ của Chúa đã đi khắp nơi để rao giảng tin mừng của Ngài./ Tin mừng ấy nhấn mạnh rằng: Ai tin nhận Đức Yesus là con Thiên Chúa và thực hành theo lời giáo huấn của Ngài, thì người đó sẽ được phục sinh với Ngài./ Họ không thể là nhóm người lừa bịp, vì không có một kẻ lừa bịp nào chịu lấy mạng sống của mình ra để làm chứng cho điều mình không hề biết rõ./

7/ Các Tông đồ đã dùng thứ gì để minh chứng điều mình rao giảng? Các Ngài đã dùng chính mạng sống của mình để minh chứng lời rao giảng./ Suốt 2.000 năm qua, một sợi dây liên kết bằng máu, bằng một đời sống phi thường của các chứng nhân Kitô giáo ở mọi nơi, mọi lúc./ Ngày nay tất cả các tín hữu trên khắp thế giới đều liên kết với nhau trong một niềm tin, đó là tin Đức Kitô phục sinh.

8/ Đức tin và khoa học thực nghiệm: Nói đến Đức tin là nói đến một điều mà khoa học không thể kiểm chứng được/ sự kiện phục sinh của Đức Kitô không thuộc phạm vi khả giác/ người ta cũng không thể dùng một tiêu chuẩn khoa học để đo lường, để kiểm chứng cho niềm tin ấy/ Suốt 2.000 năm qua giáo hội đã hứng chịu biết bao nhiêu sóng gió./ Nếu Thiên Chúa không hiện diện giữa giáo hội của Ngài, thì giáo hội không thể tồn tại đến hôm nay./

9/ Niềm tin vào Chúa phục sinh đã giúp gì cho các tín hữu? Nếu giờ đây các tín hữu cố gắng sống Thánh thiện, vui chịu mọi thử thách, bởi vì họ luôn có Đấng phục sinh ở cùng./ Nếu giữa những đau thương mất mát mà họ vẫn đứng vững được là vì họ tin vào sự phục sinh/ chính niềm tin ấy mang lại niềm hy vọng và hướng dẫn họ vượt qua những tháng ngày tăm tối, giúp họ sống vui tươi và can đảm, bến đỗ trong mọi nghịch cảnh./

10/ Tập tục chôn xác của người Do Thái ra sao? Tập tục này bao gồm: Rửa xác, ướp thuốc thơm, gói lại bằng tấm vải trắng, lấy dây băng cuộn quấn lại từ đầu đến chân, sau đó đem đặt xác vào trong huyệt đá đã đục sẵn và lấy một tảng đá to lấp miệng hang.

11/ Madalena đã lo lắng điều gì? Vì khi liệm xác quá hối hả, hơn nữa ngày Sabát lại bắt đầu lúc 18g00, nên khi cập rập như vậy, Madalena mới nhận ra rằng mình không cẩn thận đủ đối với người Thầy thân yêu./ Bà nóng ruột chờ đến sau ngày thứ bảy, tức là ngày thứ nhất trong tuần./

12/ Việc gì đã xảy ra vào lúc sáng sớm? Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, đối với chúng ta hiện nay đó là sáng Chúa nhật/ Bà mang thuốc thơm đến để ướp xác lại/ khi đến nơi bà thấy ngôi một trống trơn./ Tảng đá đã được đẩy qua một bên, và xác Chúa Yesus không còn ở đó nữa/ vì thế bà vội chạy về báo tin cho Phê-rô và Yoan/ rồi cả hai ông đều chạy đến mồ./

BÀI 2: CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng:

1/ Bà Madalena đi tìm gì? Bà Madalena đến chỉ để ướp lại xác cho chu đáo hơn/ hay nói thực tế hơn: Bà đến chỉ để tìm lại một xác chết/ với tâm trạng này, khi nhìn thấy ngôi mộ trống trơn./ Bà khó lòng có thể tin được là Chúa Yesus đã sống lại./

