Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới / Bài số: 004

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 004

   ĐỀ TÀI : HÃY LẮNG NGHE  ĐỂ THẤU HIỂU  .

 THỨ NĂM , ngày 06-9-2018

    

I. Giáo lý công giáo:   Đề tài  :   Bí Tích Rửa Tội
 
1. Bí tích rửa tội là gì? : Là phép rửa do Chúa Giê-su thiết lập để ban cho ta ơn tái sinh / giúp ta trở nên con của Chúa và của hội thánh.
2. Ai có thể ban bí tích này? Linh mục và giáo dân (khi nào khẩn cấp /
3. Có mấy cách rửa tội? Thưa có 3 cách: bằng nước, bằng máu, bằng lửa / a) Bằng nước là cách rửa thông thường / b) Bằng máu là người chưa có đạo nhưng dám tuyên xưng bằng lòng chịu chết vì Chúa / c) người tân tòng, đang theo học đạo, nhưng chết khi chưa được rửa tội / như là rửa tội bằng lửa (lòng muốn) . Họ cũng được lãnh nhận đủ các nghi thức như người có đạo.
4. Phải rửa như thế nào? Phải đổ nước lên trán người chịu phép rửa và đọc : Tôi rửa .... nhân danh Cha và Con và Thánh thần. /
5. Ai có thể lãnh nhận bí tích rửa tội? Bất cứ ai chưa có đạo, người lớn thì có 4 điều kiện = phải có lòng muốn, phải có lòng tin, phải cải thiện đời sống và phải học giáo lý.
6. Chúng ta có được gì khi chịu phép rửa tội? Chúa ban cho chúng ta 3 nhân đức đối thần là : Tin, Cậy, Mến.
7. Khi lãnh Bí tích rửa tội, Chúa tha tội nào? Tha tội nguyên tổ và tội riêng ta phạm trước đó. 
8. Ta phải hứa gì? Hứa từ bỏ ma quỷ và những quyến rủ ,cám dỗ của chúng / hứa sống theo lời Chúa dạy  và tuân giữ các giáo huấn của Giáo hội.
9. Bí tích rửa tội có cần thiết không? Là bí tích cứu sống và giúp ta đạt được sự sống viên mãn ở nơi Thiên Chúa.
10. Mô thể và chất thể của phép rửa tội là gì? Mô thể là lời đọc : tôi rửa.... / Còn chất thể là nước : Làm cho ta sạch tội và ban cho ta một đời sống ân sủng.
11. Tại sao phải có thánh bổn mạng? Ta cần noi gương sống của Đấng Thánh ấy /còn  người đỡ đầu là để giúp ta lời cầu nguyện và chỉ dẫn đường thiêng liêng cho ta  .
12. Trẻ em chưa rửa tội, khi chết rồi thì đi đâu? Thì được sống ở nơi hạnh phúc tự nhiên / nhưng sẽ không gặp được Chúa trong một thời gian / nơi ầy gọi là Lâm bô.
13. Cha mẹ phải lo cho con cái sớm được rửa tội.
14. Bí tích rửa tội tại sao lại là ơn tái sinh? Là bí tích cứu sống, là ơn tái sinh vì nhờ đó mà ta sẽ được gia nhập vào đời sống của giáo hội .
15. Bí tích rửa tội mang lại lợi ích nào? Giúp ta trở nên một phần tử của giáo hội và ban cho ta khả năng lãnh nhận các bí tích khác và được thông phần vào đời sống của giáo hội.
16. Bí tích rửa tội ban cho ta khả năng nào? Khả năng tin Thiên Chúa phán dạy ta qua Chúa Con và tin rằng Chúa Giesus là Đấng cứu độ.(Do thái giáo không tin nên họ vẫn trông chờ Chúa đến) .
17. Bí tích này kêu gọi chúng ta sống như thế nào ? Kêu gọi ta sống như con của Chúa. Giúp ta luôn hướng về Chúa và trông cậy sẽ được phần phúc thiên đàng / nhắc nhở ta phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương anh em như chính mình. **R
 
