Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm Hiểu Tin Mừng CN I TN B / LỄ HIỂN LINH / THIÊN CHÚA TỎ MÌNH RA CHO DÂN NGOẠI / GIU SE LUCA

CN I TN B / LỄ CHÚA HIỂN LINH  

ĐỀ TÀI: THIÊN CHÚA TỎ MÌNH CHO DÂN NGOẠI.

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Mt 2,2

Halêluia. Halêluia. Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Mt 2, 1-12

“Từ phương Đông chúng tôi đến bái lạy Người.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu:

1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, 2 và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” 3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. 4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. 5 Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 6 Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời.”

7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật với các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. 8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.” 9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. 10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. 11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. 12 Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ sở mình.

       Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP CHO MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG:

1/ Hãy so sánh tâm tình giữa các Kinh Sư, Thượng tế và các đạo sĩ?

2/ Làm sao ta có thể gặp được Chúa Hài Nhi?

3/ Động lực nào khiến Vua Hê-rô-đê muốn giết Hài Nhi?

4/ Bản chất của các Kinh Sư và Thượng Tế?

5/ Trong bài Tin Mừng, có mấy loại người muốn đón Chúa?

6/ Các đạo sĩ (chiêm tinh gia) là ai?

7/ Thái độ của các đạo sĩ?

8/ Khi gặp thử thách, các đạo sĩ đã làm gì?

9/ Lỗi của các Thượng tế và Kinh sư.

10/ lỗi thường gặp của người Ki-tô hữu?

11/ Người khôn theo cách nói của Chúa Yesus.

12/ Hãy áp dụng Dụ ngôn “Người gieo giống” vào các Kinh sư, vào chúng ta.

13/ Ý Chúa dạy qua bài Tin Mừng là gì?

14/ Sự nguy hại của tính tự mãn.

15/ Thánh Phao-lô dạy gì về điều này?

16/ Quan niệm của Giáo hội về các đạo sĩ.

17/ Đừng ỷ lại mình là đạo “dòng”.

18/ Ý nghĩa của những phương tiện giúp ta tìm được Chúa.

19/ Vì sao Hê-rô-đê tỏ ra lo lắng sợ hãi?

20/ Thế nào là kẻ chăn chiên thuê?

21/ Vì sao Hê-rô-đê coi Chúa Hài nhi như kẻ thù?

22/ Thiên Chúa dùng những phương tiện nào để Mạc khải chính mình?

23/ Tại sao Thiên Chúa ban ơn cho nhân loại mà còn phải dùng đến kế hoạch?

24/ Tại sao Thiên Chúa không dùng quyền năng để cứu độ? 

25/ Chúa Yesus đã làm gì và chúng ta cần phải làm gì? 

 

Bài 1: BÍ QUYẾT ĐỂ GẶP ĐƯỢC CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Hãy so sánh giữa các Thượng tế và các Chiêm Tinh gia: Các thượng tế và kinh sư Do Thái biết rõ Đấng cứu thế sẽ sinh ra ở đâu. Nhưng họ lại không thèm đi tìm, các Chiêm Tinh gia thì ở mãi tận đâu đâu. Họ phải nhờ đến các thượng tế và kinh sư Do Thái chỉ cho thì mới gặp được Chúa. Đây quả là điều nghịch lý.

2/ Làm sao ta có thể gặp được Chúa? Qua bài Tin Mừng, ta có thể rút kinh nghiệm :không cần phải có Tôn giáo chân chính (đạo dòng), nhưng chỉ cần có thiện chí và lòng quyết tâm đi tìm thì sẽ gặp được Ngài.****

3/ Động lực nào khiến Vua Hêrôđê muốn giết Hài Nhi?: Cho dù ông biết Hài Nhi ấy là người của Thiên Chúa. Nhưng vì sợ người khác tranh giành quyền lực, cộng với thái độ mặc kệ của bọn kinh sư nên vua Hêrôđê đã mạnh dạn bày tỏ thái độ độc ác của mình.

4/ Bản chất của các Kinh Sư Và Thượng Tế: Tuy trong lòng họ vẫn có ý mong chờ Đấng cứu thế, nhưng trong nhãn quan của họ thì Chúa Yesus không thích hợp với ý thích của họ chút nào. Hơn nữa theo ý họ thì Đấng cứu thế không thể sinh ra tại Nazarét.

5/ Bài Tin Mừng cho ta thấy có mấy loại người ra đón Chúa?: Có 3 thái độ tượng trưng cho 3 hạng người khác nhau : Bài Tin Mừng lần lượt trình bày 3 khuôn mặt : Các Chiêm Tinh gia, Kinh Sư và Biệt Phái. Sau cùng là Vua Hêrôđê.

6/ Chiêm Tinh gia là ai? : Bài Tin Mừng nói đến Chiêm Tinh gia như là những đạo sĩ dân ngoại, họ không phải là người Do Thái. Họ đại diện cho các dân tộc khác trên thế giới đến để thờ lạy Chúa Yesus là Đấng trong tương lai vĩnh cửu sẽ là Vua của muôn vua.

7/ Thái độ của Chiêm Tinh gia là gì ? : Là thái độ của những con người khắc khoải tìm kiếm Chúa và ước mong Chúa sẽ mang đến chân lý và tình thương. Chính vì họ quyết tâm lên đường và ra công tìm kiếm mà họ đã gặp. Đúng như lời Chúa Yesus nói : Ai xin thì sẽ được, tìm thì sẽ thấy … (Mt 7,8).

