Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau

ANH EM SỬA LỖI NHAU(+)
 
“Đức ái tin tất cả, hy vọng tất cả” – II.Cor.13,7). Có thể nói là tin lòng anh em, trông cậy họ sửa mình được.
 
Kinh Thương Linh Hồn Bảy Mối: Thứ nhất lấy lời lành mà khuyên người, thứ bốn răn bảo kẻ có lỗi.

1– ĐỊNH NGHĨA SỬA ĐỔI LÀ GÌ?

Câu định nghĩa của Thánh Thoma Tiến sĩ: “Anh em sửa lỗi nhau, là nhắc bảo anh em sửa lại điều lầm lỗi, bắt nguồn từ Đức bác ái đối với anh em” .

Trong Cựu Ước, sách Ngạn ngôn bảo: “Con hãy sửa lỗi anh em cho khôn khéo, tất nhiên anh em sẽ yêu quý con”.

Một nhiệm vụ của bác ái, rất tế nhị và khó thực hành, là sửa lỗi anh em tự nhiên nó là một gánh nặng cho người phải đứng ra sửa lỗi, cũng như đáng ghét đối với người chịu sửa bảo; nhưng không phải vì khó mà phế bỏ nhiệm vụ bác ái này.

2. – VIỆC SỬA LỖI CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?

Sách Triết Ngôn trong Kinh Thánh nói: “Con hãy sửa bảo bạn thân, kẻo họ không hiểu, và tuyên bố rằng: Tôi không làm; hay nếu đã làm rồi, cho khỏi tái phạm. Con cứ sửa bảo anh em đi, kẻo họ lại tái phạm chăng”– Eccl.88,13)

Luật tự nhiên buộc ta ban phát của cho người nghèo túng phần xác, huống chi khi anh em gặp cơn túng quẩn về tâm hồn, tự mình không biết xoay sở thế nào, lại không buộc chặc hơn hay sao?

Thánh Âu-Cơ-Tinh viết: “Đừng ái ngại mất lòng người ta vì bị sửa lỗi; nhưng phải sợ mất lòng Thiên Chúa, vì không răn bảo các kẻ có lỗi” .

3. – LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬA ĐỔI:

a) Lợi ích phần hồn anh em: Chúa Giêsu phán: “Nếu người anh em làm mất lòng ngươi, một mình ngươi bảo nó, nếu nó nghe, tức là ngươi chinh phục được tâm hồn nó; giả sử nó không nghe, lúc đó ngươi cùng với mấy người đồng tình bảo nó, nếu nó nghe hay, tức là bay chinh phục được linh hồn nó. Trường hợp nó không nghe ai nữa, bó buộc tố cáo với Giáo Hội: Nếu nó không nghe Giáo Hội mới bị trục xuất (Phúc Âm Thánh Matthêu đoạn 18, từ câu 15)

Như thế ích lợi nhất là chinh phục được anh em mình .

b) Ích lợi thứ hai được anh em, một khi nghĩ lại, sẽ thực tình yêu mến mình: Như lời Kinh Thánh đã nêu trước hết.

Thánh Giám mục Thành Hippona đã từng trải tâm lý viết: “Thường tình hay xảy ra là đương sự chỉ buồn chốc lát, khi vừa mới bị sửa bảo, có khi người được sửa phản ứng và cãi lại nhưng đến sau đương sự lẳng lặng một mình nghĩ lại, nhận thấy điều đã bảo hợp lý, nhiên hậu không còn dám phạm nữa. Đương sự càng ghét điều lỗi mình bao nhiêu, lại càng yêu người anh em mà họ cảm thấy quả là địch thủ với tội lỗi của họ bấy nhiêu”.

4. – BA ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬA BẢO CHO ĐÚNG CÁCH

Muốn sửa lỗi cho khôn ngoan, cần phải có những điều kiện sau đây:

(I)Điều kiện thứ nhất phải chắc hẳn đương sự có lỗi. Gọi là biết một việc, thường không biết chắc chắn bằng nhau cả đâu:

a) Chắc hơn cả là các đương sự, hay người đồng phạm ở trong cuộc;

b) Chắc thứ nhì, là người mắt mục kích thấy tỏ tường.

c) Chắc thứ ba là người tai mình nghe đương sự thuật lại.

d) Sau cùng là nghe một người khác đã nghe truyện thuật lại.