2/ Tâm trạng của Phê-rô thế nào? Vừa rồi ông đã chối Chúa vì sợ bị liên lụy, giờ Chúa đã chết và nghỉ yên trong mồ./ Bây giờ thì ông đang sợ hãi nên mong muốn là đừng có gì rắc rối xảy ra nữa/ ông chỉ muốn xin hai chữ bình an/ nhưng sao lại có chuyện mất xác Chúa/ ông chạy đến mồ với một tâm trạng lo sợ, ông sợ một nhóm nào đó sau khi giết Chúa  lại còn tìm cách phá rối ông để kết án và xử tử ông luôn./

3/ Tại sao Phê-rô khó lòng nhận ra Chúa sống lại? Là trưởng nhóm, ông chạy vội đến mồ, quan sát những gì vừa xảy ra và tìm cách lý giải, biện minh: Tại sao thế này, thế nọ?  với một tâm trạng như thế thì làm sao ông có thể nhận ra Chúa đã sống lại?

4/ Thái độ Yoan thế nào? Yoan rất yêu mến Chúa Yesus và biết rằng Chúa cũng rất yêu thương ông./ Tình yêu của ông được biểu lộ tràn đầy nhất trong những giờ phút cuối đời của Chúa Yesus./ Ông đã theo Chúa và ở dưới chân Thánh giá cho đến phút cuối cùng./ Ông chỉ trở về với mẹ Maria sau khi đã chôn cất Chúa./

5/ Vì sao Yoan có thể nhận ra? Khi yêu thương ai, lòng chúng ta luôn nghĩ đến người đó, luôn cảm thấy người đó hiện diện trong cuộc đời mình/ cho dù phải xa cách vì hoàn cảnh bắt buộc/ với cái nhìn, cái cảm nghĩ ấy/ ông đã dễ dàng nhận ra sự kiện Chúa sống lại./Ông đã thấy và ông đã tin./

6/ Từ những suy nghĩ trên, chúng ta đi đến kết luận thế nào? Có tình yêu sẽ có được mọi thứ/ tình yêu dẫn đến đức tin/ những lo lắng của trần thế, như Madalena đi tìm xác chết thì không nhận ra được./ Những lý luận chữa mình của Phê-rô chẳng đưa ta tới đâu/ chỉ có tình yêu mới dẫn đưa Yoan mau chóng đến với tình yêu Chúa phục sinh./

7/ Làm sao chúng ta có thể nhận ra Chúa? Trong hành trình đức tin, chúng ta cần noi gương Yoan, hãy để lòng trí của mình đến với tình yêu Chúa, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và hiểu được các biến cố trong đời mình như một cách quan phòng kỳ diệu của Ngài.

8/ Tâm trạng của các môn đệ thế nào? Sau ngày Chúa nhật, các môn đệ rơi vào tình trạng thê thảm, sợ hải, chán nản, lo âu, buồn rầu thất vọng/ mất Thầy rồi thì đâu còn niềm vui, còn đâu niềm an ủi khi thấy dân chúng đói khát được ăn no, người bệnh được chữa lành, kẻ có tội được ơn tha thứ, người chết được sống lại? Còn đâu niềm hy vọng tràn trề khi mọi người chứng kiến ma quỷ bị xua đuổi./

9/ Có phải sự dữ đang thắng thế không? Tất cả những niềm an ủi kia đã chìm vào quá khứ./ Giờ thì Chúa chết nên sự ác đã chiến thắng, sự dữ đã thống trị/ cả một bầu trời tang tóc cho những người tin Chúa./ Niềm hy vọng của họ như đã chết, đã chôn táng trong mộ với Thầy mình./

10/ Những điều kỳ diệu đã xảy ra: Giữa lúc niềm tin của các ông đang u ám thì Chúa Yesus đã sống lại khải hoàn/ điều này đã khiến cho cuộc đời của các ông thay đổi tận gốc rễ./ Tảng đá đã được kéo ra/ cũng là lúc mà niềm tin của các ông thoát khỏi đám mây mù che phủ,/ khi gặp được Đấng phục sinh, tâm hồn các ông đã bừng sáng, hạnh phúc, vui tươi tràn trề sức sống mới.