8/ Khi gặp thử thách, các Chiêm Tinh gia đã làm gì ? : Khi ngôi sao biến mất, việc tìm kiếm Chúa gặp thử thách, họ không nản chí bỏ cuộc, mà vẫn tiếp tục tìm kiếm vì họ đã quyết tâm và đã hết lòng / Các ngươi tìm Ta thì các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi hết lòng tìm kiếm Ta  (Gr 29,13).

9/ Ai là kẻ chính đạo?: Các Thượng Tế và Kinh Sư Do Thái là những người học cao hiểu rộng, thông thái. Họ hiểu biết kinh thánh/ họ thông thạo lề luật/ họ giỏi lẽ đạo Tôn giáo do Thiên Chúa thiết lập. Vì thế họ đại diện cho những người chính đạo. Họ là những người rao giảng và bảo vệ chân lý của Thiên Chúa.

10/ Họ đã dùng sự hiểu biết của mình để làm gì?: Họ biết để mà biết, để mà dạy người khác, để mà tự hào về sự hiểu biết của mình. Chứ không phải để đem áp dụng vào đời sống, cũng không phải để đem ra thực hành. Vì thế sự hiểu biết của họ sẽ trở nên vô ích, sẽ nên hình phạt cho chính họ.

11/ Cái biết của người Kitô hữu thì sao?: Rất nhiều Kitô hữu hiểu biết sâu xa về Thiên Chúa, về chân lý. Nhưng họ biết chỉ để biết, để khoe, để giảng chứ không phải để thực hành. Họ không chịu áp dụng vào đời sống thực tế. Vì thế, cái biết đó không thể đem lại ơn cứu rỗi cho họ.

12/ Người khôn theo cách nói của Chúa Yesus : Chúa Yesus nói: « Ai nghe lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá. Còn ai nghe lời Thầy nói đây mà chẳng đem ra thực hành thì ví như người ngu dại xây nhà trên cát(Mt7,24-26)

13/ ý nghĩa của dụ ngôn người gieo giống : (Lc 8,11-15) cho ta thấy những người nhận được Lời Thiên Chúa mà không đem áp dụng vào đời sống thực tế thì cũng giống như hạt giống rơi vào những mảnh đất vệ đường, đá sỏi, bụi gai  , Khiến cho Lời Thiên Chúa không phát triển được. Còn những ai đem Lời Chúa ra thực hành, giống như Lời Chúa gặp mảnh đất màu mỡ, sinh hoa kết trái.

14/ Bài học quý giá qua đoạn Tin Mừng: Những người tự cho rằng : Mình nắm được ý Thiên Chúa và chân lý, công lý và tình thương trong tay, đồng thời họ ngủ say và an tâm trong sự lầm tưởng ấy thì họ sẽ chẳng bao giờ gặp được Chúa. Bởi vì chân lý của Chúa là một thực tại sống động cho nên không thể tìm một lần mà được mãi mãi, cho nên muốn gặp được Chúa ta phải không ngừng tìm kiếm và phải bền đỗ đến cùng, phải cố gắng trong mọi thời điểm. Tóm lại rằng : Ta phải nỗ lực tìm kiếm mãi mãi và đừng bao giờ để cho thứ quý giá ấy vượt khỏi tầm tay của ta.

15/ Nguy hại của sự tự mãn: Những ai dù đang theo chính đạo, hay tự mãn về đạo của mình, tưởng rằng mình đang nắm được chân lý trong tay, nhưng thực tế họ đã không sống đạo của mình, lại còn lên mặt khinh chê người khác, thì họ đã trở thành kẻ tự lừa dối chính mình

(Gc 1,22).

16/ Thánh Phaolô dạy gì về lãnh vực này?: Ngài nói : Những ai chỉ biết rao giảng lời Chúa cho người khác, còn chính bản thân lại không thèm áp dụng. Hãy lo ngại cho chính số phận của mình như Thánh Phaolô từng nói : Tôi phải bắt chính thân thể tôi chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, thì chính tôi lại bị loại bỏ (1 Cor 9,27).

17/ Giáo hội quan niệm thế nào về các nhà Chiêm Tinh? Giáo Hội coi các vị này là đại diện cho dân ngoại ,đại diện cho các dân tộc khác . Điều này cho thấy rằng : Dù họ là ngoại giáo hay không có Tôn Giáo chân chính, nhưng nếu người ta thật sự nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa thì họ sẽ gặp được Ngài.

