Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 026

 

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 026

   ĐỀ TÀI  LÀM THEO Ý CHÚA , TA SẼ THÀNH CÔNG.

     ( VÂNG LỜI THẦY ,CON THẢ LƯỚI )

      Thứ sáu , ngày 08 / FEBRUAR/ 2019

 

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    ĐỨC KITÔ LÀ CON MỘT THIÊN CHÚA.
 
1. Thiên hạ bảo Thầy là ai? Còn anh em bảo Thầy là ai? Người ta bảo Thầy là một ngôn sứ nào đó, riêng Phêrô đại diện cho nhóm 12, ông thưa rằng: Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống .(Mt 16, 15-16).
2. Sứ thần đã nói gì khi truyền tin cho Đức Maria? Này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và sẽ đặt tên là Giêsu (Lc 1,31).
3. Tên Giêsu mang ý nghĩa nào? Đã là người thì ai cũng có một cái tên, tên muôn loài thì do ông Adam đặt, tên con cái thì do cha mẹ đặt, tên Giêsu là do Thiên Chúa đặt / tên gọi có khi mang ý nghĩa của một ước vọng, hay như tên Giêsu bao hàm một sứ mạng. Tên Giêsu theo tiếng Do Thái có nghĩa là: Thiên Chúa cứu độ. Vì sau đó, Thiên Thần còn nói với ông Giuse: Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân người khỏi tội lỗi của họ (Mt 1,21).
4. Vì sao danh Thánh Giêsu lại được tôn vinh? Sau biến cố phục sinh, tên Đức Giêsu được tôn vinh vì Ngài quyền năng, vì danh Ngài vượt trên muôn ngàn danh hiệu (Pl 2,9-10). Danh Chúa Giêsu còn là tâm điểm của mọi lời cầu nguyện Kitô giáo. Vì thế Chúa Giêsu mới dạy rằng: Khi các con muốn xin bất cứ điều gì với Thiên Chúa, thì hãy xin nhân danh Thầy (Ga 15,16).
5. Danh Giêsu mang sứ mạng nào? Danh Giêsu cũng được gọi là Đấng Kitô, mà Đức Kitô cũng được gọi là Đấng Messia, là Đấng được xức dầu / theo truyền thống Do thái thì bất cứ ai được Thiên Chúa tuyển chọn, đều được xức dầu như là các vua, các tiên tri, tư tế, ngôn sứ, được xức dầu nhân danh Thiên Chúa. Hôm nay Chúa Giêsu xác nhận lời tuyên xưng của Phêrô: Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống. Chúa Giêsu là Đấng đã được Chúa Cha thánh hiến và sai đến trong thế gian (Ga 10,36). Và khi Chúa Giêsu chịu phép rửa thì Thánh Thần đã đóng ấn ,tấn phong Ngài làm Đấng Messia.
6. Chúa Giêsu đã công khai tuyên bố sứ mạng vào lúc nào? Chúa Giêsu đã công khai tuyên bố khi dùng đoạn sách của tiên tri Isaia ,Ngài nói: Hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh thánh mà tai các vị vừa nghe . (Lc 4,18-21).
7. Sau này Phêrô đã tuyên xưng như thế nào? Sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, Phêrô đã tuyên xưng rằng: Vậy toàn thể nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em vừa treo lên thập giá, thì Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô (Cv 2,36).
8. Vì sao chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa? Dựa vào mạc khải của Chúa Giêsu nên Hội Thánh đã tuyên xưng rằng: Tôi Tin Kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa (Kinh Tin Kính). Rồi chính Phêrô cũng tuyên xưng: Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16,16). Sau đó Chúa Giêsu đã xác nhận: Đây là lời mạc khải của Cha Ngài dành cho Phêrô (Mt 16,17). Sau này Phaolo cũng tuyên xưng: khi rao giảng về Đức Kitô (Gl 1,15-16/ (Cv 9,20). Chính Đức Giêsu cũng đã xác nhận lời tuyên xưng của các tông đồ, rồi khi người ta tố cáo Ngài: Ông là Con Thiên Chúa sao? Chúa trả lời: Đúng như các ông nói, chính là Tôi đây (Lc 22,70) và là ....Con Một Thiên Chúa (Ga 3,16).
 
