Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN XXV Thường Niên - B / Giuse Luca

CHÚA NHẬT 25 TN B 

ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU SỨ VỤ VÀ  MẠC KHẢI TƯ CÁCH LÃNH ĐẠO

 

Lời Chúa: (Mc 9, 30- 37)         

TUNG HÔ TIN MỪNG:  x. 2Tx 2,14

 

Halêluia. Halêluia. Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giê-su ki-tô. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 9, 30-37

“Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

30 Một hôm, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại." 32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.

33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: 37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/       Các Môn Đệ đang tranh luận về điều gì ?

2/       Chúa Yesus đến thế gian để làm gì ?

3/       Chúa Yesus làm gương phục vụ vào lúc nào ?

4/       Người đầy tớ theo nghĩa tinh thần là gì ?.

5/       Chúa Yesus mời gọi chúng ta làm điều gì ?

6/       Đức Giáo Hoàng làm gương phục vụ thế nào ?

7/       Trong hoàn cảnh của mỗi người, chúng ta phục vụ thế nào ?

8/       Gương phục vụ của Thánh Phanxico De Sales .

9/       Gương phục vụ trong Phúc Âm .( người Samaritano nhân hậu).

10/     Khẩu hiệu được hô to so với thực tế trong cuộc sống .

11/    Chúng ta thường phục vụ như thế nào ?

12/    Con người đối xử với nhau như thế nào trong thời kỳ còn hoang dã ?

13/    Con người đối xử với nhau thế nào trong định chế xã hội ?

14/    Hậu quả từ các cuộc cạnh tranh .

15/    Hôm nay các Môn đệ đang làm gì ?

16/    Cuộc cách mạng tinh thần của Chúa Yesus.

 

17/    Phục vụ là gì ?

18/    Nền văn minh mới của Chúa Yesu như thế nào ?

19/    Gương phục vụ của Chúa Yesus như thế nào ?

20/    Chúa Yesus đã hóa thân làm sao ?

21/    Ai sẽ được lợi khi áp dụng giáo thuyết của Chúa Yesus ?

22/    Thế nào là nền văn minh tình thương?

23/    Cách chúng ta chống lại Thiên Chúa .

24/    Chúa Yesus mời gọi chúng ta như thế nào qua bài Tin Mừng ?

25/    Điểm tiến bộ của nhân loại được căn cứ vào hình ảnh nào ?

26/    Con người cạnh tranh nhau để làm gì ?*

27/    Cách để con người loại bỏ nhau.

28/    Các Môn đệ đang làm gì khi Chúa loan báo kế hoạch cứu độ ?

29/    Cách Chúa Yesus dạy các Môn đệ về đề tài này.

30/    Ai là người lớn nhất trước mặt Thiên Chúa .

31/    Thế nào là tư cách của người đứng đầu ?

32/    Chúng ta áp dụng thế nào vào cuộc sống với giáo thuyết của Chúa ?**R

 

Bài 1: ĐIỂM MỚI TRONG CUNG CÁCH PHỤC VỤ*

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/Các tông đồ đang tranh luận về điều gì? Lời Chúa Yesus muốn dạy qua đoạn Tin Mừng hôm nay: Nếu ai muốn làm lớn thì phải trở nên kẻ cuối rốt. Trong khi các môn đệ thì lại tranh luận xem ai trong các ông là người lớn nhất, và Chúa Yesus đã trả lời : Người làm lớn nhất phải làm đầy tớ cho mọi người.

2/Chúa Yesus đến thế gian để làm gì? Chúa Yesus nói với các môn đệ: Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc cho muôn người.

3/Chúa Yesus đã làm gương phục vụ vào lúc nào? Trong bữa tối tiệc ly, Chúa Yesus đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa nói: Các con gọi Ta là Chúa là Thầy thì phải lắm. Nếu Ta là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau.

4/Thế nào là một người đầy tớ theo nghĩa thông thường: Thưa, đó là một người được mướn để làm việc, đặc biệt là những việc trong nhà. Người sẵn sàng làm mọi mệnh lệnh của Chủ đưa ra.

5/Thế nào là một người đầy tớ theo nghĩa tinh thần? Nếu giải thích theo nghĩa rộng hơn thì đầy tớ là một người luôn hăng hái nhiệt tình phục vụ người khác bằng một niềm tin, bằng mục đích cao cả. Phục vụ cũng có nghĩa là làm việc để gúp đỡ hay làm việc gì đó để đem lại lợi ích cho người khác.

6/Chúa Yesus mời gọi chúng ta làm điều gì? Trong ý nghĩa và chiều hướng đó, tất cả chúng ta đều được mời gọi để trở nên những tôi tớ. Ví dụ như : Người mẹ trong gia đình thật sự là đầy tớ cho cả nhà. Bởi vì mỗi chức vụ đều có những dịp để phục vụ người người khác, điều quan trọng là ta có phục vụ người khác theo tinh thần tôi tớ hay chưa.

7/Đức Giáo Hoàng làm gương phục vụ thế nào? Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo. Ngài nắm giữ địa vị quan trọng nhất trên thế giới, thế mà Ngài vẫn tự nhận mình là: “Servus servorum”, Tôi tớ của các tôi tớ.

8/Cái nhìn của chúng ta về những con người phục vụ: Chúng ta hãy đánh giá cao mọi người xung quanh chúng ta ví dụ như : những người làm công tác vệ sinh đường phố, những người bán hàng, những người làm công tác giảng dạy. Riêng người công giáo chúng ta hãy phụng thờ Thiên Chúa bằng việc dâng Thánh Lễ như là đỉnh cao của tinh thần phục vụ.