18/ Còn những người có Tôn giáo chân chính thì thế nào?: Họ ỷ lại mình hiểu biết nhiều rồi lại thờ ơ với việc tìm kiếm Chúa và việc thực thi chân lý và tình thương, thì người ấy sẽ chẳng gặp được Ngài. Tôn Giáo chân chính giống như chiếc xe hơi tốt, chiếc tàu thủy to. Có thể giúp ta đi đến nơi cần đến cách an toàn nhanh chóng và bảo đảm. Còn các tôn giáo khác như những loại xe hơi nhỏ hơn, kém hơn, chưa biết có đưa họ tới nơi hay không nếu họ thiếu quyết tâm, thiếu thiện chí. ****

 

Bài 2: KẾ HOẠCH BAN TẶNG ÂN SỦNG CỦA THIÊN CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

 19/ Yếu tố nào giúp ta có thể gặp được Chúa?: Dù đi xe, đi tàu, hay đi bộ. Nếu muốn đi đến nơi thì phải có ý chí quyết tâm. Dù đi bộ nhưng quyết tâm thì chắc chắn sẽ đến nơi, còn có xe tốt, máy móc có bảo đảm đến đâu mà bản thân lại không quyết tâm thì cũng chẳng đến nơi được. Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng sự tự do và quyết định của con người.

20/ Vì sao Hêrôđê sợ hãi?: Ta thấy Hêrôđê có nỗi sợ hãi khi nghe các nhà Chiêm Tinh cho biết : Vua dân Do Thái mới sinh ra. Ông sợ Hài Nhi mới sinh ấy sẽ lật đổ vương quyền của ông. Dù biết Hài Nhi ấy đến từ Thiên Chúa, ông vẫn cứ quyết tâm trừ khử. Tật tham quyền cố vị vẫn luôn có trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội, tật này làm cho con người mất hết lương tri. Sẵn sàng gây lên tội ác hoặc ít ra cứ lẳng lặng để cho sự ác phát triển.

21/ Tội ác của Vua Hêrôđê: Vì Hêrôđê tham quyền cố vị nên ông quyết tâm tìm giết con trẻ  Yesus bằng cách sai người sát hại tất cả trẻ em từ 2 tuổi trở xuống ở thành Bêlem và các vùng lân cận (Mt 2,16).

22/ Tội đồng lõa của các Kinh Sư: Tin Mừng không hề đề cập đến thái độ của các Thượng tế và Kinh Sư trước tội ác của Hêrôđê. Sự hiểu biết của họ về việc Chúa cứu thế mới sinh ra chỉ là thứ hiểu biết để mà biết, để mà rao giảng chứ không phải để giúp họ lo lắng cho sinh mạng của Đấng cứu thế. Đối với họ: Sinh mạng của Đấng cứu thế chẳng là gì cả, chuyện quan trọng là làm sao họ có thể giữ vững chiếc ghế họ đang ngồi trong Hội đồng Do Thái giáo.

23/ Tư cách của kẻ chăn chiên thuê: Theo họ, lên tiếng làm gì cho liên lụy đến bản thân, cho mất quan hệ tốt đẹp với các nhà cầm quyền, hãy im lặng cho qua đi , bất kể tốt xấu. Đó không phải là thái độ của ngôn sứ hay mục tử đích thực. Nếu họ sẵn sàng bỏ chiên mà chạy khi thấy sói đến (Yn 10,12). Thì họ cũng sẵn sàng bỏ mặc Đấng cứu thế mà họ rao giảng, cho dù tính mạng Ngài có bị đe dọa.

24/ Hãy so sánh Vua Hêrôđê và 3 nhà đạo sĩ: Hêrôđê xem Chúa Yesus như kẻ thù địch. Sợ Chúa lớn lên sẽ chiếm ngôi, lật đổ ngai vàng của mình, nên ông mới có thái độ hận thù như vậy. Vua Hêrôđê đã không nhận ra ơn soi sáng của Chúa Thánh thần để mà nhận ra các dấu chỉ hầu đi tìm và gặp Vua Yesus để chiêm thờ, bái lạy. Còn ba nhà đạo sĩ phương đông, dám ra khỏi những lâu đài tiện nghi, từ bỏ chốn cung vàng mà họ đang vui sướng  thừa hưởng, để ra đi theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần , là đi theo ánh sao để tìm gặp Vua hài nhi Yesus.

25/ Thái độ của các đạo sĩ sau khi đã tìm gặp Chúa: Chúa đã đồng hóa mình với những con người nghèo khó, lầm than, Chúa nói: Mỗi lần các ngươi cho một người đói ăn …..là các ngươi làm cho chính Ta. Chúa vẫn thường tỏ mình ra dưới hình hài của những kẻ khốn khó, đói nghèo. Chúa vẫn luôn mạc khải mình dưới những hình hài khác nhau.

26/ Con người có cách nào để nhận ra Chúa? Chúa vẫn luôn tiếp tục mạc khải chính mình cho nhân loại qua dung mạo người anh em, qua các bí tích, qua những dấu chỉ tầm thường đơn sơ trong đời sống mỗi ngày. Nhân loại muốn nhận ra Chúa thì phải có lòng khiêm nhường, phải biết lắng nghe, phải biết tìm ý Chúa qua các sự kiện , qua lời Chúa, qua tiếng nói của bề trên, của lương tâm.

27/ Ta hiểu thế nào về kế hoạch của Thiên Chúa? Theo nghĩa thông thường: Kế hoạch là một chương trình được sắp xếp, phối hợp và thực hiện sao cho đạt tới mục đích mà mình muốn. Một kế hoạch vật chất bình thường thì cũng thật là dễ hiểu, nhưng kế hoạch của Thiên Chúa thì khác hẳn, một kế hoạch ân sủng, mới nghe qua chúng ta đã cảm thấy có gì không ổn rồi. Ban phát ân huệ cho người khác mà cũng cần phải có kế hoạch thì đúng là chỉ có Thiên Chúa mới làm chuyện điên rồ này ! Chỉ vì yêu thương nhân loại. Nếu lấy lý lẽ của loài người ra để cắt nghĩa việc làm của Thiên Chúa thì không thể cắt nghĩa nỗi.