II . GIÁO LÝ HÔN NHÂN /        Đề tài:      HÔN NHÂN CÔNG GIÁO 
 
1. Ý nghĩa của hôn nhân là gì ? Về mặt xã hội thì hôn nhân là một khế ước, trong khi đó về mặt đạo thì hôn nhân cũng là một khế ước mà nó còn là một bí tích / vì nó có giá trị trước mặt Thiên Chúa / Thánh Gioan Kim Khẩu gọi nó là bí tích của tình yêu.
2. Ý nghĩa của hôn nhân vào thời xa xưa ra sao ? Nó là một hôn ước thật linh thiêng ,nên đôi vợ chồng thường xin trời đất và thần linh chứng giám / xin ông bà tổ tiên phù hộ qua một nghi thức công khai và long trọng.
3. Tại sao giao ước cũng là một cuộc hôn nhân ? Giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc Chúa chọn được ví như một cuộc hôn nhân thuỷ chung duy nhất / sang Tân Ước thì hôn nhân là hình ảnh kết hợp giữa Đức Kitô và Hội thánh / mà Đức Kitô là chàng rể, còn Hội thánh chính là cô dâu. Sau đó Đức Kitô đã chết vì người mình yêu.
4. Đức Giêsu đã chứng thực cho hôn nhân tại đâu ? Tại tiệc cưới Cana, Chúa đã làm dấu lạ giúp họ tiếp tục cuộc vui. Đây là sự chứng thực của Đức Kitô đối với giá trị hôn nhân, và cũng là điều tiên báo sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống hôn nhân .
5. Khi đi rao giảng, Chúa dạy thế nào về hôn nhân ? Chúa nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự thuỷ chung từ thuở ban đầu / Thiên Chúa đã cho biết sự phối hợp này là bất khả phân ly.
6. Tại sao Moisen nhượng bộ ? Vì con người lòng chai dạ đá (Mt19, 3-8) nên Moisen đã nhượng bộ.
7. Thánh Phaolô đã nói thế nào về hôn nhân ? Chúa Giêsu đã lập lại trật tự cho thế giới , nhờ vào hoa quả của thập giá . Đó là nguồn ân sủng của Thiên Chúa. Bởi thế Thánh Phaolô cho ta thấy rõ điều đó khi nói rằng : Người chồng hãy yêu thương vợ như Chúa Kitô yêu Hội Thánh / bởi thế ...người đàn ông đã lìa bỏ cha mẹ ...và cả hai nên một thân xác / vậy nên tình yêu của Đức Kitô và Hội Thánh là một mầu nhiệm.
8. Thiên Chúa đã thiết lập khế ước hôn nhân khi nào ? Ngài lập ngay trong vườn địa đàng / còn Chúa Giêsu thì nâng khế ước hôn nhân lên hàng bí tích. Như vậy qua bí tích hôn phối, tình yêu hai vợ chồng đã được Thiên Chúa đóng ấn. Họ được Thiên Chúa ban ơn siêu nhiên, giúp họ sống đời hôn nhân gia đình một cách tốt đẹp và trở nên dấu chỉ mầu nhiệm của Đức Kitô kết hiệp với Hội Thánh.
9. Đặc tính của hôn nhân công giáo là gì ? Hôn nhân công giáo bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa, rập theo khuôn mẫu tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu nầy đó có 2 đặc tính : Đơn nhất và bất khả phân ly.
10. Đơn nhất là gì ? Có nghĩa là một vợ một chồng, cho nên tự bản chất của tình yêu vợ chồng, nó đòi hỏi phải đơn nhất và bất khả phân ly / vì cả hai sẽ trở nên một xương một thịt (Mt19, 6) (St2, 24). Họ phải cam kết sẽ trao hiến trọn vẹn cho nhau. Tình yêu này được hoàn thiện nhờ bí tích hôn phối, cũng là sự hiệp thông trong Đức Kitô qua việc Tin và đón nhận Mình Máu Thánh Chúa Kyto .