11/ Hiệu quả của niềm tin: Các ngài vui như người chết được sống lại/ Chúa Kitô đã phục sinh tâm hồn các ngài/ các ngài đã được ban ơn phục sinh, trước sợ hải, nay đã mạnh dạn, trước yếu đuối, nay đã mạnh mẽ./ Trước thất vọng nhưng hôm nay đã tràn trề hy vọng/ nổi sầu khổ đã biến thành niềm vui./

12/ Tác động của ơn phục sinh như thế nào? Các Tông đồ không còn sợ hải ngồi trong phòng đóng kín cửa nữa./ Các ngài đã mở tung cửa để ra đi đem tin mừng phục sinh chia sẻ cho mọi người./ Các ngài muốn đem hy vọng cho những mảnh đời đang chết mòn/ mang xanh tươi cho những tâm hồn đang héo úa./ Các ngài muốn biến đổi thế giới/ sao cho mọi người cùng vui tươi, ấm no, hạnh phúc./

13/ Vì sao nhân loại cần ơn phục sinh? Hôm nay Chúa muốn tất cả chúng ta cùng noi gương các Tông đồ, tiếp nối công việc truyền giảng và đem ơn phục sinh đến cho mọi người/ biết bao người đang chết dần mòn vì không đủ cơm ăn, áo mặc, thận chí nước sạch để uống./ Có những cuộc đời tàn lụi đi vì mới sinh ra đã chịu bệnh hoạn tật nguyền./ Có những con người gầy mòn vì lao động quá sức/ có những cuộc đời trẻ thơ bị giam hãm trong tối tăm thất học, nghèo đói./ Tất cả những lớp người đó đang chờ được ơn phục sinh./

14/ Vì sao nhân loại buồn phiền? Có nhiều tâm hồn đang buồn phiền, ủ rũ./ Có những người đang chết dần mòn vì khổ đau bệnh tật,/ có những trái tim tan nát vì phản bội,/ có những cuộc đời cay đắng vì thất bại,/ có những tương lai đen tối bị chôn vùi trong bốn bức tường vây kín không lối thoát/ tất cả cũng đang chờ ơn phục sinh./

BÀI 3: CHÚ GIẢI

1/ Đoạn 20 câu 1: Vào buổi chiều ngày thứ sáu trước lúc mặt trời lặn/ có nghĩa là trước 18g00/ đúng 18g là bắt đầu ngày Sabát/ Đức Yesus đã được mai táng trong mồ/ vì không ai được phép đi lại hay làm việc gì trong ngày Sabát./ Sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Yesus chỗi dậy/ theo cách tính của Do Thái giáo ,đó là ngày thứ ba kể từ khi Đức Yesus được mai táng.

2/ Tảng đá được lăn ra: Cả 4 tin mừng đều đề cập đến việc tảng đá rất to được lăn ra khỏi cửa mộ./ Tin mừng Matheo cho biết tảng đá ấy được niêm phong và có một Thiên sứ từ trời xuống lăn tảng đá ấy ra./ Chính niêm phong ở tảng đá và đám lính canh đủ để làm nhân chứng vật chứng cho biến cố phục sinh (Mt27,66)./

3/ Đoạn 20 câu 2: Chương 20 nói lên một khung cảnh hoàn toàn mới, hoàn toàn yên lặng./ Những tiếng la ó của đám quân dữ không còn nữa / tiếng đau đớn khóc than của bạn bè, người thân của Chúa cũng không còn, bão tố đã qua, bình an đang tới / vinh quang của Đấng chiến thắng sự chết đang dần được tỏ lộ ./

4/ Tin mừng Yoan không thuật rõ việc Chúa Yesus chỗi dậy bằng cách nào, vì chẳng ai biết chính xác thời điểm Chúa bước ra khỏi mộ./ Tin mừng Matheo chỉ diễn tả: Bổng đất rung chuyển, Thiên sứ của Thiên Chúa từ trời xuống lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên (Mt28,2)./

5/ Chúng ta nên hiểu: Không phải Thiên Thần đến lăn tảng đá ra để Đức Yesus có thể ra khỏi mộ, nhưng vì Người đã sống lại trước , đã ra khỏi mộ và không còn ở đó/ giờ đây các phụ nữ có thể vào trong./

