Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

27- Ở Chung Với Con

Khoản 2 Điều 49 Chương 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có ghi rõ: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”.

Thế nhưng, trong thực tế, đã không có ít bi kịch gia đình xuất phát từ chuyện sống chung hai, ba thế hệ.

1/ Khoảng cách …

Căn nhà lầu bốn tầng ở đường Quang Trung, Gò Vấp vừa xây xong. Hai vợ chồng anh Tuấn (chủ nhà) đã đón ngay ông bà nội lũ nhỏ ở Cần Thơ về, sắp xếp để hai ông bà ở trọn tầng một. Cả xóm ai cũng khen vợ chồng anh Tuấn hiếu thảo. Nhưng, chỉ mới một thời gian đã nghe trong nhà có chuyện lục đục, ông bà cụ thì than phiền vợ chồng con cái anh Tuấn đi về đêm hôm khuya khoắt, bấm chuông gọi cửa ầm ĩ, lên xuống cầu thang rầm rập, ông bà ngủ không được, lại con mở nhạc điếc cả tai… Các con anh Tuấn thì than ông bà nội dậy sớm quá, mới ba bốn giờ sáng đã lục đục khiến chúng chẳng ngủ được. Bà nội lại còn có thói quen hễ thấy các cháu đưa bạn bè khác giới lên phòng là ngăn cản, rầy la. Ít lâu sau, cả hai ông bà được đưa lên tầng trên cùng và dường như chỉ quanh quẩn trên ấy, ít thấy đi đâu ra ngoài.

2/ Đầu tháng 12 vừa qua, bà N.T.P 58 tuổi, nhà ở P.4, Q. Bình Tân đã tìm đến văn phòng Tư vấn Pháp Luật của Hội LHPN TP.HCM, để hỏi về thủ tục chia tài sản cho con. Bà P. kể: Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi hai người con trai. Người con cả đã lập gia đình cách đây 10 năm và đã có sự nghiệp, nhà cửa ổn định. Người con trai út vừa cưới vợ được hơn một năm. Ba tháng trước, vợ cậu về nhà cha mẹ ruột sinh con đầu lòng, rồi không chịu trở về nhà mẹ chồng, dù đích thân Bà P. đi đón con dâu và cháu. Sau đó, con trai bà về nhà đề nghị mẹ bán nhà chia cho cậu, để cậu mua nhà riêng…

Bà P. hết sức ngạc nhiên, bởi mẹ chồng con dâu chưa từng có chuyện xích mích. Bà lại đang sống có một mình, anh là chỗ dựa duy nhất của mẹ. Cậu con ngắc ngứ mãi đành phải nói thật: “Cô ấy sợ trình độ văn hóa má thấp, mê tín dị đoan, sợ về sống chung sẽ ảnh hưởng xấu trong việc giáo dục con cái”.

3/ Cũng tại văn phòng tư vấn trên, vợ chồng ông H.V.M và bà L.T.S, 70 tuổi, cùng thường trú tại Gò Vấp, đã bày tỏ những nan giải trong chuyện của gia đình mình. Ông bà đã trên 40 năm sống bằng nghề trồng hoa, có tất cả bốn người con. Hai con gái về bên nhà chồng, hai con trai, một định cư ở Pháp và một là cán bộ cấp Phường đang sống cùng với ông bà. Mười năm trước, khi cô con gái út chuẩn bị lên xe hoa, người con trai kế đã tổ chức một buổi họp gia đình, kêu gọi ba mẹ bán hết vườn để đưa tiền cho anh ta xây dựng lại nhà cửa khang trang. Anh ta hứa vợ chồng anh sẽ có trách nhiệm phụng dưỡng ba mẹ suốt đời, không cần những người khác đóng góp.

Hai cô con gái đồng ý, người con trai lấy hết tiền bán đất mua một căn phố mặt tiền đường Nguyễn Kiệm, để vợ con kinh doanh các mặt hàng trang trí nội thất. Ông bà được dành cho một căn phòng cạnh cầu thang đầy đủ tiện nghi, chẳng phải làm một công việc nào. Khổ nỗi, căn phòng ấy thường bị chất đầy hàng hóa, không còn chỗ để thở. Đi ra đường thì lúc nào cũng đầy bụi, khói và xe. Lại còn vì bận bịu chuyện buôn bán, nên việc ăn uống trong nhà luôn thất thường…

Nói tới hoàn cảnh của mình, hai ông bà chẳng dám trách ai, con trai thì bận việc nhà nước, con dâu bận buôn bán, các cháu thì bận học hành cả ngày. Chẳng ai nặng nhẹ hay bỏ bê ông bà, nhưng ông bà luôn có cảm giác sống giữa con cháu mà giống sống trong tù. Ông bà thèm đi đứng, hít thở không khí thiên nhiên, thèm giao tiếp với hàng xóm láng giềng, thèm trồng tỉa cây cảnh… Cả hai đành tự trách mình già mà dại, bây giờ vợ chồng già muốn ra riêng là chuyện không phải dễ.

