Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN 29 Thường Niên B - Giuse Luca

ĐỀ TÀI: a) KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO / MỘT MÓN NỢ MÀ AI CŨNG PHẢI TRẢ

              b) LÀM LÃNH ĐẠO CHỈ ĐỂ PHỤC VỤ 

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Mc 10,45b

Halêluia. Halêluia. Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 10, 35-45

“Con Người đến để hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

35 Khi ấy, hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." 36 Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" 37 Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." 38 Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" 39 Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."

41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. 42 Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Sống ở đời, con người thường khát vọng điều gì ?

2/ Quan điểm của Chúa Yesus về tư cách phục vụ như thế nào ?.

3/ Bản chất của việc phục vụ theo ý Chúa Yesus.

4/ Chúng ta phải phục vụ bằng khuôn mẫu nào?

5/ Hình thức cai trị của người đời ra sao ?

6/ Hình thức cai trị theo kiểu giáo hội như thế nào ?

7/ Hai người con của ông Zebede đang xin loại quyền bính nào?

8/ Hậu quả mang lại từ loại hình quyền bính thống trị.

9/ Hình thức cai trị theo kiểu Chúa Yesus như thế nào ?

10/Giáo hội muốn trao quyền bính cai trị cho những ai ?

11/ Vì sao Mười Môn Đệ kia lại ganh tỵ với 2 người con ông Zebede ?

12/ Câu chuyện về hai chiếc đồng hồ.

13/  Ý Chúa Yesus muốn thành lập giáo hội như thế nào?

14/ Địa vị trong nước Chúa và địa vị trần gian có gì khác nhau?

 

15/ Hai Môn Đệ kia có điều gì đáng trách?

16/ Gương phục vụ của những cọng rơm trên vai Đức Hồng Y.

17/ Hiến Pháp của Chúa Kito như thế nào?

18/ Danh nghĩa của các vị lãnh đạo trong Giáo Hội.

19/ Bà mẹ của Yoan và Yacobe sai lầm ở chỗ nào?

20/ Tình yêu thương phải bắt đầu từ đâu?

21/ Gương phục vụ của cha Maximilien M Kolbe

22/ Ai là người thành công nhất trong việc phục vụ?

23/ Chúng ta nên xin Chúa điều gì?

24/ Muốn theo Chúa, ta cần loại bỏ điều gì?

 25/Người có địa vị cần phải làm gì?

26/ Câu cuối của bài Phúc Âm, Chúa Yesus nói gì?

27/ Chúng ta nên bắt đầu công việc phục vụ ở đâu?

28/Một ví dụ cụ thể: “Ông bố dạy con”.**R

 

Bài 1:  QUYỀN BÍNH KHÔNG PHẢI

ĐỂ THỐNG TRỊ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Sống ở đời, con người thường khát vọng điều gì? Vì luôn quan tâm đến thành công và danh giá, người ta luôn nuôi khát vọng nên không kềm chế được. Vì thế ai cũng lấy mình làm trung tâm, Chúa Yesus không coi thường những khát vọng để thành công và muốn được mọi người trọng vọng. Nhưng ở đây Chúa muốn chỉ cho các môn đệ một con đường làm tông đồ phục vụ không giống với cách sống của người đời.

2/ Quan điểm của Chúa Yesus về cung cách phục vụ: Sự khác nhau giữa hai vị trí: Kẻ làm đầu và người làm đầy tớ, đòi hỏi một sự thay đổi trọn vẹn. Bởi vì các môn đệ tranh giành nhau làm đầu cho nên Chúa bảo họ: Người ta chỉ có thể làm đầu nếu người ta nhận ra chỗ cùng rốt của mình bằng cách làm tôi tớ phục vụ mọi người.

3/ Bản chất của việc phục vụ theo ý của Chúa Yesus : Phục vụ ở đây không nên hiểu như công việc nô dịch của người nô lệ, chỉ mong chu toàn bề ngoài. Nhưng đây là công việc của người hiến dâng bản thân, của người chỉ quan tâm đến kẻ khác vì lòng yêu thương, là người phục vụ bằng thái độ như bà mẹ vợ ông Phê-rô. Đây là việc phục vụ chỉ nhằm mưu ích cho kẻ khác.

4/ Chúng ta phải phục vụ bằng khuôn mẫu nào? Chúa Yesus nói: Nhưng giữa anh em thì không phải vậy. Câu này ý Chúa Yesus muốn nói để chúng ta hiểu rằng: Đời sống Ki-tô hữu cần tuân theo một cách sống riêng biệt chứ không theo một khuôn mẫu thông thường, của loài người. Khuôn mẫu mà chúng ta cần bắt chước là chính cuộc sống phục vụ của Đức Yesus, mà hễ ai theo Chúa thì không thể tránh khỏi khi  phải đối diện với hy sinh ,thập giá.