6/ Ở tin mừng Mac-cô, Mc16,7: Thiên Thần bảo bà Maria về báo tin cho ông Phê-rô và bà đã đi gặp Phê-rô và Yoan để thuật lại sự việc lạ lùng mà bà vừa chứng kiến./

7/ Đoạn 20 câu 3: Không tài liệu nào cho biết lúc đó Phê-rô và Yoan đang ở đâu. Nhưng hai ông đã nhanh chân chạy ra mộ./ Tin mừng Luca cho biết chỉ có Phê-rô vào trong mộ/ Nhưng tin mừng Yoan cho biết ông cũng vào trong mộ sau khi nghe bà Maria báo tin./

8/ Đoạn 20 câu 4: Hai ông cùng chạy, nhưng Yoan còn trẻ nên chạy nhanh hơn và đã đến trước! Phê-rô và Yoan là cặp bài trùng và đã cùng nhau trải qua nhiều giai đoạn tuyệt vời./ Tính tình hai ông như để bù đắp cho nhau: Phê-rô tính tình bốc đồng, hấp tấp nên hay vấp váp,/ còn Yoan lại chậm rãi, âm thầm và cẩn trọng/ họ được nối kết với nhau trong ân sủng của Đức Kitô./

9/ Đoạn 20 câu 5: Yoan chạy đến trước Phê-rô, nhưng không vào, có thể là do tính cẩn trọng của ông, luôn muốn để mắt suy xét những điều vừa xảy ra/ cũng có thể ông do dự không vào là do nếu vào trong mộ sẽ bị ô uế trong 7 ngày./

10/ Cúi xuống nhìn vào trong mộ: Có lẽ là do lối đi thấp/ khi thấy khăn liệm ở đó, có thể ông đang nghĩ: Nếu ai đã lấy cắp xác Chúa thì tại sao lại còn để khăn liệm ở đó./ Hành động cúi nhìn có thể được hiểu là: Phải tha thiết kiếm tìm đức tin Gc1,25/ 1Pr1,12/ Phải tìm hiểu kỹ biến cố phục sinh/ từ biến cố phục sinh, chúng ta có thể tìm được nền tảng của đức tin./

11/ Đoạn 20 câu 6: Phê-rô đã đi vào ngay trong mộ, không chút đắn đo, sợ hải/ Phê-rô không ra vào mộ một cách khinh suất, nhưng có thể hiểu là ông vào trong quan sát kỹ lưỡng hơn là Yoan chỉ đứng quan sát phía bên ngoài mộ.

12/ Đoạn 20 câu 7: Việc các khăn liệm được xếp gọn gàng cho thấy người làm việc này không hề có chút hấp tấp vội vàng/ nếu ngôi mộ lộn xộn, bừa bãi, thì có thể là dấu hiệu cho thấy do những tên trộm hoặc do chính các tên lính Rôma làm./ Tuy nhiên bên trong mộ không hề có bằng chứng về điều đó xảy ra/ cũng nên nhớ rằng: Đã nhiều lần Chúa Yesus có tiên báo về sự phục sinh/ nhưng vì bất ngờ quá nên các ông không nhớ ra ./

13/ Đoạn 20 câu 8: Yoan là người vào mộ sau, ông đã tin những gì đã thấy, tuy rằng không giải thích là ông đã thấy những gì! Những khăn liệm còn nguyên được lý giải rằng: Như thân xác linh thiêng đã đi qua chúng, như ánh sáng xuyên qua cửa kính./ Bởi vì thân xác phục sinh của Chúa có thể đi xuyên qua lớp cửa đóng kín./ Bởi vì thân xác vinh quang của Chúa không còn bị lệ thuộc vào điều kiện giới hạn của vật chất nữa . (Yn20,19).