9/Trong hoàn cảnh của mỗi người, chúng ta phục vụ thế nào? Khi bước ra khỏi thánh đường, chúng ta trở về cuộc sống đời thường. Hãy biến cuộc sống của chúng ta thành một thánh lễ nối dài ,bằng chính tinh thần phục vụ mà chúng ta đã học được nơi Chúa Yesus. Mỗi người hãy tự hỏi mình xem : Tôi đã làm gì để phục vụ cho enh em tôi ?

10/Mẫu gương phục vụ của Thánh Phanxico De Sales: Thánh nhân đã áp dụng đúng câu : Ai muốn làm lớn, hãy trở nên tôi tớ mọi người. Ngài có một người giúp việc, anh ta mắc chứng bệnh nghiện rượu, mỗi buổi tối khi công việc xong, anh ta thường xuống phố nhậu lai rai. Một lần kia anh nhậu xỉn quắc cần câu, khi về đến nhà thì trời đã khuya, vì quá say nên anh không biết lối vào nhà, anh nằm đại trước cửa toà giám mục mà ngủ. Lúc ấy Thánh nhân vẫn còn thức. Khi nghe tiếng động, ngài ra ngoài mở cửa và khi nhận ra người giúp việc của mình, Ngài liền bồng anh và đặt vào giường của mình để anh được nằm ngủ. Sáng hôm sau khi thức dậy, anh thấy mình nằm trong phòng của Đức Giám Mục, bèn nhớ tới bữa nhậu hôm đó nên anh vội vàng quỳ xuống xin lỗi Ngài, và cũng kể từ đó anh đã chừa luôn cái tật uống rượu của mình.

11/Gương phục vụ mà Chúa Yesus nói đến trong Phúc Âm: Thái độ ân cần phục vụ của Thánh Phanxico gợi lại cho chúng ta hình ảnh một người Samaritano nhân hậu trong Phúc Âm, đồng thời cũng nhắc nhớ chúng ta lời Chúa Yesus dạy : Ai muốn làm lớn, hãy trở nên tôi tớ cho mọi người.

12/Nhiều người miệng vẫn hô to khẩu hiệu, nhưng thực tế họ đã làm gì? Khẩu hiệu: “Mình vì mọi người” luôn được mọi người nhắc đến, nhưng rất ít người thực hiện được khẩu hiệu ấy. Đáng lẽ ra “mình phải vì mọi người” thì họ lại muốn điều ngược lại: Mọi người  phải vì mình, có nghĩa là mọi người phải để ý đến họ, mọi người phải ca tụng họ, mọi người phải phục vụ họ, mọi người phải đem lại lợi ích cho họ.!!!

13/Cung cách phục vụ của chúng ta như thế nào? Cách sống của chúng ta thường trái ngược với mẫu gương của Chúa Yesus : Con người đến không phải để được phục vụ… Chúng ta đã thực hiện điều Chúa Yesus dạy để dấn thân phục vụ và luôn giúp đỡ người khác hay chưa ?

14/Vào thời kỳ hoang dã, con người người đã đối xử với  nhau như thế nào? Thời xưa, khi cuộc sống còn hoang dã, con người luôn đối xử với nhau cách tàn nhẫn. Người ta tranh giành đất đai, nguồn thực phẩm, nguồn nước. Tất cả đều theo luật cạnh tranh sinh tồn, trong cuộc cạnh tranh đó luôn có sự bất công mạnh được, yếu thua, cá lớn nuốt cá bé.

15/Trong định chế sống xã hội thì sao? Sau này khi con người biết tổ chức cuộc sống thành xã hội, sự cạnh tranh được tiến bộ hơn trong định chế giai cấp, quyền chức. Người có chức quyền luôn luôn được lợi, người dân đen bao giờ cũng thua thiệt. Người nghèo không có tiếng nói, vì thế ai cũng muốn vượt lên trên người khác bằng hình thức nhiều tiền bạc hoặc có chức quyền,.

16/Hậu quả từ các cuộc cạnh tranh: Vì cạnh tranh nhau nên ai cũng muốn làm người đứng đầu, ai cũng muốn làm lớn, vì thế nên luôn có sự cạnh tranh ngôi thứ. Trong cuộc cạnh tranh, người ta nhìn nhau như đối thủ, cần phải lật đổ tiêu diệt, chà đạp, loại trừ.**R

 

Bài 2: MỘT GIÁO THUYẾT VĂN MINH HIỆN ĐẠI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/Hôm nay các môn đệ đang làm gì? Hôm nay, khi Chúa Yesus thấy các môn đệ có dấu hiệu ham hố chức quyền, cạnh tranh ngôi thứ. Đức Yesus muốn nhân cơ hội này dạy cho các ông biết tinh thần mới mà người môn đệ trong Nước Thiên Chúa phải có, đó là : Ai muốn làm đầu thì phải làm tôi tớ mọi người.

18/Cuộc cách mạnh tinh thần của Chúa Yesus : Nhìn ra đây chính là một cuộc cách mạng bởi vì theo tinh thần của Chúa thì vị trí trong xã hội sẽ bị đảo lộn. Người đứng đầu không phải để ra lệnh, nhưng là để phục vụ. Người làm lớn không còn ăn trên ngồi trốc, nhưng phải chọn chỗ hèn kém nhất. Người bé nhỏ nhất lại trở thành người lớn nhất, người yếu đuối nhất lại trở thành người được trọng vọng.