11. Đa thê, hậu quả như thế nào ? Vì hôn nhân đã được Đức Kitô đóng ấn xác nhận bằng sự yêu thương bình đẳng và chung thuỷ /cho nên đa thê là đi ngược lại với tình yêu vợ chồng và sự bình đẳng giữa 2 con người.
12. Bất khả phân ly là gì ? Là không thể bỏ nhau, không thể ly dị, lý do là vì Thiên Chúa đã trung tín với giao ước, cũng như Đức Kitô đã trung tín với Hội Thánh. Vì thế nên sự trung tín của 2 vợ chồng đang diễn tả cho sự trung tín của Thiên Chúa .
13. Còn lý do nào nữa ? Sự trung tín giữa 2 vợ chồng ,cũng như sự mật thiết giữa họ với nhau, phát sinh trách nhiệm giữa họ với con cái / nên đòi buộc 2 vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau, để cùng nhau chu toàn trọng trách nầy .
14. Đặc điểm nổi trội của hôn nhân công giáo là gì ? là sự đơn nhất và bất khả phân ly. Trong khi thế giới hôm nay coi ly dị là một giải pháp quá bình thường để giải quyết những khó khăn , khúc mắc trong đời sống vợ chồng.
15. Chung thuỷ với nhau, dễ hay khó ? Chung thuỷ ở thời nào cũng là một thách đố lớn lao, cho nên cặp đôi nào cũng phải cậy dựa vào ơn Chúa, chứ không thể nào dựa vào sức riêng. Vợ chồng quyết tâm thôi chưa đủ / mà còn là kết quả của ơn Chúa trợ giúp.
16. Sự liên kết giữa Hội Thánh và gia đình như thế nào ? Hội Thánh thì luôn cầu nguyện cho các gia đình, trong khi Hội Thánh cũng cần được nâng đỡ để có thể trung tín với Chúa nhờ vào hình ảnh thuỷ chung của các đôi vợ chồng.
17. Hiệu quả của bí tích hôn phối là gì ? Là một cuộc hôn nhân hợp pháp, từ đó giữa vợ chồng phát sinh một sự ràng buộc vĩnh viễn và độc nhất / bí tích này được Thiên Chúa thiết lập và Thánh hiến , giúp chúng ta chu toàn bậc sống của mình.
18. Hiệu quả của sợi dây hôn phối là gì ? Do sự tự do ưng thuận của 2 người ,là họ tự trao hiến và tiếp nhận nhau. Điều này đã được Thiên Chúa đóng ấn, sau đó nó có giá trị pháp lý trước mặt xã hội. Hôn ước này có sự liên kết với giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với nhân loại. Cho nên nó cũng hoà nhập vào trong tình yêu của Thiên Chúa, cho nên dù là Hội Thánh ,cũng không có quyền hủy bỏ .(không mắc ngăn trở / không có tự do /không ý thức / không hợp nhau (chỉ ở Giáo hội Mỹ) /…../ có 111 điều trong quyển 4 của bộ giáo luật từ điều 1055 đến điều 1165)
19. Ân sủng nào mang lại do bí tích hôn phối ? Bí tích hôn phối thánh hoá và kiện toàn tình yêu vợ chồng và củng cố sự hiệp nhất bất khả phân ly / ân sủng này cũng giúp họ nên thánh trong hôn nhân và trong việc giáo dục con cái. Ân sủng này cũng giúp họ vác Thập Giá theo Chúa, ban cho họ sức mạnh để chỗi dậy. Họ sẽ dễ dàng tha thứ cho nhau, chia sẻ gánh nặng cho nhau, tùng phục nhau và cùng nhau kính sợ Thiên Chúa trong Đức Kytô (Ep5,21).
20. Họ được hưởng điều gì từ bí tích này ? Họ yêu thương nhau bằng một tình yêu tế nhị và phong phú / Nhất là trong khi họ đang vui hưởng hạnh phúc đời này, thì họ cũng hưởng nếm trước niềm hạnh phúc mai sau.**R
Câu hỏi :
* Thách đố trong đời sống hôn nhân là gì ?
* Giáo hội dựa vào những yếu tố nào để gỡ rối ? 
 