28/ Tại sao Thiên Chúa không phát họa một kế hoạch công bình? Kế hoạch công bình là công đâu thì thưởng đó, tội đâu thì phạt đó, điều này sẽ rất dễ hiểu và cũng rất dễ thực hiện. Hoặc Chúa có thể đưa ra một kế hoạch quyền năng: Cứ sử dụng quyền năng của Người mà xóa bỏ những gì đã tạo dựng / nghĩa làn nếu xem ra không hợp lý thì xóa đi và làm một cuộc tạo dựng mới là được ,

29/ Kế hoạch ân sủng của Đức Kitô là gì? Đức Kitô là ân sủng mà Thiên Chúa muốn ban cho nhân loại, để nhờ Đức Kitô mà mọi người: Do Thái cũng như dân ngoại, cũng được chia sẻ lời Thiên Chúa hứa, các Tông Đồ đã được Thiên Chúa đưa vào kế hoạch ân sủng này để làm người công bố cho nhân loại biết là ai tin vào Đấng ấy sẽ được cứu rỗi.

30/ Mục tiêu của kế hoạch đó là gì? Mục tiêu của kế hoạch ân sủng đó là làm cho cả Do Thái lẫn dân ngoại đều trở thành đồng thừa kế gia nghiệp của Thiên Chúa, còn phương thức thực hiện là nhờ tuân giữ lời của Đức Kitô trong tin mừng. Như vậy Đức Kitô là phương thức thực hiện kế hoạch khi Ngài thừa kế gia nghiệp của Thiên Chúa Cha.

31/ Tại sao Chúa Yesus lại là gạch nối, lại là trung gian? Chúa Kitô là gạch nối giữa con người với Thiên Chúa và giữa Do Thái với dân ngoại. Tuy nhiên Thiên Chúa không muốn thực hiện kế hoạch cách đơn độc. Ngài muốn có sự cộng tác của con người qua cách đáp trả của họ, nghĩa là họ cần kết hợp với Đức Kitô qua việc đón nhận và thực thi lời Chúa dạy trong tin mừng. ****

 

Bài 3: CHÚ GIẢI

1/ Đoạn 2 câu 1: Trong số những người đầu tiên đi tìm vị vua mới sinh, có một nhóm các nhà Chiêm Tinh thuộc dân ngoại đến từ phương xa. Điều đáng lưu ý là Tin Mừng Mathêu vốn viết riêng cho người Do Thái và các Tín hữu gốc Do Thái nhưng lại nhấn mạnh đến sự kiện này.

2/ Các nhà Chiêm Tinh đến từ Phương Đông là các đạo sĩ hay các Magi. Đây là tên gọi dùng trong ngôn ngữ Ba tư và Babilon cổ, dùng để ám chỉ các Chiêm Tinh gia và các tư tế ngoại giáo.

3/ Những nhà Chiêm Tinh này thuộc bộ tộc tư tế Bái Hỏa Giáo hay còn gọi là Tôn giáo Ba tư thời sau. Họ vốn tin vào 2 vị : Thần lành và Thần dữ.

4/ Kinh thánh không gọi họ là vua, cũng không cho biết họ có mấy người. Chỉ có truyền thống về sau này mới nghiên cứu xem họ là ai và có mấy người.

5/ Đoạn 2 câu 2: Các nhà Chiêm Tinh không đặt vấn đề là có hay không một vị vua mới sinh ra, vì họ không hề nghi ngờ điều này, mà họ chỉ hỏi một cách xác định là Ngài sinh ra ở đâu?. Sự kiện này khiến cho vua Hêrôđê lo sợ, vì bản thân ông không phải là một vị vua danh chính ngôn thuận mà chỉ là một vị vua được đặt lên bất chợt vì mục tiêu chính trị mà thôi.**

6/ Chẳng lạ gì khi có học giả cho rằng: Các nhà Chiêm Tinh này hết sức quan tâm đến việc ra đời của một vị vua Do Thái. Nhất là nếu dựa vào thị kiến và lời sấm trong sách Daniel. Điều này càng củng cố cho giả thuyết rằng : Họ là hậu duệ của những nhà Chiêm Tinh mà ông Daniel từng cai quản (Đn 2,48).

7/ Từ Phương Đông, nghĩa là theo hướng mặt trời mọc. Có lẽ các nhà thông thái đã không đi theo ánh sao về Yerusalem, có nghĩa là khi họ nhìn thấy ánh sao, hiểu rõ ý nghĩa của nó, rồi lên đường hướng về Yerusalem chứ không phải họ vừa đi vừa nhìn ngôi sao đâu.

8/ Giả như các nhà thông thái này thực sự là những nhà Chiêm Tinh thì chắc hẳn Thiên Chúa đã không hủy bỏ lề thói suy nghĩ của họ. Vì chính Thiên Chúa đã tuyệt đối cấm Dân Người tin vào những điều vớ vẩn đó bằng những lời lẽ nghiêm khắc nhất  .(Is 47,13/ Gr 10,2/ Đnl 4,19/ Đnl 18,9-14).

