Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu

(+)ĐỨC ÁI HIỀN HẬU
 
“Đức ái hiền hậu” (Caritas benigna est – I.Cor.13,4). Tư cách tích cực thứ hai là hiền hậu.

1. – TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ CÁCH HIỀN HẬU, THEO GƯƠNG CHÚA CỨU THẾ

Chúa Cứu Thế là trung tâm điểm lịch sử nhân loại, cuộc đời vắn vỏi Chúa sống ở cõi trần, chia làm ba thời kỳ có tính cách khác nhau:

a) Thời kỳ ẩn dật: Khai mào bằng lễ Giáng Sinh trong lễ thứ hai tức là lễ Rạng Đông, bài Thánh Thư Hội Thánh đọc bắt đầu câu: “Đức tính hiền hòa và nhân hậu của Chúa Cứu Thế, là Chúa chúng tôi đã hiện ra tỏ tường” (Tit.3,4). Không những lúc hài nhi, mà suốt thời thiếu nhi, Chúa vẫn tỏ ra tư cách hiền hậu.

Cha Chaignon Dòng Tên viết: “Theo cổ truyền lưu lại, trẻ Giêsu vui chơi với các trẻ Do Thái, chúng ưng ý, đứa nào cũng muốn bạn bè với trẻ Giêsu, chúng rủ nhau: “Chúng ta hãy đến gặp nguồn êm dịu, để chúng ta cũng được hớn hở vui lây”

b) Thời kỳ công khai: Chúa Cứu Thế chẳng ngăn cấm môn đệ là gì? Các tông đồ thấy họ đưa trẻ đến, các ông cho là chỉ quấy rầy, Chúa bảo: “Hãy mặc các trẻ đến đây với Thầy”.

Thánh Sử Matthêu viết: “Tiên tri nói về Đấng Cứu Thế: Ngài không tranh cãi, không la lối, ở ngõ phố không ai nghe tiếng Ngài; cây sậy đã giập, Ngài không nỡ bẻ gãy, và cái bấc còn chút khói, Ngài không nỡ giập tắt” (Mt.12,19-20)

Trường hợp môn đệ lẫn sốt sắng với nộ khí bốc lên, xin Chúa: “Thưa Thầy, Thầy có muốn để chúng tôi khiến lửa tự trời xuống đốt bọn này? Chúa đáp: Các ngươi không biết tự tinh thần nào thúc đẩy” ( Lc.9,53).

c) Thời kỳ thương khó: Mở đầu Tuần Thánh bằng Lễ Lá, Hội Thánh đọc Phúc Âm thánh Mathêu: “Kìa Vua ngươi ngự đến với ngươi cách hiền hậu, cỡi trên con lừa mẹ và lừa con" (Mt.21,5)

Suốt thời khắc chịu đau khổ, đã ứng nghiệm lời tiên tri Jêrêmia nói: “Tôi như cừu non hiền lành, đem đi sát tế”.

2. – HIỀN HẬU CẦN CHUNG CHO MỌI KITÔ HỮU

Sách Khôn Ngoan trong Kinh Thánh có câu: “Đức tính nhân hậu, hiền hòa, vững bền, cẩn chắc, yên ổn nó bao hàm mọi nhân đức và bao quát nhìn thấy hết mọi sự” (Sap.17,23).

Thánh Phaolô mang xiềng xích vì Chúa Kitô đã viết cho Giáo dân Êphêsô: Tôi đang mang xiềng vì Chúa, tôi van nài anh em bước đi đúng con đường ơn Thiên Triệu, mà Chúa đã gọi anh em, với tất cả lòng khiêm tốn hiền hậu, nhẫn nhục chịu đựng nhau trong tình bác ái. (Eph.4,1).

Thánh Basiliô Giám Mục viết: Đức hiền hậu chính là như đóa hoa của Đức bác ái .

Đến lượt Thánh Alphôngsô Ligoriô, ra ví dụ cụ thể: Một giọt mật bắt được nhiều con rùồi, trái lại một thùng giấm chẳng bắt được con nào. Coi đó các nhà giáo dục nên nhớ hai tiếng: DẠY – DỖ, nghĩa là vừa dạy vừa dỗ, đâu có vừa dạy vừa mắng, vừa dạy vừa chữi mà thành công.

