Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 3 THƯỜNG NIÊN - B / CHÚA CHỌN CÁC MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN  B 

ĐỀ TÀI: CHÚA CHỌN BỐN MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN.

 

 

 

 

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Mc 1,15

Halêluia. Halêluia. Chúa nói: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Mc 1,14-20

“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

14 Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

16 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. 17 Người bảo các ông: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” 18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.

19 Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. 20 Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.

       Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Câu chuyện về dân thành Ninivê như thế nào?
2/ Khi bắt đầu ra giảng dạy, Chúa Yesus kêu gọi như thế nào?
3/ Đặt tính của Chúa Yesus?
4/ Hình ảnh người Mục tử nhân lành rao sao?
5/ Điều kiện nào để nhận được ơn  tha thứ?
6/ Vì sao Phê-rô, Madalena, Anh trộm lành được Chúa tha tội ?
7/ Muốn được Chúa tha thứ chúng ta cần phải làm gì?
8/ Các Môn đệ đáp trả lời Chúa kêu gọi như thế nào?
9/ Tiêu chuẩn để Chúa lựa chọn các Tông đồ?
10/ Chúa Yesus đã nghĩ đến ai khi chọn các các Tông đồ?
11/ Vì sao các Tông đồ dám đi theo Chúa?
12/ Hôm nay đến phiên, chúng ta cần phải làm gì?
13/ Dân thành Ninive đã làm gì sau khi nghe lời tiên tri Yona cảnh báo?
14/ Thánh Augustino đã giải thích thêm về Lời Chúa kêu gọi đó như thế nào?
15/ Sự quan trọng từ việc cộng tác nhỏ bé của chúng ta.
16/ Vì sao người con phung phá được Cha mình tha thứ?
17/ Nước rửa tội xóa gì? Nước mắt thống hối xóa gì?
18/ Khi có ai kêu cầu Chúa, Chúa muốn chúng ta làm gì ?
19/ Cái chết trên thấp giá mang lại điều gì cho nhân loại ?
20/ Sám hối , cụ thể là gì? (Nhận ra / chừa bỏ / đổi mới )
21/ Muốn sám hối thì phải nhận ra mình tội lỗi , xấu xa ,là bước thứ nhất !
22/ Chừa bỏ thứ tội xấu xa ,ấy là bước thứ hai!
23/ Đổi mới đời sống là bước thứ ba!
24/ Đổi mới là từ bỏ ý của ma quỷ, từ bỏ ý riêng mình , chỉ chuyên thực thi ý Chúa.
25/ Năm mới ta cần quyết tâm sống như thế nào?

 

Bài 1: ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC THA THỨ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Câu chuyện về dân Thành Ninive: Trong chúng ta ai cũng nhớ câu chuyện này trong bài đọc I. Lúc bấy giờ Chúa phán với ông Yona: “Hãy chỗi dậy đi đến Ninive, kinh thành vĩ đại và công bố cho họ hay điều ta truyền cho ngươi”. Yona đi rảo ngang qua Thành và rao truyền rằng: Còn 40 ngày nữa thì Ninive sẽ bị tàn phá. Dân chúng tin lời Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay cho khắp Thành và tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều đã mặc áo thô, dặm. Chúa thấy rõ việc họ làm là từ bỏ con đường gian ác, thì tha và không trừng phạt họ nữa. Dân Ninive đã thực thi sứ điệp của Yona truyền dạy, đó là ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi và họ đã được Chúa tha thứ.

2/ Lời Chúa Yesus kêu gọi: Qua đoạn Tin Mừng, Chúa Yesus cũng kêu gọi chúng ta “Nước Thiên Chúa đã đến gần, cho nên hãy sám hối và tin vào Phúc Âm”.

3/ Đặc tính của Chúa Yesus: Chúa Yesus là Đấng thánh thiện, Ngài ghét bỏ tội lỗi, nhưng lại tỏ ra khoan dung và nhân từ đối với các tội nhân. Ngài sánh ví mình như một Mục Tử tốt lành trên con đường đi tìm con chiên lạc. Chúa Yesus rất ghét tội, nhưng Ngài lại rất yêu thương kẻ có tội mà có có lòng muốn ăn năn trở lại.

4/ Lý do người Mục Tử vui mừng: Khi người Mục Tử nhân lành đã tìm thấy được con chiên lạc, thì vui mừng vác nó lên vai và đem về nhà. Trái lại người Mục Tử giả mạo, những kẻ chăn chiên thuê, khi thấy sói dữ đến thì bỏ chạy, hoặc nếu có may mắn tìm thấy được chiên lạc thì đánh cho nó một trận và lôi cổ nó về. Chúa cũng sánh ví mình như người đàn bà đốt đèn tìm kiếm đồng bạc bị đánh rơi và khi đã tìm thấy thì bà mời chị em lối xóm đến để chia vui với mình.

