Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Suy gẫm cuộc thương khó Chúa Giê-su Kito - Bài 5: Philatô xử án Chúa

SUY GẪM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA KI-TÔ

Bài Suy niệm dành cho : ngày Thứ sáu Tuần Thánh

BÀI 5: PHILATÔ XỬ ÁN CHÚA

(Chúa bị đánh đòn,bị nhục mạ, chịu vác Thánh Giá và chết trên Thập Giá)

 

1/ Philatô là đại diện chính quyền Roma, ông có một dinh thự ở miền Giudea, là thuộc hạ của vua Ake-la,  con trai út của Herode đại đế. Nhưng về sau này Ake-la bị mất quyền cai trị miền Giudea, nên chính quyền Roma vẫn sợ có những cuộc bạo loạn xảy ra trong miền.

2/ Dinh thự của tổng trấn Philatô nằm ở Duyên hải Césarê, một thành phố sát biển thuộc vùng Samari. Nhưng vào những dịp lễ lớn có đông đảo dân chúng về dự lễ thì ông thường có mặt ở Giêrusalem. Đó là lý do tại sao hôm nay ông lại có mặt ở Thành Thánh, vì ông cũng lo sợ có những cuộc nổi loạn như thế, nên Đức Giê-su mới phải đối diện với ông vào dịp này.

3/ Tổng trấn liền hỏi Chúa Giêsu: Ông là vua dân Do Thái sao? Chỉ cần duy nhất một tội này cũng đủ để chính quyền Roma kết án tử hình, và bản án đã được Philatô viết và treo trên đầu Chúa Giêsu: “Người này là Giê-su, vua dân Do Thái”.

4/ Đức Giê-su trả lời : “Chính Ngài nói đó”. Chúa tránh trả lời trực tiếp, nhưng câu trả lời này cũng là một lời khẳng định. Chúa đã dùng những cách mà trước đây Chúa đã nói với Giu-đa: như là “Chính anh nói đó!”.

5/ Qua câu trả lời của mình, Chúa muốn cho Philatô hiểu rằng : Tôi đích thực là vua, nhưng không phải theo kiểu vua như ông nghĩ đâu !

6/ Tất cả những lời mà Thượng tế và Kỳ mục tố cáo Chúa trước Philatô (Lc 23,1-5), nhưng Chúa Giê-su vẫn cứ giữ im lặng khiến cho Philatô ngạc nhiên. Thông thường các bị cáo khác luôn biện hộ cho mình, hoặc có nhờ luật sư; nhưng với Chúa Giê-su thì Philatô đâm ra bối rối, vì can phạm này có nhân phẩm khác thường, nên ông không biết xử sao cho phải, phần thì sợ chiếc ghế sẽ bị lung lay cho nên ông đành ….dĩ hoà vi quý.

7/ Theo tập tục Do Thái, vào dịp Lễ Vượt qua, người ta thường phóng thích cho tù nhân, chắc là để tưởng nhớ cuộc giải thoát ngoạn mục ra khỏi đất Ai cập. Quan Philatô đoán biết tập tục này nên ông đề nghị cho dân chúng có sự lựa chọn giữa tên cướp khét tiếng và Chúa Giê-su.

8/ Chúng ta thấy quyền này được ban cho dân chúng, cho nên đây không phải là trường hợp ngoại lệ. Ở Roma, trong các đấu trường, việc dân chúng đề nghị tha hay giết ai đó , buộc hoàng đế phải nghe theo. Còn theo tập tục Do Thái, dân chúng cũng có quyền can thiệp vào, điển hình như trường hợp Bà Suzanna với hai lão kỳ mục trắc nết , dâm ô trong cựu ước .

9/ Trong vụ việc phóng thích Baraba => chúng ta thấy có những trách nhiệm khác nhau : Thượng hội đồng đã xúi dân chúng chống lại Đức Giê-su và trách nhiệm của dân chúng, đã để cho lòng mình bị thao túng nên đã chọn tên cướp khét tiếng thay cho Đức Giê-su là người vô tội. Cuối cùng là trách nhiệm của Philatô, ông đã quá nhu nhược khi trù tính rằng dân chúng sẽ bênh vực Đức Giê-su / ông đã tìm cách lách  mình khỏi một vụ án giết người vô tội.

10/ Mặc dù Philatô biết nguyên nhân chính : Chính vì ghen tức mà người Do Thái đã nộp Chúa Giê-su cho ông, ngoài ra ông cũng không lường trước được là họ đã ngấm ngầm vận động cho âm mưu đen tối của họ. Nhưng sau khi biết rõ sự việc, Philatô đã đành nhượng bộ để lấy lòng dân chúng, đồng thời ông cũng muốn tránh bị họ tố cáo lên chính quyền Roma khi dân cho rằng Chúa Giê-su xưng vương là vì muốn nổi loạn, để lên làm vua dân Do Thái.

11/ Như vậy khi tổng trấn Philato đưa ra quyết định sau cùng, và chính ở nơi hình phạt của Roma mà Chúa Giê-su bị kết án đóng đinh Thập giá, chứ không phải là hình phạt ném đá như theo luật Do Thái.

12/ Ở đây có một chi tiết phụ nhưng lại quan trọng, đó là người lương dân đã nhận ra Chúa Giê-su vô tội, chứ không phải là người trong cộng đồng Do Thái. Đó là bà vợ của Philatô, bà được báo mộng, bà không muốn chồng mình kết án một người công chính.

13/ Mặt khác, cũng chính Philato rửa tay. Ý rằng ông không nhúng tay vào việc đổ máu người vô tội, tuy ông nhu nhược nhưng rõ ràng Thánh Mattheo muốn quy trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu cho dân Do Thái và đám lãnh đạo tôn giáo của họ.

