Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - Bài số: 001

Bài số: 001

Đề tài: SỰ SỐNG VĨNH CỬU CHỈ CÓ Ở NƠI THIÊN CHÚA

THỨ NĂM , 16/08/2018

HÔM NAY LÀ NGÀY KHỞI ĐẦU LỚP GIÁO LÝ KHÓA II

     
I.  Giáo lý đức tin: Sống căn bản của đức Tin .
1) Khẩu hiệu sống đạo và lời cầu nguyện trước mỗi buổi học .(sống đạo)  
2) Ý nghĩa khi ta làm dấu Thánh Giá (đơn/ kép)và cách bái chào khi vào nhà thờ.(giáo lý)
3) Giới thiệu về Tình yêu của Thiên Chúa và về Một Chúa Ba Ngôi.(giáo lý)
4) Đức Maria Mẹ Thiên Chúa / tín điều này phải hiểu đúng như thế nào .(giáo lý)
5) Vợ chồng tương kính như tân / cách hiểu và cách thực hành .(hôn nhân gia đình) 
6) Đọc bài Tin Mừng CN 20 TN B và giải thích bài kinh thánh .
   a) KHẨU HIỆU SỐNG ĐẠO :
      "Biết Chúa để yêu Chúa
      "Hiểu luật để giữ luật ,
      "Yêu Chúa là yêu tha nhân "
    b)Ý nghĩa của Dấu thánh giá đơn :Nhơn Danh Cha và Con và Thánh Thần / xin Chúa ban cho con thần trí khôn ngoan (trán) / một trái tim biết yêu thương (ngực) / và những việc làm cụ thể mang lại lợi ích cho anh em con (qua hai vai) /
    c) Dấu Thánh giá kép : xin Chúa thánh hóa mọi tư tưởng (trán) / mọi lời nói (miệng) / mọi việc con làm (ngực) /sao cho con luôn làm sáng danh Chúa /   
    d) Cách bái chào khi vào thánh đường : Bái mình với phép Thánh Thể trong nhà chầu / Bái đầu với Đức Mẹ và các thánh  /
    e) Thiên Chúa là nguồn mạch yêu thương / lòng Ngài tràn ngập yêu thương / không ai có thể yêu thương chính bản thân mình / vì vậy Thiên Chúa cũng phải có đối tượng để yêu thương (như cha mẹ yêu con cái , vợ yêu chồng , chồng yêu vợ / vì lòng Ngài tràn ngập tình yêu nên ngay lúc ấy phát sinh ra Chúa Con / khi đã có đối tượng để yêu thì hai Cha Con yêu thương nhau / tình yêu này chính là Chúa Thánh Linh /
     f) Một Chúa mà có tới Ba Ngôi / trong khi Ba Ngôi cũng chỉ có một Chúa ,mà không phải là Ba Chúa / người ta đưa ra 4 cách lý giải cụ thể như sau : một ngón tay có 3 đốt / mà 3 đốt cũng chỉ là một ngón tay / ta hãy nghe cách lý giải thú hai :nước có 3 thể : thể khí , thể lỏng và thể rắn (nước đá) / lý giải thứ ba : hình tam giác đều , có 3 cạnh bằng nhau , nhưng cũng chỉ là một hình tam giác / Lý giải thứ bốn : mặt trời vùa phát ra ánh sáng , vừa phát ra sức nóng , nhưng cũng chỉ là một mặt trời ( như cây đèn) / Thiên Chúa Cha là măt trời , Chúa Con là ánh sáng ( Ta là ánh sáng thế gian ) /  Chúa Thánh Linh là sức nóng , là ơn thánh hóa / là lửa sưởi ấm thế gian / cuối cùng thì cách lý giải thứ tư là mặt trời , là cây đèn / nghe có vẻ hợp lý và logic nhất , ý nghĩa gần đúng nhất / Con là  đứa dốt , hèn / con chỉ có thể hiểu được như thế thôi / con không dám có tà ý /
     g) Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa , nhưng Mẹ Maria là một thụ tạo thì làm sao có thể làm Mẹ Thiên Chúa được ? Công đồng Epheso năm 631 ,tuyên tín rằng : Đức Kyto nhập thể ,có 2 bản tính / thiên tính và nhân tính / cả hai không thể tách rời , nhưng cũng không thể lẫn lộn được / chính vì hai bản thể của Chúa Giêsu không thể tách rời / mà Mẹ Maria là Mẹ theo nhân tính / cho nên tước vị Mẹ Thiên Chúa chỉ là đặc ân Thiên Chúa ban cho Mẹ / Chứ Mẹ không thể nào sinh ra Thiên Chúa được / nếu ai bảo Mẹ Maria sinh ra Thiên Chúa , thì kẻ ấy là người lạc đạo / con càng không dám có tà ý / **R
 