5/ Hình thức cai trị của người đời như thế nào? Người đời thường áp dụng cách cai trị theo hình thức từ trên áp xuống, nó tượng trưng cho một hình chóp do một người đứng đầu. Sau đó các bộ, các ban bệ, cuối cùng mới đến người dân đen. Người dân luôn là tầng lớp bị đè ép, thua thiệt, nghèo đói, khốn khổ. Còn những người nắm quyền bính này tự coi mình là kẻ ở trên, còn các thuộc hạ thì ở bên dưới, người trên bắt kẻ ở dưới làm theo ý mình, nếu không tuân theo thì bị phạt. Tầng lớp ở trên luôn là tầng lớp cai trị, hay nói rõ hơn họ là kẻ thống trị.

6/ Loại quyền bính thứ hai: Không dùng quyền từ trên áp xuống mà là người đứng bên cạnh để giúp đỡ. Hình thức cai trị này tượng trưng cho những vòng tròn đồng tâm. Người nắm quyền bính này không tự coi là người ở trên, cũng không coi kẻ thuộc quyền mình là người dưới. Người này không có chủ ý ra lệnh nhưng chỉ nhắm đến lợi ích chung của những kẻ ở bên cạnh để mình giúp đỡ. Loại quyền bính này là để phục vụ.

7/ Hai người con Debede muốn xin loại quyền bình nào? Hai ông này xin cho được hai chỗ ở bên tả, bên hữu của Chúa. Họ muốn xin quyền bính cai trị.

8/ Hậu quả mà loại quyền bính thống trị mang lại là gì? Khi hai ông xin điều này, Chúa Yesus đã từ chối. Lý do là: Trong những tổ chức cai  trị ở lĩnh vực hành chính, xã hội. Các lãnh đạo đều thích loại quyền bính này. Nhưng cách mà họ tổ chức lãnh đạo thống trị như thế thì không mang lại hạnh phúc mà chỉ là những thứ bất công, khổ đau.

9/ Hình thức cai trị theo kiểu Chúa Yesus mang lại lợi ích như thế nào? Trong tổ chức Hội Thánh mà Chúa Yesus thành lập là Giáo Hội thì không có người trên kẻ dưới, không có người lớn kẻ nhỏ mà tất cả đều bình đẳng với nhau, hay nói đúng hơn mọi người cùng là anh em với nhau, cùng con một Cha trên trời. Cho nên không có chuyện người này bắt người kia làm theo ý mình, nhưng chỉ là mọi người cùng giúp đỡ nhau làm theo ý Cha trên trời .

10/ Giáo hội muốn trao quyền cai trị cho những hạng người nào? Chúng ta nên biết rằng: Quyền bính trong Giáo Hội không được trao cho những kẻ ham muốn nó , mà chỉ trao cho những người có khả năng và thiện chí phục vụ anh em.

11/ Vì sao mười môn đệ kia lại ghen tỵ? Mười người môn đệ còn lại cũng rất bực tức 2 người con của ông Debede. Vì tất cả bọn họ cũng quan niệm giống như hai ông này về quyền bính. Họ cũng tham quyền thống trị nên bực tức nhau, ganh tỵ nhau và tranh giành nhau.

12/ Câu chuyện về hai chiếc đồng hồ: Một chiếc đồng hồ đeo tay khi đi dạo quanh một tháp nhà thờ, nó nhìn thấy một chiếc đồng hồ thật lớn trên tháp nên thấy ghét, nó nói: Anh  trông thật đáng ghét. Cái mặt thì to quá khổ, tay chân thì dài lềnh khênh, trông chẳng đẹp, giọng nói thì khàn khàn, chiếc đồng hồ lớn chỉ mỉm cười và lên tiếng mời gọi: hãy lên đây. Chiếc đồng hồ nhỏ sau khi lên trên cao thì nó mới hoảng sợ, thì ra ở trên cao nếu té xuống thì tan xác ngay, còn bị bao nhiêu cặp mắt cứ nhìn lên, và cuộc sống ở trên cao lại rất cô đơn. Khi đó chiếc đồng hồ lớn mới khều nó và nói: Có người ở dưới dưới đất muốn biết mấy giờ kìa!, em đưa mặt ra cho họ xem đi. --Không được, mặt em nhỏ quá họ không thấy đâu. Vậy thì em nói giờ cho họ nghe đi!. --Cũng không được, tiếng em nhỏ quá!

13/ Lời giải thích của chiếc đồng hồ lớn: --Đó, em thấy chưa? Em không thể làm việc của anh, anh cũng không thể làm việc của em. Mỗi người đều có một công việc phù hợp cho riêng mình. Chúng ta ai làm việc nấy, mục đích chỉ để phục vụ người ta mà thôi! Từ nay về sau, em đừng chỉ trích nhau nữa nhé.