19/Vậy thì ý nghĩa của phục vụ theo tinh thần Chúa Yesus là gì? Đây có phải là một cuộc cách mạng không đổ máu, người đứng đầu trở thành người tự nguyện phục vụ, không phải do bị ép buộc. Người làm lớn lại xuống chỗ hèn mọn nhất ,thay vì buồn rầu thì họ lại lấy làm vui. Bậc thang giá trị của thế giới biến đổi không do đấu tranh quyền lợi nhưng do người có quyền lại tự nguyện từ bỏ những đặc quyền, đặc lợi của mình.

20/Nền văn minh mới của Chúa Yesus như thế nào? Từ những Lời dạy dỗ trên đây, Chúa Yesus đã mở ra một nền văn minh mới. Trong nền văn minh này người ta không còn nhìn nhau như những đối thủ cần phải loại trừ như trong các cuộc chiến tranh. Người ta cần phải nhìn nhau như những anh em cần được yêu thương nâng đỡ. Sẽ không còn xâu xé, chà đạp nhau / sẽ chỉ có yêu thương, sẽ chỉ có quan tâm nâng đỡ nhau, người mạnh sẽ dìu dắt người yếu, người lớn sẽ bồng bế các em bé, người có chức quyền thì phục vụ lợi ích cho mọi người. Mỗi người phải sống vì lợi ích của tập thể.

21/Hãy nhìn vào tấm gương phục vụ của Chúa Yesus : Chúa Yesus đã tự hạ mình trước. Là Thiên Chúa, Ngài đã tự nguyện làm người phàm, là Đấng quyền năng Ngài đã tự nguyện vâng lời cho đến chết, Là Thầy ,Ngài tự nguyện rửa chân cho các môn đệ, là lãnh đạo, Chúa chẳng đòi hỏi đặc quyền đặc lợi. Trái lại, Ngài đã tự hiến mình vì chúng ta .

22/Vì sao Chúa Yesus phải hoá thân? Vì khiêm nhu nên Chúa muốn hoá thân làm người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu. Để từ nay ai đón tiếp một kẻ bé nhỏ là đón tiếp chính Ngài. Ai giúp đỡ một người hèn yếu là giúp đỡ chính Ngài. Ai yêu mến và chia sẻ cho người nghèo túng là yêu mến chính Ngài.

23/Ai sẽ được lợi khi áp dụng giáo thuyết của Chúa Yesus ? Nhờ vào bài học hạ mình của Ngài, số phận con người hèn yếu từ nay sẽ được thay đổi tận gốc rễ. Người nhỏ bé sẽ trở thành đối tượng được quan tâm, người yếu đuối sẽ được nân niu, chăm sóc. Người nghèo được kính trọng, yêu thương, giúp đỡ. Vì họ chính là hình ảnh của Thiên Chúa.

24/Thế nào là nền văn minh mới? Từ nay nhân loại sẽ đi vào một nền văn minh mới. Đó là nền văn minh tình thương, nhân loại sẽ không còn tranh chấp nhau nhưng đã trở nên anh em đoàn kết thương yêu nhau. Sức khoẻ, của cải, chức quyền không phải là thứ phương tiện để chà đạp nhau. Nhưng là để phục vụ / làm lãnh đạo không còn là một quyền lợi béo bở nhưng là một nhiệm vụ nặng nề cần phải chu toàn để phục vụ cho mọi người.

25/Các kiểu chúng ta chống lại Chúa Yesus : Đọc và suy gẫm những câu Chúa Yesus dạy hôm nay, chúng ta không khỏi giật mình lo lắng. Vì chẳng những chúng ta không chịu đi vào con đường Chúa đã vạch ra mà nhiều khi chúng ta còn chống lại lời Chúa khuyên dạy. Chúng ta vẫn luôn tham vọng thống trị kẻ khác, ta muốn chiếm giữ địa vị quan trọng, ta vẫn coi thường những kẻ nhỏ bé, yếu đuối, ta đang trở lại thời hoang sơ, tiền sử, ta đang đi ngược đường Chúa đi.

26/Chúa Yesus mời gọi chúng ta như thế nào? Hôm nay, Chúa mời chúng ta hãy đi con đường của Chúa. Hãy tự nguyện trở thành bé nhỏ, khiêm nhường. Hãy biết nâng đỡ những số phận hẩm hiu, hãy kính trọng những con người có số phận nghiệt ngã. Hãy xây dựng một thế giới mà trẻ em và đàn bà được quan tâm,giúp đỡ , kính trọng.

27/Điểm tiến bộ của nhân loại được căn cứ vào những hình ảnh nào?  Vào năm 2000, có hàng tỷ người trên thế giớ say mê theo dõi các cuộc tranh tài giữa các vận động viên hàng đầu của hành tinh trong Đại hội Olympic Sidney, điểm đặc biệt của kỳ Olympic cuối cùng của thiên niên kỷ này là có sự tham gia của các vận động viên nữ. Đây là điểm son cho cả nhân loại, điều này chứng tỏ địa vị của phụ nữ đang được trân trọng. Vị trí của phụ nữ trong đời sống được nâng cao. Nữ giới đã đi vào sự bình đẳng với nam giới. Thế giới đang đi vào nền văn minh mới.

28/Con người cạnh tranh nhau để làm gì? Các kỷ lục thế giới cứ được nâng cao, ai cũng muốn phá kỷ lục ,để được đứng nhất: Chạy nhanh nhất, nhảy cao nhất, ném đĩa xa nhất…. Các đĩa nhạc chỉ muốn nằm ở topten, các quyển sách chỉ muốn ở vị trí bestseller. Đẹp nhất, giỏi nhất, cuộc sống là sự tranh đua không ngừng.