5/ Điều kiện để được tha thứ: Thế nhưng nếu muốn được Chúa tha thứ, Ngài đòi hỏi chúng ta phải có một điều kiện đó là : Hãy sám hối những hành vi sai trái và mau mau trở về với Ngài. Phúc Âm đã kể lại câu chuyện chàng trai phung phá, trên bước đường truân chuyên, gian khổ, chàng ta đã hối hận, nên quyết tâm lên đường trở về để rồi cuối cùng chàng ta đã được người Cha tha thứ.

6/ Lý do để Phê-rô, Madalena, anh trộm lành được Chúa tha thứ: Sở dĩ Phê-rô được tha thứ và được đặt làm đầu giáo hội vì ông biết đấm ngực ăn năn về lỗi lầm của mình. Madalena được tha thứ vì biết sám hối, khóc than cho quãng đời còn lại của mình. Anh trộm lành cũng được tha thứ vì anh đã biết trở về với Chúa, cho dù cuộc đời anh đang ở vào những giây phút cuối cùng.

7/ Câu chuyện một đứa con biết sám hối: Có một chàng thanh niên, bất mãn chuyện gia đình nên đã bỏ nhà đi bụi. Sau đó anh đã hối hận và muốn trở về nhà, trong lòng anh luôn phân vân không biết ý cha mẹ có sẵn lòng tha thứ cho mình hay không? Sau đó chàng đã viết thư và nói: Nếu cha mẹ sẵn sàng tha thứ cho con thì ngày ấy hãy treo một tấm áo nơi cửa sổ trên lầu, nếu nhận thấy tín hiệu ấy, con sẽ trở về. Vào ngày giờ đã hẹn, anh thấy cha mẹ không những chỉ treo một tấm áo mà còn có biết bao nhiêu quần áo được treo lên để chứng tỏ là mọi người đang rất vui mừng đón nhận anh trở về.

8/ Tại sao chúng ta phải đáp trả sự tha thứ của Chúa? Từ những điều chúng ta vừa học hỏi, chia sẻ ở trên đây, Chúa muốn chúng ta đi tới một kết luận: Hãy mau sám hối, quay trở về cùng Chúa để được hưởng nhờ tình thương của Chúa bởi những tâm tình ăn năn sám hối như là một tấm vé, một thứ tiền để mua lấy ơn tha thứ.

9/ Cách đáp trả ơn Chúa kêu gọi của 4 Môn đệ tiên khởi: Đọc kỹ bài Phúc Âm, chúng ta thấy các Môn đệ đã mau mắn và quảng đại đáp trả lại lời mời gọi của Chúa Yesus, khi nghe tiếng Chúa gọi , lập tức các ông đã đứng dậy bỏ mọi sự, bỏ cha già, bỏ những người làm công ở lại mà đi theo Người.

10/ Cách đáp trả của Mattheu: Một lần khác, ở Capharnaum, Chúa Yesus đi ngang qua một bàn thu thuế, khi Chúa thấy Mattheu, Ngài liền nói: Hãy theo ta, lập tức Mattheu đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Yesus.

11/ Tiêu chuẩn chọn lựa của Chúa: Từ những hình ảnh cụ thể ấy, chúng ta thấy Chúa Yesus không lựa chọn những Môn đệ theo tiêu chuẩn người giàu sang, quyền thế, học cao hiểu rộng biết nhiều. Trái lại Chúa chỉ chọn những con người nghèo túng đơn sơ, dốt nát để làm Môn đệ cho Ngài. Chúa biết khả năng của các ông rất hạn hẹp, đồng thời Chúa cũng thấy lòng các ông rất quảng đại và nhiệt tình.

12/ Chúa thấy được những gì từ nơi các ông? Chính vì lòng quảng đại và nhiệt tình này nên Ngài bắt tay vào công việc giáo dục của ông. Tìm cách cắt nghĩa riêng để các ông thấu hiểu giáo lý của Tin Mừng, trao quyền và sai các ông đi thực tập truyền giáo để rồi cuối cùng Chúa ủy thác cho các ông cầm lái con thuyền của Giáo hội.

13/ Chúa Yesus đã nghĩ gì khi lựa chọn các Môn đệ? Khi lựa chọn các ông, Chúa đã nghĩ đến Giáo hội, nghĩ đến chúng ta và Chúa cũng muốn nói riêng với mỗi người trong chúng ta rằng: “Hãy theo ra, hãy giúp ta đi chinh phục kẻ khác”.

