Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận

(+)“Đức ái… không giận, cũng không làm càn" (I.Cor.13,6)

Hai đức tính: "Hiền lành và khiêm nhường" hằng đi kèm với nhau như hai chị em thân thiết. Không phải vô cớ mà Chúa Giêsu bảo: “Các con hãy học với Cha: Vì Cha hiền lành và khiêm nhường trong lòng”.

Thánh Gioan Vianney nói: “Người ta găng quá là vì người ta kiêu ngạo đấy".

1. – PHÂN BIỆT HAI THỨ CƠN GIẬN:

Tức bực, xét về phương diện là tính khí, nó vô thưởng phạt, nhưng dễ kèm theo khuynh hướng oán thù, tức là có lỗi. Phân biệt hai thứ cơn giận: Có khi là nết xấu, có khi là tâm tình sốt sắng. Nếu vội giận xuất phát trước, và làm cho rối lòng rối trí,đó là nết xấu; nếu cơn giận đi sau, khi đã suy nghĩ có lẽ đích đáng, cần đảm đang thi hành việc gay go, lại là lòng sốt sắng.

Như các tông đồ, toan xin lửa trên trời, xuống đốt dân thành Samaria, theo nhận xét của Chúa Giêsu, đó là nộ khí, hơn là bênh quyền lợi Chúa.

Còn như Thánh Maisen lĩnh hai bia đá tự trên núi xuống, nhìn thấy dân ISRAEL thờ bò vàng, cơn thịnh nộ nổi lên, ném tan hai bia đá vỡ trăm mãnh, đó là tinh thần sốt sắng.

Chính Chúa Cứu Thế, bước chân vào khu đền thờ, nhìn thấy cảnh tượng mất trật tự, Chúa bèn lấy dây chấp lại làm roi, xua bọn con buôn ra khỏi khu đền thờ, vừa đuổi vừa mắng: Nhà Chúa Ta là nhà cầu nguyện, mà các ngươi biến thành hang trộm cướp. Thánh sử ghi nhận thái độ Chúa là do lòng sốt sắng, liên tưởng lời trong Cựu Ước:“Tâm tình sốt sắng việc nhà Chúa, làm tôi hao tổn tinh thần".

Thánh Âu-cơ-tinh viết cho ông Profuturô: "Dù cơn giận chính đáng, cho dầu mới hơi giận chút ít, có chận đứng được, vẫn hơn là mở lối gợi tức, bất cứ vì lẽ gì. Vì một khi đã chấp thuận cơn giận, rất khó xua nó đi”.

2. – CƠN GIẬN TIẾN TRIỂN THẾ NÀO?

Thường ra bực tức, là khó chịu với những kẻ mở lối cho mình giận. Nộ khí xung lên, đầu óc quay cuồng những lẽ chống, những phương thức oán thù, trả miếng; nếu không trả miếng, ít ra đáp lại cho ra nhẽ. Dáng điệu bề ngoài có người mặt đỏ như vang; có người tái mét thâm xám, thần kinh giật run người lên, chỉ còn nguyên nghĩ đến phép công bình,và chỉ chực áp dụng “Luật báo phục” (La loi de talion), nghĩa là luật trả miếng(mắt thay mắt, răng thay răng) mà quên hẳn đức bác ái.

3. – VÌ ĐÂU NÊN NỔI BỰC TỨC?

Thưa: Vì nhiều lý do làm cho tức giận.

a) Hoặc hiểu lầm ý nhau, thành ra bực tức. Đây tôi xin thuật câu chuyện chính mình ở trong cuộc. Nguyên Cộng đồng Hanoi, họp cuối năm 1934. Các khoản trong Cộng đồng được tòa Thánh chuẩn y và ấn hành phổ biến cuối năm 1937, trong đó có khoản buộc linh mục ngồi tòa, phải dùng tấm vóc cổ (stola) màu tím. Để tỏ ra sốt sắng, tuân lệnh cộng đồng, tôi sắm riêng một dây tím, để ngồi tòa giải tội. Có thể nói tôi là người thứ nhất, dùng dây Stola trong cả vùng nói chung, và trong khu bệnh viện nói riêng.