29/Cách con người loại bỏ nhau? Việc tranh đua là cần thiết để hoàn thành nhân cách. Việc tranh đua là cần thiết cho sự tiến bộ xã hội, tiếc thay người ta chỉ muốn dùng ganh đua để đạt được vị trí hàng đầu cho nên trong thể thao người ta thường vi phạm “doping”.

30/Phản ứng của các môn đệ khi Chúa Yesus loan báo kế hoạch cứu độ: Sau khi Chúa Yesus loan báo con đường hẹp, đầy khổ đau, các môn đệ vẫn chưa ra khỏi con đường mình đang đi. Vì đang lúc cùng đi đường mà các ông lại cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Trời. Chúa Yesus tế nhị nên đợi tới khi về nhà mới hỏi .

31/Cách Chúa Yesus dạy các môn đệ về đề tài này: Chúa Yesus gọi các ông lại ,thư thái ngồi xuống để giảng giải trong tư thế của một vị thầy. Chúa Yesus dạy họ con đường để trở nên lớn lao thật sự: Nếu ai muốn làm kẻ đứng đầu thì phải làm người cuối rốt để phục vụ mọi người.

32/Ai là người lớn nhất trước mặt Thiên Chúa ? Chúa Yesus đưa ra một cuộc cách mạng về quan điểm. Người lớn nhất, người đứng đầu không phải là người dùng quyền lãnh đạo để chỉ huy từ trên cao, nhưng là người “đến trước mọi người và cũng là người đi về sau mọi người “ , để phục vụ chu toàn.

33/Thế nào là tư cách của người đứng đầu? Chức vụ, chức vị, chức tước đều được dùng như những phương tiện để phục vụ. Khi tôi phục vụ vô vị lợi, tôi sẽ là người lớn nhất trước mặt Thiên Chúa và trước mặt anh em. Người lớn nhất là người phục vụ nhiều nhất.

34/Chúng ta sẽ áp dụng giáo thuyết của Chúa như thế nào? Nếu người đứng đầu mà lại phải sống như người đứng cuối thì sẽ có rất ít người muốn đứng đầu. Thế giới hôm nay đang rất cần nhiều người đứng đầu theo kiểu Chúa Yesus. Nghĩa là phục vụ trong khiêm tốn, ở đó ai cũng có chút quyền hành, ước gì chúng ta đừng bị hư hỏng bởi quyền hành, nhưng phải biết dùng quyền hành để đem lại hạnh phúc cho tha nhân. **R

 

Bài 3: TÔI TỚ CHO MỌI NGƯỜI!

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

35/Bài Tin Mừng này gồm có 3 phần, nhưng chỉ diễn tả chung cùng một vấn đề, một bài học, đó là hãy sống khiêm nhường và phục vụ mọi người trong tinh thần chí công vô tư.

36/Trong 3 năm giảng dạy, Chúa báo trước cuộc khổ nạn của Ngài 3 lần cho các môn đệ, bài Tin Mừng hôm nay là lần thứ hai.

37/Chúng ta thấy biểu hiện gì nơi các môn đệ ? Các ông vô tâm, không muốn nghe, lại còn tranh giành nhau coi ai chức vụ lớn hơn / Đây là thái độ trái ngược rõ rệt của các ông.

38/Chúa Yesus đang quyết tâm điều gì? Chúa quyết tâm đi vào con đường từ bỏ / vào con đường khổ giá, chịu sỉ nhục, hạ mình làm tôi tớ để phục vụ và còn hiến mạng sống cho mọi người.

39/Các môn đệ thì sao? Ngược lại, các ông sợ khổ, ngại khó, không muốn phục vụ anh em, mà chỉ thích làm lớn, muốn có địa vị cao.

40/Chúa Yesus lo ngại điều gì? Chúa thấy tâm trạng các môn đệ chưa ổn, chỉ hám danh, hám lợi, ham nổi tiếng / nên Chúa phải họp các ông lại trong tình thân mật để giải thích thêm: Ai muốn làm người đứng đầu, phải làm người cuối hết / làm người phục vụ mọi người!

41/Chúa Yesus khẳng định điều gì? Chúa cho rằng có quyền là có cơ hội, là có dịp để phục vụ tốt hơn, rộng rãi hơn, đến được với nhiều người hơn / chứ không phải chỉ để tô điểm cho cá nhân thêm dịp tự đắc, tự phụ, tự mãn / bắt người khác phải kính nể, tôn trọng và phục dịch mình / hoặc là dùng người dưới để làm bàn đạp củng cố địa vị và quyền lợi cho mình.

42/Theo quan niệm của Chúa là gì? Chúa cho rằng: càng làm lớn, càng ở địa vị cao càng có trách nhiệm, thì càng phải phục vụ và lo cho người khác nhiều hơn.

43/Chúa lấy hình ảnh nào để dạy các môn đệ? Để cho các ông hiểu rõ và nhớ kỹ hơn, Chúa đã gọi một em nhỏ đến và đặt giữa các ông, sau khi Chúa ôm em vào lòng: Nước Trời chỉ dành cho những ai có tâm hồn như trẻ nhỏ.

44/Ý Chúa muốn dạy gì qua hình ảnh trẻ nhỏ? Đây là hình ảnh đáng yêu và cảm động nhất của sự quên mình, của lòng khiêm nhường, của sự tùng phục / Nghĩa là Chúa bảo chúng ta hãy sống đơn sơ, khiêm nhường, không chút tham vọng / bản tính trẻ em cũng không biết tự đắc / Nếu không sống như trẻ nhỏ, chúng ta sẽ mất chỗ nhất trong Nước Trời, mà còn không được vào đó nữa!

