Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới / Bài số: 005

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 005

   ĐỀ TÀI : VỊ TRÍ VÀ BỔN PHẬN NGƯỜI MÔN ĐỆ .

 THỨ NĂM , ngày 13-9-2018

  

I. Bảy phép bí tích:  
 
Chủ đề:  Bí Tích Thêm sức
1. Bí tích thêm sức là gì? Là bí tích do Chúa Giêsu lập ra để cho ta nhận lãnh Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, để ta giữ đạo cho nên và trở nên một chiến sĩ của Chúa Kitô.
2. Ai có thể lãnh nhận bí tích này? Bất cứ ai đã được rửa tội rồi, đều có thể nhận lãnh bí tích này. Tuy nhiên Giáo hội muốn những người này phải học hỏi thêm về đức tin một cách đầy đủ hơn trước vì bí tích này đòi ta phải sống đạo bằng chính tinh thần Đức tin.
3. Muốn lãnh nhận bí tích thêm sức, ta cần gì ? 
a) Đã lãnh nhận bí tích rửa tội.
b) Phải học biết giáo lý căn bản trong đạo, biết rõ những bổn phận khi sống đức tin, đặc biệt là học kỹ về bí tích thêm sức.
c) Phải sạch tội trọng và phải có lòng ước ao.
4. Ta có thể nhận lãnh bí tích thêm sức mấy lần? Chỉ một lần vì bí tích này đã in dấu thiêng liêng vào linh hồn ta, không thể mất được.
5. Chất thể của bí tích này là gì? Đặt tay trên đầu người lãnh nhận cùng việc vẽ hình Thánh Giá trên trán bằng dầu Thánh.
6. Mô thể của bí tích này là gì?
- Là câu: Hãy nhận lấy ấn tín của Chúa Thánh Thần, là ân huệ của Chúa Cha.
- Ấn tín: Là việc được ban ấn tín thiêng liêng, làm cho người chịu bí tích này trở nên giống Chúa Kitô hơn.
- Ân huệ: Là chính Chúa Thánh Thần: Chúng con hãy nhận lấy ơn huệ (7 ơn) của Chúa Thánh Thần.
7. Ai có quyền ban bí tích này? 
- Giám mục.
- Linh mục được Giám mục ủy quyền.
8. Dầu tượng trưng cho điều gì? Dầu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần vì khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Kitô (Mc1,10) được gọi là xức dầu thiêng liêng. Ngày xưa xức dầu là để tăng sức mạnh cho các lực sĩ. Nên dầu ám chỉ cho sức mạnh thiêng liêng được xức trong bí tích thêm sức.
9. Ý nghĩa của việc đặt tay là gì? Là ban thần lực của Chúa Thánh Thần, đặt tay cũng gợi lại tình phụ tử và phúc lành của Thiên Chúa.
10. Xức dầu theo hình thánh giá, chỉ sự gì? Là ấn tích thiêng liêng tượng trưng cho ơn cứu rỗi của Chúa Kitô, là nguồn mạch mọi bí tích, nói lên ý muốn chia sẻ những khổ đau của Chúa Kitô và thề nguyền trung thành với Ngài mãi mãi .
11. Bổn phận cha mẹ đỡ đầu là gì? Cha mẹ đỡ đầu phải bảo đảm ý hướng ngay lành của người mà họ đại diện, với giáo hội. Cha mẹ muốn giới thiệu người chịu bí tích thêm sức với Đức Giám Mục rằng :sau này họ sẽ lo liệu cho người con thiêng liêng bằng lời cầu nguyện, bằng lời nói tốt, bằng gương sáng và giúp người con mình chu toàn bổn phận của một Kitô hữu.
12. Ai có thể làm cha mẹ đỡ đầu? Phải là người công giáo ngoan đạo, đã có phép rửa tội. Ngày nay Giáo Hội mong người đỡ đầu của bí tích rửa tội sẽ đỡ đầu luôn vào dịp thêm sức. Tuy nhiên họ vẫn có quyền chọn người đỡ đầu, trừ cha mẹ ruột ra.
13. Hiệu quả của bí tích thêm sức là gì? Là làm tăng thêm sức sống Thần linh do ơn thánh hoá mang lại, ngoài ra còn in dấu ấn thiêng liêng không hề phai, mất.
14. Hoa quả của ơn Chúa Thánh Thần là gì? Là sự tác động ân sủng lên các nhân đức và các việc lành với những tâm tình và sự ước vọng mà Chúa Thánh Thần gợi lên trong ta, thúc giục ta sống thánh đức hơn. **R
  