9/ Đoạn 2 câu 3: Dân thành Yerusalem bối rối lo sợ là vì họ nghĩ sắp xuất hiện một cuộc soán ngôi vua. Căn cứ vào một số chính biến đã xảy ra trước đây đã khiến người Palestin phải hứng chịu cơn cuồng nộ của người Roma. Tuy nhiên lúc này phản ứng của vua Hêrôđê còn khiến cho họ lo sợ hơn nữa vì ông vua này chỉ toàn mang đến cho họ những điều tệ hại nhất.

10/ Năm 7 (TCN) ông đã sát hại các con ruột của mình là Arít-tôbulô và Alexanđê  /vào năm 4 (TCN) ngay trước lúc ông chết, ông đã hành hình một người con khác là Antipatê. Ông ta cũng từng hành quyết nhiều người khác, trong đó có cả những người Pharisêu giỏi giang, xuất chúng nhưng bị ông nghi ngờ là có ý tạo phản.

11/ Đoạn 2 câu 4: Dù mang danh là Do Thái nhưng Vua Hêrôđê lại không am hiểu sách thánh bằng các đạo sĩ dân ngoại. Do đó ông ta đã phải nhờ tới Viện nguyên lão và tòa thượng phẩm tức là Thượng  Hội Đồng Do Thái để trả lời câu hỏi của các đạo sĩ.

12/ Thượng Hội Đồng Do thái gồm 71 thành viên. Họ nắm quyền tư pháp và hành pháp ở Yerusalem thời Hy lạp- La mã. Thượng Hội Đồng này có quyền cả trong lãnh vực chính trị cũng như tôn giáo. Tuy nhiên, cho dù họ có am hiểu sách thánh thì cũng không giúp họ tin vào Chúa Yesus. Họ xem truyền thống riêng của họ cũng có giá trị như sách Thánh (xem Yn 7,27).

13/ Căn cứ vào sách thánh, Thượng Hội Đồng đã đưa ra câu trả lời rõ ràng: Đức Messia sẽ được sinh ra tại Bêlem. Ở đây có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 quan điểm của Thượng Hội Đồng  Do Thái và của các đạo sĩ ngoại giáo. Các Đạo sĩ bất chấp một thông điệp mơ hồ của ngôi sao lạ, các đạo sĩ đã không ngại khó nhọc để lên đường và họ đã tỏ rõ quyết tâm bền chí cho cuộc tìm kiếm này, đồng thời cũng cho thấy niềm vui khôn tả khi họ tìm thấy được Hài Nhi (câu 10 và câu 11).

14/ Giới lãnh đạo Do Thái thì trái lại, họ thờ ơ cho dù họ biết rõ lời tiên báo của các ngôn sứ. Nghịch lý này còn tái diễn nhiều lần trong Tin Mừng Mathêu (Mt 3,9/Mt 8,10-12/

Mt 15,28/Mt 21,43/Mt 22,5-10/Mt 24,14/Mt 28,19).

15/ Đoạn 2 câu 6: Câu này là một câu trích dẫn từ sách ngôn sứ Mikha 5,2 khá tùy hứng với những ngụ ý trong sách (2 Sm 5,2) / chủ chăn dắt lúc đầu ám chỉ một công việc của mục đồng chăn dắt đàn chiên, nhưng sau đó lại ám chỉ đến một công việc liên quan đến việc hướng dẫn, bảo vệ, cai quản hoặc quản trị.

16/ Bê lem có nghĩa là “nhà của bánh”, nằm vị thế trên một dãy đồi cao, cách mặt nước biển cả 1.000 mét và cách Yerusalem 7 cây số về Phía Nam. Các ngôn sứ khác có nói rõ về sự xuất hiện của Đấng Messia. Tuy nhiên, chỉ có ngôn sứ Mikha là ghi rõ nhất : Đấng Messia sẽ sinh ra tại Bêlem (Mk 5,1).

17/ Đoạn 2 câu 7: Vua Hêrôđê đã tin vào sự ra đời của Hài Nhi là có thật (Mt 2,16). Nhờ Thượng Hội Đồng mà ông biết rõ nơi Hài Nhi sinh ra, nhà vua không chút nghi ngờ lời giải thích của họ. Cũng như tính xác thực lời tiên báo của ngôn sứ Mikha.

18/ Nhà vua đã tra hỏi cặn kẽ về ngày, giờ chính xác khi ngôi sao xuất hiện, chứng tỏ nhà vua cũng không hề thắc mắc về tính khả tín (đáng tin) của các đạo sĩ. Cũng như sự xuất hiện của ngôi sao là dấu chỉ cho biết Hài Nhi Yesus đã ra đời. Thế nhưng, khi nhà vua bí mật triệu tập các đạo sĩ, cho ta thấy cách nào đó ông những tưởng rằng mình có thể che đậy được những toan tính của mình. Chẳng những đối với người Do Thái, tức là những người có thể gây khó dễ cho ông mà còn đối với Thiên Chúa là Đấng đã ban truyền các lời ngôn sứ.

19/ Đoạn 2 câu 8: Đối với vua Hêrôđê, chuyện gian trá và giết người chỉ là chuyện dễ làm, thì ra trong đầu ông đang nảy sinh một âm mưu đê tiện hòng diệt trừ mối đe dọa chiếc ngai vàng của ông.