4/ Lên kế hoạch cho tuổi già

Sống chung với con cái là ước mơ của người cao tuổi, bởi “Trẻ cậy cha, già cậy con”, nhà nước cũng khuyến khích điều đó, nhưng mọi chuyện không chỉ đơn giản như thế.

Bác Trần Hữu Trí, thành viên CLB Dưỡng sinh Q. Tân Bình cho rằng: Cách tốt nhất là cha mẹ phải dự phòng một quỹ riêng để tiêu xài lúc tuổi già. Ngày trước, vợ chồng bác đã nghĩ cách gửi tiết kiệm hàng tháng. Bác Trí nói:

Về chuyện này thì bà xã tôi nghĩ rất xa. Bà ấy là chuyên viên tâm lý nên nhận định là khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ ngày càng lớn”. Chúng ta phải chấp nhận khoảng cách ấy và có giải pháp ngay từ ban đầu. Từ khi các con còn nhỏ, chúng tôi vẫn nói với chúng: “Ba mẹ có bổn phận nuôi dưỡng các con khôn lớn, có nghề nghiệp ổn định. Chuyện lập gia đình riêng và nơi ở của các con là do các con quyết định và tự lập, ba mẹ không đòi hỏi các con phải chu cấp cho ba mẹ lúc tuổi già, đó là tùy lòng hiếu thảo của các con. Tuy nhiên, nếu như có điều kiện, ba mẹ luôn muốn các con có nhà cửa gần nhà ba mẹ, để hôm sớm có nhau”.

Vợ chồng Bác Trí có ba người con, và cả ba đều tự lo chỗ ở khi lập gia đình. Với tiền hưu trí và tiền tiết kiệm hàng tháng, ăn uống điều độ nên hai bác sống dư dả, mỗi năm một lần còn đi du lịch trong nước bằng số tiền của con cái góp lại.

5/ Trong hoàn cảnh không ở riêng được thì sao?

Bác N.T.Măng, Thành viên CLB ông bà cháu Ấp 8, Xã Bình Mỹ kể: “Tôi có năm con, hai trai ba gái. Ba gái thì theo bên chồng, hai trai thì cưới vợ và đang sống chung với tôi. Nhiều người nghe đến hoàn cảnh của tôi thì cảm thấy e ngại, nhưng tôi lại thấy bình thường vì đã lo đâu ra đó. Tài sản của tôi, ngoài căn nhà đang ở còn có nửa mẫu ruộng, tôi đã nhờ người làm di chúc chia đều cho các con tất cả tài sản ấy. Khi tôi chưa chết thì tôi sẽ lấy huê lợi từ ruộng để tự nuôi sống mình, nếu tôi đau bệnh, tôi sẽ bán đất để chữa bệnh. Tiếng là ở chung với các con, nhưng nhà tôi có ba gian bếp, phần ai nấy lo. Các con nấu món gì ngon mang sang biếu tôi một ít, tôi có gì ngon, chia đều cho hai gia đình chúng nó. Sống như thế, mình và con đều thoải mái vì không phải chiều lụy nhau. Tôi có nhiều thời gian rảnh rang để tập luyện cho thân thể khỏe mạnh, tham gia các hoạt động xã hội…”

=> Có lẽ nhiều bậc cha mẹ khác, cách nghĩ của hai bác Trí và Măng hãy còn xa lạ. Nhất là các bậc cha mẹ ở nông thôn, vẫn quan niệm khi con cái lớn lên, có vợ có chồng thì giao hết tài sản cho con, để con cháu phụng dưỡng trở lại… Cách làm này thường dẫn đến nhiều bi kịch gia đình không tránh được, như mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, sự lơ là bổn phận của con cháu khi cha mẹ ốm đau, bệnh tật… Lên một kế hoạch chuẩn bị cho tuổi già ngay từ lúc 30 tuổi, là lời khuyên của các chuyên gia xã hội họcCó một câu danh ngôn nói rằng: “Con cái lúc nhỏ thì cha mẹ ở vào vị trí thứ nhất trong lòng mình, khi lớn lên thành người có gia đình nhỏ, cha mẹ xuống hàng thứ hai, nếu chúng có con thì cha mẹ rớt xuống hàng thứ ba…”