II.  Giáo lý hôn nhân :  VỢ CHỒNG PHẢI COI NHAU NHƯ KHÁCH .
 
1. Một con người bình thường, ai cũng ước ao tìm được một người khác phái mà mình yêu thương, tin tưởng / để kiến tạo một gia đình hạnh phúc.
2. Người bình thường là một người bị người khác phái thu hút. Nếu người không có ý hướng tu trì, mà chỉ sống một mình ,thì người ấy có chút gì đó bất thường.
3. Hạnh phúc gia đình có thành hiện thực hay không là do sự hiểu biết và cố gắng của mỗi người. Sau đó nó còn bị tác động bởi yếu tố người thân chung quanh và hoàn cảnh của xã hội nữa.
4. Vợ chồng kính  trọng nhau, coi nhau như khách. Mới nghe qua thì ta thấy có chút vô lý, đã thân thiết sao lại còn phải khách sáo với nhau ?
5. Nhiều khi vì quá thân thiết nên có thể đi đến việc coi thường lẫn nhau, vì thấy những khuyết điểm của nhau, rồi vì quá coi thường nên những nét đẹp, nét duyên dáng biến đi đâu mất, làm cho đời sống riêng tư vợ chồng không còn hấp dẫn nhau nữa.
6. Quá thân thiết dễ dẫn đến thiếu tế nhị, rồi hiểu lầm và thiếu nhường nhịn / nên xung đột sẽ xảy ra. Vậy nên chúng ta cần phải quay lại kinh nghiệm tiếp khách.
7. Khi tiếp khách : ta chuẩn bị nhà cửa, trà nước, quần áo tươm tất, cơ thể thơm tho, mặt mũi tươi cười, nói năng dịu dàng, tế nhị. Ta muốn khen ngợi, muốn chúc tụng, muốn lấy lòng nhau / nói chung ta muốn làm sao cho người khách thật hài lòng.
8. Nếu vợ chồng khi chung sống -> mà có hành vi, có thái độ kính trọng lẫn nhau, coi nhau như khách quý, thì mọi thứ mà ta dành cho  nhau sẽ tế nhị, dễ nhìn, dễ thương, dễ mến. Vì ta không dám làm mất lòng bạn mình .
9. Coi nhau như khách, ta sẽ quý mến nhau, giữ kẽ với nhau. Chúng ta sẽ dễ dàng hòa hợp từ thân xác lẫn tinh thần. Từ đó trong mỗi người sẽ có hình ảnh tuyệt vời về nhau.
10. Trong hôn nhân -> yếu tố kính trọng nhau là hết sức quan trọng -> vì nó sẽ dẫn vợ chồng đến chỗ : Lắng nghe, cảm thông , hài hoà và dễ dàng trở nên tri âm ,tri kỷ .
11. Coi nhau như khách không phải là sống kiểu cách, làm bộ xa lạ / điều này có ý nhắn nhủ rằng : Nếu ta muốn tận tình chăm sóc khách quý thì trong đời sống vợ chồng : ta hãy kính trọng và tận tình chăm sóc nhau y như vậy .
12. Thái độ này cũng nhắc ta nhớ lại lời thề hôn phối. Lời thề : là luôn yêu thương tôn trọng nhau suốt đời, như là đối xử với khách quý vậy/
13. Muốn được kính trọng, ta phải có lòng tự trọng, ta phải chăm sóc mình trước khi chăm sóc người khác, dáng vẻ bên ngoài sẽ bộc lộ thái độ bên trong. Ta tôn trọng mình thì ta mới biết tôn trọng kẻ khác.
14. Nếu ý thức được điều này, ta mới cố gắng gọt dũa tinh thần cuả mình, ta phải sống chính đáng, lạc quan ,uy tín, hy vọng / nhờ đó thái độ và hành vi của ta sẽ tốt hơn. Đây chính là kinh  nghiệm sống cũng là kiến thức sống của người có Đức Tin.
15. Tư tưởng tốt, kiến thức tốt thì cách hành xử trong hôn nhân cũng sẽ phong phú hơn. Ta sẽ nói chuyện tế nhị hơn. Từ đó ta sẽ yêu thương ,tôn trọng người bạn đời của mình luôn luôn 
16. Hai người cùng tương kính như tân. Họ sẽ gắn bó hơn ,hoà hợp hơn và dễ dàng trở  nên tri kỷ của nhau, sẽ chăm sóc nhau chu đáo hơn.
17. Coi nhau như khách không phải là sống kiểu cách, đóng kịch -> mà là đi đến chỗ ý hợp tâm đầu, là hướng đi đúng nhất trong hôn nhân. **R
 
III. HỌC HỎI LỜI CHÚA : CN 20 TN B  (Ga6,51-58) :
Đề tài :Bánh hằng sống từ trời .
 
"Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời".(Ga6,51).
 
