Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Xin cho con biết tự hạ…

TRONG BẢY MỐI TỘI ĐẦU , CHÚA GHÉT NHẤT TỘI KIÊU NGẠO.

CHÚA HẾT MỰC THƯƠNG YÊU KẺ KHIÊM NHƯỜNG. 

SATAN TỪ TRỜI SA XUỐNG NHƯ TIA CHỚP.  

Trong bảy mối tội đầu, chúng ta được dạy: “thứ nhất chớ kiêu ngạo”.Vâng, được dạy như thế, thế nhưng, có bao giờ chúng ta tự hỏi, tại sao ‘sự kiêu ngạo’ lại là thứ tội được xếp hàng đầu? Xin thưa, vì nó chính là mối tai họa nguy hiểm nhất, khủng khiếp nhất cho con người. Thật vậy, có lẽ không ai trong chúng ta lại không ngậm ngùi nhớ tới tai họa đau thương mà  nguyên tổ Adam và Eva xưa, đã gây ra.

Cũng chỉ vì “kiêu ngạo” uốn bằng Thiên Chúa, hai ông bà đã nhẹ dạ cả tin, nghe lời con rắn “là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng”,  xúi giục ăn “trái cây ở giữa vườn” mà Thiên Chúa đã bảo “không được ăn”,  để rồi hai ông bà (cùng đám hậu duệ con cháu sau này), phải đón nhận sự trừng phạt của Thiên Chúa, một sự trừng phạt là cái chết,  như một bài học muôn đời.

Ấy thế mà, bài học đó, vẫn không làm cho con người hôm nay bớt đi tính kiêu ngạo, sự tự cao tự đại. Vẫn còn đó những con người với bản tính kiêu căng tự phụ, nên đã gây ra hai cuộc đại chiến thế giới, theo lịch sử cận đại đã ghi lại, minh chứng cho điều này.

Con người quên rằng: “Kiêu căng đưa đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào” (Cn 16, 18). Thánh Kinh còn cho biết: “Chúa quở trách kẻ kiêu ngạo” (Tv 119, 21)

Còn với Đức Giê-su thì sao ? Thưa, thật nhẹ nhàng, Ngài có lời khuyên: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11) Lời khuyên này đã được Đức Giêsu công bố trong dịp Ngài tham dự một buổi tiệc, tại nhà một thủ lãnh nhóm Pharisêu.

Vâng, hôm đó, khi chứng kiến cảnh “khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi”, Đức Giêsu, qua một dụ ngôn, Ngài đã dạy cho mọi người một bài học căn bản về thuật xử thế trong giao tiếp đời thường.

“Khi anh được mời đi ăn cưới” ư! Ngài dạy rằng: “Đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘xin ông nhường chỗ cho vị này’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối”…

Thưa quý vị, quý vị đã có lần nào bị như thế chưa ? Nếu có, có phải là “mất mặt bầu cua” không nhỉ ! Điều căn bản, nói theo ngôn ngữ bây giờ, của “văn hóa tiệc tùng”, Đức Giêsu có lời dạy, rằng “khi anh được mời, thì hãy vào chỗ ngồi cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: Xin mời ông bạn lên trên kia cho…” và Ngài kết luận “Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.

Nói cách khác, hãy khiêm nhường và hạ mình, đó chính là nguyên tắc căn bản mà Đức Giêsu muốn nói đến, khi Ngài nhấn mạnh: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Đừng “tôn mình lên”, nhưng hãy “hạ mình xuống”.

Vâng, Đức Giê-su đã không lớn tiếng quở trách, nhưng thật khiêm nhường qua những lời mời gọi “hãy hạ mình xuống”. Thế nhưng, lời mời gọi này lại “chói tai” đối với những ông  Phariseu, cũng như các thầy thông luật, tại bữa tiệc hôm đó.