  II . BÁC ÁI KITÔ GIÁO  
           
Đề tài: Những lý do ta phải sống bác ái.
1. Lý do thứ nhất là gì? Chúa coi tất cả những gì chúng ta làm cho người khác, là làm cho chính Chúa.
2. Tiếp rước kẻ khác, ta được gì? Chúa nói: Ai tiếp rước một trẻ nhỏ  nhân danh Ta, đó là tiếp rước chính Ta (Lc9,48). Ở bản án chung thẩm, Chúa đòi hỏi ta phải cho Chúa thấy thái độ của ta khi đối xử với người khác. Đây là lời cảnh báo sớm cho ta về cách đối xử với anh em.
3. Chúa phán với các kẻ lành như thế nào? Hỡi những kẻ đã được Cha Ta chúc phúc, vì khi xưa Ta đói, các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống…./ và hết mọi lần các ngươi đã làm cho một trẻ nhỏ vì Ta , là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.
4. Sự bỡ ngỡ của kẻ lành ra sao? Thưa Chúa, có bao giờ chúng con đã làm bấy nhiêu công việc ấy cho Chúa đâu ? Chúa liền đáp: Hết mọi lần các ngươi đã làm cho một trẻ nhỏ trong anh em, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.
5. Bức tranh dành cho những kẻ nào sống ngược lại ,sẽ như thế nào? Những kẻ sống tàn ác ,sẽ bị Thiên Chúa chúc dữ như sau: Hỡi loài vô phúc, hãy tránh khỏi mặt Ta vì khi xưa Ta đói, Ta khát các ngươi đâu có xót thương Ta. Họ cũng hỏi duyên cớ tại sao ,thì Vua trời trả lời: Chỉ vì các ngươi sống thiếu bác ái với anh em, tức là các ngươi đã thiếu sót với chính Ta (Mt25, 34-46).
6. Chúa giải thích cụ thể như thế nào? Ai đụng vào tay người nào, thì không phải chỉ đụng vào tay mà thôi, nhưng là đụng đến nhân vị của người ấy. Cho nên khi đả thương vào con mắt người khác, là ta đã làm bị thương chính con người họ rồi. Tất cả mọi người đều là chi thể trong thân thể của Chúa, vì thế khi ta đụng chạm vào một người ,là ta đã đụng chạm vào toàn thân của Chúa rồi.
7. Lý do thứ hai là gì? Thiên Chúa yêu thương, Ngài ban ơn rất nhiều cho ta, nên Ngài cũng có quyền yêu cầu / cho nên sống bác ái chính là điều răn riêng mà Chúa muốn yêu cầu chúng ta tuân giữ. Đây cũng là điều Chúa trăn trối trước khi lìa cõi trần: Thầy yêu các con thế nào, thì các con cũng phải yêu nhau như vậy (Ga13,34).
8. Hậu quả khi ta sống ác độc với anh em là gì? Nếu ta sống thiếu bác ái với anh em ,là ta làm cho Chúa thêm thương tích, không khác gì Chúa bị phân thây. Mỗi người chúng ta là chi thể của Chúa, mỗi người phải chu toàn bổn phận của mình, nhưng phải tránh đừng làm đau các chi thể khác.
9. Lý do thứ ba là gì? Sống bác ái với anh em là cách chúng ta minh chứng lòng yêu mến Chúa của mình, Chúa nói với Thánh nữ Catarina Sienna: Con không thể làm gì để phục vụ Cha, nhưng con có thể làm nhiều việc khác để giúp đỡ anh em con .
10. Yêu mến Chúa vô vị lợi là sao? Chúa nói tiếp: Con không thể nào yêu mến Cha cách vô vị lợi, vì con luôn đặt sẵn ý mong muốn Cha thương con. Vì vậy Cha sẽ đặt sẵn người anh em ngay bên cạnh con ,để con có thể làm cho họ những việc mà con không thể nào làm cho Cha, tức là yêu mến Cha vô vị lợi. Vì Cha coi tất cả những gì con làm cho họ, là con đã làm cho Cha.
11. Có cách nào chứng tỏ lòng ta biết ơn Chúa? Không có cách nào trọn hảo hơn là cách các con phải đối xử tốt với tha nhân. Con nhân hậu với họ thì Cha cũng sẽ nhân hậu với con và đây cũng chính là lý do thúc bách Cha phải yêu con, và Cha cũng sẽ yêu họ, Cha vẫn luôn làm như thế với các con .**R
 
