Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người

(+)ĐỨC ÁI KHÔNG KHINH NGƯỜI
 
“Đức ái không tự đem mình lên sách báo" (Đức ái không hề tự cao)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đây không có ý bàn chu đáo tất cả mọi khía cạnh tính kiêu ngạo, chỉ có ý đề cập đến tính khinh người thôi. Sách Ngạn ngữ: trong Cựu Ước “Giữa những người kiêu ngạo luôn luôn có cuộc tranh cãi (Prov.13,10). Sách Triết Ngôn còn thêm: “Các hội đường của nhóm kiêu căng thiếu hẳn không khí lành mạnh”  (Eccli.3,39).

Câu chuyện nhà hiền triết, được ông bạn hiền triết khác mời dự tiệc, để tỏ lòng hiếu khách, chủ cho trải thảm quý, ông khách cứ kéo lê chiếc giầy bùn lấm bước trên thảm. Chủ nhà ngạc nhiên hỏi: Anh điên hay sao, mà chủ tâm bôi nhọ thảm tôi? Khách với giọng châm biếm trả lời: thì tôi có ý chà đạp tính kiêu ngạo của anh. Võ quýt dày gặp móng tay nhọn, chủ nhà liền đáp: Được lắm! Anh nói đúng đấy, nhưng tôi thiết tưởng anh lấy tính kiêu ngạo anh mà chà đạp tính kiêu ngạo tôi, chưa đi đến đâu.

Thánh Albertô Cả nói: “Đặc tính của người khờ dại là không hiểu biết chức phận mình, lại cũng chẳng biết ước lượng giá trị mình nữa”.

2. NHÌN NHẬN ƠN CHÚA BAN:

Khiêm nhường thực, không phải cứ nhắm mắt tự nhận xưng mình là không, mà đủ đâu.

Theo Thánh Thoma tiến sĩ nói: Đức đại đảm (Magnanimitas) làm cho ta công nhận ơn bởi trời, là nhìn rõ phẩm lượng riêng ta. Giả sử như Đức Mẹ Maria không nhìn biết ơn Chúa, đâu Mẹ có hát kinh Magnificat (Hồn tôi ngợi khen Chúa). Mẹ nhận mình là nữ tỳ hèn hạ, được Thiên Chúa đoái nhìn , được gội nhuần bao ơn đặc biệt. Bởi vậy: “Tự đây muôn thế hệ ca tụng tôi diễm phúc”. Thánh Francois de Sale bảo: “Ta trọng bậc ta cho nhiều ,còn phẩm giá riêng mình, ta phải cho là ít ỏi”.

Hồi còn là thanh thiếu niên, Thánh Phanxicô đệ Salê 14 tuổi, muốn cho ra vẻ nghiêm trang cậu cúi đầu nghiêng cổ, mắt luôn nhìn xuống đất, về sau Phanxicô hiểu làm như thế là kỳ dị, lại không hợp tinh thần Phúc Âm, nên đã bỏ hẳn điệu bộ bề ngoài đó đi.

Thánh Têrêxa Mẹ nói: “Khiêm nhường là đúng sự thực” chỉ đòi chúng ta nhận thức đúng đặc ân mình có, không bắt ta tưởng tượng viễn vong bày ra cách này cách khác không có thực, để răn mình đâu .

Ta khác Chúa Giêsu, Ngài không thể khiêm nhượng trong trí khôn, vì luôn luôn biết mình ngang bằng Chúa Cha, nhưng ý muốn thì Ngài khiêm nhường thật trong lòng. Chúng ta muốn khiêm trong lòng phải bắt đầu khiêm trong trí khôn trước đã: như thế chẳng qua cũng chỉ là đúng với sự thực.***

3. CẦN BIẾT NGƯỜI, BIẾT MÌNH:

Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo Đoàn Corintô đã viết: “Tôi tưởng Thiên Chúa đã tỏ ra chúng tôi là tông đồ rốt hết”, so sánh: “Chúng tôi dại vì Chúa Kitô, các ông khôn ngoan trong Chúa Kitô, chúng tôi yếu đuối, các ông mạnh mẽ; các ông cao sang, chúng tôi hèn kém”  (1.Cor.4,9).

Con người tự khiêm nhìn nhận nhân đức người khác, thêm kính phục, không tủi thân, vì mình kém cỏi, cam chịu số phận Thiên Chúa dành cho mình. Gặp cảnh khổ nhục, tự đoán cho mình đáng chịu như thế. Thấy người hơn mình kém, chỉ nổ lực cố gắng hy vọng tương lai.

