Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - Bài số:006

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 006

   ĐỀ TÀI : TƯ CÁCH CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU .      

 THỨ NĂM , ngày 20-9-2018

     

 I. Bảy phép bí tích:  

Chủ đề Bí Tích Mình Thánh Chúa.
1. Thánh thể Chúa là gì? Là mình máu Thánh Chúa Kitô, Chúa Giêsu là của lễ hy sinh, Chúa Giêsu hiện diện dưới hình bánh và rượu, Ngài tự nguyện làm của ăn nuôi linh hồn ta, Chúa muốn kết hợp với chúng ta trong tình yêu Chúa.
2. Tại sao Chúa lại ban Thánh thể cho chúng ta? Chúa muốn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế để gìn giữ, an ủi, nuôi sống , ban sức mạnh và thánh hoá chúng ta.
3. Bí tích Thánh Thể có điều gì khác thường? Bí tích này có Chúa Giêsu hiện diện dưới hình bánh và rượu, có Chúa hiện diện đầy đủ là Thiên Chúa và là một con người. Còn các bí tích khác thì Chúa chỉ hiện diện bằng ân thánh sủng, bằng quyền năng.
4. Chất thể của bí tích này là gì? Là bánh, rượu và nước.
5. Mô thể của bí tích này là gì? Là lời truyền phép: này là mình Ta..., này là máu Ta... sẽ bị nộp vì các con, sẽ đổ ra vì các con.
6. Chúa lập bí tích này khi nào? Khi Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ: Hãy cầm lấy mà ăn, mà uống, hãy làm việc này mà nhớ đến Ta. Ngài lập bí tích này hôm tiệc ly, trước lúc Chúa sắp chịu tử nạn.
7. Khi nào thì bánh và rượu trở nên Mình và Máu thánh Chúa? Khi Linh Mục đọc lời truyền phép, trong lúc cử hành thánh lễ: Này là mình Ta...này là máu Ta...thì chất thể của bánh, rượu và nước sẽ trở nên Mình máu Chúa, còn chất thể của các nguyên liệu này thì không thay đổi. Chúng ta phải tin điều này là do quyền năng của Thiên Chúa. 
8. Ý nghĩa của hy lễ mà Chúa Giêsu hiến dâng là hy lễ nào? Chúa Giêsu đã hiến dâng chính mình Ngài làm của lễ qua việc biến đổi bánh và rượu trở nên Mình Máu thánh của Người. Đây chính là hy lễ đền tội cho muôn dân.
9. Điều gì đã xảy ra khi Linh Mục đọc lời truyền phép? Khi Linh Mục đọc lời này thì lập tức bánh và rượu trở nên Mình Máu Thánh Người, chỉ còn chất liệu bên ngoài là vẫn như cũ.
10. Chúa Giêsu đã dạy gì cho các tông đồ trong bữa tiệc ly? Chúa đã tấn phong cho các tông đồ làm Linh Mục đời đời và truyền dạy các ông phải tiếp tục dâng hy lễ này và truyền chức linh mục cho nhiều người khác.
11.Tại sao thánh lễ lại là hy tế Thập giá? Bởi vì chính Chúa Giêsu vừa là tư tế, tế lễ Thiên Chúa, vừa là của lễ đền tội dâng lên Thiên Chúa Cha.**R
 
II . GIÁO LÝ HÔN NHÂN  
           Đề tài:  Giáo luật về bí tích hôn phối / (những ngăn trở phần I)
 
1. Ý niệm chung về hôn nhân: Hôn nhân là một sự kiện không chỉ liên quan đến hai vợ chồng mà thôi, mà còn liên quan đến họ hàng, xã hội. Gia đình là tế bào căn bản của xã hội / Gia đình mà hạnh phúc, êm ấm thì xã hội mới ổn định, thịnh vượng.
2. Hôn nhân với tính hợp pháp như thế nào? Hôn nhân được xã hội chứng nhận và bảo vệ / về mặt dân sự ta có bộ luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc Hội phê chuẩn gồm 110 điều, còn về mặt tôn giáo thì có bộ luật của Hội Thánh với 111 điều khoản được Giáo Hội Việt Nam ban hành ngày 25/01/1983.
3. Điều kiện căn bản của bí tích hôn phối là gì? Có 5 điều kiện:
a) Phải là một nam, một nữ đã được rửa tội.
b) Hai người có quyền tự do, không bị ai ép buộc.
c) Không bị ngăn trở bởi luật dân sự hay giáo luật.
d) Phải bày tỏ công khai sự ưng thuận của mình.
e) Phải được cử hành theo nghi thức của hội thánh Roma.
 
