Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Ngày Thứ Sáu

Đề chủ dẫn: HÒA GIẢI:

PHẦN I: CHUẨN BỊ (như ngày Chúa nhật)

PHẦN II: THÁNH HÓA GIA ĐÌNH:

A)Đề chủ dẫn: HÒA GIẢI:

Ngay từ Cựu Ước, Thiên Chúa đã khai mào cuộc hòa giải giữa nhân loại với Ngài bằng cách luôn luôn tha thứ cho họ. Ngài tự mạc khải là Thiên Chúa hiền dịu và xót thương (Xac.34,5). Đấng sẵn lòng nguôi cơn giận (Tv.85,4) và nói với Dân Mình về hòa bình (X.Tv.85,9). Tội lỗi của Israel đã bẻ gẫy Giao ước Sinai. Nhưng Thiên Chúa chẳng những không ngã lòng mà chính Ngài lại khởi xướng Giao ước mới và vĩnh cửu. (Gier.31,31t; Ez.36,24-30). Đó chính là một cuộc hòa giải, mặc dù không đúng danh từ này, mà Giavê đề nghị với người bạn bất trung của Ngài (Os.2,16-22), với những đứa con phản loạn của Ngài (Ez.18,31t). Tất cả những phương thức xá tội theo phượng tự Môisen đã được ấn định để thanh tẩy mọi tội lỗi, rút cuộc đều nhằm hòa giải con người với Thiên Chúa. Tuy nhiên thời giờ tha thứ tất cả mọi tội lỗi vẫn chưa đến, và những kẻ trung thành với Thiên Chúa đích thực vẫn chờ đợi một cái gì tốt đẹp hơn (X. 2Mac.1,5; 7,33) và (8,29). Sự hòa giải và dứt khoát đã được hoàn thành bởi Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại (1Tim.2,5), và sự hòa giải này cũng chỉ là một khía cạnh trong công trình cứu chuộc của Ngài. Tuy nhiên, theo quan điểm đặc biệt này, chúng ta có thể đưa vào một số bản văn của Thánh Phaolô (Rm.5,10t; 2Cor.5,18t; Eph.2,16t; Col.1,20tt) để suy ngắm mầu nhiệm cứu rỗi…

Thánh Phaolô là nhà Thần học được linh ứng và là thừa tác viên không biết mỏi mệt trong công việc hòa giải, nhưng chính Đức Giêsu, qua hy tế của Ngài, mới chính là tay thợ hòa giải trong xác của Người (Col.2,22). Trước ai hết, chính Người đã nhấn mạnh những đòi hỏi nghiêm trọng của việc hòa giải: Tội nhân được Thiên Chúa hòa giải không thể dâng lên Ngài một phượng tự đẹp lòng Ngài, nếu trước hết họ không đi hòa giải với anh em (Mt.5,23t).***

(DNTNTK.II tr. 230-233.LR)

B)Ý HƯỚNG THÁNH HÓA:

1) Kính nhớ: Thánh Tâm Chúa.

2) Thánh hóa: Thanh thiếu niên (giới trẻ).

3) Truyền giáo: Tội nhân sám hối (ăn năn đền tội).

4) Cầu nguyện: Mọi người hòa giải cùng nhau.

5) Bí Tích: Bí Tích Giải tội (giao hòa)

6) Suy niệm: Đau khổ ở đời.

* Có thể nhắc một ý trên đây hay nhắc tổng quát như sau đây:

Ngày thứ sáu là Ngày Hòa Giải, vì trong ngày này, ta nhớ lại khi xưa Chúa Kitô, Đấng đã thực hiện cuộc hòa giải duy nhất giữa nhân loại tội lỗi với Thiên Chúa Cha của Ngài trên Thập Giá…. Tội loài người được tha thứ, loài người được ơn cải tử hoàn sinh. Khởi đi từ đó, công cuộc hòa giải vẫn được tiếp tục thực hiện qua Dòng Máu Cứu Độ của Chúa Kitô nơi Giáo Hội qua các Bí Tích…. Cũng từ đó con người tìm về hòa giải với Thiên Chúa thì họ cũng biết hòa giải với nhau. Để thực hiện hòa giải con người phải tự nhìn nhận tội lỗi của mình, đó là sám hối, đó là đền tạ tội lỗi mình…. “Thiên Chúa kêu gọi con người hiệp thông với Người. Họ là những người tội lỗi, là tội nhân ngay khi lọt lòng mẹ (Tv.51,7). Do lỗi của Nguyên tổ, tội đã vào thế gian (Rm.5,2) và từ đó tội ở ngay nơi sâu thẳm nhất của cái “tôi” mỗi người. Là tội nhân do tội lỗi của chính mình, bởi lẽ mỗi người đã bị bán cho quyền lực của tội ác (7,14) và tự ý chấp nhận tai ách của các đam mê tội lỗi (7,5). Như thế ngay từ đầu, lời đáp trả tiếng mời gọi của Thiên Chúa sẽ mời gọi họ hoán cải, rồi trong suốt cuộc sống phải có thái độ sám hối. Do đó, hoán cải và sám hối chiếm một vị trí đáng kể trong mạc khải Thánh kinh” (DNTNTK III tr.357).