14/ Các Môn đệ đã hiểu gì về đường lối của Chúa Yesus? Lúc đầu có lẽ các ông chưa hiểu được sứ mạng của Chúa Yesus là gì, cũng như chưa biết con đường mà Chúa đang dẫn dắt các ông đi đâu . Tuy nhiên các ông đã sớm xác tín rằng: Chúa đang cần đến các ông, do đó các ông đã mau mắn đáp trả tiếng gọi ấy bằng cách từ bỏ ghe thuyền, chài lưới, cha già, nhà cửa, vợ, con, nghề nghiệp để đi theo Chúa.

15/ Hôm nay khi đến phiên chúng ta cần phải làm gì? Điều quan trọng và cần thiết nhất đó là chúng ta phải nhận ra tiếng Chúa gọi và nhất là phải mau mắn đáp trả. Chúa nói với chúng ta qua các biến cố, cũng như qua những người mà chúng ta có dịp tiếp xúc. Chúng ta có thể đáp lại tiếng Chúa kêu gọi bằng một đời sống đạo đức, thánh thiện. Chúng ta cũng có thể đáp lại bằng những hành động bác ái, yêu thương. Thật vậy, Chúa muốn chúng ta phục vụ Chúa qua những người anh em, như thế là chúng ta đã mau mắn đáp trả tiếng gọi /****

 

Bài 2: NHỜ ĐÂU TA ĐỔI MỚI ĐƯỢC TÂM HỒN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

16/ Nhờ vào đâu mà dân thành Ninivê sám hối? Trước lời cảnh báo của tiên tri Yona dân chúng đã ăn năn và từ bỏ con đường tội lỗi để rồi họ được hưởng lòng khoan dung nhân hậu của Chúa.

17/ Trước khi ra rao giảng, Chúa Yesus đã nói gì? Chúa kêu gọi “ Hãy sám hối và tin vào Phúc Âm”. Qua lời kêu gọi ngắn ngủi này, Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài trong chương trình cứu độ. Riêng về điều này, Thánh Augustinô có lần đã phát biểu: Để tạo dựng nên chúng ta Chúa không cần hỏi ý  kiến của ai, nhưng khi muốn cứu độ chúng ta , Ngài cần chúng ta đồng ý. Bởi vì, Ngài không thể cứu chúng ta nếu như chúng ta không muốn.

18/ Yếu tố quan trọng để cứu chúng ta: Vì thế, sự cộng tác của chúng ta tuy nhỏ bé, nhưng lại là một yếu tố quan trọng có tầm mức quyết định, cũng theo chiều hướng hiểu biết này. Chúa cho chúng ta thấy tâm tình sám hối ăn năn chính là sự cộng tác của chúng ta với ơn Chúa, đây cũng chính là thứ của cải thiêng liêng để chúng ta có thể dùng nó mà mua lấy ơn cứu chuộc  , là chính ơn tha thứ.

19/ Nhờ đâu người Cha đón nhận đứa con phung phá? Sở dĩ anh ta được người Cha đón nhận là vì sau khi vấp ngã, anh đã có can đảm chỗi dậy và trở về nhà Cha. Phêrô sở dĩ được Chúa Yesus tha thứ và được đặt làm đầu cai quản hội thánh là ông biết đấm ngực sau những lầm lỗi của mình. Madalena sở dĩ được Chúa tha thứ là vì nàng đã biết khóc than cho quãng đời nhơ nhớp của mình. Anh trộm lành trên thập giá sở dĩ được Chúa tha thứ là vì anh đã quyết tâm trở về cùng Chúa, mặc dù chỉ còn những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

20/ ý nghĩa của nước rửa tội và nước mắt sám hối: Nếu ngước rửa tội có thể xóa hết mọi dấu vết của tội nguyên tổ thì những giọt nước mắt ăn năn sám hối cũng chính là thứ nước có sức gội rửa mọi vết nhơ tội lỗi mà chúng ta đã trót phạm đến Chúa .

21/ Chúa làm hay ta làm? Một người túng nghèo kêu cầu Chúa và Chúa cần đến chúng ta để giúp đỡ, an ủi họ. Chúa muốn dùng bàn tay của chúng ta để xoa dịu những nỗi bất hạnh của kẻ khác. Cuộc sống của chúng ta là một sự nối tiếp công trình của Chúa. Cũng chính là sự hiện diện kéo dài đầy tình thương của Ngài cho đến tận cùng thời gian.

22/ Kho tàng ơn cứu độ của Chúa sẽ đến từ đâu? Chúa chết trên thập giá để lập nên kho tàng ơn cứu độ. Thế nhưng chúng ta phải biết đưa 2 bàn tay ra để đón nhận ơn ấy cho bản thân mình và cho cả những người chung quanh.