45/Sau đó Chúa còn dạy thêm điều gì nữa? Chúa còn dạy về tình bác ái huynh đệ, thay vì chỉ nghĩ đến mình, chỉ quy tụ mọi cái về mình, thì chúng ta hãy nghĩ đến kẻ khác / vì sao? Vì Chúa coi những việc chúng ta làm cho kẻ khác là làm cho chính Chúa.

46/Lời nhắn nhủ này có ý nghĩa gì? Chúa bảo chúng ta hãy có những cử chỉ cao đẹp, yêu mà chẳng mong được yêu lại / Hy sinh mà chẳng cần ai biết đến / Đó là tình yêu cao thượng, chân thực, vô vị lợi, và chí công vô tư.

47/Tật cố hữu của con người là gì? Là thích được ngồi chỗ cao, thích được khen ngợi, thích làm lớn, thích địa vị quan trọng / Đây là tật xấu chung của loài người chứ không chỉ riêng các môn đệ / Tật xấu này trái ngược lại với tinh thần của Tin Mừng / Chúa bảo chúng ta phải loại bỏ tinh thần xấu xa đó.

48/Tin Mừng chủ trương như thế nào? Chúa dạy chúng ta phải sống khiêm nhường, quên mình, quảng đại, coi mình là bé nhỏ / Bởi vì hễ ai bé nhỏ trước mặt loài người / thì kẻ ấy sẽ được đề cao trước mặt Thiên Chúa.

49/Vậy khiêm nhường là gì? Là thước đo sự cao trọng trên Nước Trời / Càng tự đưa mình lên, càng sẽ bị hạ xuống / Gương Lucifer là một bài học đắc giá !

50/Đàng sau những biến cố đau thương của Chúa, chúng ta rút ra được bài học gì? Chúng ta luôn suy gẫm, học hỏi những biến cố đó / Thế nhưng chúng ta vẫn sống bằng tinh thần tranh giành địa vị lớn nhỏ / tranh giành ngôi thứ trong giáo xứ, trong các đoàn thể / trong khi đó chúng ta vẫn cứ mệnh danh là Kitô hữu, là đạo công giáo – nghĩa là vẫn vỗ ngực xưng tên là môn đệ Chúa Kitô.

51/Tinh thần của các môn đệ ngày xưa, hôm nay có còn tồn tại không? Bản năng con người là thích ăn trên ngồi trước, luôn muốn thống trị người khác.

52/Điều đáng buồn là gì? Ngày xưa khi Chúa báo trước cuộc tử nạn, các môn đệ chưa được ơn Chúa Thánh Thần trợ lực, trong khi chúng ta ngày nay sau khi đã được thấm nhuần ơn cứu chuộc / đáng lẽ chúng ta phải sống đúng tinh thần Chúa dạy mới hợp lý / Thế nhưng điều đáng buồn là đâu vẫn còn đó, những kẻ muốn làm lớn thì nhiều vô số kể / còn những kẻ bằng lòng thực hiện theo đường lối của Chúa: là làm tôi tớ mọi người thì rất ít.

53/Nghịch lý của Chúa là gì? Chẳng những Chúa không đồng ý cái kiểu sống thống trị, ăn trên ngồi trước, mà Chúa còn đưa ra một lời đề nghị có thể làm phật lòng nhiều người: hãy làm tôi tớ mọi người!

54/Tâm tình bình thường của Chúa là gì? Ai cũng thích những người có địa vị, có quyền hành, lại có thêm tinh thần phục vụ / Ngược lại ai cũng ghét những kẻ hách dịch, kiêu ngạo.

55/Tinh thần siêu nhiên của Chúa Kitô là gì? Danh dự và trách nhiệm luôn đi đôi với nhau / càng cao danh vọng, càng dày gian nan / Hợp với tinh thần siêu nhiên của Chúa Yesus / Vì Chúa chủ trương sống phục vụ mọi người / Vì thế ai muốn làm môn đệ Chúa không thể nào sống khác đi được / nếu không thì đó là bằng chứng phản lại Chúa Kitô.**R

 

Bài 4: PHỤC VỤ TẬN TÌNH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

56/Khi Chúa Yesus loan báo cuộc thương khó của Chúa, người Do Thái hiểu như thế nào? Đa số người Do Thái không hề có ý tưởng về một Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh, các Tông đồ cũng vậy, chẳng những họ không hiểu mà còn không muốn tin / Bọn họ chỉ tưởng tượng đến một nước trần gian, vật chất, danh vọng, uy quyền, giàu có / nhiều lần các môn đệ đã bộc lộ niềm mơ ước đó.

57/Chúa Yesus đã phản ứng ra sao? Chúa Yesus rất buồn, nhưng Ngài luôn kiên nhẫn cải chính cái quan niệm sai lầm đó của các ông / Đồng thời Chúa cũng nhắc lại bài học mà các ông cần phải ghi tâm khắc cốt: đó là phải khiêm nhường phục vụ.

58/Thái độ của các tông đồ trong bài Tin Mừng hôm nay ra sao? Khi Chúa báo trước cuộc khổ nạn của Ngài lần thứ hai, các Tông đồ cũng chưa hiểu, họ vẫn đang cãi nhau, tranh giành về ngôi thứ, cấp bậc.

59/Dịp này, Chúa Yesus dạy các ông điều gì? Chúa dạy các ông về tinh thần phục vụ: ai muốn làm người đứng đầu, phải làm người cuối rốt hết, và phục vụ mọi người / Rõ ràng là Chúa muốn dạy về sự khiêm nhường phục vụ.