Để thực hiện ơn giao hòa cho ta, Chúa Kitô đã chịu đau khổ và đã chết…. Biết đâu vì tội nhân loại đang liên tiếp chồng chất ở khắp nơi, lại không liên tiếp đóng đinh Chúa ngày này qua ngày khác một cách Mầu nhiệm. Bao lâu con người còn cố tình phạm tội, thì Chúa vẫn sẵn sàng chết cho họ, dù cả trăm ngàn lần. Nhưng nhiều tội nhân không muốn được tha thứ, chúng ta hãy cầu nguyện cho họ… còn phần chúng ta, thì vấn đề dễ giải quyết hơn, chúng ta xin ơn hòa giải… nếu ta yếu đuối sơ sót mà sa ngã, ta không nản lòng, tòa giải tội có sẵn, và Linh mục chờ đợi ta tại đó. Chúa tha thứ ngay: Các bạn thanh thiếu niên khi bước chân vào đời, thường chưa có kinh nghiệm nhiều, nên dễ bị lôi cuốn trong dục vọng, ham danh, ham lợi… lại dễ tự ái, nên coi thường lời dạy bảo, mà vì thế, đã gặp nhiều nguy hiểm và bi thảm. Các thanh niên có những lý tưởng tuyệt vời… nhưng cũng có những đam mê hèn hạ nhất. Từ thái cực này, có thể dễ dàng chạy sang thái cực kia, nếu không có một ý chí mạnh, một nghị lực bền bỉ, một sự hướng dẫn khôn ngoan, thì người thanh niên sẽ mất hướng và đi vào đường tội ác. Chúng ta cầu cho thanh, thiếu niên được giữ vững niềm tin, nhất là khi họ phải đương đầu với đau khổ và thất bại ở đời.

Thánh Tâm Chúa là “LÒ LỬA” tình yêu, là “VỰC” đầy thương xót, là “NHỊP CẦU” giao hòa của ta với Chúa và anh em. Chúng ta hãy chạy đến Thánh Tâm lân tuất Chúa để gặp lại Tình yêu mà chúng ta đã đánh mất khi phạm tội.***

C)HỌC HỎI:

1) Hát Thánh vịnh: ĐC: Chúa chăn nuôi tôi. (Tv.22)

X.1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cò xanh rì, người thả tôi nằm nghỉ, tới nguồn nước chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi. Tâm hồn tôi Người bồi dưỡng.

Đ. Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.

X.2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người, dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng tôi. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi lòng tôi.

X.3) Chúa dọn ra cho tôi một mâm cổ ngay trước mặt những kẻ đối phương. Đầu tôi thì Chúa xức dầu thơm. Chén rượu tôi đầy tràn chan chứa.

X.4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi hết mọi ngày trong đời sống và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.

2) Thánh kinh: (một người đọc)

Bài trích sách Tiên tri Isaia (49,13-15)

Trời hãy ca ngợi, đất hãy nhảy mừng. Núi đồi hãy hân hoan chúc tụng, vì Chúa đã an ủi dân Người và sẽ xót thương những người cùng khổ. Nhưng Sion nói: “Chúa bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi”. Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta cũng không quên ngươi đâu.”

Đó là Lời Chúa.       Tạ ơn Chúa.

a/ Quảng diễn vắn tắt:

Ta phải vui mừng vì Chúa thương ta vô cùng. Ta có hiểu nổi tình thương này? Cha mẹ có thể quên ta hay ghét ta… nhưng tình thương Chúa không thay đổi, Ngài vẫn thương ta tha thiết cả khi ta xúc phạm đến Ngài.

b/ Góp ý kiến:

Cha mẹ không thể quên con cái, dù thương hay ghét cũng vậy. Ghét bỏ con cái là như mất cái gì.

Tình thương Thiên Chúa không thay đổi, Ngài chỉ yêu thương và tha thứ, vì Ngài là tình thương.