23/ Câu chuyện của một con người dám can đảm đổi mới cuộc sống: Anh Thảo Đàn, một trẻ của đường phố đã bỏ nhà đi bụi lang thang đầu đường xó chợ, sau đó anh vướng vào nghiện hút. Sau khi hiểu được tác hại của ma túy, anh đã quyết tâm đi cai nghiện với một ý chí cao độ, anh đã chừa bỏ được ma túy. Sau khi chừa được rồi, anh không chỉ hài lòng với việc mình là tự làm lại cuộc đời. Nhưng còn muốn dùng kinh nghiệm của bản thân để giúp đỡ các trẻ em đường phố khác. Với sự giúp đỡ của Nhà nước và của nhiều nhà hảo tâm, anh đã mở ra được một trung tâm quy tụ 200 trẻ em đường phố.

24/ Điều kiện để nhận được ơn sám hối: Tội lỗi như một cơn mê làm ta đắm đuối, không thể nhận biết thực trạng của linh hồn mình. Nếu muốn đổi mới, chúng ta cần phải tỉnh thức. Phải nhìn rõ sự thật về con người của mình. Thấy rõ sự xấu xa của tội lỗi, hiểu biết sự nguy hại của nó. Anh Thảo Đàn bừng tỉnh trong những lầm lỡ, nhận ra mình đang đứng trên bờ vực thẳm nên đã kịp dừng chân. Dân thành Ninive sau khi nghe Yona rao giảng, họ ý thức về tình trạng nguy ngập của thành nên đã chấm dứt kiểu sống trong tội lỗi .

25/ Chúng ta cần phải làm gì? Muốn biết rõ tình trạng tâm hồn, để nhận biết tội lỗi, ta cần phải siêng năng xét mình, xét mình giống như chiếu ngọn đèn pha vào tất cả mọi ngóc ngách của tâm hồn, phơi bày ra tất cả những gì là bí ẩn. Xét mình giống như dùng cuốc đào bới những tầng lớp sâu thẳm của tâm hồn mình để lộ ra những thói xấu xa tội lỗi mà ta đã bị thời gian, sự vô tình, sự quên lãng, đã vùi lấp, đã chôn sâu.

26/ Sám hối là bước thứ hai: Khi đã nhận ra sự xấu xa của tội, chúng ta phải tiến tới bước tích cực thứ hai: Đó là sám hối. Nhận ra tội giống như nhìn thấy bên trong một căn nhà đầy rác rưởi, bẩn thỉu. Sám hối là bắt tay vào dọn sạch sẽ. Sám hối như dòng nước gội rửa linh hồn. Sám hối như chiếc dao mổ của bác sĩ, cắt bỏ những ung nhọt đang nuôi dưỡng mầm bệnh. Sám hối càng mãnh liệt thì tội lỗi càng lùi xa. Sám hối càng sâu xa thì linh hồn càng mau chóng hồi sinh,

27/ Sau đó là đổi mới cuộc đời: Ai biết sám hối chân thành, người đó dám nghĩ đến việc đổi mới cuộc đời: Sám hối là đoạn tuyệt với con đường cũ, để bước vào con đường mới. Một tâm hồn sám hối không những chỉ muốn sửa chữa lại những lỗi lầm của quá khứ mà còn quyết tâm xây dựng một tương lai sạch đẹp hơn, ích lợi hơn.

28/ Con đường mới thì có thứ gì mới? Con đường mới là con đường theo Thánh ý Chúa, là con đường dẫn ta đi trong tình yêu Chúa và yêu mến anh em. Tình yêu mến ấy làm cho đời sống của ta có ý nghĩa và càng trở nên phong phú hơn, vì nó sẽ đem lại nhiều kết quả thiêng liêng. Khi bước trên con đường mới, ta sẽ đón nhận Nước Chúa đang đến. Bước đi trên con đường mới, ta sẽ góp phần vào việc đem nước Chúa cho anh em.

29/ Điều kiện để đổi mới tâm hồn: Đầu năm mới, ai cũng ước mong mọi sự được mới mẻ, không gì đẹp đẽ hơn là một tâm hồn đã đổi mới, muốn đổi mới ta hãy nhận ra tội lỗi và thật lòng ăn năn sám hối. Với ơn Chúa trợ giúp và với quyết tâm đổi mới, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều việc cần làm, với những việc do Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ta sẽ vui mừng bước vào năm mới với một tâm hồn đã đổi mới!    Vui thay.*****

 

Bài 3: VẤT VẢ VÌ ĐỔI MỚI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

31/ Chúng ta đã làm gì với Lời Chúa? Khi chúng ta coi trọng lời Chúa thì thế nào Lời Ngài cũng thay đổi cuộc đời chúng ta. Chúng ta là những kẻ tin rằng Thiên Chúa vẫn luôn ngỏ lời với nhân loại và Ngài vẫn tiếp tục ngỏ lời với chúng ta bằng nhiều cách: Một biến cố, một cơn bạo bệnh, một cái chết của người thân, một đứa con ra đời, một thất bại, một thành công… Như thế có biết bao sứ điệp Thiên Chúa muốn gửi đến để chúng ta nhận ra!.