Họ là khách V.I.P đấy nhé! Vip-Phariseu và Vip-thông luật đàng hoàng. Thế nên, tại sao lại không dành “cỗ nhất”, (ồ! không… phải nói là chọn “gối nhất” mới đúng, đúng là vì, theo phong tục Do Thái, họ không ngồi ăn, nhưng là nằm, nằm trên những bộ ghế dài mà ăn), vì  chỗ “nhất” trong bữa tiệc, thường là chỗ gần chủ nhà.

Vào thời Đức Giê-su, thứ bậc trong bữa tiệc được ấn định tùy theo danh giá, chức vị hay tài sản của vị khách đó. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi các vị khách mời hôm đó, “cứ chọn cỗ nhất mà ngồi”.

Dù sao, cũng phải nhìn nhận rằng, hôm đó, Đức Giê-su đã có một lời truyền dạy thật “hiền lành và khiêm nhường”, sự hiền lành và khiêm nhường mà chính Ngài đã một lần mời gọi: “Hãy học cùng Ta, vì ta hiền lành và khiêm nhường”(x.Mt 11, 29)

Thật ra, điều căn bản, qua  lời truyền dạy “hạ mình xuống”, mà Đức Giê-su hướng tới cho một tương lai, và mọi người sẽ được mời gọi tham dự, đó chính là “Bàn Tiệc Thiên Quốc”.

Thì đây, tiếp theo lời truyền dạy cho những vị khách được mời, Đức Giê-su đưa ra thêm một lời truyền dạy cho kẻ “đã mời Ngài”, rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh  em hay bà con hàng xóm, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông đã được đáp lễ rồi”.

Tại sao Ngài lại đưa ra lời truyền dạy như thế ? Thưa, là bởi, tính chất mới mẻ của Nước Trời không muốn có chuyện “bánh ít cho đi, bánh quy cho lại”.

Ngược lại, Bàn Tiệc Thiên Quốc,  phải được “mở rộng” cho tất cả mọi người. Cho cả “những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù”… dẫu rằng: “Họ không có gì đáp lễ”.

Sau đó, Đức Giê-su nói tiếp: “Như thế… mới thật có phúc”. Và cuối cùng, Ngài kết luận, ơn phúc đó “sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.

Vâng, có gì đó, giống như lời Kinh Thánh xưa đã dạy: “Được đặt làm chủ tọa ư ? Con đừng có lên mặt, giữa thực khách, hãy xử sự như một người đồng bàn, lo cho người ta, rồi mới ngồi vào chỗ. Chu toàn mọi bổn phận xong, con hãy yên vị và chung vui với mọi người” (Hc 32, 1-2). “Lo-cho-người-ta, rồi mới ngồi vào chỗ”, phải chăng cũng là một cách “tự-hạ-mình”!

Đừng “tôn mình lên”, nhưng hãy “hạ mình xuống”. Đừng nghĩ rằng, tôi chỉ là một phàm nhân đầy tội lỗi và yếu đuối, thật khó mà thực thi đời sống tự hạ mình. Cũng đừng nghĩ rằng : tự hạ mình, thiên hạ sẽ coi ta là kẻ nhu nhược.

Là một Kitô hữu, nghĩ như thế thật là nguy hiểm. Nghĩ như thế chẳng khác nào chúng ta hãy còn tơ tưởng, còn nặng lòng với danh vọng, với chức vụ, với chiếu nhất chiếu nhì. Mà một khi còn tơ tưởng, còn nặng lòng với “danh vọng, chức vụ, chiếu nhất, chiếu nhì” thì làm sao có thể kềm hãm được lòng ham muốn, sự ganh tị trong tâm hồn chúng ta.

“Ganh tị”. Vâng, đừng quên, nó là mầm mống gây ra tội ác. Câu chuyện anh em nhà Giacóp là một ví dụ điển hình.