Xảy ra là gặp một bệnh nhân, liệt giường, tôi giải tội tại giường, tôi bắt đầu đeo dây để giải tội. Bệnh nhân đã để tâm, nhưng chưa tỏ thái độ gì.

Sau mấy bữa, Đức Khâm sứ Drapier, gởi thơ luân lưu dạy hoãn việc thi hành luật cộng đồng cho đến ngày 19/03/1938, tôi tuân theo và giải tội cho bao nhiêu bệnh nhân, không dùng Dây Stola ngay ở khu vực bệnh viện nói trên.

Rồi sau lễ thánh Cả Giuse 1938, tôi lại tiếp dùng dây Stola giải tội. Bất ngờ bệnh nhân trước kia lại đau lại liệt giường, tôi giải tội tại giường, khởi sự dùng dây tím lần thứ hai giải tội cho họ. Đương sự không còn hồ nghi gì nữa, tức tối hậm hực vô cùng.

Một hôm bệnh nhân đánh bạo hỏi tôi: Có thật cha coi tôi như người quỉ ám, hay sao mà cha phải mang dây các phép trừ tôi: Nghe hạch hỏi thế, tôi rất bỡ ngỡ. Người đó nại chứng như sau: Có phải tự trước cha không hề dùng dây giải tội, đến lượt tôi xưng tội, cha dùng, sau đó một quảng cha giải tội bao nhiêu người ở khu nhà thương này, cha không dùng Dây; và sau cùng đến lượt tôi xưng, cha lại dùng dây các phép: đúng mười mươi không trệch đâu được, tôi xin hỏi lại: cha coi tôi như người bị quỉ ám, cha mới phải dùng dây các phép trừ chứ gì?

Đến lúc đó tôi hiểu công việc, mỉm cười giải thích cho họ hiểu đầu đuôi, họ nhận thế ra, họ nhầm; cũng còn may đương sự thành thực, nói toạt ra, chứ có biết bao người khác, tích lòng thù định bụng sẽ nhớ cho đến chết, nhưng giá có khám phá ra sự thực, có khi chỉ đáng điểm một nụ cười.

b) Hoặc hồ nghi mình bị khinh: Chẳng hạn như mình gửi thư đi, thấy chậm trả lời, điều mình yêu cầu không được mãn nguyện, đề nghị mình sốt sắng đưa ra không được chấp thuận, sợ tổn hại danh giá v.v…, rồi có khi nghĩ lẩm bẩm một mình, ừ vuốt mặt còn phải nể mũi chứ, họ vơ đũa cả nắm hẳn.

c) Cũng có trường hợp vì tiếc đồ vật quý, chẳng hạn chiếc bình cổ giữ kỷ niệm đã lâu, có người vô ý đánh vỡ, hỏi rằng bực tức gắt gỏng, bình có lành lại không? Thôi thì lúc đó ta nguyện như ông Job xưa: “Chúa cho Chúa lại cất đi, nguyện danh Chúa cả sáng” .

4. – ĐÃ TỨC, DỄ LÀM CÀN.

a) Theo tâm lý: Từ chỗ bực tức, đến chỗ làm càn, chỉ cách nhau một bước. Lúc tức mất bình tĩnh, ý tưởng về điều ác đến trong óc lộn xộn, nói lớn tiếng hơn thường, giọng chua cay cứng cỏi, chỉ chực tranh biện hùng hổ, nhất là lầm tưởng có ai toan hại mình, lập tức tự vệ. Không khác gì con nhím vừa chợt thấy động, sợ vật khác hại mình, nó cắm đầu vào tổ, rồi vùng vẫy hết sức bình sinh, bắn những lông nhím vào địch thủ.

Lúc tức, có khi làm những việc hết sức kỳ cục. Câu chuyện Tu hội Xuân-Bích (Saint Sulpice) lúc mới thành lập nhà mẹ ở quận Vaugirard, nội châu thành Paris, các cha có thuê hai vợ chồng ông bà già giúp việc. Người chồng nhận thấy tối nào các cha cũng tập họp đóng cửa, bàn tính chuyện gì với nhau có vẻ cẩn mật lắm, thực sự là giờ các cha xét mình chung.