9. Chúa Cha tuyên bố mạc khải nầy vào lúc nào? Sau khi chịu phép rửa tại sông Giodan và lúc Chúa Giesu biến hình trên núi Tabor, Chúa Cha cũng tuyên bố: Đây là Con yêu dấu, Đây là Con chí ái. Sau cùng: Khi đang ở trên thánh giá, Chúa Giêsu sinh thì, viên Đại đội trưởng cũng nói: Quả thật ông nầy là Con Thiên Chúa (Mc 15, 39).
10. Chúng ta hiểu thế nào về chức Con Thiên Chúa trong Tân Ước? Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa vì Ngài biết Cha ngài (Mt 11,27). Ngài đồng bản tính với Chúa Cha, Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa. Vì thế Chúa Giêsu đã xác nhận thật rõ ràng: Cha của Thầy cũng là Cha của anh em (Ga 20,17).
11. Phần chúng ta phải tuyên xưng thế nào? Khi gia nhập Hội Thánh, lúc chịu phép rửa tội và trong các dịp khác khi cử hành phụng vụ, chúng ta đều tuyên xưng: Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Linh. Chúng ta cũng tuyên xưng mỗi khi đọc kinh cầu nguyện và tuyên xưng khi đọc Kinh Tin Kính: Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, đồng bản tính với Đức Chúa Cha.
12. Chúa Giêsu chứng tỏ Ngài là Con Thiên Chúa vào những lúc nào? khi đi rao giảng, lúc làm phép lạ, Chúa đều chứng tỏ uy quyền của Ngài đối với thiên nhiên, đối với các loại bệnh tật , kẻ có tội được tha và sự chết, cũng như trừ ma quỷ .
13. Chúa Giêsu cũng dạy các tông đồ như thế nào? Trong đời sống công khai, Chúa đã dạy các tông đồ: Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm vì quả thật Thầy là Chúa , là Thầy (Ga 13,13).
14. Toma đã tuyên xưng thế nào? Sau khi phục sinh, Chúa hiện ra với các tông đồ, lúc ấy cũng có Toma: Lạy Chúa Con, lạy Thiên Chúa của con ( Ga 20,28). Khi cử hành phụng vụ. Hội thánh luôn tuyên xưng: Nhờ đức Kitô, Chúa chúng con.
15. Tại sao chúng ta phải tôn thờ Chúa Giêsu? Chúng ta phải tôn thờ Chúa Giêsu vì chính Chúa Cha đã truyền dạy: Hãy vâng nghe lời Người (Lc 9,35). Hãy say mê đọc kinh thánh, vì ai không biết kinh thánh thì cũng không biết Chúa Kitô.
16. Dấu chỉ nào cho biết ta phải yêu mến Chúa Giêsu? Chúa Giêsu dạy: Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy / Cũng thế: Ai yêu thương kẻ thù thì đó là dấu chứng người ấy cũng yêu mến Thiên Chúa. Đây là điều răn mới của Chúa Giêsu. Hãy yêu thương kẻ thù, hãy yêu thương nhau, hãy làm ơn cho kẻ ghét anh em . **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  V / TN  / C  / 
 
PHÚC ÂM :   Lc 5, 1-11
"Các ông bỏ hết mọi sự mà theo Đức Giê-su".
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca:
 
1 Một hôm, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa.2 Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới.3 Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.
4 Giảng xong, Người bảo ông Si-môn: "Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá."5 Ông Si-môn đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới."6 Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.7 Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.
8 Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! "9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.10 Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: "Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta."11 Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:        AI LÀM THEO Ý CHÚA , SẼ THÀNH CÔNG .
 