Để tóm tắt lại, chúng ta hãy tưởng niệm Bài Giảng trên núi, tức là chương trình Tân Quốc.

Vị thủ lĩnh, sáng lập tuyên bố, bắt đầu bằng Tám Mối Phúc Thật, có một mối thứ hai: Phúc cho những ai hiền lành, vì chính họ sẽ chinh phục được đất .

Đã cố nhiên chẳng có ý nói đến đất hèn đời này, bằng chinh phục được tấm lòng, là tấm lòng của mọi người mình chung sống trên mặt đất.

3. – TƯ CÁCH HIỀN LÀNH CẦN RIÊNG CHO NHỮNG AI MUỐN LÀM TÔNG ĐỒ

Thánh Phaolô dặn môn đệ yêu quý Timothêô: Ôi hỡi các người đặc biệt riêng của Thiên Chúa phần con hãy cố ở bác ái, nhịn nhục, và hiền hậu. Tiếng autem tách biệt riêng ra, mặc cho các người đời hống hách này nọ, còn phần con phải khác biệt, mới hòng mong thi hành việc Thiên Chúa.

Công việc tông đồ đòi hỏi, theo ý nhà giảng thuyết Massillon: “Người phục vụ giáo dân, nếu thiếu tín nhiệm sẽ thành vô hiệu quả; và luôn luôn vô hiệu quả nếu tư cách của người phục vụ có vẻ cứng cỏi, tự phụ” .

Đức Cha Bossuet lợi khẩu nhất các nhà giảng thuyết Pháp quốc đã quyết chắc: Đức hiền hậu kèm theo ba nhân đức khác, rất cần cho việc phục vụ các linh hồn: NHẪN – NHỤC để chịu đựng, LÂN – MẪN để làm nguôi, và TỪ - NHƯỢNG  mong chữa khỏi tật xấu (Từ nhượng: là hạ mình xuống thấp ngang hàng với các kẻ mình phục vụ)

4. – THEO ĐƯỜNG LỐI THÁNH PHANXICÔ SALÊSIÔ: ÊM DỊU LÀ ĐƯỜNG DUY NHẤT

a) Đồng ý với các nhà giảng thuyết trên, Thánh Giám Mục Phanxicô Salêsiô viết: Điều tôi nhấn mạnh hơn cả, là tinh thần êm dịu, thứ tinh thần làm phấn khởi mọi tấm lòng, và chinh phục các linh hồn .

b) Nơi khác Thánh nhân viết: Tôi ước muốn cho kỳ được thứ đạo đức hiền hậu, êm dịu, vui tươi .

c) Hỏi rằng chúng ta có phải ở êm dịu với chính mình không? Thưa có lắm, Thánh Giám mục Phanxicô Salêsiô trong Sách nhan đề là “Introduction à la vie dévote” (Dẫn Đường Nhân Đức Sốt Sắng) phần thứ III, chương thứ 9 có viết đầu đề là: Douceur envers nous-même – phải ở êm dịu với chính mình nữa.

Kinh nghiệm cho hay: Con người khó tính khó nết chẳng bằng lòng với ai cả; mà cứ lối khó ăn khó ở như thế, tất nhiên, cũng chẳng ai bằng lòng với mình; và rốt cuộc còn theo thái độ bất mãn cả đến mình cũng chẳng bằng lòng thì mình chẳng chịu nỗi mình nữa, thế là hết. Rõ ràng, mình lại làm khổ mình thôi.

5. – RIÊNG GIÁO SĨ TU SĨ:

Tác giả sách Memoriale vitae sacerdotalis (Ghi nhớ đời sống Linh mục) căn dặn: Phần con hãy mau lẹ, trung thành vâng phục các Bề trên con. Vì đầy tớ hiền lành của Chúa không biết cự lại; như nắm đất sét trong tay thợ gốm, không khi nào lại nói: sao lại nặn tôi thế này?