4. Do đâu có những phép hôn phối không thành? Để sự kết hôn thành sự, đôi hôn phối không bị ngăn trở bởi luật xã hội, cũng không bị ngăn trở theo giáo luật, cũng như các mối liên hệ xã hội với cộng đồng tín hữu đang bị chi phối bởi người công giáo.
5. Có bao nhiêu ngăn trở ? Thưa có 12 ngăn trở sau đây:
a) Chưa đủ tuổi: Theo luật của HĐGM Việt Nam thì nam phải đủ 20 tuổi và nữ phải đủ 18 tuổi trở lên, theo luật hôn nhân và gia đình điều 9.
b) Do bất lực: Một trong 2 người trước khi kết hôn đã mắc chứng bất lực, mà không thể chữa trị được. Bất lực là không thể giao hợp, còn vô sinh không phải là một ngăn trở hôn phối.
c) Do đã kết hôn trước đó, mà nay vẫn còn bị ràng buộc bởi hôn phối trước đó. Ngăn trở đó chỉ chấm dứt khi người phối ngẫu kia đã chết. Hôn nhân này thành sự, nhưng chưa hoàn hợp nên ĐGH đoạn tiêu vì lý do chính đáng. Hôn nhân giữa 2 người chưa rửa tội, cũng được đoạn tiêu, do đặc ân Phaolô nhằm bảo vệ đức tin của bên có phép rửa tội. Lý do là bên rửa tội muốn lập hôn nhân mới, còn bên chưa rửa tội lại muốn phân ly.
d) Do khác biệt tôn giáo: Một bên là công giáo, còn bên kia là khác đạo.
e) Do một bên đã lãnh chức Thánh: Những người sau đây không được chịu bí tích hôn phối, bao gồm: Giám Mục, Linh Mục, Phó tế.
f) Do đã khấn dòng: Những người đã đi tu, khấn trọn đời, vĩnh khấn thì không thể chịu bí tích hôn phối, do đã có lời khấn khiết tịnh.
g) Do bị bắt cóc: Người nam bắt cóc một người nữ để lấy cô ta.
h) Ngăn trở do tội mưu sát phối ngẫu: Giết vợ hay giết chồng mình, kể cả âm mưu hay đồng loã, để đi lấy người khác. Giết vợ hay giết chồng của người phối ngẫu (âm mưu, đồng loã) để lấy họ.
i) Ngăn trở do huyết tộc: Ngăn trở theo hàng dọc, là trong dòng họ máu hàng dọc. theo chiều ngang thì hôn nhân bất thành cho tới hết 4 đời (4 bậc).
j) Ngăn trở do họ kết bạn: Hôn nhân theo hàng dọc, dù ở cấp nào cũng không được. Ví dụ cha chồng với con dâu, mẹ vợ với chàng rể. Tuy nhiên nếu tính theo hàng ngang thì không bị ngăn trở, ví dụ anh chồng có thể lấy em dâu, vợ chết có thể lấy em vợ.
k) Ngăn trở do đức hạnh, liêm sỉ: Ngăn trở này do hôn phối bất thành sau khi đã có thời gian sống chung, dù tư hôn hay công khai. Ví dụ: Anh X đã từng chung chạ với cô Y, thì không thể lấy mẹ hoặc con riêng của cô Y và cô Y cũng không thể lấy cha hoặc con riêng của anh X.
l) Ngăn trở do pháp tộc (in law) : Những người có họ hàng theo pháp lý do nuôi dưỡng dù hàng dọc hay hàng ngang thì không thể kết hôn, ngăn trở này làm cho hôn nhân không thành. Ví dụ: Con nuôi với cha mẹ nuôi, con nuôi với con cháu ruột của cha mẹ nuôi, hay hai đứa con của cùng một cha mẹ nuôi. **R
 
III. HỌC HỎI LỜI CHÚA :      CN 25 TN B / 
 
        ĐỀ TÀI :     TƯ CÁCH CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU        
          
       Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
 
PHÚC ÂM:  Mc 9, 30-37
“Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
30 Một hôm, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại." 32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người. 
33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: 37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."
Đó là lời Chúa.
 