Một buổi tối, ông tò mò tiến đến khe cửa, nghe lỏm thấy tiếng tự trong phár ra: “Chúng ta phải triệt hạ người cũ, phải giết người cũ, để mặc lấy người mới”. Ông lão lẩm cẩm nghĩ rằng: Người cũ là mình, chứ còn ai vào đây. Sau đó ông đổi hẳn thái độ. Cha Bề Trên hỏi, ông không thèm thưa.

Rồi ông bực tức phân phô: “Nếu các Cha không định thuê tôi nữa, cứ cho tôi về, việc gì cứ nay hội nhau, mai hội nhau, khuyến khích loại người cũ, giết người cũ đi là tôi, chứ còn ai?”

Cha quản lý tiến lại gần, mới biết ông ta giấu sẵn trong người con dao găm, để tự vệ: Nếu các Cha chực giết mình, mình sẽ hạ thủ trước. Thật lai toan làm càn hết chỗ nói.

b) Thánh Phao-lô viết: “Tất cả mọi cảnh: Rầu rỉ, giận dữ, bực tức, la ó và lộng ngôn, anh em hãy tránh, đừng có vi phạm” (Eph.4,31)

Cũng có khi vì quá ức mà không làm gì được, quay ra ước muốn cho kẻ mình không ưa phải khổ, mình lấy làm mừng: đó là thái độ tiểu tâm.

5. – MẤY CÂU VẤN NẠN

a) Vấn nạn thứ nhất: “Sao người ấy làm thế? Sao lời nói với việc làm của tôi bị bắt bẻ đủ điều, nếu không ác cảm, đâu có đến nông nỗi này?”

Thưa: “Đừng vội kể ai là người xấu, cho đến khi chứng cớ hiển nhiên” Mà cho dù có chứng cớ đi nữa, hỏi đã đủ lý do cho mình khinh mạn hình ảnh Thiên Chúa nơi anh em chưa?

b) Vấn nạn thứ hai: Người nọ chận đường tôi, làm ngăn trở bước tiến của tôi, cứ thinh lặng, nhịn mãi sao được.

Thưa: đang lúc không được bình tĩnh, ta không nên tỏ thái độ gì, chờ lúc thuận tiện ta hỏi lại xem sự thế làm sao, rồi tùy đó mà đối phó. Xem Chúa Giêsu là Vua nhân hậu, Vua hiền từ (Rex mansuetus, Rex clemens) thường nín lặng trước Quan phủ Philatô: Đức Chúa Con, Đấng gọi là Ngôi Lời (Verbum) mà im lặng mới lạ. “Jesus autem tacebat”: Thứ im lặng đây không phải hèn nhát, nhưng là im lặng khải hoàn .

Cũng có một lần trong phủ Thượng Tế, Chúa nói lại, cách nhân từ: “Nếu tôi nói điều gì chẳng phải, anh hãy chứng minh điều ấy, còn như tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?”

c) Vấn nạn thứ ba: Họ bỉ ổi thế này, xử tử tế sao được?

Thưa: Thánh Phaolô khuyên môn đệ Timôthêo: “Môn đệ Chúa đừng có tranh cải, nhưng phải hiền hậu đối với hết mọi người, lại nhu mì, nhẫn nhục (II.Tim.2,24)

d) Lẽ cố cùng của người không muốn sửa mình, họ chữa mình: Tính tôi như thế. Được rồi, nhưng nếu tính tôi không hợp với tính Chúa, là gương mẫu, tôi nhận mình là Kitô hữu, tôi phải ra sức sửa mình lại, để nên giống Chúa.

6. – PHƯƠNG THẾ NGĂN NGỪA ĐỠ TỨC GIẬN.

a) Phương thế thứ nhất: Hãm tức khắc, khi cơn vừa mới chớm phát. Mặc dầu ta chưa đổi ngay tính khí mình, nhưng có thể hãm nó, không cho nói, không cho làm, không cho có một cử chỉ gì đáng tiếc.

Nhà hiền triết Seneca bảo: “Phương pháp nhất hảo hãm cơn giận là chậm rãi” (Maximum irae reme remedium mora est). Xưa có vị quân sư khuyên nhà vua, khi lên án tử, cứ đọc thong thả các chữ cái: Từ Alpha đến Oméga, nghĩa là từ A đến Z.