32/ Chúng ta cần trân trọng đối với Lời Chúa: Lời Thiên Chúa trong Thánh kinh đã được ghi chép cẩn thận, luôn mang tính thời sự. Lời này đã được loan báo và được giải thích cho chúng ta mỗi chúa nhật. Cho nên bất cứ lúc nào ta cũng có thể đọc, học, suy gẫm và đào sâu. Lời Chúa như suối nguồn, đang ở trong tầm tay , chúng ta cần đến đó để giải khát.

33/ Chúng ta phải yêu mến Lời Chúa đến mức nào? Chúa muốn biết chúng ta đã làm gì với lời Ngài, vì đọc và nghe không thôi thì chưa đủ, còn phải biết đem ra thực hành nữa. Biết Lời Chúa như thế còn chưa đủ mà còn phải để Lời Chúa hướng dẫn đời mình nữa.

34/ Sự khôn ngoan của Dân thành Ninivê như thế nào? Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay như một thách thức. Dân chúng trong thành phố này có thể giả điếc làm ngơ và tự nhủ rằng: Ông Yona này có thể chỉ là một tiên tri giả mà thôi hoặc chỉ là một gã mộng du, bất thường. Trái lại, họ đã rất khôn ngoan khi tin rằng: Người này nói là nhân danh Thiên Chúa, là ông nói Lời Thiên Chúa cho nên họ đã đáp lại lời rao giảng của ông. Họ đã ăn chay thay đổi đời sống, như vậy họ đã khiến cho Thiên Chúa từ bỏ lời đe dọa và hình phạt trên họ.

35/ Cách nghe Lời Chúa của Dân Thành Ninivê: Việc họ trân trọng Lời Chúa khiến cho họ thay đổi cuộc sống, đối với họ không chỉ kính cẩn, chăm chú lắng nghe Lời Chúa ,hay chỉ suy ngẫm Lời Chúa mà thôi. Mà còn phải hành động theo những đòi hỏi của Lời Chúa nữa, những đòi hỏi này cũng thật  thật gắt gao.

36/ Cách đáp trả của các tông đồ khi nghe tiếng Chúa gọi: Trước lời mời gọi của Chúa Yesus, các tông đồ đã đáp trả bằng cách biến đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Ngay tức khắc họ bỏ nghề nghiệp, bỏ chài lưới để đi theo Chúa Yesus. Yacôbê và Yoan cũng làm như vậy, họ bỏ cha mình và những người làm công lại trong thuyền và họ đi theo Chúa.

37/ Thực thi Lời Chúa có phải là điều vất vả? Chúng ta đọc bài Tin Mừng này giống như đọc một câu chuyện thần tiên, trong đó các anh hùng có thể giải quyết được mọi sự mà không cần chút cố gắng nào! Đối với 4 tông đồ này và với dân thành Ninivê việc quyết định và trân trọng lời mời gọi của Thiên Chúa là điều thật vất vả, bởi vì quyết định ấy đòi hỏi phải thay đổi toàn bộ cuộc sống.

38/ Giữ đạo bao nhiêu năm nay, chúng ta đã làm được gì? Nếu ta không biết trân trọng Lời Chúa thì ta không thể thay đổi được gì trong cuộc sống của mình. Đây chính là sứ điệp mà Chúa muốn gởi tới hôm nay. Về điểm này, chúng ta có thể tự hỏi cụ thể: Chúng ta đã làm được gì với Lời Chúa mà chúng ta đã luôn nghe từ chúa nhật này đến chúa nhật khác? Chính xác hơn, chúng ta hãy kể ra những lần chúng ta đã thay đổi được điều gì đó trong cuộc sống của mình với chỉ vài Lời Chúa mà ta đã nghe hay không?

39/ Thánh Phaolô đã dạy Giáo đoàn Corinthô  thế nào? Không phải là ngày mai mà ngay hôm nay, chúng ta phải loại bỏ đi những giả tạo vô ích trong cuộc sống và phải tập trung vào một việc chính yếu như các môn đệ tiên khởi, như dân thành Ninivê đã làm.