1. Qua đoạn Tin Mừng, Chúa muốn dạy con điều gì? Hôm nay Tin Mừng thuật lại một mẻ cá lạ, mà Phêrô và các bạn chài đã chứng kiến / họ rất kinh ngạc, sau đó là ngưỡng mộ. Qua phép lạ này Chúa muốn gieo vào lòng các ông một niềm tin để sau này các ông có thể áp dụng vào chương trình khi đi truyền giáo.
2. Tâm trạng của các ông lúc này thế nào? Sau một đêm cố công hết sức mà không được gì, các ông cảm thấy rất chán nản, mệt nhọc, thất vọng. Một đêm vật lộn cật lực với sóng gió, biển khơi mà không mang lại chút kết quả nào. Kinh nghiệm một đời ngư phủ mà còn thất bại đắng cay, thì các ông phải làm thế nào trước lời đề nghị của Chúa .
3. Vì sao Chúa lại bảo Phêrô quay lại chỗ nước sâu? Chỗ nước sâu là chỗ ông vừa thất bại, là chỗ mà ông cảm nhận được sự bất tài của bản thân. Chúa Giêsu muốn dạy cho ông một bài học khiêm nhường và vâng phục, cả hai bài học này đều rất quý giá trên bước đường truyền giáo của các ông sau này.
4. Muốn làm chứng cho Chúa bằng lời rao giảng, các ông cần những gì ? Trước hết các ông phải nhận ra quyền năng cao cả của Chúa, dưới lớp áo bề ngoài của một anh thợ mộc. Dân chúng đã không dám tin vào Chúa là Đấng Messia, các ông cũng thế. Cho nên các ông cần phải có thật nhiều kinh nghiệm về thầy mình. Đây là kinh nghiệm cốt lõi của những người muốn làm chứng / thông thường thì Đức Tin là ân ban nhưng không. Vì vậy Thiên Chúa đã chủ động tỏ mình ra trước, như trước đây Ngài đã tỏ mình cho Abraham, cho Giacob , cho Moise  và sau này cho Phêrô, Phaolô và các tông đồ.
5. Chúa đã tỏ mình ra cho Phêrô như thế nào? Khi chứng kiến một mẻ cá lạ ,Phêrô càng nhận ra sự thánh thiện, cao cả, quyền năng của Chúa. Vì khi nhìn hình ảnh một vị Thiên Chúa trong lốt người phàm, ông đã quá sợ hãi vì thấy mình tội lỗi, bất xứng, ông đã quỳ xuống xin Chúa hãy rời xa ông, chính nhờ vào việc chứng kiến tận mắt nhiều lần như thế này, khiến cho Phero có thể mạnh mẽ tuyên xưng, mặc dù con người ông vẫn đầy dẫy sự yếu đuối.
6. Ai đã dạy ai đánh cá? Một anh thuyền chài già tuổi đời, có nhiều kinh nghiệm thế mà lại chịu nghe lời một anh thợ mộc trẻ , không hề biết gì về chài lưới, không ai đánh cá gần bờ, cũng không có ai lại đi đánh cá vào ban ngày. Thế mà hình như ông bị hút hồn bởi một vị thầy mộc mạc / nhờ vậy mà ông đã thành công.
7. Địa vị lúc này của Phêrô là gì? Trước đây ông là một ngư phủ già dặn, từng xông pha khắp biển hồ, ông không thua ai, ông xứng là bậc thầy của các ngư phủ địa phương, thế mà giờ đây trước mặt một anh Giêsu tuổi đời còn non choẹt, ông đã xử sự như một môn đệ, một người học trò khi đã dám vâng lời một cách liều lĩnh. Nếu không dám nói là vâng lời tuyệt đối và ông đã thành công / kỳ lạ thật.
8. Trong các ngành nghề, thì nghề nào nguy hiểm nhất ? Nếu ai đó nhìn vào biển khơi, thì giống như một kẻ đang đứng trước một tương lai mù mịt, không định hướng. Biển khơi là biểu tượng của sự dữ, ở trên thuyền thì sống, một khi rớt xuống nước thì chết. Vì dòng nước đen ngòm, không đáy, không thân thiết, không có nơi bám víu. Ra khơi là từ bỏ tất cả, ra khơi là chọn một tương lai không định hướng, vì không biết bến bờ là đâu, phong ba bão táp rình rập bất cứ lúc nào, khi kêu cứu thì cũng chẳng có ai thấy, ai nghe, không có nơi nào để nương tựa, một sự liều lĩnh chết người.
 