III. HỌC HỎI LỜI CHÚA  :    CN 23 TN B /  CHÚA CHỮA NGƯỜI CÂM ĐIẾC
          
PHÚC ÂM:  Mc 7, 31-37 / "Chúa Giesus làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được".
         
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
31 Hôm ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngã Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. 32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. 33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. 34 Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra! 35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. 36 Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra. 37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói: "Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được." / 
Đó là lời Chúa.
 
1. Mất tập trung là gì ? Là nói những điều mà người khác không thể hiểu, hoặc vì mình lơ đãng //cũng như khi ta nói với người đang ngủ gậc ,cũng giống như khi ta nói một mình /
2. Căn bệnh ta thường gặp hôm nay là gì ? /Trong cuộc sống, có nhiều người không biết lắng nghe, cũng có người không chịu lắng nghe. Đây chính là căn bệnh thời đại .
3. Ai là người không thể lắng nghe? Là người điếc thể lý, cũng có người điếc về tâm linh. Người điếc thể lý không đáng trách / nhưng người có đôi tai thính mà lại không chịu nghe. Bởi vì họ không chịu lắng nghe / Cho nên lắng nghe là một điều rất quan trọng trong cuộc sống xã hội .
4. Thế nào là một gia đình hạnh phúc? Gia đình sẽ hạnh phúc hơn nếu mọi người cùng  lắng nghe nhau / có nghĩa là ta phải cố hiểu những điều người khác muốn nói.
5. Người đời có câu gì muốn diễn tả về hạnh phúc gia đình? Năm thứ nhất: Anh nói em nghe, em nói anh nghe; năm thứ hai: anh nói anh nghe, em nói em nghe; năm thứ ba: anh nói hàng xóm nghe, em nói hàng xóm nghe (là to tiếng ,cãi vã nhau).
6. Thế nào là sự cảm thông? Sự cảm thông phải là con đường hai chiều / nói phải đúng cách và nghe cũng phải đúng cách / đừng mạnh ai nấy nói, cũng đừng vội nói khi chưa kịp suy nghĩ / làm sao để khi ta nói, ta nghe là cách để bắt nhịp cầu thông cảm với người khác / Như thế mới hợp tình, hợp lý.
7. Tác hại cuả việc không lắng nghe là gì ? Học trò không lắng nghe thầy cô giảng thì làm sao hiểu bài vở của mình. Thầy cô cũng phải lắng nghe học trò đặt câu hỏi hoặc trả lời, nhờ đó thầy cô sẽ nắm được sự hiểu biết của các trò mình đến đâu, để có cách giảng dạy cho phù hợp.
8. Điều gì quan trọng nhất khi ta vô nhà thờ? Là lắng nghe Lời Chúa,  là nắm được các giáo huấn của giáo hội, là biết rõ các yêu cầu của đấng bề trên / Chúa muốn nói gì với tôi. Điều cốt lõi của bài giảng hôm nay là gì ?
9. Điều nào cần khi ta đối diện với Chúa? Ta cần nói với Chúa qua tâm tình cầu nguyện, ta cũng phải lắng nghe tiếng Chúa qua những giây phút thinh lặng. Chúng ta hãy bắt chước cách mà Samuel thưa với Chúa: “Lạy Chúa! Xin hãy phán dạy, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”.
10. Chúng ta gặp khó khăn nào với người câm điếc? Đôi bên như là hai thế giới, ta rất khó lòng nói cho người điếc hiểu, mà cũng khó lòng hiểu được cách họ diễn tả / ta và họ như hai con đường sắt song song, khó lòng có thể gặp nhau. Hôm nay Chúa đã chữa một người như thế.
11. Người ngọng gặp khó như thế nào? Lưỡi họ như có sợi dây trói buộc / Nói sao cho người khác hiểu mình. Đó là ước mơ của nhiều người / sợi dây trói buộc đó có khi là sự ngần ngại, sự sợ hãi, vì muốn né tránh hay vì sợ đụng chạm.
12. Tác hại của bệnh ngọng và điếc là gì? Ngọng thì chẳng ai hiểu tôi, điếc thì tôi cũng chẳng hiểu ai / giống như khi đang xem tivi mà bị mất tiếng vậy .
13. Do đâu ta bị bệnh này? Chẳng ai muốn mình bị điếc, ngọng, lãng tai hay câm. Nhưng thực ra ta vẫn có thể bị / nghĩa là ta mất khả năng lắng nghe người khác / thường ta chỉ nghe điều mình muốn nghe, hay lắm khi ta lại nghe điều người khác nói bằng sự chủ quan của mình, rồi úp chụp lên họ những cách hiểu không thích hợp.
14. Ta cần phải nghe người khác bằng thứ gì ? Nghe bằng tai thôi chưa đủ mà cần phải nghe bằng cả trái tim / nghe bằng sự cảm thông / chỉ có yêu thương mới giúp ta nghe và hiểu được người khác.
15. Ta cần loại bỏ thứ gì khi muốn giao tiếp với anh em? Thứ nguy hiểm nhất mà con người thường có khi giao tiếp với người khác chính là: Cái tôi cứng cỏi, cái thành kiến sai lầm và cái tự ái đầy mình. Loại bỏ được những thứ này, thì ta mới hiểu được anh em.
16. Chúng ta cần lưu ý điều gì? Đừng ai tự cho mình là một ốc đảo, đừng ích kỷ đến độ không có gì để cho anh em / cũng đừng cảm thấy không có gì để nhận từ anh em. Đừng chết cứng trong cái tôi nghèo nàn của mình.**R
 