Còn bản thân ta, ta có thể từ chối tình thương đó, nhưng như vậy ta không sướng gì (khi phạm tội)

c/ Đúc kết thực hành:

Chúa yêu ta với một tình thương không hề thay đổi, còn ta hay thay đổi và dễ phản bội.

Chúa thương ta không phải vì ta đẹp tốt gì, ta là những người “cùng khổ” mà Chúa vẫn thương.

3) Giáo lý công giáo:

Bài I: (Phần II): Ơn Chúa.

Bài IV (Phần III): Tội lỗi.

Bài VI (Phần I): Ngôi Hai Cứu chuộc.

Bài VII (Phần II): Bí Tích Giải Tội.

(đọc 1,2 câu, cắt nghĩa, học thuộc lòng).

4) Giáo huấn Cộng Đồng:

“Tội lỗi được Thiên Chúa thiết lập trong sự công chính, tuy nhiên ngay từ đầu lịch sử, con người đã theo Thần dữ, nên đã lạm dụng tự do của mình khi nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt tới cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa. Dù họ đã nhận biết Thiên Chúa, nhưng họ đã chẳng tôn vinh Ngài như Thiên Chúa, trái lại tâm hồn mê muội của họ đã ra tối tăm mà họ đã phụng sự tạo vật hơn là phụng sự Đấng Tạo Hóa. Điều Thiên Chúa mạc khải cho ta biết cũng phù hợp với kinh nghiệm của ta. Bởi vì nếu nhìn sâu tận đáy lòng mình, con người cũng khám phá ra rằng: mình đã hướng về sự dữ và đã ngụp lặn trong muôn vàn sự dữ là những điều không thể xuất phát từ Đấng Tạo Hóa tốt lành của mình. Nhiều khi từ chối không nhìn nhận Thiên Chúa như là Nguyên Thủy của mình, con người đã phá đổ trật tự phải có, để đạt tới cùng đích của mình, và đồng thời phá vỡ mọi hoạt động nơi chính bản thân cũng như đối với những người khác và với mọi loài thụ tạo.”

(GH tr. TGNN. Số 13)

“… Chúa Kitô là Trưởng Tử của một đoàn anh em đông đúc, sau khi chết và sống lại, Người đã thiết lập nhờ hồng ân của Thánh Thần Người, một sự kết hợp huynh đệ mới giữa tất cả những kẻ đón nhận Người với Đức tin và Đức ái trong chính Thân Thể Người – tức là Giáo Hội – ở đấy mọi người là chi thể với nhau, tùy theo những ơn đã lãnh nhận mà phục vụ lẫn nhau. Tình liên đới này cần phải được gia tăng luôn mãi, cho tới ngày nó được hoàn tất và ngày đó nhờ được ơn thánh cứu thoát, loài người như một gia đình được Chúa Kitô là Anh yêu thương, sẽ dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng toàn hảo.

(GH tr. TGNN số 32)

* Sứ điệp gởi Giới trẻ: Công đồng nói:

“Chính nhân danh Thiên Chúa và Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô mà chúng tôi khuyên các bạn hãy mở rộng tâm hồn ra tới mọi chiều hướng của thế giới, lắng nghe tiếng gọi của các anh em, và đem những nghị lực trẻ trung ra phục vụ những người anh em ấy.

Hãy chiến đấu với mọi ích kỷ, hãy chống lại đừng buông thả theo các bản năng hung bạo và hận thù, là mầm mống gây nên những chiến tranh và biết bao nhiêu điều khốc hại khác. Xin hãy dại dột ,trong sạch, kính cẩn và thành thật. Xin hãy đem nhiệt huyết ra xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cái thế giới của đàn anh các bạn.”

D) THỰC HÀNH:

1) Luật sống: Điều răn VI và IX.

Tội lỗi đức trong sạch, tội ham mê thú vui xác thịt. Tội dân thành Sođoma và Gomorra, tội của Lụt Hồng Thủy, tội loạn luân của Ruben…

Tội trong ý tưởng, trong lời nói và hành động.

Khi quá đề cao con người, đề cao thân xác,… con người đi vào tội này. Con người rất yếu đuối về mọi cám dỗ của dục vọng xác thịt. Muốn trừ quỉ dâm dục là “phải cầu nguyện và hãm mình”. Vì kẻ thù ở ngay trong lòng ta (kẻ nội thù đó).

2) Tu đức: Tập đức hy sinh hãm mình.