60/Câu chuyện: Một hôm Khưu Trượng hỏi Thúc Ngao rằng: Có 3 điều gây ra oán, ông đã học qua chưa? Thúc Ngao trả lời: Tôi chưa được biết / Khưu Trượng giải thích: tước vị cao, khiến người ta ganh, quyền thế lớn khiến người ta ghét / lợi lộc nhiều khiến người ta oán / Thúc Ngao lắc đầu trả lời: tước vị càng cao, tôi càng cư xử nhún nhường, quyền thế lớn tôi cần phải khiêm cung / Lợi lộc nhiều tôi càng phải chia bớt cho người chung quanh / Như thế thì làm gì tôi có thể gây oán thù trong thiên hạ? Suy ra rất đúng.

61/Câu chuyện: Khổng Tử thường cũng dạy học trò như vậy / Một hôm ông tới thăm miếu vua Hoàn Công / Thấy một chiếc lọ khi đứng thì nghiêng nghiêng nên ngài hỏi, thì người giữ miếu cho biết: cái lọ này là một bảo vật, thuở trước nhà vua thường để bên ngai vàng để làm gương răn dạy mình / Khổng Tử liền hỏi tiếp: Ta vốn nghe đồn nhà vua có một bảo vật: bỏ không thì nghiêng, đổ nước vừa phải vào lọ ấy thì nó đứng thẳng, nhưng nếu đổ đầy nước vào thì lọ ấy sẽ ngã / rồi Khổng Tử bảo các môn đệ múc nước làm thí nghiệm, kết quả đúng như thế / Bấy giờ ngài mới trịnh trọng giảng dạy: Thông minh, hiểu biết hơn người thì nên giữ thăng bằng, bằng cách ăn ở khiêm cung / Sức khỏe hơn người thì phải giữ thăng bằng bằng cách tạo ra sự nhút nhát, giàu có nhiều thì nên giữ thăng bằng bằng cách bố thí và tỏ ra nhún nhường / Đó là san sẻ bớt đi để khỏi đầy tràn mà sụp đổ vậy.

62/Chúa Yesus không chấp nhận khuynh hướng thống trị, Ngài dạy sao? Chúa không chấp nhận khuynh hướng xấu của loài người là luôn muốn thống trị, muốn ăn trên ngồi trước nên đã đưa ra một lời đề nghị khác thường: “Ai muốn đứng đầu thì phải làm người cuối hết và phục vụ mọi người “.

63/Sau cùng Chúa đưa ra hình ảnh nào để minh chứng cho điều này? Chúa gọi một em nhỏ đến, ôm em vào lòng, sau đó Chúa nói: Ai đón tiếp một em nhỏ này vì danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy . 

64/Vậy hình ảnh em bé tượng trưng cho điều gì? Và đón tiếp ở đây nghĩa là gì? Chúng ta biết trong xã hội Do Thái: đàn bà trẻ em bị coi là không đáng kể / Trẻ em không có chỗ đứng trong xã hội / Chúa Yesus ôm em là tỏ ý quý mến, chấp nhận / Các em bé luôn luôn cần được phục vụ mà không thể đáp trả được gì  / Em bé tượng trưng cho những người thấp cổ, bé họng, không có giá trị bao nhiêu trước mặt người đời .

65/Giá trị một em bé như thế nào? Một con người bé nhỏ, ít giá trị, được Chúa Yesus coi là chính Ngài, đón tiếp kẻ bé mọn ấy là đón tiếp chính Ngài.

66/Săn sóc nghĩa là gì? Là giúp đỡ và chịu trách nhiệm / Bố thí là cho tiền của, xong việc rồi thì bỏ đi / Em nhỏ là một con người yếu thế, một con người không đáng kể, giúp đỡ, phục vụ xong, không nên mong được đền đáp.

67/Chúa Yesus xác định kiểu phục vụ như thế nào? Kiểu phục vụ bắt buộc là của người nô lệ / Phục vụ tự do là của người tôi tớ, do chính người này muốn và thích, công việc này đòi hỏi sự chú tâm trọn vẹn với tất cả khả năng của con người ấy để mưu cầu lợi ích cho người khác!

68/Phục vụ cho em bé là gì? Là phục vụ cho người cùng cuối rốt hết trong xã hội. Cũng có nghĩa là muốn vào Nước Trời không thể dùng sức lực riêng mà phải dùng đến bàn tay của Cha mình, là sức lực của Cha mình.

69/Con đường thơ ấu thiêng liêng của Thánh Terexa là gì? Thánh Terexa Hài Đồng Yesus tự ví mình như một em bé muốn bò lên cầu thang Nước Trời, ngài biết chắc rằng: với sức lực của một em bé, ngài không thể nào leo lên những bậc thang trọn lành ấy được / Ngài đã suy nghĩ mãi, sau cùng Thánh Nữ khám phá ra rằng: cầu thang máy có  thể đưa Thánh Nữ lên Thiên đàng nhanh nhất, đó chính là đôi tay của Chúa Yesus / Thánh Nữ đợi chờ được bồng bế lên bằng chính đôi bàn tay Cực Thánh của Chúa / Đó chính là con đường: “Con thơ phó thác”.