III. HỌC HỎI LỜI CHÚA :      CN 24 TN B / 
 
ĐỀ TÀI :  VỊ TRÍ VÀ BỔN PHẬN NGƯỜI MÔN ĐỆ          
          
PHÚC ÂM:  Mc 8, 27-35
“Thầy là Đấng Kitô. Con Người phải chịu đau khổ nhiều.”
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
27 Một hôm, Đức Giê-su và các môn đệ rời Bết-xai-đa để đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" 28 Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó." 29 Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô." 30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người. 31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. 32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người." 34 Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”
 
Đó là lời Chúa.
1. Các tông đồ là những con người như thế nào? Họ thật sự không phải là những nhân vật lý tưởng hay thần thánh gì. Họ chỉ là những con người bằng xương bằng thịt với những đức tính và những khuyết điểm như chúng ta. Nhìn họ ta thấy rất gần gũi với con người chúng ta. Bởi không có ai hoàn hảo khi mới lọt lòng mẹ.
2. Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ điều gì? Sau lời tuyên xưng thầy là Đấng Ki-tô / Phê rô và các môn đệ bị thầy cấm không được tiết lộ điều này với ai -> Thầy là Đấng Messia/ Nhưng Chúa lại bảo thêm : Con người sẽ phải chịu nhiều đau khổ... bị giết đi (Mc8,31).
3. Tại  sao Phê rô lại nổi loạn ? Làm sao Đấng Ki-tô lại có thể chịu đau khổ cho tới chết được. Phê rô đã không chấp nhận con đường ấy nên ông mới kéo Chúa Giê-su lui ra mà can trách người (Mc8,32)/ Nhưng ý muốn của Chúa Cha là Chúa Con phải chấp nhận con đường thánh giá.
4. Tại sao Chúa Giê-su lại nặng lời với Phê rô? Chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa chương trình tình yêu của Chúa Cha, và những ước muốn của các môn đệ / các ông không chấp nhận thánh giá và các ông đang phủ nhận chương trình yêu thương của Chúa Giê-su. Cho nên Phê rô mới ngăn cản Thầy mình thi hành ý muốn của Chúa Cha. Vì thế Chúa Giê-su mới nặng lời với Phê-rô (Mc 8,33).
5. Tại sao con người luôn muốn gạt bỏ Thiên Chúa? Con người luôn hướng cuộc đời mình tới những thành công vật chất như là : danh vọng, thú vui, của cải. Nên họ đã gạt Thiên Chúa qua một bên. Không muốn suy tư theo ý muốn của Thiên Chúa nữa, mà muốn làm theo ý của loài người.
6. Những thứ gì là tảng đá cản đường? Một khi con người cứ để cho tình cảm và lợi lộc trần gian chiếm ưu thế, không muốn tin và nghe những lời Thiên Chúa dạy dỗ hướng dẫn, con người sẽ trở nên những tảng đá cản đường. Không cho chương trình tình yêu của Chúa phát triển.
7. Phải sống thế nào mới có thể theo Chúa được? Chúa Giê-su bảo các môn đệ : Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo ta / vậy từ bỏ là gì? Tại sao phải từ bỏ ?
8. Khi nào Phê rô mới nhận ra ý Chúa? Chúa yêu cầu ai muốn theo Chúa thì phải từ bỏ, phải hy sinh. Chúng ta đang sống trong một xã hội thực dụng, hầu như mọi thứ đã là thói quen được lập trình sẵn như là : phải thành công nhanh nhất, làm ít hưởng nhiều, có của cải nhiều, có quyền lực nhiều thì sẽ hưởng thụ nhiều, mạnh ai nấy lo, mạnh ai lấy sống.
9. Điều sai của con người là gì? Chúng ta phải lấy làm lạ khi Phê rô và các môn đệ đều có sự suy nghĩ và ánh mắt nhìn theo kiểu con người/ Chứ không chấp nhận yêu cầu của Thiên Chúa / chỉ đến khi các ông lãnh nhận Thánh thần, các ông mới hiểu rằng : các ông phải luôn sống trong niềm tin yêu và hy vọng và đường thánh giá chính là con đường mà các ông phải đi theo .
10. Do đâu chúng ta không sống từ bỏ được? Chúng ta không từ bỏ được là do chúng ta lạm dụng quyền tự do. Cụ thể như là : Thích kiêu ngạo, thích dâm dục, thích hà tiện, thích hờn giận, ham mê ăm uống, ghen ghét và lười làm việc, là những khuynh hướng xấu của tội lỗi / và chúng ta cố tình dùng nó để che phủ hình ảnh của Thiên Chúa. Xấu xa tội lỗi là hình ảnh dưới đất, còn Chúa Ki-tô và thập giá là hình ảnh trên trời. Do đó chúng ta phải từ bỏ ý mình để mặc lấy ý Thiên Chúa.
11. Lợi ích của tiếng nói là gì? Là để biểu lộ tình cảm và ý muốn riêng tư của mỗi người. Một ví dụ cụ thể: Hai người trẻ có ngôn ngữ khác nhau, họ yêu nhau và muốn lấy nhau, muốn cho tình yêu đó tồn tại và lớn mạnh thì một trong hai người phải học ngôn ngữ của người kia. Bằng không thì họ không thể nào truyền đạt tâm tư nguyện vọng và tình cảm của mình cho người kia được / tình yêu đó sẽ khó bền. Giữa chúng ta và Thiên Chúa  cũng có sự khác biệt, chúng ta có tiếng nói xác thịt, còn Thiên Chúa nói ngôn ngữ thần khí, chúng ta nói ngôn ngữ ích kỉ, còn Thiên Chúa nói thứ ngôn ngữ tình yêu.
12. Chúng ta cần học ngôn ngữ nào? Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc. Thiên Chúa là nguồn tình yêu, ta không theo Chúa thì ta theo ai ? Vậy nên ta phải theo Chúa, ta phải từ bỏ mình, từ bỏ thứ ngôn ngữ xác thịt, ích kỷ / để theo học thứ ngôn ngữ tình yêu của Chúa. Nhờ đó chúng ta mới có thể giao tiếp, chuyện trò với Chúa. Chúng ta không thể vâng lời Chúa nếu chúng ta không có khả năng nói không với chính mình.
13. Con đường nào dẫn tới đến với Chúa? Các môn đệ đã đi theo Chúa Giê-su là Đấng chịu đóng đinh, là con đường chịu mất chính mình/ Ngày nay Chúa kêu gọi chúng ta : Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo ta (Mc 8,34)
14. Cái chết của Chúa Giê-su mang lại điều gì? Dưới con mắt trần gian thì chết như Chúa Giê-su là một thất bại, chịu mất mạng sống (Mc8) / Chúa chết trên thập giá là một cái chết tủi nhục, Chúa chết như vậy để nhổ tận gốc cái tội kiêu căng mà nguyên tổ chúng ta đã gieo rắc vào linh hồn mỗi người. Chúa Giê-su chết để biểu lộ sự vâng phục hoàn toàn của người Con thảo, và Ngài đã trở thành suối nguồn của ơn cứu độ.
15. Thập giá của Chúa đã mang lại chiến thắng như thế nào? Thập giá Chúa Ki-tô dùng để soi sáng những ai bị mù loà, ngu muội / giải thoát loài người khỏi bị giam cầm trong cái chết và đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
 