14/ Câu này mở ra cho chúng ta thấy điều gì? Câu này trình bày đức tin của ông Yoan như vị Tông đồ đầu tiên nhận thức được những điều kỳ diệu đã xảy ra với Đức Yesus, vì tuy chưa thấy người sống lại , nhưng ông đã tin./

15/ Đoạn 20 câu 9: Cho dù là Yoan hay là ai đó có một đức tin tuyệt vời, nhưng đức tin ấy cũng phải dựa vào nền tảng vững chắc là Kinh Thánh/ Yoan tin rằng khăn liệm là bằng chứng rõ ràng về sự phục sinh của Đức Kitô./

16/ Đức tin của Yoan chưa thông suốt vì sao? Dù là khăn liệm, dù là lời chứng của các ngôn sứ trong Cựu Ước cũng xem ra chưa thật sự thuyết phục được ông/ Yoan và các môn đệ khác chỉ có thể hiểu trọn vẹn thực tại cuộc phục sinh của Chúa Kitô sau khi Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ ngũ tuần (xem Cv2)./

17/ Vậy thì cốt lõi của niềm tin Kitô giáo là gì? Là Đức Kitô phục sinh, bởi vì nếu Đức Kitô cũng chết luôn như giáo chủ của các đạo khác thì rõ ràng đạo Kitô giáo cũng chẳng có gì nổi trội và giáo lý đạo Chúa cũng chẳng thuyết phục được ai./ Hơn nữa có một số người Kitô hữu lại thường nói một đàng mà làm một nẻo ,nên người khác càng khó tin hơn !

TÓM Ý

1/ Một em bé cho rằng: Chết là đi về với Chúa trên Thiên Đàng /nên chết không thể là mất/ không mất thì không nên buồn phiền.

2/ Thánh Phaolô quả quyết: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì người Kitô Hữu quả là khờ dại vì đã tin vào một chuyện hảo huyền/ các bậc vĩ nhân cho dù có cống hiến và để lại nhiều thành quả cho đời nhưng cuối cùng thì họ cũng phải chết.

3/ Tất cả các giáo chủ của các đạo khác đều chết/ chỉ một mình Đức Yesus sống lại, được các tín hữu tín nhận qua muôn thế hệ/ nếu Ngài cũng chết đi như bao người khác thì Ngài cũng chẳng thể cứu rỗi được ai!

4/ Phục sinh chỉ có nghĩa là được hồi sinh, được trở về với đời sống cũ/ cả 3 người được cứu sống trong tin mừng đều phải chết, bởi vì Chúa Kitô chưa phục sinh/ và những người đó vẫn còn mang kiếp tro bụi của con người!

5/ Khi Chúa Kitô phục sinh, có nghĩa là Ngài đã sống lại trong vinh quang, Ngài đã chiến thắng tử thần, Ngài mặc lấy sự sung mãn vốn có của một Thiên Chúa /nên sự chết không còn chi phối Ngài nữa/ Ngài có thể đi xuyên tường, chuyện vãn với các môn đệ, ăn uống bình thường chứ không hề là một bóng ma/ các môn đệ đã chứng kiến, đã cảm nghiệm, đã tin và đã dám lấy mạng sống mình để làm chứng cho niềm tin ấy !

6/ Các chứng nhân của Đấng phục sinh đã rao giảng rằng: Ai tin nhận và thực hành giáo huấn của Chúa Yesus thì cũng sẽ được phục sinh với Ngài ! Họ đã dám lấy mạng sống của mình ra làm chứng nên không thể là những kẻ lừa bịp được .

7/ Các tông đồ đã dùng mạng sống mình để làm chứng cho lời mình rao giảng/ suốt 2000 năm qua đã có biết bao nhiêu nhân chứng đã đỗ máu ra để bảo vệ niềm tin vào Đức Kitô phục sinh.

8/ Đức tin không thể minh chứng bằng khoa học/ bởi vì khoa học không thể kiểm chứng được/ cũng có rất nhiều thứ, khoa học không thể kiểm chứng được nhưng vẫn phải chấp nhận/ Giáo hội đã trải qua bao sóng gió nhưng nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh trong lòng Giáo hội/ nên đạo Chúa vẫn mạnh mẽ phát triển và tồn tại đến hôm nay.

9/ Nhờ tin vào Chúa phục sinh đã giúp các tín hữu kiên vững trong đức tin, họ cố gắng sống thánh thiện, vui chịu mọi thử thách, giúp họ vượt qua những tháng ngày tăm tối, sống trong vui tươi, bền đỗ và bình an.