Nghĩ kỹ lại thì đây là một quy luật mà dù ta có chấp nhận hay không thì quy luật ấy vẫn cứ diễn ra. Và vì thế, các bậc cha mẹ phải chuẩn bị tương lai của mình ngay từ khi đứa con mới ra đời, bởi tương lai của cha mẹ không phải là tương lai của đứa con. Làm sao để có thể gần nhau, quan tâm chăm sóc lẫn nhau mà vẫn độc lập, tự do trong sinh hoạt, không lệ thuộc về kinh tế… là phương án tối ưu mà các bậc cha mẹ và con cái thời nay phải tính tới.

(trích: Tình yêu & cuộc sống)

Đề tài hôm nay được chia làm 5  trường hợp sau:

a) Giữa ông bà và con cháu có độ tuổi chệnh lệch quá nhiều, và cũng vì thế thứ tự ưu tiên của ông bà rớt từ hạng nhất xuống hạng ba. Nên tự nó đã gây cho ông bà một cú sốc, hơn nữa cha mẹ trong trường hợp này đã mất hết tự do. Thật đáng buồn!

b) Trường hợp thứ 2: Con dâu sợ bà dạy cháu không đúng, không hợp thời. Nói chung con dâu không muốn chịu sự áp đặt, không muốn làm dâu, rất tiếc.

c) Trường hợp thứ 3: Cha mẹ giao hết tài sản cho con và mình trở thành người ở ké, lệ thuộc mọi thứ vào con. Đây có thể là cách tính toán sai lầm nhất mà nhiều người đã phạm phải.

d) Trường hợp thứ 4: Cha mẹ lập quỹ dự phòng dành cho tuổi già, bởi con mình nó còn trẻ, nó phải tự lo, còn mình tuổi quá già nên không thể làm ra tiền được nữa, đành phải lo xa là tốt nhất.

e) Trường hợp thứ 5: Cho ở riêng hết để chúng nó tự do, tự túc. Ai hiếu thảo thì phụ giúp cha mẹ già, ai nghèo quá thì thôi, cha mẹ vẫn tự mình sống tốt được.

f) Quy luật đào thải: Cha mẹ bị rớt hạng vì trong hoàn cảnh bắt buộc. Nếu con cái có điều kiện thì sẽ chăm sóc tốt hơn cho cha mẹ, nhưng nếu con nó cùng kẹt quá thì nó phải lo cho con nó trước,là đúng.

+ Lúc còn nhỏ -> Cha mẹ ở hạng nhất

+ Lúc con có gia đình -> Cha mẹ ở hạng hai

+ Lúc có cháu -> Cha mẹ ở hạng chót.

Tóm lại: Cha mẹ cần tìm cách chuẩn bị trước, bởi tương lai không ai biết được. Tốt hơn là đừng nên quá lệ thuộc kinh tế vào con cái. Hiếu thảo thì đa số con cái đều muốn, nhưng cũng có khi vì hoàn cảnh bó buộc, cũng có người không trọng chữ hiếu, cũng có người coi cha mẹ là gánh nặng của mình. Thật đau lòng!

Cầu nguyệnLạy Chúa! Nhìn vào Thánh gia, chúng con thấy Thánh Yuse và Mẹ Maria thật có phúc. Thánh Yuse được chết trong vòng tay êm ái của Con mình, Mẹ Maria được Thánh Yoan như đứa con nuôi lo toan. Xin Chúa ban cho các bậc cha mẹ được sống an ủi trong tuổi già giữa bàn tay yêu thương của gia đình. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Gia Thất chuyển cầu.    Amen.


Trở lại      In      Số lần xem: 1268
Tin tức liên quan
  • HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG TỐT .
  • VUA NƯỚC SỞ VÀ CHUYỆN VỢ CHỒNG NHÀ CUA / GL
  • CẦU NGUYỆN NHIỀU ĐỂ VƯỢT QUA
  • TÌM MỘT NGƯỜI CHỒNG .
  • THA THỨ .
  • MỐI TÌNH ĐẦU SAU 60 NĂM CHỜ ĐỢI
  • NGƯỜI VỢ CỤT CHÂN .
  • KHỔ VÌ GHEN
  • CON DÂU ĐẦY TÍNH TOÁN
  • LỜI HỐI LỖI MUỘN MÀNG
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  3160
 Hôm qua:  2690
 Tuần trước:  39584
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11460578
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top