1. Thế nào là luật rừng? Vào thời sơ khai, con người chưa có chút ý niệm gì về văn minh, công bình hay bác ái / con người vào thời tiền sử đã họp nhau thành những bộ lạc để sống. Họ thường thanh toán nhau đẫm máu. Nếu khi có xích mích họ sẵn sàng tiêu diệt cả một bộ tộc. Luật này là luật rừng, là luật mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé.
2. Luật thôn làng (xã hội) là gì? Là luật xã hội / sau thời sơ khai, con người nghĩ tới việc phải sống công bằng hơn chứ không nên tàn ác như luật rừng, luật này ai làm nấy chịu, gọi là luật mạng đền mạng. Hay là như luật Moisen: Mắt đền mắt, răng đền răng. Tuy chưa tốt, vẫn còn nhiều điều ác, nhưng nó vẫn đỡ hơn luật rừng / người có chức quyền bao giờ cũng được lợi. Nên ai cũng cố gắng có chút chức quyền, dù là phải dùng tiền để mua ,bán.    (kể một câu chuyện)
3. Thái độ của các môn đệ hôm nay thế nào? Có dấu hiệu cho thấy các ông cũng ham hố quyền chức, cạnh tranh ngôi thứ / có cạnh tranh thì cũng phải có chà đạp, loại trừ / Chúa muốn dạy các ông về tinh thần mà người môn đệ cần phải có trong nước Thiên Chúa. Đó là : ai muốn làm đầu, thì phải làm tôi tớ phục vụ .
4. Thế nào là cuộc cách mạng không đổ máu? Vì người đứng đầu lại trở thành người phục vụ, họ không ra lệnh nữa, nhưng là im lặng phục vụ / kẻ làm lớn không còn được ăn trên ngồi trốc. Nhưng phải chọn chỗ hèn mọn nhất / người nhỏ trở nên người được trọng vọng nhất / người làm lớn tự nguyện phục vụ, làm cho thế giới này càng đáng yêu, đáng sống hơn. 
5. Thế nào là nền văn minh mới? Là văn minh đặt trên nền tảng tình thương, người ta không còn nhìn nhau như đối thủ cần phải loại trừ, nhưng họ sẽ coi nhau như anh em, cần được yêu thương nâng đỡ / họ sẽ không tranh giành, xâu xé, chà đạp nhau, chỉ có quan tâm , yêu thương, nâng đỡ. Người mạnh dìu người yếu, người lớn cúi xuống bồng bế người bé / họ dùng chức quyền để phục vụ lợi ích chung. Địa vị sẽ được phân chia hợp lý, ai cũng sống vì tập thể .
 