Chỉ vì ganh tị với Giuse, những người anh của ông đã bán ông cho lái buôn rồi sau đó dàn dựng lấy máu dê thấm vào chiếc áo của ông, để rồi cha của ông sau khi nhận được tấm áo đó đã nghĩ rằng “Giuse đã bị thú dữ xé xác” (St 37, 33)

Với thánh Phaolô, ngài nói “Tôi báo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo: …làm điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Trời” (Gl 5, …22).

Cho nên, đừng bao giờ để những cám dỗ của thời đại tác động lên cuộc đời ta, khiến cho ta trở nên “kiêu ngạo, nói lộng ngôn, xấc xược, lên mặt kiêu căng…” (2Tm 3, 2-4), nhưng hãy nhìn vào Chúa Giêsu mà học lấy “sự hiền lành và khiêm nhường” của Ngài.

Đây, bài học thứ nhất. Trong bữa tiệc ly, có hình ảnh “tự-hạ-mình” nào đẹp hơn hình ảnh “Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13, 4-5)!!!

Và, đây, bài học tiếp theo. Có hình ảnh tự-hạ-mình nào đẹp hơn hình ảnh Đức Giê-su “Hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”?(x.Pl 2, 8)

Không, tự hạ mình không khó, chỉ cần nhận ra chính mình là ai. Và, đó là phương cách mà thánh nữ Monica đã thể hiện. Có thể nói rằng, suốt cuộc đời của vị thánh nữ này là một bản trường ca tự hạ mình. Tự hạ mình trước những sai quấy của mẹ chồng, của chồng, của  con

Làm được như thế, vì bà biết mình là ai. Làm được như thế, vì bà biết mình là một người Công Giáo. Chính phương cách tự-hạ-mình như thế, thánh nữ Monica đã “làm thay đổi chồng, con và biến đổi người con trụy lạc, ham chơi, ham lạc thú là Augustinô trở nên người con tốt, người con đẹp cho Giáo Hội”.

Trở lại câu chuyện dụ ngôn. Vâng, như đã nói ở trên, sử dụng dụ ngôn bữa tiệc trần thế, Đức Giêsu còn muốn hướng mọi người chuẩn bị cho một bữa tiệc  khác thịnh soạn hơn. Đó là “bữa tiệc Nước Trời”.

Là một Kitô hữu, trong sự chờ đợi ngày được “mời đến dự tiệc cưới Con Chiên” (Kh 19,9); Chúng ta thật là diễm phúc vì “được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” ngay tại trần thế này. Một bữa tiệc được chủ nhân Giêsu đãi bằng “Mình và Máu Thánh của Ngài”. Đó chính là “Bữa Tiệc Thánh Thể”.

Thế nhưng, sẽ thật khó để mà tham dự “bàn tiệc thánh”, nếu chúng ta không tự-hạ-mình “thú nhận cùng Thiên Chúa là Cha toàn năng và cùng anh chị em” về những sự kiêu căng, ích kỷ, ghen ghét, hận thù của chính mình.

Và cuối cùng, hãy dâng lời thú nhận đó lên Thiên Chúa, bằng lời nguyện, rằng “Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa… Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa”(Augustino). Vâng, “xin cho con luôn biết tự hạ” Amen.   **R

Petrus.tran


Trở lại      In      Số lần xem: 4436
Tin tức liên quan
  • Tôi đi Tìm Chúa
  • TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA VÀ CỦA CON NGƯỜI
  • Suy gẫm về ơn Phục Sinh
  • 5/ Khi Có Vẻ Như Chúa Không Trả Lời
  • NẾU THẾ GIAN KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA / GIUSE LUCA
  • 4- Những Lời Cảnh Báo
  • 3-Thiên Chúa Muốn Điều Gì?
  • 2- Thiên Chúa Muốn Điều Gì?.
  • 1-Thiên Chúa Muốn Điều Gì?.
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  1975
 Hôm qua:  2070
 Tuần trước:  19480
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11320357
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top