Thánh Gioan Thánh Giá viết: “Hạ mình xuống thấp, bay mới lên cao, thỏa dạ ước ao, an nơi đỉnh núi”.

4. KIÊU NGẠO BỊ PHẠT:

Chí như người kiêu đã bị sách Triết Ngôn trong Kinh Thánh lên án: “Tật kiêu ngạo đáng Thiên Chúa, và nhân loại ghét bỏ”. Cứ xem Chúa phạt quỉ thần và nguyên tổ thế nào thì rõ biết.

Sách truyện bà Esther trong Kinh Thánh kể thái độ quan đệ nhị Aman, thật đáng kiếp, gậy mình lại đập lưng mình, còn nhục nhã nào bằng lúc tay dắt ngựa cho ông Maldochêô bác bà Hoàng Hậu, miệng phải tung hô người mà mình ghét cay ghét độc; ngậm ngùi biết bao, lúc phải treo cổ vào cây cột, mình chủ tâm dựng để treo cổ địch thủ.

Sách Ngạn Ngữ: “Đâu kiêu ngạo, đó bị Sỉ nhục; đâu khiêm nhường, đó gặp khôn ngoan” (Prov.11,2)

5. BA YẾU TỐ THÚC ĐẨY KHINH NGƯỜI:

a) Khinh người gồm yếu tố thứ nhất đưa mình lên (L’estime de soi même) tự lượng giá mình quá đáng (Le désir de I’estime des autres). Rồi ước muốn người khác cũng phải quý trọng mình. Để đạt tới mục đích đó, người ta khoe khoang: Như quan Aman khoe với chúng bạn: tôi giàu sang, được vua yêu, Hoàng Hậu biệt đãi, cả triều đình mới có mình tôi dự yến với Vua trong cung Hoàng Hậu.

Các nhà tu đức đồng ý nhận tật khoe khoang là đứa con đầu lòng của mẹ kiêu ngạo.

b) Tật khinh người bao hàm yếu tố thứ hai sánh mình với người khác. Như dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện: Người Biệt phái và tên thu thuế.

Bác Biệt phái tiến gần bàn thờ, kể lể những việc lành, ăn chay thế nọ, làm phúc thế kia, rồi không quên so sánh mình với tên thu thuế đứng cuối đền thờ kia.

Bị chứng bệnh ích kỷ làm lóe mắt, đâu có thể chấp nhận đúng sự thực, chẳng thế mà có nhà tu đức lên giọng nói mát: “Con lấy mình con làm hơn người khác ư? Thì con cứ thận trọng xét kỹ xem, con có hơn thực, hay chỉ hơn ở điểm con lấy mình làm hơn đó thôi?”. Nghĩa là nói trắng ra, thực sự mình không hơn người khác, chỉ hơn là tại mình tưởng tượng trong trí óc là mình hơn. Đó là một điểm tự tôn mặc cảm.

c) Yếu tố thứ ba, Miệt thị người khác: Bác Biệt phái tay trỏ xuống cuối đền thờ, miệng nói: "Tôi không như tên thu thuế đứng ở dưới kia", ý nói y đứng thu thuế cho đế quốc Roma, y bóp chẹt dân, y đè nén cô nhi quả phụ, hà hiếp kẻ kém thế lực, v.v.. , tôi đây đâu có hèn đớn như y.

Muốn biết ai hơn, cứ nghe lý đoán Chúa Cứu Thế, khen thái độ khiêm tốn người thu thuế, không đám ngửa mặt lên, chỉ cúi đầu đánh ngực, xin Chúa thương con, con là tội nhân, Ngài tuyên bố người Biệt phái đi cầu nguyện lại đem thêm tội về nhà, còn người thu thuế được khỏi tội.

Ngay trong đời sống hằng ngày, người ta cũng dễ lầm: Khi sinh viên Thomasô mới nhập học, anh em thấy ít điều, ít lời, đã gán cho cái tên không mấy tốt đẹp: “Bò câm đảo Sicilia”. May được vị tôn sư là Thánh Albertô biết người biết của, đã tiên báo cho học sinh: “Thầy bảo thực các con, bò này sẽ rống vang dậy khắp toàn cầu”.

6. THỰC TẬP BIẾT TRỌNG NGƯỜI

Về đời sống công khai Chúa Cứu Thế, Thánh sử Luca viết: “Thầy ở giữa các con như người phục vụ (Luc.22,27), Đấng thật thà tuyên bố như thế.