Chúa Kitô hy sinh vì tất cả, Ngài mời gọi ta đi vào con đường hãm mình (con đường hẹp), để được cứu rỗi. Các vị Thánh đã đi theo Chúa, đã từ bỏ, đã vác khổ giá mình,…. Để cứu rỗi ta, ta cũng phải chấp nhận như vậy, và để cứu rỗi anh em ta, cũng theo đường lối đó. Đau khổ giúp ta đền tội và lập công phúc. Đau khổ nói lên tình yêu rõ nét nhất.

3) Gương sống Thánh:

Những vị Thánh đã trở về với Chúa sau những ngày xa cách, như Augustino, Madalena,… những vị Thánh đau khổ và trung thành, như Gióp, Laurenso, Gioan Thánh Giá, Teresa Avila, Magarita Maria Alacoque…

* Riêng về Thánh Augustino (354-430)

Là một con người có trí thông minh, học giỏi, tài cao, nhưng lại hào hoa nhất trên đời, không có thú vui trên đời nào mà không từng trải. Nhưng cuối cùng đã thua ơn Thánh và dòng lệ của người Mẹ đạo đức là bà Monica tốt lành. Augustino bị tình yêu Chúa chinh phục, và đã trở nên vị Thánh Tiến sĩ thời danh của Giáo Hội Phi châu và của thế kỷ đó. Cũng như Phaolo, Ngài đã từ thái cực này chạy sang thái cực kia. Sống một cuộc đời khổ hạnh và sám hối tuyệt vời.

+ Theo gương Thánh Augustino: Ta hãy thành thật sám hối và kiên trì sống khổ hạnh để đền tội và lập công.

E) Ý NGUYỆN CHUNG:

ND. Thánh Tâm Chúa là Lò Lửa Mến hằng cháy, Thánh Tâm biểu lộ tình Chúa yêu thương nhân loại và yêu thương không cùng, yêu thương cho đến cùng. Nhưng người đời xúc phạm tới Tình thương Chúa quá nhiều. Tội lỗi nhân loại mỗi ngày một dày thêm, cao thêm, ghê tởm thêm…. Nhưng Chúa vẫn tiếp tục yêu thương không thay đổi. Chúng ta cùng nhau phạt tạ tình thương Chúa.

1) Đề nghị điều dốc quyết: Nếu vì yếu đuối sa ngã, ta hãy can đảm trỗi dậy ngay và trở về với Chúa. Ta đừng ngại.

2) Lời nguyện chung:

X.1)       Chúa phán: “Không ai có tình yêu cao cả hơn người liều mạng vì tình bạn mình”. Chúa yêu ta và đã hy sinh tất cả, kể cả mạng sống của Người. Chúng ta làm gì để đáp lại tình yêu đó chưa? Hay ngược lại chúng ta không làm được gì để chứng tỏ lòng ta yêu Chúa, mà còn tiếp tục chối bỏ hay phản lại tình yêu đó. Xin Chúa tha thứ cho chúng con.

Đ.Xin Chúa nhậm lời chúng con.

X.2) Chúa phán: “Ta không muốn tội nhân phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống”. Chúa chết vì tội nhân loại, vì tội chúng ta để cho ta được sống và hạnh phúc. Xin Chúa ban ơn cho các tội nhân, để họ được sớm trở về với tình thương Chúa. Xin cho chúng con được ơn sám hối ngay sau khi vì yếu đuối mà phạm tội. Xin Chúa tha thứ chúng con.

X.3) Chúa phán: “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta”. Không từ bỏ mình là không biết vâng lời, không dám hy sinh,…. Người ta lỗi phạm lề luật, bỏ bổn phận, phạm tội dễ dàng như uống nước,… thì làm sao mà theo Chúa được. Xin Chúa tha thứ cho chúng con.

X.4) Chúa phán: “Tội con được tha”… chỗ khác, Chúa nói: “Chúng con tha tội cho ai thì người đó được tha”. Chúa có quyền tha tội chứ không ai khác. Chúa lập Bí Tích Sám hối để tha tội cho ta. Xin Chúa cho mọi người hiểu được cử chỉ nhân từ này qua Bí Tích của lòng xót thương, và sẵn sàng tới Tòa Cáo Giải để được tha thứ. Xin Chúa tha thứ cho chúng con.

X.5) Chúa phán: “Con hãy về và đừng phạm tội nữa”. Xin cho chúng con trung thành với ơn Chúa tới cùng. Vì yêu Chúa xin cho mọi người chúng con cũng biết tỏ tình thương với mọi người trong gia đình, sẵn sàng hy sinh mình, để cho người khác được hạnh phúc. Xin Chúa cho gia đình chúng con luôn luôn là nơi an ủi Chúa, như nhà Beta-nia xưa. Xin đừng để cho một ai trong gia đình chúng con phạm tội kẻo phải trầm luân muôn đời.