Cố nhiên là không nên thọc mạch tra tầm, nếu bất ngờ mình biết câu truyện, tiên vàn cứ cắt nghĩa lành đi đã, một khi không chắc hẳn người kia có lỗi, đừng thi hành việc sửa lỗi làm gì.

(II) Điều kiện thứ hai: Hy vọng được ích (Spes fructus). Có trông được ích cho đương sự mới nên bảo, như tật tự nhiên, bảo làm chi vô ích. Chú ý lời Thánh Phaolô đã nói đầu tiên: Tin tất cả, hy vọng tất cả, đừng vội ngã lòng quá sớm.

Thảng hoặc đã có lần nào mình bảo, mà vì bảo không phải nơi không hợp thời thất tâm lý, thành ra thất bại, thế rồi vội kết luận: Thứ người ấy bảo không được thôi từ nầy buộc chỉ cổ tay. Có thấy ai toan khuyên bảo họ, mình đã vội ngăn lại, đem kinh nghiệm bản thân: tôi đã bảo, chẳng ăn thua gì. Phải rồi không ăn thua là tại lỗi mình, chứ đâu có phải tại người kia cố chấp.

Có hạng người có thái độ cao kỳ, ra mặt khinh miệt họ, mà biết đâu có ngày họ được tôn lên cao hơn ta?

Đức Hồng Y Mercier đầy tinh thần Đức tin và khiêm nhường đã nói: “Trong hết mọi người dù hèn hạ đến đâu, tôi cũng nhìn thấy Thiên Chúa, nếu chưa được thực hữu, ít ra hy vọng được như thế. Ở trần gian này không một tội nhân đại ác nào một ngày kia lại không có thể cùng tôi, hay là hơn tôi trên Thiên Đàng”.

(III) Điều mình bảo là nghĩa vụ cần, đây là điều kiện thứ ba . Nếu sẵn có người có quyền coi sóc kẻ có lỗi đã biết, tức là bổn phận vị đó, mình sạch trách nhiệm. Hoặc đương sự đã sửa mình rồi, nhắc lại chuyện cũ làm chi cho phiền. Nhắc lại lúc đó thành ra ngượng nghịu cả đôi bên: trở thành gánh nặng cho cả người nhắc bảo, cho cả người có lỗi, có khi tới mức không thể chịu nổi được .

Đã không còn cần thiết, gợi lại làm gì?

5. – CÁCH NHẮC BẢO TÙY BẬC:

a) Nếu vai trên, như cha mẹ hay đáng tuổi chú bác mình lại khéo lựa tùy lúc thuận tiện mà nhắc lại với tình hiếu thảo, tuân lời ông Thánh Phaolô dạy môn đệ Timothêo: Con đừng có mắng người già, nhưng phải van nài như xin với cha mình (I.Tim.5,1)

b) Nếu ngang vai, ta nên theo gương Thánh Tông đồ chư dân: “Tôi viết những điều này không có ý làm anh em bẽ mặt, nhưng tôi nhủ bảo, như nhủ các con rất yêu quý” (I. Cor.4,14)

c) Còn đối với người dưới: Đây cũng còn là lời Thánh Tông đồ các dân ngoại: “Dầu thuận tiện hay chẳng thuận tiện, con hãy sửa bảo, khuyên răn van nài, trách mắng, nhưng luôn phải nhẫn nhục và nhẫn mà dạy” (II. Tim.4,2).

Để sửa bảo khôn ngoan, lắm khi phải đợi chờ: chờ thời, chờ cơ, nên giãn lúc tiện mới trông bổ ích.

6. – THỨ ĐẾN PHƯƠNG PHÁP, CÓ LÚC THỰC TÌNH BẢO NGAY NÓI ĐÚNG, CÓ KHI BẰNG CÁCH NHÈ NHẸ CŨNG ĐỦ, HAY BẰNG CỬ CHỈ, NÉT MẶT RẦU RẦU.