Cầu nguyện I: Xin cho con đừng trở nên người câm điếc trước Thiên Chúa, trước giáo hội và trước anh em. Xin Chúa cũng giúp con để con có thể giúp người khác thoát khỏi sự câm điếc của họ. Amen.
 
Cầu nguyện II: Xin hãy dùng con theo ý Chúa. Xin cho con làm tay chân cho những người què, cụt. Làm đôi mắt cho kẻ đui mù, làm đôi tai cho người bị điếc, làm miệng lưỡi cho những người câm, làm tiếng kêu cho những kẻ thấp cổ bé miệng. Amen /**R
 
 
 
IV. MƯỜI ĐIỀU RĂN
 
ĐỀ TÀI : Giới răn thứ I /  KÍNH MẾN THIÊN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ
 
1. Điều răn thứ I dạy chúng ta điều gì? Dạy ta thờ phượng và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
2. Câu chuyện Abraham dạy ta điều gì? Thiên Chúa hứa sẽ làm cho ông trở thành cha của nhiều dân tộc, con cháu của ông sẽ đông như sao trên trời, như cát dưới biển. Khởi đầu Chúa ban cho ông một người con trai là Isa-ac, nhưng hôm nay Chúa lại bảo ông đem đứa con duy nhất ấy đi sát tế dâng lên cho Thiên Chúa.
3. Tâm tình của Abraham lúc này ra sao? Ông rất thương con vì khi sinh Isaac, tuổi của ông đã quá cao. Ông cũng nhớ lại lời Thiên Chúa hứa là con cháu ông sẽ đông như sao trên trời, như cát dưới biển / cho nên bây giờ ông rất băn khoăn. Nhưng vì ông hết lòng tin kính Thiên Chúa nên vẫn tuyệt đối vâng lời.
4. Chúng ta có thắc mắc gì không? Chúa bảo ông đem đứa con duy nhất đi sát tế. Chúng ta sẽ thắc mắc : tại sao Abraham lại phải giết đứa con một của mình? Nếu làm vậy thì Thiên Chúa làm sao có thể thực hiện lời hứa ?*
5. Chúng ta đem thắc mắc này đi hỏi Chúa Giê-su? Ngài sẽ trả lời làm sao? Chúng ta đã chọn Chúa Giê-su là Thầy, ta đem câu này đi hỏi Chúa Giê-su và Chúa đã dùng đoạn Tin Mừng của Thánh Matheo để trả lời chúng ta (Mt 10,37).
6. Giới răn thứ I dạy chúng ta điều gì? Phải tôn thờ và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Trong Tân Ước thì Chúa Giê-su cũng bảo : Ai yêu cha mẹ, con trai, con gái hơn Thầy thì không xứng là môn đệ của Thầy.
7. Ở nơi trần thế này, ai yêu thương chúng ta nhất? Trong gia đình, người thương chúng ta nhất chính là cha mẹ. Các Ngài không ngại khi hy sinh cho chúng ta từ miếng cơm, manh áo, công việc /sức khoẻ, thời gian ,trí óc. Các Ngài luôn lao động cật lực vì chúng ta. Như vậy ở nơi trần thế này thì công ơn cha mẹ là số một / Vậy mà Chúa bảo ai yêu cha mẹ hơn Chúa, thì không xứng đáng làm môn đệ Chúa.
8. Ta so sánh tình cảm nơi người trần thế như thế nào? Cha mẹ hy sinh cả đời vì chúng ta, còn những người bên ngoài, cho dù có cho chúng ta nhiều thứ, cho kiến thức, cho  kinh nghiệm sống, cho ngành nghề, cho cả tiền bạc, cho dù họ có cho chúng ta nhiều thứ nhưng không thể  nào sánh được với công ơn cha mẹ. Cha mẹ dù có nghèo nhưng ơn nghĩa vẫn trọng hơn người khác. Vì cha mẹ sinh ra chúng ta. Nếu không có cha mẹ, thì cũng không có chúng ta. Vậy nên công ơn cha mẹ là quý giá nhất.