40/ Chúng ta cần một ơn gì để hành động? Đó là một ơn đặc biệt, ơn này không thiếu cho chúng ta đâu, Thiên Chúa hôm nay cũng không quảng đại ít hơn hôm qua đâu! Vì vậy chúng ta hãy nài xin Chúa ban cho ta ơn biết nghe, hiểu Lời Chúa, mà còn phải đem ra thực hành nữa. Vì không phải kẻ nói: Lạy Chúa! Lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu, nhưng chỉ những kẻ thực thi ý Cha trên trời (Mt 7,21).

41/ Tiên tri Yona cứng đầu: Hầu hết mọi người đều nghe điểm phụ trong câu chuyện Yona bị con cá voi nuốt. Điểm chính của câu chuyện thì không ai muốn biết , hoặc nghe nhắc tới, nên mọi người thường lãng quên. Nên đa số chúng ta không biết, không nhớ vì duyên cớ nào mà Ngài lại bị lâm vào tình trạng này. Thiên Chúa kêu gọi Yona làm tiên tri cho Ngài và phải đến rao giảng cho dân thành Ninivê. Nhưng Yona không đơn giản là một tiên tri dễ bảo như các tiên tri Isaia, Giêrêmia, Amos… Ngài đã tìm cách chống lại những ước muốn của Thiên Chúa. Lý do của ông là dân Ninivê không phải là dân Do Thái, họ là kẻ thù của dân Do Thái. Yona sợ rằng: Những người dân Ninivê sẽ nghe lời rao giảng của ông, ăn năn thống hối và sẽ trở nên những con người có ơn nghĩa với Thiên Chúa. Đó là điều mà ông không muốn xảy ra, lời yêu cầu Yona rao giảng cho Dân thành Ninivê giống như là yêu cầu cầu thủ đá bóng vào lưới nhà, một điều mà Yona không hề mong muốn chút nào.

42/ Yona trốn chạy Thiên Chúa: Ông ta leo đại lên một chiếc thuyền, nhưng liền sau đó thuyền này lâm vào một cơn bão tố đe dọa cuộc sống của mọi người trên thuyền. Khi ấy, những người thủy thủ kết luận rằng: Yona chính là vấn đề nên họ đã đề xuất: Liệng ông ra khỏi thuyền. Ông liền bị một con cá khổng lồ nuốt vào bụng.

43/ Yona là con người ích kỷ: Khi Yona cố gắng chạy trốn khỏi Thiên Chúa thì Chúa ra lệnh cho cá nhả Yona vào bãi biển. Ý Thiên Chúa muốn nói với Yona rằng: Bây giờ anh phải vui lòng đi rao  giảng cho người dân thành Ninivê biết việc gì sắp xảy ra. Ở sách Yona có tiềm ẩn những bài học quan trọng để giáo huấn chúng ta. Yona đại diện cho những con người nhỏ mọn, ích kỷ. Là loại người không muốn chia sẻ bất cứ thứ gì cho người khác. Ngay cả với Thiên Chúa nữa, ông là biểu tượng cho những con người tham lam, thích oán ghét người khác, từ chối sự hòa giải với kẻ thù của mình cho dù ông vẫn trông đợi Thiên Chúa sẽ tha thứ tội lỗi cho ông, Ông là loại người cố tình không muốn hiểu biết và nghe lời Thiên Chúa.

44/ So sánh giữa Thiên Chúa với chúng ta: Thiên Chúa thì lớn lao rộng lượng vĩ đại còn chúng ta có khuynh hướng nhỏ mọn, ti tiện. Thiên Chúa luôn tha thứ, còn chúng ta luôn có khuynh hướng từ chối những kẻ làm tổn thương chúng ta. Thiên Chúa quảng đại, còn chúng ta thì ích kỷ.

45/ Tình yêu của Thiên Chúa bao la thế nào? Thiên Chúa thì rất khác biệt với Yona và với chúng ta. Chúa đã giang rộng cánh tay trên thánh giá, Ngài đã làm như vậy để âu yếm mọi người ở mọi thời đại và mọi nơi. Ngài giang cánh tay rộng đó là Ngài muốn vươn xa ra bao nhiêu để không còn một người nào có thể bị loại trừ khỏi tình yêu giao hòa của Người.

46/ Lý do Chúa chọn các môn đệ: Trước khi Người thực thi hy tế chính mình trên thập giá để cứu độ chúng ta. Chúa Yesus muốn bảo đảm sứ vụ của Người được mãi tiếp tục trên mặt đất này, sau cái chết và sự phục sinh của Người. Cho nên ngay sau khi bắt đầu đời sống công khai, Chúa đã chọn các tông đồ. Các ông chính là những hạt nhân chung quanh Ngài và sau đó họ sẽ hình thành Giáo hội của Ngài. Họ sẽ trở thành những người đánh cá linh hồn với một cái lưới thật lớn lao.