9. Có nghề nào còn khó hơn nghề chài lưới ? Ra đi đối diện với bể khơi là tương lai không định hướng, có biết bao người ra đi nhưng không thấy quay về, ra khơi đã khó, truyền giáo lại càng khó hơn. Bắt cá đã khó, vì cá không mưu mô xảo trá, thế mà còn thất bại / thế mà Chúa lại bảo: Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các anh thành những ngư phủ đi lưới người. Bể khơi vật lý đã khó, bể khơi tâm lý còn khó gấp bội, ra khơi chính là một sự liều lĩnh .
10. Ta thử so sánh giữa 2 nghề: Chài lưới và truyền giáo, nghề nào khó hơn? Ra đi mà không biết có ngày về hay không , là một sự liều lĩnh, nhiều ngư phủ ra đi thì có người đưa tiễn, nhưng ngày về thì biệt tăm, mất cả xác. Truyền giáo cũng thế, các vị thừa sai Paris khi qua Châu Á, qua Việt Nam, các ngài tình nguyện ra đi , không tương lai, không sự nghiệp, không tiền bạc tiện nghi, chỉ có mỗi niềm tin. Ngày đi thì có, ngày về thì không, các ngài qua Việt Nam, nhưng rồi không bao giờ có ngày về. Đời ngư phủ lưới người là thế đấy .
11. Điều nào khó nhất khi đi theo Chúa? Đi theo Chúa trước hết là phải từ bỏ chính mình, từ bỏ mạng sống của mình, muốn lên đường thì người môn đệ phải ra khỏi nhà, phải rời gia đình, rời người thân, không sự nghiệp, phải bỏ lại tất cả, /chỉ có vâng phục và sống vì người lạ chứ không phải là sống với những người thân yêu ruột thịt nữa.
12. Làm sao ta có thể đi theo Chúa? Bao lâu ta chưa nhận ra sự yếu kém của mình, bao lâu ta chưa cảm nhận được sự cao cả thánh thiện của Chúa thì ta không thể nào vâng phục. Nếu ta không cảm nhận được có Chúa ở trong những vị linh Mục tầm thường kia, thì làm sao ta có thể vâng phục các ngài được / người Do Thái vấp ngã cũng chỉ vì họ thấy ông Giêsu con ông thợ mộc , thì làm được cái gì.
13. Vì sao ta phải vững tâm theo Chúa? Chúa bảo hãy ra khơi, vì Chúa biết ra khơi sẽ có rất nhiều cá. Thế giới này cũng như biển khơi, có chỗ nước cạn, có chỗ nước sâu, có chỗ thì an bình, chỗ khác thì hiểm nguy. Nhưng chúng ta tin rằng: Vị thuyền trưởng là Phêrô có nhiều kinh nghiệm, ông đã lèo lái con thuyền giáo hội suốt hơn 2000 năm qua. Bên cạnh chúng ta cũng có rất nhiều thuỷ thủ như mình, lệnh truyền đã ban ra, mặc dù ta mất nhiều công sức, nhưng Chúa mới biết lúc nào sẽ có đàn cá đông đảo bơi ngang qua. Chúng ta cứ vâng lời, và Chúa sẽ cho chúng ta một mẻ lưới thần kỳ. Đừng nóng vội, hãy biết nhẫn nại / cũng như hạt giống mà có ai đó vừa gieo xuống vậy .
14. Không có việc gì là dễ dàng cả, tại sao? Khi tạo ra ta, Chúa không hỏi ý kiến ta, nhưng khi muốn cứu ta, Chúa cần ta đồng ý, Chúa ban cho con người ai cũng có quyền tự do. Tin hay không là tuỳ vào mỗi người, theo Chúa hay không là tuỳ vào ý của họ. Chúng ta cứ gieo, chúng ta cứ làm việc, cứ đợi chờ, một ngày nào đó lúa sẽ trổ bông, sẽ tới mùa gặt, lúc ấy chủ mùa sẽ sai thợ gặt, chúng ta cũng đừng quan tâm là ai sẽ gặt.
15. Chúng ta có được bài học nào từ Isaia? Tiên tri Isaia, không muốn làm tiên tri vì ông thấy mình bất xứng, ông biện hộ rằng mình không biết ăn nói. (Moisen cũng thế) Thiên Chúa đã sai thần Seraphim gắp lửa đụng vào lưỡi ông. Cũng thế, Chúa bảo Aharon phụ tá cho Moisen, thế sao Chúa không sử dụng Aharon luôn cho tiện ? Isaia đã đáp trả, Moisen đã đáp trả và Phêrô hôm nay cũng thế.
16. Ý định của Chúa khác ta, vì sao? Lúc trước khi còn là biệt phái, Phaolô cứ nghĩ mình đã làm đúng khi ông hăng say bảo vệ đạo Do Thái giáo. Thế mà Chúa Giêsu lại dành cho ông một sứ vụ khác, Điều hôm nay ta đang làm có thể là tốt, thế mà ngày mai Chúa bảo ta làm việc khác tốt hơn, ta cứ phải làm, cứ phải vâng lời.
17. Hết phiên ta, đến lượt Chúa, nghĩa là gì? Việc chúng ta đang làm, có vẻ thành công, nhưng thật ra lại là thất bại. Vậy tiếp theo, ta hãy để cho Chúa làm, vì Ngài luôn có đường lối tốt nhất. Ta hãy xin ơn nhẫn nại và bền đỗ, phần chúng ta, cứ làm theo ý Chúa vì nếu có gì sai, tự Chúa sẽ lo phần còn lại. **R
 
  GIUSE LUCA / KBX / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 817
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  3
 Hôm nay:  915
 Hôm qua:  3294
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11461627
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top