70/Đời sống của các trẻ em có thể coi như một máy “địa chấn đồ” là gì? Nếu các em phát triển bình thường, điều đó chứng tỏ mối tương quan giữa người lớn với nhau đang lành mạnh / Nếu các em trở nên bất bình thường, điều đó cho thấy đời sống của người lớn có gì đó sai trái, méo mó /

Tóm lại: tất cả những gì gây tổn hại cho trẻ em thì chẳng phải là kết quả tốt đẹp do người lớn mang lại / Người lớn mà ngã đổ thì các em cũng ngã đổ / Tục ngữ có câu: Sóng trước đổ sao, sóng sau đổ vậy !Các em sai là do người lớn hành xử sai , làm gương xấu /**R

 

TÓM Ý

1/ Các môn đồ đang tranh luận về điều gì? Chúa Yesus dựa vào cuộc tranh luận của các môn đệ xem ai là người làm lớn. Sau đó Chúa Yesus dạy: Ai muốn làm lớn nhất, người đó phải làm tôi tớ cho mọi người.

2/ Chúa Chúa Yesus đến thế gian để làm gì? Chúa nói : Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống vì mọi người.

3/ Chúa Yesus làm gương phục vụ vào lúc nào? Trong bữa tối tiệc ly, Chúa Yesus đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ và Chúa bảo các ông hãy rửa chân cho nhau.

4/ Người đầy tớ theo nghĩa tinh thần: Người đầy tớ theo nghĩa tinh thần là người luôn hăng hái nhiệt tình phục vụ người khác bằng một Đức tin với mục đích cao cả / là cách làm việc để đem lại lợi ích cho kẻ khác.

5/ Chúa Yesus mời gọi chúng ta làm gì? Tất cả mọi người đều được mời gọi để trở nên tôi tớ. Cha mẹ là tôi tớ trong gia đình, mọi chức vụ đều là dịp để chúng ta phục vụ người khác, thế nhưng chúng ta có làm vì tinh thần đó hay chưa ?

6/ Đức Giáo Hoàng làm gương phục vụ thế nào? Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu của Hội Thánh Công Giáo Roma, nhưng Ngài vẫn tự nhận mình là tôi tớ của các tôi tớ.

7/ Trong hoàn cảnh của mỗi người, chúng ta phục vụ như thế nào? Khi ta ở trong nhà thờ thì ta phục vụ Chúa. Nhưng khi bước về nhà, hãy biến đổi cuộc sống của chúng ta thành một thánh lễ nối dài bằng chính tinh thần phục vụ mà ta đã học được nơi Chúa.

8/ Gương phục vụ của Thánh Phanxico de Sales: Người đã ẵm người đầy tớ say xĩn nằm trước cửa Toà giám mục, đem về cho nằm ngủ ở trên giường của mình.

9/ Gương phục vụ của Chúa Yesus trong Phúc Âm: Thái độ ân cần phục vụ của Thánh Phanxico gợi cho chúng ta hình ảnh một người Samaritano nhân hậu trong Phúc Âm. Đồng thời nhắc nhớ chúng ta câu nói của Chúa Yesus: Ai muốn làm lớn hãy làm tôi tớ mọi người.

10/ Khẩu hiệu được hô to so với thực tế của cuộc sống: Khẩu hiệu được hô to: Mình vì mọi người. Luôn được nhắc đến ,nhưng lại có rất ít người thực hiện khẩu hiệu đó. Họ luôn muốn làm điều ngược lại: Mọi người phải vì mình, nghĩa là mọi người phải ca tụng và phục vụ cho họ.

11/ Chúng ta thường phục vụ như thế nào? Chúng ta thường sống trái ngược với gương mẫu của Chúa Yesus. Chúng ta hôm nay đã thực hành điều Chúa dạy hay chưa?

12/ Thời kỳ hoang dã, con người thường đối xử với nhau như thế nào? Vào thời kỳ đồ đá, con người đối xử với  nhau cách tàn nhẫn, người ta thường tranh dành và áp dụng luật mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé.

13/ Trong  định chế xã hội sau đó thì sao? Sau này khi con người biết tổ chức sống với nhau thành xã hội thì sự cạnh tranh xem ra tiến bộ hơn với định chế giai cấp và quyền chức. Nhưng người có quyền cũng  luôn được lợi hơn, dân đen bao giờ cũng thua thiệt, người càng nghèo thì càng không có tiếng nói vì thế ai cũng muốn vượt lên trên.

14/ Hậu quả từ các cuộc cạnh tranh: Vì sống trong sự cạnh tranh nên ai cũng muốn làm người đứng đầu, ai cũng muốn làm lớn. Vì cạnh tranh nên người ta lại xem nhau như đối thủ, cần phải lật đổ, tiêu diệt, loại trừ.

15/ Hôm nay, các môn đệ đang làm gì? Hôm nay khi Chúa thấy các môn đệ có dấu hiệu ham hố chức quyền, cạnh tranh ngôi thứ. Chúa Yesus muốn các ông biết tinh thần mới trong Nước Thiên Chúa mà các ông phải có, đó là: Ai muốn làm đầu thì phải làm tôi tớ mọi người.

16/ Cuộc cách mạng tinh thần của Chúa Yesus : Đây chính là cuộc cách mạng tinh thần của Chúa Yesus vì các vị trí trong xã hội bị đảo lộn. Người đứng đầu không phải để ra lệnh, nhưng là để phục vụ. Người làm lớn lại phải chọn chỗ cuối rốt, người yếu đuối lại trở thành người được trọng vọng.

17/ Phục vụ là gì? Đây là cuộc cách mạng không đổ máu, người đứng đầu lại tự nguyện phục vụ, thay vì buồn thì lại lấy làm vui. Bậc thang giá trị bị thay đổi không do thế giới biến đổi nhưng do người ta tự nguyện từ bỏ những lợi ích của mình.