9. Suy diễn rộng hơn, chúng ta sẽ thấy gì? Có khối người sau khi lập gia đình, muốn sinh một đứa con, cũng không có / có trai rồi muốn sinh gái cũng không được, có gái rồi, sinh một đứa con trai cũng không thể nào có được / vậy nên loài người chúng ta không thể làm chủ trong việc sinh con cái.
10. Như vậy ai mới chính là ông chủ thật sự? Như vậy Chúa mới là người sinh ra chúng ta. Cha mẹ nơi trần thế chỉ là hình ảnh Thiên Chúa sinh ra chúng ta qua sự cộng tác của Cha mẹ. Chúa cũng kêu mời mọi người chúng ta cùng cộng tác. Cho nên cha mẹ nơi trần thế chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Như vậy Chúa sinh ra chúng ta qua cha mẹ của mình.
11. Bổn phận của chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải yêu Chúa trên hết mọi sự.Nếu chúng ta không chu toàn là không xứng đáng. Lời Chúa nói trong Tin Mừng Mt10 / Giới răn Thiên Chúa truyền cho Moisen trên núi Sinai. Ngày hôm nay chúng ta vẫn tuân giữ, Chúa Giê-su đến không phải để bỏ bớt thứ gì nhưng là để kiện toàn ,để giải thích, để hướng dẫn, để giúp chúng ta hiểu và  giữ cho đúng điều luật ấy .
12. Chúng ta thấy gì từ cha mẹ? Chúng ta thấy rõ công sức của cha mẹ nơi trần gian. Chúng ta thấy các ngài lao nhọc trong nắng mưa ,ốm đau, hy sinh sức khoẻ, tiền bạc, công nuôi dưỡng lo lắng, săn sóc cho chúng ta , không biết bao nhiêu mà kể: Công cha như núi Thái Sơn....
13. Chúng ta thấy gì từ tình yêu của Thiên Chúa? Thiên Chúa tạo dựng, ban cho chúng ta mọi thứ, hơn cả triệu lần cha mẹ. Làm sao chúng ta lại không thấy? Thiên Chúa mới là người Cha đích thực, chúng ta phải dùng con mắt Đức Tin mới thấy: Chúa ban cho ta vũ trụ, thân xác, linh hồn, trí khôn, sức khoẻ, nước để uống, không khí để thở, thực phẩm để ăn. Vậy mà chúng ta không nhìn ra những ơn Chúa ban, nhất là ơn bình an / không có gì thoát khỏi bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Cho nên không có sự hên xui ở đây. Chúa vẫn gìn giữ mọi sự và mong cho chúng ta được sống an lành.
14. Chúng ta học được gì từ Abraham? Abraham tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Ông tin rằng Ngài không bao giờ nói dối, ông tin vào Lời Chúa hứa, Ngài là đấng chân thật , nên ông tin Thiên Chúa sẽ giữ lời.
15. Chúng ta đã thờ Chúa như thế nào? Chúa bảo chúng ta phải tin thờ một mình Chúa. Nhưng chúng ta có lúc tin, có lúc không, có khi chúng ta lại đi tin những điều nghịch với giới răn thứ nhất.
16. Những điều nào nghịch với giới răn thứ nhất? Có rất nhiều điều, nhưng hôm nay chúng ta tìm hiểu vài điều trước tiên. Đó là mê tín dị đoan. Mê tín là tin vào những điều mà trí khôn u mê của chúng ta dẫn dắt / tiếp theo sự mê tín là các điều dị đoan.