Sách Ngạn ngôn trong Thánh Kinh có câu: “Tâm thần có thế nào, người dại đổ giốc cả ra, còn người khôn hãm lại, dành để về sau” (Prov.29,11)

b) Phương thế thứ hai: Cân nhắc lẽ thuận nghịch, nếu ta vì ám ảnh các lẽ bênh mình, ta cứ bỏ đấy bây giờ thử đứng sang bên đối phương, nghiền ngẫm những lẽ nghịch xem sao.

Trong thư gửi Giáo đoàn Galata, Thánh Phaolô căn dặn: “Thảng hoặc có bắt gặp ai, sa phạm bất ngờ, anh em là những người siêu nhiên, phải gắng sức nhắc nhủ trong êm dịu, luôn suy lại phận mình (Gal.6,1)

c) Phương thế thứ ba tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu: Trái Tim Chúa là tâm điểm của mọi tấm lòng. Chúa đã mạc khải tư cho Thánh nữ Margarita: “Một công hiệu đặc biệt do lòng tôn sùng Thánh Tâm, là đoàn kết những tấm lòng chia rẽ, đem lại bình an cho các linh hồn.

Bức gương Thánh Phanxicô Salêsiô, được cha Dom Guéranger gọi là noster angelus, Angelus in caritate: Vị Giám mục thiên thần, Thiên thần trong đức ái. Trí đoán thánh nhân luôn nghĩ tốt về người khác, tấm lòng không hề nuôi đố kỵ bực tức, hoặc muốn trả thù, miệng không nói chê ai, hay nói cứng cỏi chua chát; Ngài làm cho hơn 72.000 người rối đạo trở lại, bao nhiêu tội nhân, bao nhiêu linh hồn sốt sắng được dẫn dắt.

Đọc hạnh thánh Phanxicô đệ Salê, nhận thấy tỏa ra hương thơm êm ái nhã nhặn, đáng yêu: “Dilectus hominibus”, được mọi người yêu quý. Thư Ngài viết: “Con không phải chỉ yêu thích sốt sắng, yêu ở đạo đức, mà còn phải liệu sao cho đời sống đạo đức bổ ích và đáng yêu cho tất cả mọi người, lại làm cho gia đình con biến thành địa đàng”).

d) Phương thế thứ bốn: cầu xin cùng Chúa. Ta bắt chước các tông đồ kêu: Salva nos perimus. Xin cứu chúng con kẻo chìm; rồi thầm nguyện con lãng quên mất anh em đây là hiện thân Chúa.

7. – ÁP DỤNG CỤ THỂ.

Câu chuyện Đức Cha Von Ketteler Giám mục thành Mayence nước Đức, tính rất cương trực, khi còn là sinh viên đại học, đi săn bắn được một con vịt trời, thúc chó săn công mồi về cho chủ, chó ăn luôn mồi; lần thứ hai nó cũng nuốt luôn như thế, bị chủ đánh tơi bời, đến lần thứ ba bắn được con vịt trời khác, chó lại sơi nốt, Ketteler bắn luôn con muông quý chết, về tới nhà cơn giận vẫn còn bừng bừng sôi, đôi giày đi săn bị nước ngấm vào, bó lấy chân khó cởi, không bình tĩnh thong thả cởi ra, bèn lấy dao sắc rạch nát đôi giày vứt khẩu súng nằm xoài thở.

Tính thanh niên hùng hổ là vậy, mà vì dầy công luyện tập, sau thành một nhân vật rất ôn tồn, khi ghé vai lãnh trọng trách chức Giám mục. Sau năm 1848, trong nước Đức quyền đời phản lại quyền Hội Thánh: một hôm Đức Cha Von Ketteler đang đi đường, có em bé chạy lại, Ngài ngờ nó muốn hôn nhẫn, Ngài giơ tay, nó liền nhổ một bãi nước bọt vào tay Cha. Ngài ôn tồn hỏi: họ cho em bao nhiêu tiền? Em bé thưa: Hai xu. Đức Cha dịu dàng bảo: Đây cha cho em 10 xu. Đời Giám mục, Ngài là kiện tướng xung phong trong vấn đề xã hội ở Đức Quốc. Ngài là một trong những vị tiền hô cho thông điệp TÂN SỰ. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII rất trọng Đức Cha Von Ketteler.


Trở lại      In      Số lần xem: 2448
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
  • Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  10616
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11436881
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top