1. Bài đọc I: Thiên Chúa kêu mời dân chúng hãy đến mà ăn bánh và uống rượu mừng do Thiên Chúa thiết đãi miễn phí .
2. Bài đọc II: Thánh Phaolô khuyên giáo dân Ephêsô: Đừng ngu xuẩn khi chỉ sống bằng cách tối ngày chè chén say sưa, truy lạc. Nhưng hãy cầu xin để được ơn thấm nhuần Thần Khí, hãy chúc tụng Chúa trong mọi hoàn cảnh / hãy cảm tạ Thiên Chúa Cha .
3. Con người hôm nay không còn cái kiểu ăn no, kho mặn nữa / mà là ăn ngon mặc đẹp / nâng tầm đẳng cấp sống . Vì thế con người không bao giờ cảm thấy được thoả mãn, vì họ luôn đói khát tận đáy lòng / đó chính là tham vọng của họ .
4. Thiên Chúa đã chuẩn bị sẵn một bàn tiệc để thoả mãn khát vọng của con người. Đó chính là của ăn hằng sống nơi bàn tiệc Thánh thể, qua việc trao chính thân mình Chúa Giêsu cho nhân loại.
5. Sự sống Thiên Chúa trao ban  chính là sự sống siêu nhiên, sung mãn. Vì thế Chúa mới tự khẳng định: “Ta là bánh hằng sống, ai đến với Ta sẽ không đói khát bao giờ.”
6. Vì sao gọi là bí tích tình yêu: Ngài dùng chính sự sống của bản thân Ngài mà nuôi dưỡng chúng ta, sau đó chúng ta mói có được sự sống viên mãn.
7. Hy lễ tạ ơn: Chúa Giêsu tự nguyện chết để cho chúng ta được sống / Điều Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại chính là sự sống vĩnh cửu.
8. Bí tích Thánh Thể là bí tích Thần Linh: Bí tích này làm cho chúng ta sống mãi / giúp chúng ta là phàm nhân, được sống trong thân xác Thần Linh của Chúa, nhờ đó chúng ta mới có được sự sống đời đời.
9. Điều kỳ điệu của bí tích Thánh Thể là ở chỗ: Khi chúng ta ăn thịt và uống máu Chúa, Chúa Giêsu biến thành ta và ta biến thành Chúa Giêsu. Đây là bí tích của lòng tin.
 
10. Khi chúng ta rước Chúa: Chúng ta như cành nho được tháp vào cây nho, như Chúa Giêsu sống nhờ Chúa Cha thế nào / thì chúng ta cũng sống nhờ Chúa Giêsu như vậy .
11. Con người là phàm nhân: Phải ăn mới sống, Chúa mời gọi chúng ta hãy đến rước lấy Thánh thể Ngài. Lời mời gọi yêu thương này mang một ý nghĩa thiêng liêng là : Nếu muốn sống đời đời , chúng ta cần phải được Chúa nuôi dưỡng. 
12. Muốn rước Chúa thì phải chuẩn bị tâm hồn cho thanh sạch: Vì Chúa là Đấng cao cả nên chúng ta phải cung kính, hãnh diện và cảm nhận hạnh phúc khi được rước Chúa/ rước Chúa là một hành động đẹp của đức tin, là cách duy nhất đáp trả tình yêu của Thiên Chúa. Vì Chúa yêu chúng ta vô bờ.
13. Ai lập bí tích Thánh Thể ? Chúa Giesus thiết lập tại nhà tiệc ly / Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại đâu ? Tại làng Emmaus, nhờ việc cử hành này mà hai môn đệ đã nhận ra thầy Giêsu của mình .
14. Bí tích Thánh Thể là Sự sống của giáo hội, cũng là sự sống của con người / cho nên bí tích Thánh Thể là mối dây hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; và giữa con người với nhau. Đây là tặng phẩm quý giá nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho con người.
15. Thập giá biểu lộ tình yêu điên rồ mà Thiên Chúa ban cho con người. Hình ảnh này cũng nói lên sự tự hiến của Đức Kitô cho mỗi người chúng ta .
16. Phần cao quý nhất của một Linh Mục: Chính là đôi bàn tay, người phàm nhân không làm được những việc mà đôi bàn tay Thánh Hiến đó có thể làm : là Hiến tế của lễ , trừ quỷ, chữa bệnh, làm phép các vật dụng, ảnh tượng. Linh Mục có quyền yêu cầu Chúa đến / và Ngài sẽ đến ngay .
17. Chính Chúa Thánh Linh lấp đầy khoản cách khó tin này và giúp chúng ta nhìn thấy nó trong cuộc sống đạo của người Kitô hữu, để chúng ta tin rằng: Linh Mục chính là Chúa Giêsu tại thế /
18. Cách cầu nguyện sau khi rước lễ và tầm quan trọng của việc rước lễ thiêng liêng.  Chúa Giesu có bằng anh hàng xóm của chúng ta không ? Rước lễ xong , chúng ta nói với Chúa được mấy câu ? Chúng ta đừng bỏ Chúa một mình ,rồi đi nói chuyện với những tạo vật khác / Rước lễ thiêng liêng chính  là dục lòng ước ao rước Chúa / nhưng Chúa Giesus sẽ ngự vào lòng chúng ta thật sự / vì Chúa thấy chúng ta tin ,yêu Chúa  /**R

Giuse Luca / Trưởng nhóm KT Emmaus.

GX TÂN THÁI SƠN /TGP SAI GON / VN

Trở lại      In      Số lần xem: 890
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  4
 Hôm nay:  621
 Hôm qua:  3294
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11461333
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top