6. Chúa Giê-su đã làm gương như thế nào? Chúa Giê-su đã làm gương tự hạ trước / Ngài là Thiên Chúa nhưng lại tự nguyện trở nên phàm nhân. Là Đấng cầm quyền nhưng tự nguyện vâng lời, là Thầy nhưng lại đi phục vụ môn đệ. Chúa là lãnh đạo nhưng không đòi quyền lợi / trái lại,Ngài đã hiến mạng sống vì cứu chúng ta.
7. Chúa Giê-su đã hoá thân thế nào? Chúa sinh ra tại trần gian chịu làm một người bé nhỏ, nghèo túng ,yếu hèn, và dạy chúng ta rằng: Từ nay ai đón tiếp những kẻ bé mọn, là đón tiếp chính Chúa. Ai phục vụ những người nghèo khổ, là phục vụ chính Chúa, ai yêu người cùng khổ là yêu chính Chúa.
8. Chúa tự hạ để làm gì? Chúa tự hạ để thay đổi thói quen xấu của con người, thay đổi tận gốc rễ, người bé nhỏ sẽ trở thành đối tượng được mọi người quan tâm / người yếu đuối sẽ được chăm sóc, người nghèo khổ sẽ được kính trọng yêu thương. Vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa.
9. Chức quyền trong nước Chúa được dùng để làm gì? Từ nay nhân loại có một nền văn minh mới, là nền văn minh của tình thương, nhân loại sẽ không còn tranh chấp như chủ tớ, nhưng coi nhau như anh em, mọi thứ mình có hơn người , không phải để chà đạp anh em. Nhưng chỉ là phương tiện phục vụ / lãnh đạo không còn muốn có quyền lợi lãnh đạo, nhưng chỉ là phương tiện để phục vụ người khác.
10. Lời Chúa dạy có nghịch lại với ý muốn của ta không? Hôm nay, khi nghe Chúa nói khiến ta giật mình lo lắng, vì từ trước tới nay ta luôn đi ngược lại với Lời Chúa dạy bảo. Khi lớn lên, ta vẫn nuôi tham vọng thống trị người khác / ta vẫn muốn có địa vị, ta vẫn có ý coi thường người nghèo khổ, ít học, yếu đuối. Ta muốn trở lại vết đổ thời tiền sử, ta đã đi ngược lại với con đường Chúa đã đi.
11. Chúa mời gọi ta điều gì? Chúa bảo mọi người hãy quay trở lại, hãy đi vào con đường Chúa đã đi. Hãy trở thành một con người bé nhỏ, khiêm nhường. Hãy nhìn vào những thân phận hẩm hiu và nâng họ dậy / hãy yêu thương những mảnh đời nghiệt ngã. Hãy chung tay xây dựng một nền văn minh mới. Trong đó người càng yếu đuối, càng nghèo túng, càng được nâng đỡ, phục vụ , yêu thương . **R
 
Những điều nên biết: 
Kỷ lục thế giới là gì ? (luôn luyện tập để cạnh tranh)
Hoa hậu là những ai ? (đẹp ,thông minh, giỏi ứng xử nhất )
Ai là những người đầy tham vọng ?( những người chay theo danh ,lợi ,thú)
Những quan điểm sống trong nước Chúa.  (làm lớn chỉ để phục vụ)
Ai là người giỏi nhất trong nước Chúa ?  (phục vụ vô vị lợi) 
Các loại chức quyền, tự nó có xấu không?  (là phương tiện để phục vụ )
Ta phải làm người đứng đầu kiểu nào ? (làm tôi tớ) 
Làm sao để ta không hư hỏng khi có chút quyền hành ?
 
