Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 068

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

  GIÁO LÝ HÔN NHÂN:

BÀI SỐ:   068

 ĐỀ TÀI :   NHỮNG NGÀY LỄ KỶ NIỆM TRONG GIA ĐÌNH..

          Thứ sáu , ngày 29 / NOV / 2019

1. Những ngày nào là lễ của gia đình? Gia đình nào cũng có những ngày lễ riêng, đánh dấu những biến cố vui, buồn như là ngày cưới, ngày sinh nhật, ngày giỗ, ngày bổn mạng của mỗi người trong gia đình. Đây là dịp để mọi thành viên hội họp bên nhau để nói lên tình hiệp nhất, liên đới, yêu thương / nên ghi vào cuốn lịch cho dễ nhớ.
2. Thế nào là lễ gia tiên? Bên đạo, tổ tiên chúng ta là Adam, Eva, là Abraham, Isaac, Giacob / và trên hết phải là Thiên Chúa của các tổ phụ. Bên kia cái chết thì các bậc tiền nhân đã thực sự sống khôn, thác thiêng, các ngài đều đang sống bên Thiên Chúa, còn chúng ta là các tín hữu còn sống tại trần gian, được kết hiệp với các ngài trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Do đó lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà cha mẹ là sự kính nhớ chứ không phải là thờ phượng theo kiểu thờ phượng Thiên Chúa / là chúng ta kính nhớ các ngài trong đức tin.
 
3. Tập tục người Việt rất đáng biểu dương ở chỗ nào? Mỗi khi chúng ta có việc vui buồn đều luôn nhớ đến gia tiên và luôn biểu lộ tâm tình ấy bằng việc cúng, lễ, hoặc đơn giản và thường xuyên hơn là thắp nén nhang và cúi đầu cung kính. Người tín hữu công giáo tiếp nhận tập tục hiếu kính này là rất tốt, nhưng phải phù hợp với đức tin Kitô giáo.
4. Bàn thờ gia tiên phải thế nào? Mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên đơn sơ, nên để bên cạnh để tránh chia trí và nên thấp hơn bàn thờ Thiên Chúa. Ngày lễ, tết nên duy trì cây nhang để kính nhớ và tỏ lòng biết ơn. Tránh phô trương tốn kém, cốt sao biểu lộ chút tấm lòng hiếu kính cho con cháu học theo ,nhằm dạy chúng tâm tình biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ và biết ơn Thiên Chúa là Đấng tạo hóa.
5. Ta nên dạy con cháu thế nào? Khi cúng lễ, ta cần dạy cho con cháu biết: Đức tin dạy rằng: ông bà tổ tiên chỉ cần lòng thành, cần lời cầu nguyện, xin lễ, chứ không cần của ăn vật chất / chỉ cần biểu lộ lòng hiếu thảo mà thôi. Lễ gia tiên sẽ do trưởng tộc hay gia trưởng làm chủ lễ. Nếu các vị này vắng thì con trai trưởng hoặc con dâu trưởng thay thế.
 
6. Ngày tết, con cháu nên làm gì? Tết là dịp để gia đình sum họp, kính nhớ tổ tiên và mọi người thăm viếng nhau để giữ chặt tình thân ái / cần loại bỏ những phong tục rườm rà và những gì đi ngược lại với giáo lý đức tin Ki-tô giáo. Cần giữ phong tục tất niên, tân niên sao cho có ý nghĩa và phù hợp với cuộc sống từng gia đình.
7. Tháng chạp ta nên làm gì? 
 
Làm cho xong những việc còn lại trong năm (nếu có thể).
Tổng kết thu chi/ thanh toán nợ nần.
Rút kinh nghiệm làm ăn trong năm.
Chọn một hướng sống tốt hơn cho năm mới.
Dọn mình xưng tội cuối năm.
Cha mẹ nhắc nhở con cái / Cha mẹ đỡ đầu với con đỡ đầu .
Nên dâng cho Chúa 1 bó hoa thiêng liêng.
 
Hãy làm những việc này xong trước lễ tất niên. 
Một bữa ăn kết toán, rút kinh nghiệm.
Hãy quên hết những chuyện buồn cũ đã qua.
 