Gặp trường hợp bị tấn công, nên nhớ tới lời sách Ngạn ngôn trong Kinh Thánh bảo: “Câu trả lời êm dịu đánh tan cơn giận; trái lại lời nói cứng cỏi càng thêm gợi tức” (Prov.15,1).

Một vị Tu viện trưởng thánh thiện, và cuối đời nhận thấy suốt đời mình có hai lần, tưởng là đủ lẽ để xử cứng cỏi mới trông được việc, nhưng bây giờ nghĩ lại, nếu có xử êm dịu, chắc cũng được việc, còn thêm lợi lớn là theo gương Chúa dạy : hãy học với ta, vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng.

Gặp trường hợp kẻ khác có lỗi, thì sao? Thưa: chúng ta không nên quên lời Thánh Phaolô trong bức thư gửi Giáo đoàn Galata: “Mặc dầu anh em có bắt gặp người ta phạm lỗi gì đó, vì anh em là người thiêng liêng, nên phải lấy tinh thần êm dịu mà khuyên bảo hạng người như thế, đồng thời cũng nghĩ đến mình” (Galata.6,1).

6. – TRƯNG DẪN ÍT GƯƠNG ĐỂ SOI CHUNG

a) Gương vua Thê-odo-siô Đại Đế, có bọn phản nghịch ném đá sức tai tượng vua dựng ở công viên, triều thần xin vua trị tội. Có vị cận thần tâu để gợi cơn thịnh nộ nhà vua: “Hoàng Thượng sứt tai rồi”. Vua cười sờ tay lên tai, phán: “tai trẫm còn lành nguyên”.

Nhưng lần khác dân thành Thessalonica khởi loạn giết tổng trấn, vua thịnh nộ, cho là dân dám giết vị đại diện mình, tức là phạm đến mình rồi; nhà vua có chương trình làm cỏ, tức là giết hết dân. Lúc đó có một vị Thánh Giám mục, đại diện toàn dân, tâu lên vua: “Nay dân nhìn nhận tội lỗi, mọi người dân thành đã như chết, nếu đức vua phán một lời tha cho, cả dân được sống”. Kết quả vua hiền hậu cũng tha luôn.

Nhà vua còn sẵn lòng nghe vị Giám mục đề nghị: “Phàm những vụ án lên án tử hình, xin vua cân nhắc kỹ lưỡng một tháng sẽ thi hành”.

b) Thánh Phanxicô Borgia, nguyên là quan Đệ nhị nước Tây Ban Nha, vào dịp an táng hoàng hậu Isabella, Borgia là trưởng phái đoàn, theo lệ phải mở quan tài hoàng hậu, để giao xác cho tu viện an táng, mắt thấy mặt hoàng hậu, đã đổi khác xưa, nhận thấy đời là phù hoa giả trá.

Thánh nhân vào tu Dòng Tên, do Thánh Ignatio Loyola đã lập rồi Thánh Borgia làm Bề trên cả thứ ba hội dòng. Một đêm Ngài đến gõ cổng một tu viện thuộc quyền mình, phải đêm gió gào mưa tuyết, người giữ cổng không hay biết, Thánh nhân cả đêm chịu gió lạnh tuyết sa. Đến sáng ra, tu viện hối hận phàn nàn hết sức, thế mà Thánh nhân vẫn bình tĩnh, như không có chuyện gì xảy ra.

c) Nhưng gương mẫu nào ví cho bằng bức gương chói lọi Đức Mẹ Maria:

Trong kinh cầu, Hội Thánh đã tặng Mẹ: Mater Amabilis. Đức Mẹ rất đáng yêu mến.

Trong Kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina) tất cả có 5 câu. Câu thứ 1 mở đầu chào Mẹ. Trong các cộng đồng quen hát buổi tối, giang hai tay như hình Thánh Giá. Cộng đồng nào cũng gồm ba hạng người. Câu thứ 2 chúng tôi con cháu E-và ở nơi khóc lóc kêu khẩn Bà thương, hợp với lớp trẻ tuổi mới bước vào cuộc đời. Câu thứ 3: Hỡi ôi, Bà là Chúa bầu chúng tôi, hợp cho các người đã đứng tuổi. Câu thứ 4: Được thấy Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ, hợp với tuổi già giờ chết không còn xa.