IV. MƯỜI ĐIỀU RĂN .
 
ĐỀ TÀI :      Điều răn thứ I (tiếp theo)
1. Sống đúng đức tin là gì? Người tín hữu được nuôi dưỡng bằng lòng tin, cậy, mến. Nhờ đó ta được hiệp thông với Chúa. Chúng ta nên sống đúng với những đòi hỏi này, nếu làm khác đi, là ta đã lỗi phạm.
2. Có mấy tội phạm đến Đức Tin? Thưa có 3
a. Lười biếng không chịu học hỏi chân lý và giáo lý của Hội Thánh.
b. Tội nghi ngờ các chân lý Đức Tin, rồi bỏ qua những điều Thiên Chúa mạc khải và Hội Thánh dạy, Tội chần chừ, lưỡng lự, dẫn đến sự mù quáng của tâm hồn.
c. Cố tình giải thích sai chân lý Đức Tin rồi trở thành rối đạo, có khi do nghi ngờ rồi bỏ đạo / hoặc là ly khai do từ chối vâng phục Đức Giáo Hoàng hoặc từ chối hiệp thông với Hội Thánh Roma .
3. Tự do tôn giáo là gì? Thiên Chúa tạo dựng muôn loài, trong đó có con người, được Thiên Chúa ban cho sự tự do. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm và sống theo chân lý. Đây là sự tự do tôn giáo. Mỗi người nên sử dụng sự tự do này cho xứng hợp. Có nghĩa là đừng dùng nó để thoả mãn xác thịt, nhưng hãy dùng lòng mến mà kính mến Thiên Chúa và phục vụ lẫn nhau.
4. Những lời khấn hứa có giá trị gì? Có 4 bí tích mà khi ta lãnh nhận, đều có những lời khấn hứa: Rửa tội, thêm sức, hôn phối, truyền chức. Ngoài ra có những lúc do lòng sùng kính mà ta tự nguyện khấn hứa với Chúa điều nọ, điều kia. Đây là cách ta bày tỏ lòng yêu mến và trung thành với Đấng toàn năng, là ta tự nguyện sẽ sống tốt lành theo cách nào đó. Hội Thánh vẫn công nhận những lời khấn hứa đó khi đối tượng khấn hứa  sẽ trung thành theo đúng với 3 lời khuyên Phúc Âm.
5. Thiên Chúa là Đấng như thế nào? Ngài là Đấng quyền năng nhưng lại vô hình, việc tạc hình Ngài là sai lạc. Vì thế Thiên Chúa đã nghiêm cấm không cho thờ ảnh tượng nào về Người. Thiên Chúa đã nổi giận và đã trừng phạt, như ta thấy vào thời ông Moi sen .
6. Biểu tượng Thiên Chúa là gì? Vào thời Cựu Ước, Thiên Chúa cho phép làm ra những hình ảnh có tính cách biểu tượng, như là con rắn đồng, khám giao ước và các thần sốt mến. Ngoài ra, từ ngày có Con Thiên Chúa giáng trần làm người. Chúa Giê-su có thân xác, có hình hài, / thì việc cho phép chúng ta tôn thờ ảnh tượng Chúa Giê-su, Đức Mẹ và các Thánh, lại là điều tự nhiên và hợp lý /
7. Ý nghĩa của việc tôn kính ảnh tượng là gì? Khi ta tôn kính như vậy thì không phải là ta Tôn kính khúc gỗ, khối đá hay tấm giấy, cũng không phải tôn kính những thứ mà vật chất  diễn tả. Nhưng là ta tôn kính chính Chúa Giê-su, Đức Mẹ và các Thánh qua hình ảnh đó. Điều này giúp chúng ta có thể cầu nguyện, sống mầu nhiệm hiệp thông với các Đấng ấy bằng tâm tình: tin, cậy, mến cách tốt hơn.
8. Chúa muốn chúng ta sống niềm tin cậy mến như thế nào? Con người luôn phải đối diện với khổ đau, bệnh tật, tai hoạ, và những thử thách trong cuộc sống, khiến cho con người dễ bị lung lạc, dẫn đến phải vái tứ phương. Chúng ta phải xin Chúa giúp chúng ta luôn đặt trọn niềm tin vào một mình Thiên Chúa, và chỉ thờ lạy một mình Người thôi 
 
ĐIỀU CẦN NHỚ.
Điều răn thứ I dạy ta phải kính thờ một mình Thiên Chúa,
Những lỗi phạm điều răn thứ I
 
a. Tội không chịu tìm học giáo lý.
b. Tội nghi ngờ các chân lý trong đạo /
c. Tội chối bỏ các chân lý ấy để trở thành kẻ rối đạo và ly khai khỏi Hội Thánh.
d. Tội tuyệt vọng (không tin tưởng vào tình thương của Chúa)
e. Tội chỉ dựa vào sức mình hoặc quá ỷ lại.
f. Tội dửng dưng trước tình yêu của Chúa.
g. Tội vô ơn, không muốn đáp lại.
h. Tội lười biếng làm việc bổn phận với Chúa .
i. Tội thù ghét, nguyền rủa, chống lại Thiên Chúa.
--------------------------------------
Gợi ý:
 
Không biết Chúa thì không mến mộ / 
Thiên Chúa có yêu thương chúng ta không ?  NĐV /
 