17. Chúa có buộc chúng ta tin một cách mất tự do không? Chúa không buộc ta tin, Chúa cũng không bắt buộc Abraham. Nhưng là Chúa mời gọi và cho chúng ta tự do lựa chọn / Abraham có quyền từ chối, các thánh tử đạo cũng có quyền từ chối. Nhưng ông Abraham đã tin tuyệt đối vào Chúa và ông đã quyết tâm làm điều Chúa truyền dạy.
18. Có điều gì khác nghịch với Đức Tin? Đi coi bói là điều nghịch hẳn với Đức Tin, đi coi bói là tin vào quỷ thần / hành động này rất nguy hiểm. Mê tín là do Đức Tin bị lệch lạc, là đi ngược lại với Lời Chúa Giê- su dạy.
19. Do đâu ta biết mình bị lệch lạc? Ta cứ đem so với kinh thánh, so với lời Chúa dạy trong Tin Mừng. Chúa mời gọi chúng ta hãy tin vào Chúa. Chính Chúa tạo dựng nên ta. Tin Chúa mà đi coi bói cũng như vừa tin Chúa vừa tin ma quỷ. Chỉ có Chúa tạo dựng nên ta chứ không phải ai khác. Làm vậy chúng ta vừa tin lệch lạc, vừa bất kính với Thiên Chúa.
20. Thứ gì tượng trưng cho Chúa Giê-su ? Chính là Lời Chúa và Mình Máu thánh Chúa. Có khi ta lên rước Chúa nhưng chưa đủ cung kính / còn Sách thánh là Lời Thiên Chúa, chúng ta còn bất kính hơn khi chúng ta vất bừa bãi mà không có chút tôn kính nào .
21. Khi đọc kinh chúng ta thể hiện lòng kính Chúa như thế nào? Chúng ta dễ dàng bị lệch lạc theo cách suy diễn của chính mình như là chúng ta chọn đọc kinh này mà không đọc kinh kia. Có khi chúng ta chọn kính Đức Mẹ này hơn Đức Mẹ kia / hoặc kính thánh này hơn thánh nọ /vị thánh này lớn hơn vị thánh kia / vị này hay làm phép lạ, còn vị thánh kia thì không .
22. Do đâu chúng ta có các kinh đọc? Tất cả các kinh đều do Giáo hội soạn cho nên ơn ích sẽ như nhau. Có khi chúng ta thường chú trọng đọc kinh kính mừng để tôn kính Đức Mẹ, mà quên rằng kinh lạy Cha lại do chính Chúa Giê-su dạy.
23. Những hành động nào là lệch lạc khi bái chào, khi đọc kinh ? Chúng ta biết : Chỉ có một Chúa Giê-su, chỉ có một Đức Mẹ, có khi chúng ta mang màu sắc tôn kính quá lệch lạc. Chúng ta cứ nghĩ thánh này hơn thánh nọ, hoặc thánh này có uy quyền hơn thánh kia. Hoặc đeo ảnh này thì tốt hơn ảnh kia, mà không lo đến điều chính yếu nhất, đó là phải  lo xét mình ăn năn tội, sửa tính ,hãm mình / cầu xin Chúa Gie-su, xin Đức mẹ thương và trông cậy vào sự cầu bàu của các thánh hơn là cứ mãi mê tôn kính lệch lạc / nhiều khi  chỉ làm cho ta mất ơn bình an . **R
Giuse Luca / Trưởng nhóm KT Emmaus
GX TÂN THAI SƠN/TGP SAI GON/VN 
 
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 741
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  540
 Hôm qua:  3294
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11461252
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top