Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

25- Đôi Bạn Lúc Tuổi Già

Hai năm trôi qua nhưng chuyện cụ ông Hà Văn Tới và cụ bà Bùi Thị Vinh (ngụ xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) đến với nhau khi đã qua tuổi 90 vẫn được người dân, xóm giềng bàn tán xôn xao.

Ngày quyết định đến với nhau, cụ Vinh đã hóa bụa chồng hơn 40 năm, còn vợ cụ Tới cũng đã qua đời.Tuổi xế chiều, thương cảm hoàn cảnh của nhau, họ thường xuyên qua lại bầu bạn.Từ dạo đó, mảnh vườn tạp cũng được dọn dẹp sạch sẽ, những hàng chuối được trồng thẳng tắp. Ngôi nhà của cụ Vinh bớt đìu hiu, quạnh quẽ hơn dù người con ruột lẫn hai người con nuôi đều đã ra riêng.

Vui buồn chia sớt

Ai cũng đã bước qua tuổi 93 nên cả cụ Tới lẫn cụ Vinh đều lãng tai, mỗi lần trò chuyện đều phải ghé sát vào tai nhau. “Ba Minh dậy ăn cơm”, khẽ vỗ lên võng, cụ Vinh gọi người bạn già. Mái tóc bạc trắng, gương mặt phủ đầy nếp nhăn, hai cụ chập chững từng bước một. Đến gần bậc thềm lên nhà bếp, cụ Tới bước lên trước rồi vội đưa tay dìu Cụ Vinh bước theo. Dù đã lót thêm vài miếng gạch vào giữa bậc thềm để giảm độ chênh giữa hai nền nhà nhưng vụ Vinh vẫn bước qua đầy khó nhọc.

Vật dụng trong gian bếp được bày trí gọn gàng và sạch sẽ. Cạnh chiếc xoong đen ngòm vì khói bếp của thời gian là chiếc bình nước nóng hiện đại ngay phía trước kệ chén. Cụ Vinh cho biết chiếc bình này do chính tay cụ Tới mua ở chợ rồi mang về vì sợ cụ Vinh thường xuyên nấu nước bằng bếp gas vừa lâu vừa không an toàn.

Trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ, mâm cơm tươm tất được cụ Vinh dọn ra cùng một đĩa xoài chín và tô canh khoai mỡ. Cả bốn chân chiếc bàn này đều có một sợi dây vải tẩm dầu buộc quanh. Đó cũng do bàn tay cụ Tới làm để hạn chế kiến theo chân bàn vào thức ăn. Câu chuyện về cây xoài thanh ca sai trái sau vườn được hai ông bà bàn tán suốt trong bữa cơm. Nhìn về phía góc nhà, nơi có hai thúng xoài đã bắt đầu ngả màu vàng chanh, đôi mắt hai cụ dâng lên niềm vui khó tả.

Ăn cơm xong, cụ Vinh nhắc cụ Tới: “Ba Minh coi khiêng mấy bó củi vào nhà cho tui để thôi ít bữa nữa có mưa thì ướt hết”. Mớ củi này do chính tay cụ Tới chẻ dùng để nấu cám cho heo ăn. Từ khi lũ heo của đôi vợ chồng già xuất chuồng, mớ củi còn thừa nằm ngổn ngang. “Ở nhà không làm gì thấy bứt rứt, nhưng nuôi heo thì con cái cản vì sợ ông bà cực thân”, bà Vinh giải thích.

Không thể chia lìa.