47/ Tính cách phổ quát của Giáo hội: Chúng ta có Giáo hội công giáo bởi vì Giáo hội chung cho hoàn vũ. Giáo hội đó có khuynh hướng tồn tại qua mọi thời cho đến khi Chúa Yesus trở lại trong vinh quang. Giáo hội mang tên Công giáo có ý nghĩa là không có ai bị loại trừ. Mặc dù Giáo Hội đặt trung tâm tại Yêrusalem, nhưng không phải thuộc về người Do Thái. Mặc dù Giáo hội đặt trung tâm tại Roma, nhưng lại không phải của ngưới Ý. Giáo hội được trải rộng ra chính yếu là do bởi người Châu Âu, nhưng Giáo hội không thuộc về người Châu Âu. Giáo hội là Công Giáo hoàn vũ.

48/ Tóm lược bài học hôm nay: Tất cả những người công giáo đích thực hôm nay thì không được đóng kín trái tim mình với những người khác như Yona. Đúng hơn là chúng ta phải trở nên giống như Đức Kitô giang rộng 2 cánh tay, vươn tay tới họ để Chúa Yesus có thể âu yếm hết mọi người.****

 

TÓM Ý

1/ Câu chuyện về Dân thành Ninivê như thế nào? Lúc bấy giờ Chúa bảo tiên tri Yona đi báo với Dân thành Ninivê : Còn 40 ngày nữa thì Ninivê sẽ bị tàn phá. Dân chúng đã nghe Lời Thiên Chúa, công bố lệnh ăn chay cho khắp thành, tất cả mọi người già trẻ lớn bé, đều phải mặc áo thô dặm. Chúa thấy rõ họ đã bỏ đường gian ác nên Chúa đã tha phạt.

2/ Thời Chúa Yesus, Chúa kêu gọi: Nước Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin và Tin Mừng.

3/ Chúa Yesus là Đấng thánh thiện tuyệt vời, Ngài chê ghét tội lỗi nhưng lại rất yêu thương kẻ có tội, nhất là những kẻ ăn năn trở lại. Chúa không muốn ai phải chết, nên Chúa đã chết thay cho họ được sống.

4/ Người mục tử nhân lành khi tìm được con chiên lạc thì vui mừng vác nó lên vai và mang về nhà. Mục tử giả mạo khi thấy sói dữ thì bỏ chạy mặc cho đàn chiên chịu tan tác, khốn khó.

5/ Muốn được tha thứ, điều kiện là phải biết ăn năn sám hối. Mau mau quay về với Chúa câu chuyện chàng trai phung phá là một ví dụ điển hình.

6/ Phêrô, Madalena, anh trộm lành cũng được Chúa tha thứ khi biết sám hối quay về.

7/ Câu chuyện của đứa con trai muốn quay về, bèn xin mẹ mình một dấu hiệu tha thứ.

8/ Chúng ta phải mau mắn đáp trả lại lời kêu gọi của Chúa vì sám hối như một tấm vé để mua lấy ơn tha thứ của Thiên Chúa.

9/ Các môn đệ được kêu gọi, các ông đã mau mắn đáp trả. Khi nghe tiếp Chúa gọi, lập tức các ông đứng dậy, bỏ mọi sự, bỏ nhà cửa, cha mẹ mà đi theo Chúa.

10/ Chúng ta thấy Chúa Yesus chọn lựa không theo tiêu chuẩn giàu sang, quyền thế, học cao, biết nhiều. Tóm lại, Chúa chỉ chọn người nghèo hèn, đơn sơ, dốt nát để làm môn đệ cho Chúa. Chúa cũng biết sự hạn hẹp của các ông nhưng đồng thời Chúa cũng thấy tấm lòng quảng đại nhiệt tình của các ông nữa.

11/ Khi nhìn thấy sự quảng đại nhiệt tình của các ông nên Chúa đã bắt tay vào việc giáo dục, cho các ông đi thực tập để rồi cuối cùng Chúa cho các ông cầm  lái con thuyền giáo hội.

12/ Khi chọn lựa các môn đệ là Chúa đã nghĩ đến thân phận của chúng ta hôm nay và Chúa cũng muốn nói riêng với mọi người rằng : Hãy theo ta, hãy giúp ta chinh phục mọi người .

13/ Tuy các ông chưa hiểu rõ đường lối và ý định của Thiên Chúa nhưng các ông  thấy Chúa rất cần các ông. Do đó, các ông đã mau mắn từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa.