18/ Nền văn minh mới của Chúa Yesus như thế nào? Chúa Yesus đã  mở ra một nền văn minh mới. Trong nền văn minh này, người ta không còn nhìn nhau như những đối thủ cần phải loại trừ, nhưng họ cần nhìn nhau như những anh em cần được yêu thương giúp đỡ/ sẽ không còn cảnh xâu xé, chà đạp nhau.

19/ Gương phục vụ của Chúa Yesus như thế nào? Chúa Yesus đã hạ mình trước, là Thiên Chúa Ngài đã tự hạ làm người phàm, là Đấng quyền năng Ngài đã tự nguyện vâng lời, là Thầy, Ngài tự nguyện rửa chân cho các môn đệ .

20/ Vì sao Chúa Yesus phải hoá thân? Vì khiêm nhu nên Chúa phải hoá thân làm người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu, để từ nay ai giúp đỡ một người hèn yếu là giúp đỡ chính Chúa. Ai chia sẻ cho người nghèo là chia sẻ cho chính Ngài .

21/ Ai sẽ được lợi khi áp dụng giáo thuyết của Chúa Yesus ? Nhờ vào bài học hạ mình thì từ nay số phận của những con người hèn yếu sẽ được thay đổi tận gốc rễ. Người nhỏ bé sẽ được quan tâm, người yếu đuối sẽ được chăm sóc.

22/ Thế nào là nền văn minh tình thương? Từ nay nhân loại sẽ được sống trong nền văn minh tình thương / nhân loại sẽ không còn tranh chấp nhau, nhưng mọi người sẽ trở nên anh em một lòng, đoàn kết thương yêu nhau. Không còn ai chà đạp nhau, nhưng sống là để phục vụ nhau.

23/ Cách con người chống lại Thiên Chúa : Khi suy gẫm câu Chúa Yesus dạy hôm nay, chúng ta không khỏi lo lắng. Vì chúng ta không chịu đi vào con đường Chúa đã vạch ra mà nhiều khi chúng ta còn chống lại Lời Chúa khuyên dạy, chúng ta luôn nuôi tham vọng thống trị kẻ khác.

24/ Chúa Yesus mời gọi chúng ta như thế nào? Hôm nay, Chúa bảo chúng ta : Hãy đi theo con đường của Chúa, hãy trở thành bé nhỏ, khiêm nhường. Hãy biết nâng đỡ những số phận hẩm hiu, nghiệt ngã. Hãy xây dựng một thế giới đầy tình thương ,nơi mà trẻ em và đàn bà luôn được kính trọng.

25/ Điểm tiến bộ của nhân loại dựa vào hình ảnh nào? Vào năm 2000, có hàng tỷ người trên thế giới theo dõi những cuộc so tài tại Olympic Sydney ,giữa các vận động viên hàng đầu trên toàn thế giới mà lại có sự tham gia của các vận động viên nữ. Đây chính là điểm son nổi bật, chứng tỏ địa vị của phụ nữ được trân trọng và nâng cao.

26/ Con người cạnh tranh nhau để làm gì? Các kỷ lục thế giới luôn được nâng cao, ai cũng muốn phá kỷ lục để được đứng nhất, ai cũng muốn mình là người chạy nhanh nhất, nhảy xa nhất, cử tạ mạnh nhất, các đĩa nhạc cứ muốn ở hạng top-ten, các quyển sách muốn được bán ở hạng best-seller.

27/ Cách con người thường loại trừ nhau: Cạnh tranh nhau là tốt để hoàn thành nhân cách, cạnh tranh nhau để xã hội hoàn thiện và tiến bộ. Tiếc thay người ta chỉ muốn ganh đua để đứng đầu nên phải dùng mọi thủ đoạn như  là “doping”.

28/ Các môn đệ đã làm gì khi Chúa Yesus loan báo kế hoạch cứu độ? Khi Chúa báo trước con đường khổ đau Chúa sẽ đi, nhưng các ông lại chưa chịu ra khỏi con đường các ông đang đi , nên các ông còn phải mất thời gian tranh luận nhau xem ai là kẻ lớn nhất, ngồi cao nhất.

29/ Cách Chúa dạy dỗ các môn đệ: Chúa Yesus bình tĩnh ngồi xuống và gọi các ông lại. Đây là tư cách của một ông thầy đúng nghĩa, Chúa nói: Ai  muốn làm đầu thì  phải làm tôi tớ cho mọi người.

30/ Ai là người lớn nhất trước mặt Thiên Chúa ? Chúa Yesus đưa ra một cuộc cách mạng  quan điểm về người lớn nhất: Người đứng đầu không phải là người dùng quyền lãnh đạo để chỉ huy, nhưng là người đến sớm nhất để dọn ra và là người về sau cùng để dọn dẹp đi. Đó là phục vụ trong chu toàn.

31/ Thế nào là tư cách của người đứng đầu? Mọi chức vụ, chức vị, chức tước đều là phương tiện để phục vụ. Khi tôi phục vụ vô vị lợi , tôi sẽ trở thành người lớn nhất trước mặt Thiên Chúa và trước mặt anh em. Ai làm lớn thì phục vụ nhiều nhất.

32/ Lợi ích từ cuộc sống nếu đem áp dụng giáo thuyết của Chúa? Nếu người đứng đầu mà phải làm người cuối rốt, thì sẽ có rất ít người muốn đứng đầu. Thế giới hôm nay đang rất cần những con người đứng đầu theo kiểu Chúa Yesus. Ước gì chúng ta không bị quyền hành làm hư hỏng tâm hồn chúng ta.**R

Giuse Luca/ KINH THÁNH EMMAUS

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2003
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1723
 Hôm qua:  2576
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  100998
 Tất cả:  11474564
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top