10/ Mađalêna lo lắng vì khi liệm xác Chúa quá hối hả, hơn nữa ngày sa bát đã gần kề/ vì quá cập rập nên bà nhận ra mình không cẩn thận đủ đối với người Thầy thân yêu, nên bà nóng ruột muốn làm lại cho kỹ lưỡng hơn.

11/ Việc trọng đại đã xảy ra vào lúc sáng sớm ngày đầu tuần/ bà mang thuốc ra mộ để ướp xác lại, nhưng khi đến nơi thì thấy cửa mộ trống, xác thầy biến đi đâu mất, bà vội vã chạy về báo tin cho hai môn đệ thân tín/

12/ Bà Mađalêna chỉ muốn đến để ướp lại xác Chúa, hay nói cho đúng hơn, bà chỉ đi tìm một xác chết, với tâm trạng này, khi thấy ngôi mộ trống trơn, bà khó lòng có thể tin là Chúa đã sống lại.

13/ Tâm trạng Phêrô cũng chẳng khá hơn: Vừa rồi ông đã chối chúa vì sợ bị liên lụy, giờ Chúa đã yên nghỉ trong mồ/ trong thâm tâm ông đang sợ hãi nên mong muốn là đừng có gì rắc rối xảy ra nữa, ông chỉ muốn hai chữ bình an, ông sợ ai đó muốn phá rối, muốn kết án, muốn xử tử ông/ nên ông cũng khó lòng nhận ra Chúa đã sống lại.

14/ Tâm trạng Yoan thì khác, ông rất yêu mến Chúa Yesus và biết Chúa Yesus cũng yêu thương ông/ tình yêu ấy biểu lộ trong những giờ phút sau cùng/ ông đã đứng dưới chân thánh giá và chỉ về nhà cùng Đức mẹ sau khi đã chôn cất Chúa Yesus/

15/ Khi yêu ai chúng ta luôn nghĩ đến người ấy, nên luôn cảm nhận người ấy đang ở, đang hiện diện trong cuộc đời mình/ từ đó ta có thể đi đến kết luận: Tình yêu giúp ta có được mọi thứ, có được niềm tin/ vì thế chỉ có tình yêu mới mau chóng dẫn Yoan đến với niềm tin phục sinh.

16/ Trong hành trình đức tin, chúng ta hãy noi gương Yoan, hãy đến với Chúa bằng tình yêu, chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của Chúa, hiểu được mọi biến cố xảy ra trong đời mình như là một cách quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.

17/ Sau ngày Chúa chết, tâm trạng của các môn đệ thật thê thảm, sợ hãi, chán nãn/ lo buồn, thất vọng/ những niềm vui,những niềm hy vọng, những niềm phấn khởi do chứng kiến các phép lạ Chúa làm, giờ đâu còn nữa/

18/ Chúa chết, xem ra sự dữ đang thắng thế, cả một bầu trời tang tóc đang bao trùm lên những kẻ tin Chúa/ niềm hy vọng của họ cũng được chôn theo với Thầy mình/

19/ Giữa lúc niềm tin của các ông đang u ám, thì Chúa Yesus đã sống lại khải hoàn/ điều này khiến cho cuộc đời của các ông thay đổi tận gốc rễ/ tảng đá đã được kéo ra, niềm tin đã thoát ra khỏi đám mây mù/ khi được gặp Đấng phục sinh tâm hồn các ông bừng sáng, hạnh phúc, vui tươi và tràn trề niềm hy vọng/

20/ Chúa Yesus sống lại, các tông đồ không còn sợ hãi/ không còn ngồi trong phòng đóng kín cửa nữa/ các ngài đã mở tung cửa ra để đem tin mừng phục sinh đến cho mọi người/

Hôm nay Chúa muốn tất cả chúng ta cùng noi gương các tông đồ, tiếp nối công việc truyền giảng phúc âm, và đem ơn phục sinh đến cho mọi người/ biết bao nhiêu người đang chết dần mòn vì không đủ cơm ăn áo mặc, không được học hành, không có thuốc chữa bệnh, không có nước sạch để uống/ tất cả mọi người đó đều đợi chờ ơn phục sinh.

 GiuseLuca, nhóm Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1654
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  306
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11449905
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top