Cầu nguyện :
 Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng yêu Chúa ,để những gì lành thánh có ở nơi chúng con ngày càng phát triển và luôn được Chúa chăm sóc giữ gìn ,hầu mai sau chúng con được hưởng vinh phúc muôn đời bên Chúa. Amen. **R
 
 
ĐỀ TÀI :    KÍNH MẾN THIÊN CHÚA THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC KITÔ / NĐV /
 
1. Chúa Giêsu đã dạy gì? Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy. (Mt10, 37)
2. Trên đời này chúng ta coi trọng ai nhất? Thưa đó là cha mẹ mình, các ngài có công sinh, dưỡng, giáo dục, giúp chúng ta khôn lớn nên người, mà còn định hướng, giúp chúng ta đạt được một tương lai tốt nhất.
3. Vậy tại sao Chúa lại dạy chúng ta điều khác hơn? Thiên Chúa sinh dựng cha mẹ chúng ta trước, tác hợp hai người nên vợ chồng. Sau đó mới có chúng ta, như vậy về mặt lý thuyết, Thiên Chúa sinh ra cha mẹ, chúng ta. Về mặt đức tin, Thiên Chúa cũng sinh ra chúng ta, vậy nên cả cha mẹ lẫn chúng ta đều là con cái Chúa. Vậy nên chúng ta vẫn phải kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và chỉ tôn thờ một mình Ngài thôi, còn cha mẹ vẫn là thứ yếu.
4. Điều răn thứ I dạy gì? Thiên Chúa tạo dựng nên Abraham, Ngài hứa ban cho ông một dòng tộc đông như sao trên trời, như cát dưới biển. Nay Chúa bảo ông đem đứa con duy nhất đi sát tế, ông có buồn nhưng do niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, nên ông đã vâng nghe và thực thi lệnh truyền, mà không hề có ý nghi ngờ quyền năng và lời hứa của Thiên Chúa.
5. Theo quan điểm của Chúa Giêsu thì phải mến Chúa như thế nào? Chúa bảo đừng kính mến ai hơn Thiên Chúa, mà hãy noi gương đức tin của Abraham, vì Thiên Chúa quyền năng, chúng ta chỉ cần vâng nghe lời Ngài, thì thứ gì Ngài cũng có thể ban cho chúng ta.
6. Abraham ngộ ra điều gì? Ông biết Thiên Chúa chỉ muốn thử lòng ông, cho nên bổn phận ông là phải kính mến Thiên Chúa trên hết mọi tạo vật, mọi sự trên đời này, hơn cả đứa con một yêu quý của ông.
7. Điều răn thứ nhất dạy ta điều gì? Chúa bảo chúng ta phải tin kính Thiên Chúa như Abraham và chỉ kính yêu một mình Ngài mà thôi, không được làm tôi hai chủ, chỉ vì có Thiên Chúa mới có thể ban nguồn hạnh phúc vĩnh cửu.
8. Tội nào nghịch lại với điều răn thứ nhất? (Đnl 7, 14-16) Sách Nhị Luật dạy ta phải tôn thờ Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn. Bất cứ điều nào ngược lại là chúng ta đã lỗi phạm điều răn này.
 