Quyết định đến với nhau, hai cụ cũng đã trằn trọc nhiều đêm liền, phần vị sợ miệng đời dị nghị, phần vị sợ các con phản đối. Châm nước vào bình trà bắt đầu nguội, cụ Vinh chia sẻ: “Một tay bà đỡ đẻ cho mười mấy đứa con của ổng, nay kết thân với ổng tuổi xế chiều sẽ không tránh khỏi nhiều mối quan hệ rạn nứt”. Chính điều đó khiến bà chần chừ một thời gian khá lâu.“Ông bà ta nói hùm chết để da, người chết để tiếng. Hai ông bà còn sống được bao lâu nữa đâu mà để tai tiếng cho con cháu cũng không nên”. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng nhiều lần thấy ông Tới dành thời gian qua thăm nom bà, tự tay sửa chữa những vật dụng trong nhà khiến bà cảm động. Bà Vinh bảo: “Từ tội nghiệp rồi chuyển sang thương”. Riêng ông Tới lúc ngỏ lời với bà Vinh đã suy nghĩ: “Phần vì thương bả tuổi già mà sống thui thủi một mình, lỡ bệnh đau không ai hay. Phần vì cái nghĩa, cái ơn bà đỡ đẻ cho các con ông. Khi vợ ông còn sống, hai gia đình cũng thường xuyên qua lại giúp đỡ nhau. Bà làm mẹ đỡ đầu cho hai người con gái lớn của ông. Hai đứa con ông cũng muốn bà Vinh ban đầu làm mẹ phần linh hồn, giờ làm mẹ luôn”.

Họ dìu dắt nhau qua những cơn bệnh đau lúc tuổi già, hủ hỉ với nhau lúc vui buồn và hơn hết là cùng nhau lao động để thấy mình còn có ích cho đời và cháu con.

(Báo tuổi trẻ số 156/2014)

Lời bàn: Con người trời sinh ra phải có đôi có bạn, nếu ai ở thế gian nhưng không đi tu, cũng không lập gia đình thì có vẻ họ không bình thường. Tuổi trẻ khi lấy nhau là vì họ đam mê nhau, tuổi trung niên lấy nhau vì họ muốn chắp lại cái gánh đã gãy. Nói chung tuổi trẻ lấy nhau vì tình, đến tuổi trung niên sống với nhau vì nghĩa, còn đến lúc xế bóng mà lấy nhau chỉ vì họ muốn kết bạn tri âm tri kỷ. Hai ông bà cụ này lấy nhau chắc chắn không phải vì tình, hay vì nghĩa; nhưng vì họ cảm thấy cần tìm một chỗ dựa cho nhau trong tuổi quá già. Tình vợ chồng và tình cha mẹ với con cái hoàn toàn khác nhau nên cũng không thể thay thế cho nhau. Con cái ngăn cản những người già tìm đến với nhau không phải lúc nào cũng đúng, chắc nhiều người cũng hiểu: Hạnh phúc là được làm điều mình thích. Trong nhiều trường hợp, những người trẻ nên sáng suốt nhận dịnh, đừng để cho các cụ quá buồn lòng mà sinh tủi thân sau một thời gian thật dài đã cống hiến cho con, cho cháu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, hôn nhân là cách tốt nhất để giúp con người sống hạnh phúc. Xin Chúa thương chúc phúc cho những cặp vợ chồng trẻ và chúc muôn muôn ơn lành cho những cặp vợ chồng già, để họ đỡ bớt cô đơn mệt mỏi trong những năm tháng cuối đời.

Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-Tô, Chúa chúng con.


Trở lại      In      Số lần xem: 1380
Tin tức liên quan
  • HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG TỐT .
  • VUA NƯỚC SỞ VÀ CHUYỆN VỢ CHỒNG NHÀ CUA / GL
  • CẦU NGUYỆN NHIỀU ĐỂ VƯỢT QUA
  • TÌM MỘT NGƯỜI CHỒNG .
  • THA THỨ .
  • MỐI TÌNH ĐẦU SAU 60 NĂM CHỜ ĐỢI
  • NGƯỜI VỢ CỤT CHÂN .
  • KHỔ VÌ GHEN
  • CON DÂU ĐẦY TÍNH TOÁN
  • LỜI HỐI LỖI MUỘN MÀNG
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  3195
 Hôm qua:  2690
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11460613
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top