Câu chuyện các Thày tu-rừng: Tu viện trưởng họp các Bề trên các Nhà, trong số các Bề trên, có một vị trước kia là cựu vỏ quan, hay có tập quán hễ ngồi là tréo chân chữ ngũ. Bề trên Cả dặn ngầm một Thầy còn trẻ giả cách ngồi tréo chân. Rồi vừa khai mạc hội, Bề trên Cả nhìn thẳng vào thầy trẻ, nhe nhẽ nhũ rằng: Trong công hội, chúng ta nên có cử chỉ nhã nhặn, để tỏ ra tôn trọng cử tọa”

Chợt nghe lời nhủ, ai có tật giật mình: vị cựu vỏ quan kia dần dần trụt chân xuống, làm êm thấm, như không ai hay biết; nhiên hậu không bao giờ còn gác chân nữa.

Về nơi: nếu là lỗi riêng tư, đừng vội đem ra chỗ công. Chúa Cứu Thế đã chẳng bảo: “Con đi và sửa lỗi nó chỉ nguyên con và một mình nó thôi” là gì? Gặp trường hợp lỗi công nhiên, ta làm khác: “Sự lỗi trống ta sửa trước mặt mọi người, để kẻ khác sợ”; “Sát nhất nhân, vạn nhân cụ”  và cũng là một cách cất gương xấu.

7. – TRƯNG BÀY TRUYỆN LÀM GƯƠNG

a) Thánh Phanxicô Salêsiô Giám mục có tên đầy tớ bê tha rượu chè. Một đêm anh ta say mèm, các người nhà đi ngủ hết, còn một mình Thánh nhân thức chép sách. Chính Đức Giám mục dìu anh về giường, lấy mềm đắp cho. Sáng mai mới nói cho đầy tớ biết lỗi. Ngài đặt giả sử: Nếu lúc đang say, sẩy chân ngã xuống giếng thì sao? Nhỡ bị ngộ gió mà chết sẽ ra thế nào? Linh hồn ở đâu bây giờ?

Y hối lỗi và xin tha thứ, trước mặc Đức Giám mục, y xin cam đoan không uống một giọt rượu nào. Thánh Phanxicô bảo: “Đừng chừa vội quá như thế, hãy dốc lòng pha nửa rượu, nửa nước dần dần bớt rượu, cho đến khi chừa hẳn”. Người đầy tớ thấy Đức Cha nhân hậu rộng cho chữa dần như thế, y bèn xin nhận chính Đức Cha làm cha giải tội riêng mình.

Nhờ tài khôn khéo sửa lỗi, về sau người đầy tới chừa hẳn tật cũ và sống rất tử tế.

b) Cha Trần Lực, tục gọi Cụ Sáu, chính Xứ Phát Diệm, có cách sửa lỗi tương tự. Người ta kể có một bô lão, tức chú lớn, có tật ra làng đánh chén về khuya gọi cổng nhà Xứ. Mọi người đã ngủ yên, Cụ Sáu xuống mở cửa vực về, vì quá say, chẳng ra người dìu mình là Cụ, bô lão còn dặn: Chớ cho Sáu biết, chết đấy! Nhờ tài khéo sửa lỗi, bô lão kia cải quá tự tân.

8 . – KHI CHÍNH MÌNH ĐƯỢC LỜI SỬA BẢO, THÌ THÁI ĐỘ THẾ NÀO?

Khi chính mình có điều sơ suất, mà được người khác nhắc bảo, việc thứ nhất là tỏ lòng biết ơn, không phải cám ơn bằng miệng, nhưng biết nhận lỗi, và hứa sửa, cùng phải giữ lời hứa đó nữa.

Chẳng hạn như mình đáp lại: Anh nói đúng quá, tôi xin thực tình cảm ơn – anh sẽ thấy chính nhờ anh mà được kết quả tốt, tôi sẽ ở tử tế hơn .

Lời cảm ơn suông không quan trọng bằng mình tự cải thiện. Dĩ nhiên người đã bảo, thường để ý xem đương sự sửa mình ra sao, có ích lợi gì do lời mình nhắc bảo chăng. Rồi căn cứ vào đó, định tâm có còn bảo nữa hay thôi: Như thế việc ta sửa mình lúc này, còn cứu vãn tương lai.


Trở lại      In      Số lần xem: 3218
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
  • Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  11232
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11437497
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top