14/ Hôm nay, khi đến phiên, điều cần nhất là chúng ta phải nhận ra tiếng gọi của Chúa. Chúng ta phải mau mắn đáp trả, chúng ta đáp trả bằng cách sống đời đạo đức thánh thiện, bằng các hành động bác ái, yêu thương. Chúa muốn chúng ta phục vụ Chúa qua các người anh em.

15/ Trước lời cảnh báo của Yona, dân thành Ninivê đã tin và mau mắn từ bỏ con đường tội lỗi nên đã được Thiên Chúa tha thứ. Ở đây họ đã nhận ra lòng từ bi nhân hậu của Chúa.

16/ Trước khi rao giảng Tin mừng, Chúa Yesus đã kêu gọi: Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Điều này Thánh Augustinô đã giải thích rằng : Để tạo dựng nên chúng ta, Chúa không hề hỏi ý kiến ai . Nhưng muốn cứu chúng ta, Chúa cần chúng ta đồng ý, Chúa không hề ép buộc nếu chúng ta không muốn. Đây quả là 1 ơn cao quý nhưng lại cực kỳ nguy hiểm .

17/ Sự cộng tác của chúng ta tuy nhỏ bé nhưng lại mang tầm vóc quyết định. Cũng theo chiều hướng này, tâm tình sám hối ăn năn chính là sự cộng tác của ta với ơn Chúa. Đây chính là tấm vé thông hành giúp chúng ta đạt được ơn cứu độ.

18/ Sở dĩ người con phung phá được người cha tha thứ, chấp nhận vì sau khi vấp ngã anh đã mau mắn chỗi dậy và quay về, Phê rô đã sám hối để rồi được Chúa đặt lên cai quản Hội Thánh. Anh trộm nhân lành được tha thứ vì anh quyết tâm trở về cho dù đã quá muộn.

19/ Nước rửa tội có thể xóa hết mọi vết nhơ của tội nguyên tổ, những giọt nước mắt sám hối có sức gội rửa những tội chúng ta trót phạm trong đời .

20/ Khi một người nghèo kêu cầu Chúa, nhưng Chúa lại cần đến chúng ta giúp đỡ, an ủi họ. Chúa muốn dùng bàn tay của ta để xoa dịu những nỗi bất hạnh của kẻ khác. Cuộc sống của chúng ta là sự hiện diện của Chúa và cũng là để kéo dài tình thương của Chúa ra khắp mọi nơi.

21/ Cái chết trên thập giá của Chúa đã lập nên kho tàng ơn cứu độ, nhưng chúng ta phải biết đưa đôi tay ra đón lấy ơn ấy cho mình và cho những người chung quanh.

22/ Một người sám hối là người chẳng những quyết tâm làm lại cuộc đời mình, mà còn muốn dùng chính kinh nghiệm sống của bản thân để giúp đỡ kẻ khác .

23/ Ta cần tỉnh thức nhận ra lỗi lầm của mình và quyết tâm đổi mới đời sống. Chúng ta cần tỉnh thức, phải nhìn rõ sự xấu xa của bản thân mình và nhận ra sự xấu xa nguy hiểm của tội để mà sửa đổi, mà quay về.

24/ Muốn biết bản thân mình tốt- xấu, đúng- sai, chúng ta cần thường xuyên xét mình/ xét mình giống như rọi đèn pha vào mọi ngóc ngách của tâm hồn, phơi bày ra tất cả những bí ẩn. Xét mình là đào bới những lớp sâu thẳm của tâm hồn để lộ ra những xấu xa tội lỗi còn đang ẩn nấp.

25/ Nhận ra tội lỗi xấu xa là bước đầu, sám hối là bước thứ hai. Chừa bỏ những tính mê tật xấu. Sau đó mới là đổi mới cuộc đời, chúng ta phải đoạn tuyệt con đường cũ để bước vào con đường mới và quyết tâm xây dựng một tương lai sạch, đẹp hơn.

26/ Con đường mới là con đường làm theo Thánh ý Chúa, là con đường ta đi trong tình yêu Chúa và thương yêu anh em. Tình yêu đó làm cho đời sống của ta thêm ý nghĩa hơn khi ta góp phần vào việc đem Chúa đến cho anh em.

27/ Đầu năm mới, hãy thật lòng ăn năn sám hối, nhận ra những lỗi lầm, quyết tâm đổi mới ta sẽ nhận ra những việc cần làm. Nhờ ơn Chúa hướng dẫn, ta sẽ bước vào năm mới với một tâm hồn đổi mới tích cực hơn /***

 Yuse Luca Trương Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2021
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  2144
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11451743
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top