8. Lễ giao thừa phải thế nào? Tối cuối năm, gia đình đoàn tụ, cùng đi tham dự thánh lễ đón giao thừa để cảm tạ Chúa, Vì Chúa đã sáng tạo vũ trụ và sinh dựng nên chúng ta, chúng ta xin Thiên Chúa chúc lành, rồi mọi người cùng chúc tuổi nhau.
9. Phải mừng lễ bổn mạng như thế nào? Trước ngày lễ, người mừng bổn mạng phải nên tĩnh tâm vài giờ xét mình xưng tội. Dự lễ, rước lễ sốt sắng. Cha mẹ đỡ đầu phải nhắc nhở người con thiêng liêng, cha mẹ đỡ đầu nên mời con thiêng liêng dùng cơm.
 
10. Ngày rửa tội, thôi nôi sinh nhật thì làm thế nào? Nhớ dành chút thời gian để tĩnh tâm dự lễ, rước lễ. Cùng gia đình hiệp ý cầu xin trong giờ kinh tối đồng thời mọi người nhắc nhớ nhau sống ơn gọi Kitô hữu thật tốt. Thôi nôi, sinh nhật thì nên dành tặng một món quà nho nhỏ để bày tỏ sự quan tâm thương yêu nhau, kèm theo những lời chúc mừng trong yêu thương.
11. Kỷ niệm ngày cưới nên thế nào? Ngày kỷ niệm thành hôn rất quan trọng, cũng là dịp để đôi bạn tỏ tình yêu thương chung thủy với nhau. Nếu có giờ thì dành chút ít để kiểm điểm lại đời sống xem hai người đã thiếu sót điều gì / nên giảng hòa xin lỗi nhau và hứa lại với nhau. Sau đó có thể là một bữa tiệc nhỏ, ấm cúng, để cho ngày kỷ niệm thêm ấn tượng / có thể là một cuộc đi chơi đâu đó để hâm lại tình cảm / cũng là dịp để làm gương tốt cho con cái. Sau cùng trong giờ kinh tối là một lời nguyện tạ ơn Thiên Chúa, và xin những ơn phù trợ cho những năm tháng tiếp theo.
12. Ma chay thì phải thế nào? Lễ an táng là dịp cầu nguyện nhiều cho người thân đã qua đời, và mọi người nên xác rín rằng: Chúa Kitô phục sinh, và qua cái chết nầy, người thân chúng ta cũng sẽ được phục sinh / vì qua sự chết mới tới sự sống vĩnh cửu, nên có trang phục nói lên sự đau buồn, nghi thức phải thể hiện sao cho hợp với đức tin. Như rảy nước thánh, thắp nhang, bái kính, nói lời chia buồn.
13. Tạo sao phải bái kính, nhang đèn, rảy nước phép? Là chúng ta tôn trọng thân xác ấy, vì khi còn sống thân xác ấy là đền thờ Chúa Thánh Thần. Giờ đây thân xác ấy đợi ngày sống lại / khi đọc kinh trong lễ giỗ, nên đọc lời Chúa vì nó rất quan trọng, nên chọn 1 đoạn kinh thánh phù hợp. Người chủ tọa buổi đọc kinh nên khơi dậy niềm tin vào sự sống lại cho tang quyến. Hun đúc niềm tin cho họ nhưng nên nói sao để không phật lòng những người đang buồn phiền.
14. Lễ giỗ phải như thế nào? Tạ ơn Chúa vì đã giải thoát cho người quá cố khỏi những đau buồn nơi trần thế / vừa thể hiện lòng tạ ơn. Xin Chúa sớm giải thoát cho người thân của mình. Xin Chúa nhân từ tha thứ và luôn tin rằng Thiên Chúa luôn có đủ cách để cứu vớt họ , nhờ công nghiệp của Đức Kitô.
15. Điều cần nhớ trong lễ giỗ là gì? Các tổ tiên ông bà tuy không có quyền tự mình đền tội mình, nhưng các ngài có thể cầu nguyện cho chúng ta vì có thể các ngài đang ở bên Chúa. Có thể các ngài đang ở rất gần Chúa, các ngài có thể nhìn thấy mọi thiếu sót của chúng ta để cầu xin cho chúng ta / vì thế lời cầu nguyện của các ngài sẽ rất hữu hiệu. **R
KBX / GIUSE LUCA / KT EMMAUS

Trở lại      In      Số lần xem: 840
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1290
 Hôm qua:  2070
 Tuần trước:  19480
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11319672
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top