 
1. Tại sao Thiên Chúa yêu thương chúng ta mà lại còn ban lề luật để ngăn chặn chúng ta, có điều gì mâu thuẫn ở đây không ?
Ở nơi Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa đích thực, quyền năng cũng đích thực, Ngài yêu thương đích thực và cũng ban cho chúng ta sự tự do đích thực, nhưng vì chúng ta quá yếu đuối / thường hiểu lầm tự do là muốn làm gì thì làm. Do đó chúng ta thích làm theo ý riêng, nên chúng ta thường làm sai và phạm luật / vậy nên sự tự do của chúng ta không phải là thứ tự do đích thực .
2. Thiên Chúa đưa ra lề luật để làm gì? Chính vì con người yếu đuối, dễ phạm luật, nên Chúa đưa ra lề luật để dìu dắt chúng ta, giúp chúng ta không vi phạm luật. Nếu không có lề luật, chúng ta sẽ không biết dựa vào đâu để sống cho đúng , hầu sau này được chung hưởng vinh phúc với Chúa / như thế là do Chúa rất thương yêu chúng ta.
3. Khi có đám tang, chúng ta là những con người có đạo, chúng ta có được phép bái lạy người chết không ? Điều răn thứ nhất, ThiênChúa dạy: chúng ta chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi, vì chỉ có một mình Ngài mới tạo dựng nên chúng ta, không vị thần nào khác có thể làm được điều này / vì thế chúng ta không được phép bái lạy bất cứ ai / còn người chết chỉ là phàm nhân, ta không thiếu những cách chào hỏi khác / được phép đốt nhang nhưng không được bái lạy họ .
4. Nếu về mặt giao tế, thì chúng ta nên làm sao cho đúng? Chúng ta không vái họ, không có nghĩa là chúng ta không tôn trọng họ / chúng ta vẫn yêu mến họ nên chúng ta mới tới chào tiễn đưa họ . Mặt khác, khi người lương dân vào nhà thờ , họ cũng đâu có bái chào Thiên Chúa của chúng ta. Nếu đem so sánh hai việc này thì rõ ràng việc chúng ta không bái chào người chết khi đốt nhang cho họ thì cũng không thể so sánh với việc họ vô nhà thờ công giáo mà không bái chào Thiên Chúa của chúng ta. Chúng ta có luật của Chúa dạy ở điều răn thứ I / chúng ta phải tuân thủ điều Thiên Chúa dạy mà không cần phải áy náy ở những điều phụ thuộc bên ngoài đời sống xã hội .Vì Thiên Chúa phải là trên hết /
5. Đạo nào cũng đúng, cũng tốt / vậy ta nên hiểu như thế nào ? Nếu ta hiểu như thế là chưa đúng. Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, trong đó có loài người / không có ai có thể làm được điều này, ngoại trừ một Thiên Chúa. Vì thế chúng ta chỉ nên thờ lạy một Thiên Chúa mà thôi / cho nên đạo công giáo mới là đạo đích thực và việc chúng ta tôn thờ Thiên Chúa là đúng nhất.
6. Chúng ta hãy cắt nghĩa cụ thể vấn đề này thêm như thế nào đây ? Ví dụ: Nếu đại học nào cũng như nhau, thì tại sao ta lại phải chọn một trường đại học cho con mình / tại sao lại phải mở nhiều trường đại học cùng lúc , nếu chúng đều có giá trị như nhau ? Như vậy là do chất lượng đào tạo khác nhau, nên giá trị tấm bằng cũng khác nhau.
Nếu bằng cấp của đại học Việt Nam cũng có giá trị ngang với tấm bằng đại học của Mỹ, thì lại sao khi chúng ta qua Mỹ , cho dù chúng ta đã có bằng đại học tại VN , thì tại sao chúng ta phải học lại , phải thi lại / còn không thì tấm bằng ấy lại không có giá trị ? (Tiền đôla có giá trị khác tiền đồng VN) /
Tại sao giá trị bằng đại học Việt Nam chỉ có giá trị ở Việt Nam mà không có giá trị quốc tế.(hay do chất lương đào tạo kém nên quốc tế không công nhận) 
Vậy nếu chúng ta cho rằng: Đạo nào cũng tốt như nhau , cũng có giá trị như nhau , là chưa đúng, mỗi người cần nên suy nghĩ thêm về điều này. **R
 
 
GIUSE LUCA /TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS
GX TÂNTHÁI SƠN /TGP SAIGON /VN
 

Trở lại      In      Số lần xem: 857
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  3230
 Hôm qua:  2690
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11460648
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top