20/ Nếu lời giải thích về sách thánh của các kinh sư và các thượng tế là chính xác thì ông phải ra tay thật nhanh. Vì thế ông quyết định dùng các đạo sĩ để tiếp tay cho ông thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

21/ Trò nước đôi của vua Hêrôđê đã quá rõ nhằm che dấu âm mưu đen tối của mình. Ông cho các đạo sĩ biết rằng : Ông hết lòng mong muốn thần phục Ấu Vương. Đây chỉ là cái cớ để ông mong muốn họ trở lại báo cho ông biết địa điểm có thể tìm được Chúa Hài Nhi. Thật ra ông đã sẵn sàng giết sạch mọi con trẻ trong thành Bêlem để diệt trừ mối hiểm họa ngay còn trong trứng nước.

22/ Đoạn 2 câu 9: Khi vua Hêrôđê đã truyền cho các đạo sĩ dò hỏi tường tận về Hài Nhi. Hêrôđê muốn các đạo sĩ tìm cho đến nơi đến chốn, hỏi cho kỹ, kiểm soát cặn kẽ ở Bêlem để tìm cho chính xác đứa trẻ đó.

23/ Thế nhưng, từ lúc các đạo sĩ ra khỏi cung điện của vua Hêrôđê và các ông lại thấy ngôi sao lạ xuất hiện thì các ông đã thêm vững tin vào lời các ngôn sứ của Thiên Chúa , về tính chính xác của các sách kinh thánh.

24/ Thiên Chúa đã linh ứng để họ lên đường đi tìm, thì giờ đây Ngài cũng sẽ tiếp tục dẫn dắt họ hoàn tất cuộc hành trình. Chúng ta thấy các đạo sĩ lại nhìn thấy ngôi sao đã xuất hiện tại quê hương mình, giờ các ông lại cũng thấy chính ngôi sao đó lúc họ rời khỏi Yerusalem. Quả thật, những gì là có thể nay đã trở thành hiện thực, minh chứng rằng: Ngôi sao lạ đó không chỉ đơn thuần là một ngôi sao bình thường nhưng là một ơn mạc khải soi sáng cho họ và luôn đi trước để dẫn họ tới tận hang Bêlem.

25/ Đoạn 2 câu 10: Phản ứng của các đạo sĩ khi họ nhìn thấy ngôi sao đã chứng tỏ rằng : Họ rất khát khao, mong mỏi được diện kiến với Vua trời mới sinh ra. Giờ đây việc Hài Nhi sinh là xác thực, họ đã nhận ra mình được bàn tay Thiên Chúa dẫn lối đưa đường. Việc này đã khích lệ họ tiếp tục dấn bước.

26/ Đoạn 2 câu 11: Chữ “nhà” ở đây chưa hẳn là một căn nhà thuộc sở hữu của hai ông bà mà có thể chỉ là một phòng trọ tươm tất, là thứ mà ông Yuse và bà Maria đã ước ao khi mới đến được Bêlem. Như vậy, khung cảnh ở đây không còn là chuồng bò, máng cỏ nữa. Thời gian trôi qua chắc cũng gần được 2 năm kể từ ngày Chúa Yesus ra đời (xem câu 16). Có lẽ lúc các đạo sĩ nhìn thấy ngôi sao, cũng chính là lúc Hài Nhi Yesus ra đời và để có thể tìm thấy Người, họ đã phải mất một thời gian dài (2 năm) như thế.

27/ Có lẽ Ông Yuse không có mặt tại nhà lúc các đạo sĩ tới, nên trong khung cảnh đơn sơ của một căn nhà nơi làng quê xứ Palestin, các đạo sĩ chỉ thấy có mình bà mẹ trẻ và đứa con trai của bà, với vẻ bên ngoài của một căn nhà. Như thế, chẳng gợi lên một chút gì về sự lộng lẫy nơi cung vua, phủ chúa. Tuy nhiên, các đạo sĩ cũng đón nhận Lời Chúa và Thánh chỉ của Người qua một ngôi sao lạ mà không hề thắc mắc. Để rồi các ông phủ phục thờ lạy trước con trẻ Yesus, như vậy các ông đã hoàn thành cuộc tìm kiếm của mình.

28/ Khi dùng các tặng vật để bày tỏ lòng kính trọng đối với các bậc Đế vương là một tục lệ thường thấy ở Đông Phương (St 43,11/1 Sm 10,27/1 V 10,2/Tv 45,8/Is 60,16).

a/ Nhũ hương: là thứ nhựa keo dễ tán nhuyễn màu vàng có vị đắng được chiết xuất từ cây Boswellia ở Miền Nam Ả rập có mùi thơm được sử dụng làm chất tạo hương.

b/ Mộc dược: Là chất nhựa keo có mùi dễ chịu, mầu nâu dễ tán nhuyễn được chiết xuất từ cây Mirrhae ở vùng Ả rập được sử dụng làm chất tạo hương làm nước hoa và để ướp xác. Khi dùng người ta hòa với rượu / nó có vị đắng và gây tê (Mc 15,23).

29/ Trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa những tặng vật này cùng với vàng sẽ trở thành món tài sản làm lộ phí cho Thánh gia trong cuộc trốn chạy sang Ai cập.