9. Cái nghịch thứ nhất: Là mê tín dị đoan, là những hành động lệch lạc, bất kính trong việc thờ phượng như là coi kinh này trọng hơn kinh kia, hay là cho rằng một việc đạo đức nào đó sẽ đem lại một kết quả phi thường, hoặc đeo ảnh này sẽ tốt hơn là đeo ảnh kia, hoặc đeo ảnh này sẽ không bị chết thình lình.
10. Cái nghịch thứ hai: Không được thờ đa thần, mà chỉ nên thờ một mình Thiên Chúa. Kinh Thánh nhắc nhở tới việc chúng ta phải gạt bỏ việc tôn thờ các thần tượng do tay người phàm làm ra. Vì chúng chỉ là vật vô tri, nghĩa là không được dùng các ngẫu tượng thay cho Thiên Chúa (ở đây có ý nói đến danh, lợi, thú) (Mt6,24).
11. Cái nghịch thứ ba: Bói toán, ma thuật: người có đức tin trưởng thành sẽ biết phó thác mọi sự trong tay Chúa, nên tránh tránh xa mọi thứ gây tò mò rồi làm thử. Như là bói toán, xem tử vi, xem chỉ tay, chiêm tinh, bói quẻ, coi điều trời, đồng cốt, gọi hồn, ma thuật, phù thuỷ, bùa chú, ngải mê.
12. Cái nghịch thứ bốn: Cố tình thử thách Thiên Chúa, đừng cố tình thử lòng nhân hậu hay thách đố quyền năng Thiên Chúa, làm vậy là nghi ngờ tình thương của Ngài, quyền năng và sự quan phòng của Ngài.
13. Cái nghịch thứ năm: Phạm sự Thánh là xúc phạm hoặc coi thường các bí tích như là bí tích thánh thể và các hành vi phụng vụ, hoặc xúc phạm đến vật hay những người đã được thánh hiến cho Thiên Chúa. Ví dụ: giấu tội trọng, có tội trọng mà dám lên rước lễ, trộm cắp đồ thánh ở nhà thờ.
14. Cái nghịch thứ sáu: Buôn thần bán thánh là mua bán các thực tại thiêng liêng, không được chiếm lấy các lợi ích thiêng liêng làm của riêng mình và tuỳ ý sử dụng. Ví dụ: tự ý ra giá cho các ơn ích thiêng liêng, dùng tiền để mua chức vị trong Hội Thánh (Cv 8,20).
15. Cái nghịch thứ bảy: Chối bỏ Thiên Chúa những tâm tình và hành động nói lên sự chối bỏ hoặc giả bộ chối bỏ Thiên Chúa. Ví dụ: Giả bộ bước qua thập giá, hoặc viết một thứ gì đó có ý chối bỏ tôn giáo (2Mcb 6,18-31).
16. Cái nghịch thứ tám: Chủ trương sai lệch về Thiên Chúa như là chủ trương rằng: Thiên Chúa là đấng quá siêu việt nên con người không thể tiếp cận Ngài, hoặc dạy ta sống dửng dưng, hay trốn chạy khỏi Thiên Chúa, không nên tìm biết về Ngài.
 
GIUSE LUCA/ TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS
GX.TÂN THAI SƠN/SAIGON/VN 
 
 
 
 
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 835
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  2
 Hôm nay:  6
 Hôm qua:  3294
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11460718
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top