Sau hết, câu thứ 5 là câu kết: O clemens, ôi khoan thay! Nghĩa là bậc trên đối với bậc dưới Mẹ có lòng khoan nhân thương xót. O pia, Cam thay! Là Mẹ đối với Thiên Chúa ngoan ngùy thảo hiếu rất mực. O dulcis Virgo maria. Mẹ Maria đối với hết mọi hạng người rất dịu dàng hiền hậu. “Dịu thay! Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời”.

Trong bài ca Inviolata “Mẹ Maria toàn vẹn” cuối bài Hội Thánh cao rao Mẹ “O benigna: Ôi Mẹ hiền hậu nhân từ”. Đúng danh từ, Thánh Phaolô nói về tư cách tích cực thứ hai của bác ái: BENIGNA.

7. – ÁP DỤNG CỤ THỂ: CHA CHÍNH CÔN – MẪU GƯƠNG HIỀN HẬU

Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, là Giám mục Việt Nam Tiên khởi, thì cha Chính địa phận trước tiên. Đại diện thừa ủy ngang với Tổng đại diện nay.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây về tư cách hiền từ tươi tỉnh, nhã nhặn của cha, khiến cho mọi người quen biết đều thán phục. Đúng lời Chúa phán: “Ai hiền lành, ấy là phúc thật, vì sẽ được đất làm của mình vậy”. Trải qua các nơi cha đã làm việc tông đồ, cha chinh phục được lòng mọi tầng lớp giáo hữu.

Nguyên quán cha Phêrô Hoàng Duy Côn ở xứ Kẻ-Man, thuộc huyện Bình Lục, Tỉnh Nam Định. Cha đã học qua các lớp Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên (Hà Đông). Mãn khóa vì là một chủng sinh học lực xuất sắc, nhất là đạo đức khôn ngoan, được bổ làm thầy giáo dạy trường Kẻ Giảng tại Kẻ Sở, là nhà chung trụ sở địa phận Tây Đàng Ngoài.

Thầy Phêrô Côn học thần học tại Đại chủng viện Kẻ-Sở, và thăng Linh mục năm 1895, với những tư cách hiếm có, tương lai đầy hứa hẹn.

Trước tiên vị Linh mục trẻ tuổi này làm cha phó xứ Tôn-Đạo, có công tu sửa thánh đường họ Quy-Hậu, và xây cây tháp; sau còn làm cha phó xứ Phúc-Nhạc; rồi là chính xứ Điền Độ, và xứ Dưởng-Điềm, là hai xứ khá lớn.

Sau hết mới được đặc cách làm cha chính xứ nhà thờ Chính tòa Phát Diệm; và năm 1932 thăng chức Cha Chính địa phận. Đức cha Thành (Mgr Marcon) đặc biệt tin cẩn Cha. Vì lòng khiêm nhường, cha không dám nhận chính xứ nhà thờ Chính Tòa. Đức Cha nài ép, và tuyên bố: “Tôi sẽ làm như cha phó giúp cha”. Quả thực đã có mấy lần Đ.C Thành đeo dây Stola, cho chịu lễ ở nhà thờ Phát Diệm, khi Cha Chính Côn hành lễ.

Đ. Cha Tòng đặt hết mối tín nhiệm vào cha già: Người khôn ngoan, hiền hòa, êm dịu, tận tụy với nghĩa vụ, khéo khuôn xếp mọi công việc, hết dạ đỡ gánh Bề trên, lâu năm làm cha giải tội các thầy Đại chủng viện và nữ tu. Ngoài 70 tuổi còn giảng cấm phòng Nữ tu viện, cha bị cảm nặng, và qua đời ngày 9/2/1934. Đức Cha Tòng than khóc: “Cha bảo tôi cứ nhận chức Giám Mục đi, cha sẽ giúp, bây giờ cha bỏ tôi cha về trước!”

Xin Chúa trả công bội hậu cho đầy tớ trung trực của Người, suốt đời hiền từ.


Trở lại      In      Số lần xem: 3199
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
  • Phần 2(Bài 3): Đức Ái Không Ghen Tị
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  11649
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11437914
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top