30/ Đoạn 2 câu 12: Sau khi được báo mộng các ông đã theo đường khác mà về quê nhà, các đạo sĩ không còn được kinh thánh nhắc đến nữa cho nên người ta không tài nào có thể kiểm chứng được những truyền thuyết về họ.

31/ Rõ ràng: Lời Thiên Chúa báo hiệu đã che chở cho Hài Nhi Yesus mà còn bảo đảm an toàn cho các đạo sĩ nữa. Cách thức mà vua Hêrôđê hành xử với người khác cho phép chúng ta hiểu rằng: Sau khi Hêrôđê moi được thông tin từ các đạo sĩ ông ta sẽ xử tử họ vì dám cả gan loan báo một vị Tân Vương cho dân Do Thái. Tuy nhiên chỉ mình Hài Nhi Yesus mới là vai chính trong chương trình của Thiên Chúa. Ngài vẫn quan phòng lo liệu cho các đạo sĩ. Các ông này cũng chứng tỏ được sự thông thái đích thực của họ qua việc đón nhận lời cảnh báo của Thiên Chúa. Nhờ đó họ có đủ tỉnh táo để đi theo lối khác mà về quê hương của mình! ****

 

TÓM Ý

1/ Hãy so sánh giữa các Thượng tế và các đạo sĩ : Thượng tế thì ở ngay sát bên cạnh Chúa, họ biết rõ lời Chúa hứa. Họ thuộc lời tiên báo của các ngôn sứ nhưng họ thờ ơ chẳng thèm đi tìm Chúa. Các Đạo sĩ lại là dân ngoại, họ ở tận nơi xa xôi nhưng lại tin Chúa và đi tìm, nên họ gặp được Chúa.

2/ Làm sao ta có thể gặp được Chúa?: Chẳng cần phải có đạo Chúa, chỉ cần có thành tâm thiện chí đi tìm, ta sẽ được gặp.

3/ Động lực khiến Vua Hêrôđê muốn giết Hài Nhi: Cho dù ông biết Chúa nhưng sợ mất quyền lợi, mất ngôi vua nên sẵn sàng ta tay làm điều gian ác.

4/ Bản chất của các Kinh Sư và Thượng tế: Họ vẫn có ý mong chờ Chúa. Nhưng họ ẫn thờ ơ, vì theo nhãn quan của họ thì Đấng cứu thế mà nghèo khó như vậy là không thích hợp.

5/ Có 3 loại người đón Chúa: Các Chiêm Tinh gia, các Thượng tế, Kinh sư, và sau cùng là vua Hêrôđê.

6/ Chiêm Tinh gia là ai?: Họ là những đạo sĩ dân ngoại. Họ không phải là Dân Chúa chọn. Họ đại diện cho các dân tộc khác đến để thờ lạy Chúa Yesus là Vua của muôn vua.

7/ Thái độ của Chiêm Tinh gia là khắc khoải đi tìm Thiên Chúa và tin rằng Thiên Chúa chính là nguồn hạnh phúc, họ đi tìm và đã gặp. Đúng như Lời Chúa Yesus nói : Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp.

8/ Khi các đạo sĩ gặp thử thách, khi ngôi sao biến mất, việc tìm Chúa bị gián đoạn. Các ông không nản chí bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục tin tưởng tìm kiếm vì các ông quyết tâm và hết lòng. Thật đúng với lời Chúa Yesus : Hãy tìm thì sẽ gặp (Mt 7,8).

9/ Các Thượng tế và Kinh sư quá ỷ lại vào chính đạo của mình, các ông học cao hiểu rộng, thông thái, hiểu biết kinh thánh, rành lẽ đạo, thông thạo lề luật, kinh thánh. Các ông chỉ dùng cái biết để mà dạy kẻ khác chứ không chịu đem ra áp dụng, họ tượng trưng cho những kẻ nói mà không làm. Vì thế sự hiểu biết đó sẽ trở nên hình phạt chứ không lợi ích gì!

10/ Nhiều người Kitô hữu chỉ dùng cái giỏi, cái biết của mình để khoe, để giảng chứ không chịu đem ra thực hành. Vì thế cái biết đó không thể mang lại ơn cứu rỗi.

11/ Theo cách nói của Chúa Yesus: Người khôn xây nhà trên đá, người dại xây nhà trên cát.

12/ Trong dụ ngôn người gieo giống (Lc 8,11-15) cho ta thấy người nghe Lời Chúa mà không chịu đem ra áp dụng vào đời sống thực tế thì giống như hạt giống rơi vào vệ đường, sỏi đá, bụi gai. Khiến cho hạt giống không thể sinh hoa kết quả được.

13/ Bài học quý giá là :chúng ta đừng lầm tưởng mình đã là con Chúa, đã nắm vững chân lý, giáo lý của Chúa và ngủ say trong sự an tâm lầm tưởng đó, thì họ sẽ chẳng bao giờ gặp được Chúa. Bởi vì chân lý của Chúa là một thực tại sống động, ta cần cố gắng luôn luôn chứ không phải làm một lần là được ,là xong đâu.