Sách Gương Chúa Giêsu: “Con người biết tự hạ vì khuyết điểm mình, dễ làm nguôi lòng người khác, mau lẹ làm cho các người đang xung hết giận”.  Tác giả thêm: “Người khiêm tốn dù có bị xấu hổ cũng vẫn bình thản: Vì có căn bản khá vững nơi Thiên Chúa (Imit. i. II c. II,n.2).

Thánh Bernardô nói: “Biết bao người bị hạ xuống, mà không phải là người khiêm nhường. Nếu các con không bị hạ thấp xuống, không khi nào các con đạt tới khiêm nhường”.

Danh từ Humilitas bởi gốc Humus là đất dưới thấp, dưới chân người ta.

7. ÁP DỤNG CỤ THỂ: TRÁNH CẢNH SA ĐỌA:

Trong niên lịch Hội Thánh ngày 28 tháng 3 dương lịch, kính nhớ ông Thánh Gioan Capistranô Hiển tu, là Tu viện trưởng, Ngài từ giã cõi đời năm 1456 sau kỷ nguyên Chúa Giáng Sinh. Trong  thời Ngài cai quản tu viện có xảy ra câu chuyện sau đây, ai đọc cũng phải ngậm ngùi thương số phận một người mất ơn Chúa. Lại cũng e sợ tính kiêu ngạo, có thể làm mù quáng lý trí con người ta, đến mức độ thực không ai ngờ.

Đời Thánh Gioan làm Bề trên tu viện, có một ông thầy Dòng danh thơm tiếng tốt bay tỏa khắp nơi, bay cho tới Tòa ông Thánh Phêrô. Thầy làm được phép lạ, bệnh nhân kéo tới, một đồn mười, mười đồn trăm.

Đức Giáo Hoàng Eugêniô thứ IV, cho lệnh vời thầy tới Roma: Trước ngai tòa Đức Giáo Hoàng ngự, thầy được chuẩn lễ nghi phiền phức quỳ hay đứng chầu, thầy được Đức Thánh Cha ban cho ngồi, ân cần hỏi han tự sự.

Được Thánh Cha kính trọng khen ngợi, thấy cả triều đình Giáo kinh đô phục nể nang, trong tâm hồn thầy đổi dần, từ thái độ cử chỉ cho đến ngôn từ, có vẻ tự đắc.

Về tới tu viện ai cũng nhận thấy thầy khác trông thấy, anh em trong Dòng thì thào với nhau, cho tới một ngày Thánh Gioan Capistranô Tu viện trưởng buộc lòng phải nói thẳng lời: “Này thầy Giustinô, khi ra đi thầy là thiên thần, lúc trở về thầy hóa ra quỉ”.

Giustinô không nhận lời cảnh cáo nghiêm khắc, chân thật của Thánh nhân. Tính kiêu ngạo một ngày một bành trướng thêm mãi. Thầy tự nghĩ trọng nhất trong Giáo Hội là Đức Giáo Hoàng, đã phải kính mình, tưởng ai cũng phải tôn trọng mình, trong tu viện cũng như người ngoài đời.

Vào thời kỳ đó, trong nhà dòng có một thầy tính khí thẳng thắn, không thể nào làm ngơ được những việc Giustinô làm chói tai, gai mắt, quá kiêu như thế nên đã nhiều phen ra mặt phản kháng Giustinô. Tuy tức bực, nhưng Giustinô còn tự chủ được mình.

Nhưng một hôm cũng bị phản kháng như các lần trước, Giustinô nổi xung cầm dao đâm chết ông thầy Dòng kia, rồi trốn Dòng, lang thang ở thành Nêapoli (Naples) mạn nam nước Ý-Đại-Lợi, một đô thị đông người, phạm đủ mọi giống tội khét tiếng ngay đến những bọn côn đồ du thủ du thực cũng chẳng quá tệ như thế.

Sau cùng Giustinô kết thúc cuộc đời nhơ nhuốc bằng cách tự tử, chết bất đắt kỳ tử, không hề tỏ dấu ăn năn trở lại cùng Chúa trong giờ sau hết.

Kẻ kiêu ngạo ví như con kỳ đà há miệng ra đớp gió, tưởng ăn no, nhưng kỳ thực căng bụng vì đầy gió, đến lúc nổ tung mà chết. Đáng sợ thay!


Trở lại      In      Số lần xem: 2500
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  18
 Hôm nay:  5826
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11432091
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top