+++ Lạy Chúa, xin cho chúng con sẵn sàng và cam đảm trở về, như người con hoang đàng trong Phúc Âm, như Phaolo, Augustino, Madalena…. Xin cho chúng con được lòng sốt sắng yêu mến Chúa như Gioan Tông đồ, như Magarita Maria, như Đức Mẹ, như các Thánh…. Mỗi người chúng con xin dâng mình để đền tạ tội lỗi gia đình chúng con, và đền tạ tội lỗi nhân loại nữa. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.***

PHẦN III:TÔN SÙNG ĐỨC MẸ (như ngày Chúa nhật)

PHẦN IV:CẦU HỒN:

1) Gợi ý: Chúng ta đã gặp những cái chết thật buồn nơi một số thanh niên. Họ chết một cách lãng xẹt, không đáng chết. Chết bởi những lý do đáng xấu hổ nữa, nhưng điều đáng nói là đa số thanh niên chết khi không có chuẩn bị gì cả. Đi vào cuộc hành trình lâu dài như vậy, mà họ không chuẩn bị một chút hành trang. Trước mặt Chúa họ thế nào chúng ta không thể biết được. Hôm nay chúng ta cầu nguyện cách riêng cho những người chết trong tuổi trẻ. Xin Chúa thương họ.

2) Lời cầu hồn: Lạy Chúa, Chúa đã chết để cứu sống nhân loại chúng con. Máu Chúa đổ ra có sức rửa sạch tội lỗi thế gian. Chính Chúa qui định tuổi tác và sự sống mỗi người. Chúng ta khiêm tốn nài xin Chúa cho các tôi tớ Chúa đã chết sớm được sống trong tuổi thanh xuân muôn đời. Nhờ Đức Kitô….

3) Kinh vực sâu: (hay hát cầu hồn)

PHẦN IV:KẾT THÚC:

1) Lời Chúa giáo huấn: (Gr. 14,9)

Lạy Chúa, Ngài ngự giữa chúng con, và chúng con thuộc về Chúa vì được mang danh Ngài, xin đừng bỏ rơi chúng con. Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con.

2) Lời nguyện ban tối:

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin cho chúng con được liên kết vững bền với Đức Kitô, Con Chúa trong Mầu Nhiệm Tử Nạn, để cũng được Phục Sinh với Người trong cuộc sống mới. Người hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

3) Lời chúc lành:

Xin Chúa toàn năng ban cho ta nghỉ đêm yên lành và kết thúc cuộc đời viên mãn. Amen.

+ Làm dấu Thánh giá.

“Thực hành việc hòa giải với Thiên Chúa là ăn năn sám hối tội lỗi qua việc thú nhận và Ơn Tha thứ của Bí Tích Cáo Giải.

(DNTNTK III tr. 357)

“Muốn hòa giải với Thiên Chúa, con người phải hòa giải với nhau đã: “Để của lễ đó về làm hòa với anh em đã” (Mt.5,40). Thiên Chúa đi tìm ta, như tìm chiên lạc (Lc.1,7). Ta tìm về với Chúa như người con hoang đàng tìm về với Cha mình (Lc.15,11-32)”

“Đức Giêsu diễn tả lòng thống hối của đứa con hoang đàng. Người nhắc đến việc cứu rỗi của hắn (Lc.15,21). Sự thứ lỗi này được Giakêu bộc lộ qua lời nói (19,8). Người đàn bà tội lỗi qua cử chỉ (7,36-50) và người đàn bà qua thái độ im lặng, không biện hộ cho mình (Jo.8,9-11). Đó là điều kiện để được Đức Kitô tha thứ. Đây cũng là khởi điểm của Bí Tích Cáo Giải. Mọi người đều là tội nhân và phải nhận mình như thế mới được thanh tẩy (1Jo.1,9tt). Tuy nhiên, phải thống hối trong lòng đã thì việc nhận mình là bất xứng và việc tuyên xưng ra ngoài môi miệng mới có giá trị. Chính vì thế, việc Giuđa thú lỗi không có giá trị gì cả (Mt27,4). Vậy trong cả hai giáo ước, người tuyên xưng Đức tin vào Chúa Cứu Độ cũng như người xưng thú tội lỗi, đều được giải phóng khỏi tội nhờ Đức tin (Gal.1.3,22

(ĐNTNTK IV/353)


Trở lại      In      Số lần xem: 2222
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  10351
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11436616
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top