14/ Sự nguy hại của tính tự mãn: Do ỷ lại mình là chính đạo, đạo dòng, tưởng rằng mình đã nắm được Nước Thiên Đàng và lên  mặt khinh chê kẻ khác, như lời Thánh Yacôbê nói: Kẻ đó tự lừa dối mình (Gc 1,22).****

15/ Thánh Phaolô dạy gì về điều này?: Ngài nói: Tôi phải bắt chính con người tôi phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi tôi rao giảng cho người khác, thì chính tôi lại bị loại bỏ (1 Cor 9,27).

16/ Giáo hội quan niệm các nhà Đạo sĩ này là những đại diện cho mọi dân tộc. Điều này nói rõ rằng: Cho dù họ không có Tôn giáo chân chính, nhưng nếu họ quyết tâm tìm kiếm Chúa, thì nhất định họ sẽ gặp được Ngài.

17/ Những người có Tôn giáo chân chính (đạo dòng), cho dù họ hiểu biết về Thiên Chúa nhưng nếu họ không chịu đi tìm Ngài, thì họ cũng chẳng được gặp. Tôn giáo chân chính như một chiếc xe hơi tốt, một chiếu tàu lớn, có thể giúp chúng ta nhanh chóng đi đến nơi về đến chốn. Nhưng nếu bản thân ta thiếu quyết tâm, thiếu thiện chí thì ta cũng chẳng đến được nơi ta muốn đến.

18/ Cho nên dù đi xe, đi tàu hay đi bộ. Nếu muốn đến nơi, ta cần phải cố gắng, phải quyết tâm. Thiên Chúa dù có tốt lành thế nào đi nữa, nhưng Ngài đã ban cho ta sự tự do thì Ngài cũng tôn trọng những quyết định của chúng ta.

19/ Vua Hêrôđê sợ hãi vì khi nghe các đạo sĩ nói về Hài Nhi mới sinh ra, ông sợ Vương quyền của mình bị lật đổ. Cho dù ông vẫn biết Hài Nhi là người của Thiên Chúa thì ông vẫn cứ quyết tâm khử trừ. Sự tham quyền cố vị đã làm cho ông mất hết lương tri nên ông sẵn sàng gây tội ác là giết hết con trẻ ở thành Bêlem từ 2 tuổi trở xuống.

20/ Các Kinh Sư và Thượng Tế cũng phạm vào tội đồng lõa khi đứng trước tội ác của Hêrôđê mà họ không có chút động thái nào ngăn cản. Cái biết của họ là thứ hiểu biết để mà biết chứ không hề giúp họ lo cho sinh mạng Đấng cứu thế. Họ chỉ lo giữ vững chiếc ghế mà họ đang ngồi trong Hội Đồng Do Thái giáo.

21/ Đúng là những kẻ chăn chiên thuê, họ sợ lên tiếng can ngăn vua sẽ bị liên lụy, sợ mất quan hệ tốt đẹp với chính quyền nên đành im lặng cho qua đi. Đây không phải là thái độ đúng của một ngôn sứ hay một mục tử tốt lành.

22/ Vua Hêrôđê xem Chúa Yesus như kẻ thù, sợ Hài Nhi soán ngôi nên mới có thái độ thù hận như thế. Hêrôđê không chịu nhận ra ơn soi sáng, trong khi các Đạo Sĩ dám bỏ cả lâu đài tiện nghi mà họ đang thừa hưởng. Các ông đã quyết tâm ra đi theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần là đi theo ánh sao lạ để tìm gặp Chúa.

23/ Thiên Chúa vẫn tiếp tục mạc khải chính mình cho nhân loại qua dung mạo những người anh em bệnh tật, nghèo khó, qua các bí tích, qua các dấu chỉ sự kiện trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta muốn nhận ra Chúa thì phải có lòng khiêm tốn, phải biết lắng nghe, phải biết tìm ra ý Chúa qua bề trên, qua lương tâm tốt.

24/ Kế hoạch của Thiên Chúa là một chương trình được sắp xếp, phối hợp thực hiện sao cho đạt được mục đích tốt nhất. Ban phát ân sủng nhưng không mà cũng phải có kế hoạch thì rõ ràng là chúng ta không thể cắt nghĩa nổi tình thương của Thiên Chúa.

25/ Tại sao Thiên Chúa không phát họa một kế hoạch công bình: Công thì thưởng, tội thì phạt. Lớp loài người này hư thì phá hủy đi, tạo dựng nên lớp người khác, làm một cuộc tạo dựng mới.

26/ Kế hoạch của Đức Kitô là đến thế gian để cứu rỗi nhân loại. Cho nên Chúa muốn cứu mọi người, ngoại giáo cũng như Do Thái. Người càng tội lỗi, Chúa càng thương yêu và mong họ ăn năn trở lại để khỏi phải chết. Chúa muốn biến mọi người trở nên đồng thừa kế, trở nên con Thiên Chúa và cũng được hưởng hạnh phúc với Ngài.

27/ Chúa Yesus là gạch nối, là trung gian giữa Thiên Chúa và con người và giữa loài người với nhau. Giữa Do Thái và dân ngoại, Chúa muốn chúng ta cộng tác với Chúa qua cách chúng ta đáp trả, qua việc chúng ta đón nhận và thực thi Tin Mừng.****

  Yuse Luca Trương Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2176
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  63
 Hôm qua:  3185
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11452847
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top