14/ Đánh đòn tội nhân là hình phạt đi trước việc đóng đinh vào Thập Giá. Nó sẽ làm cho nạn nhân kiệt sức do mất nhiều máu, để rút  ngắn sự đau đớn của phạm nhân phải chịu trên Thập Giá, cho nên khi đã đánh đòn rồi thì phạm nhân khó lòng sống sót.

15/ Chúng ta có thể tưởng tượng một quang cảnh thật hung tợn và tàn nhẫn. Sau khi quan Philato trao đức Giêsu cho quân lính thi hành án lệnh, chúng ta biết quân lính Roma rất ác cảm với dân Do Thái, bọn chúng đã có kinh nghiệm trong những lần đối đầu với dân trong các cuộc bạo loạn. Đây cũng là dịp để chúng biểu lộ lòng độc ác khi một tên Do Thái được trao vào tay chúng, tất cả quân lính đều tụ lại để chế nhạo qua việc kết một vòng gai ngọn đội lên đầu Ngài, và mặc cho Ngài một áo choàng đỏ như khi chính chúng được mặc ở những lần thắng trận, điều này càng tăng thêm sĩ nhục Chúa Giêsu hơn nữa.

16/ Đường đi trong cuộc hành trình này chỉ có thể diễn ra bên ngoài thành, vì bên trong khuôn viên là đất Thánh, không thể bị vấy bẩn bởi máu và thi thể của các tội nhân được, đồi Sọ lại ở gần cửa tây của Thành Gierusalem.

17/ Dù đoạn đường đến nơi hành trình cũng tương đối ngắn, nhưng vì vai Chúa phải mang vác Thánh Giá nặng nề, còn thân xác thì yếu nhược từ trận đòn thù quá thô bạo. Vì thế quân dữ đã trưng dụng một người qua đường, đó là ông Simon người Kyrê-nê, để vác đỡ Thánh Giá cho Chúa.

18/ Khổ hình Thập Giá là sáng kiến của người Roma.  Đây là cái chết khủng khiếp và tàn bạo nhất, Roma chỉ dành kiểu hành hình này cho tầng lớp hạ lưu, là những người nô lệ hoặc ngoại bang .

19/ Sau khi đóng đinh Chúa, chúng đem áo quần ra rút thăm để chia phần. Theo luật Roma: áo quần của nạn nhân thuộc quyền của lý hình (chúng ta có thể đọc lại ở Thánh Vịnh 22, câu 19).

20/ Cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu, còn có 2 tên trộm cướp. Chúa Giêsu bị liệt vào những kẻ gian phi, điều này tăng thêm sự nhục nhã cho Chúa.

21/ Dưới chân đồi Sọ, có một con đường dẫn đến Gierusalem, chỗ hành hình này chính quyền nhắm đến lợi thế răn đe để cho khách bộ hành ngắm nhìn cảnh tượng các nạn nhân hấp hối trong đau đớn. Chính vì lý do này nên Thánh Ký đã ghi lại những lời thóa mạ của khách qua đường.

22/ Trên Thập Giá, Chúa Giêsu chịu nhục mạ của 3 loại người:

a) Người Do Thái đi qua đường , nhận ra Ngài.

b) Các thành viên trong hội đồng đến chứng kiến cuộc hành hình.

c) Sau cùng là của các tên gian phi.

Thánh Mattheo không nói về người trộm lành, chỉ mình Thánh Luca nói. Chúa Giêsu thật sự bị bỏ rơi trong tay kẻ thù của Ngài.

23/ Từ giờ thứ 6, bóng tối đã bao phủ cả mặt đất. Vào màu xuân ở đây, giữa trưa cũng có lúc bầu trời chợt trở nên u -tối như vậy. Đây là một dấu chỉ ẩn dụ -> nghĩa là sự kiện Chúa chết trên Thập Giá có mức độ ảnh hưởng toàn cầu .

24/ Các Sấm Ngôn của Gio-en và Sophoni-a ….loan báo rằng: Ngày chung thẩm có đi kèm những dấu chỉ trong vũ trụ như bóng tối, động đất,… Thì đây phải là ngày thịnh nộ. Thế nhưng vào giờ Chúa Giêsu chết thì theo mức độ nào đó là  giờ án đã xử rồi, nhưng thay vì như vậy thì lúc này chính là giờ Chúa thương xót, thứ tha.

25/ Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài lại bỏ con ? Đây là tiếng kêu tuyệt vọng trong Thánh Vịnh 22. Hôm nay Chúa cũng lập lại tiếng kêu của người công chính, bị người đời khinh bỉ , bách hại . Chúa Giêsu kêu lên như vậy sau khi nhận biết Chúa đã bị người đời bỏ rơi, Ngài cảm thấy cô quanh tuyệt mức, đến nỗi Chúa Cha cũng bỏ Ngài.

26/ Thánh Ký đã dùng tiếng Aram, là tiếng mẹ đẻ của Chúa Giêsu. Theo truyền thống Do Thái thì Eli-a phải trở lại để giới thiệu Đấng Messi-a cho các tín hữu. Lời đùa cợt này tuy dễ chịu nhưng mang một ác ý, vì ông này đã hấp hối sắp chết rồi mà con mong Eli-a đến để làm gì nữa.

27/ Lời cuối, Chúa Giêsu nói: Ta khát ! …..Chúng ta hãy đọc kỹ lời phàn nàn trong Thánh Vịnh 69, lời của người tôi trung (câu 20-22). Cuối cùng Chúa Giêsu vẫn nhiệt thành với sứ vụ của mình. Họ đưa dấm chua mật đắng, nhưng Chúa không uống, sau đó Chúa kêu lên một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.    **R

 

Giu-se Luca / Nhóm Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 2313
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  359
 Hôm qua:  3294
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11461071
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top