14/ Quyền bính của Chúa Yesus đi kèm với thứ gì? Hai người con ông Debede xin địa vị cao nên Chúa Yesus đã hỏi họ: Chúng con có uống nổi chén đắng không? Cho nên địa vị và quyền bính trong giáo hội luôn đi kèm với chén đắng, Là Thập Giá và khổ đau.

15/ Giáo hội do Chúa Yesus thành lập phải như thế nào? Ai sống ở đời mà không thích địa vị. Cho nên hai người xin Chúa địa vị thì không có gì lạ. Có điều là những người còn lại cũng thích nhưng lại không dám nói ra. Vả lại Chúa Yesus cũng không muốn thiết lập một Giáo hội không có phẩm trật. Giáo hội cũng phải giống như bất cứ tổ chức nào khác, cũng cần có phẩm trật, kẻ trên người dưới ,nhưng cách cai trị thì không giống .

16/ Địa vị trong Nước Thiên Chúa có điều gì khác lạ? Hai môn đệ kia xin một điều mà họ không hiểu. Họ không hiểu địa vị trong Nước Chúa rất khác với địa vị ở trần gian. Vì ai có địa vị là để phục vụ chứ không phải để người khác phục vụ mình và một điều nữa là : Có địa vị thì có chén đắng chứ không phải chỉ ngồi đó để mà hưởng thụ.**R

 

Bài 2:   PHẢI PHỤC VỤ TỪ TRONG GIA ĐÌNH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/ Hai môn đệ kia có điều gì đáng trách? Họ không đáng trách vì đã ham muốn địa vị. Nhưng đáng trách vì họ chưa hiểu cách thi hành nhiệm vụ theo địa vị mà mình sẽ lãnh nhận trong Nước Chúa. Thế nên họ nhanh nhẩu cầu xin  cho bằng được.

18/ Những cọng rơm trên vai Đức hồng Y Roncalli: Một hôm, Ngài đi xa mới về, phái đoàn của tòa Giám Mục ra đón. Mọi người ngạc nhiên khi nhìn thấy mấy cọng rơm trên vai Đức Hồng Y. Ai hỏi Ngài cũng cười xòa vui vẻ. Nhưng mấy người trên xe phục vụ Đức Hồng Y đều hiểu -> chuyện như thế này: xe Đức Hồng Y đang đi từ Bắc xuống Nam, đi ngang qua một đồng ruộng. Giữa đường gặp một chiếc xe bò chở rơm bị sa xuống mương . Người đánh xe bò cố sức đẩy phụ nhưng chiếc xe vẫn không nhúc nhích. Đức Hồng Y đã cho dừng xe, Ngài bước xuống cùng mọi người giúp đẩy phụ và chiếc xe chở rơm lại có thể chuyển bánh tiến lên tiếp tục con đường.

19/ Một lần khác, cả Giáo triều Roma báo động: Đức Giáo Hoàng mất tích, các nhân viên an ninh đổ xô đi tìm. Cuối cùng người ta gặp ngài đang trò chuyện thân mật với các tù nhân trong khám đường Roma.

20/ Hiến pháp của Chúa Ki-tô như thế nào? Con người đến không phải để được phục vụ (Mc 10,45). Đó là hiến chương Nước Trời, là hiến pháp của Chúa Ki-tô đã tuyên bố cho Giáo hội, để rồi kể từ đây mọi Ki-tô hữu phải làm tôi tớ phục vụ cho mọi người.

21/ Danh nghĩa của vị lãnh đạo cao nhất trong Giáo hội: Câu khẩu hiệu chính là : Đầy tớ của các đầy tớ (Servus Servorum Dei) /Chữ Minister có nghĩa là đầy tớ. Vì thế chức vụ trong Giáo Hội chỉ có : kẻ thừa sai, người thừa tác , nữ tì, tôi tá hay là người mục tử chăm sóc đàn chiên.

22/ Bà mẹ của Yacobe và Yoan sai lầm ở chỗ nào? Bà mẹ đến xin cho hai con mình được làm tể tướng trong nước Thiên Chúa. Nhưng họ không thể hiểu rằng: Đức Yesus không bước lên ngai vàng để thống trị nhưng mà Ngài chỉ leo lên Thập Giá , hiến dâng mạng sống để minh chứng tình Ngài yêu thương chúng ta cho đến cùng (Yn 13, 1).

23/ Tình yêu thương phải bắt nguồn từ đâu? Hôm nay, Chúa mời gọi các tín hữu hãy noi gương Ngài : Phục vụ và hiến dâng mạng sống mình cho tha nhân. Điều trước tiên chúng ta cần phục vụ là những người thân trong gia đình. Bác ái bắt đầu từ trong gia đình sau đó mới lan tỏa ra cho mọi người xung quanh, nhất là những người nghèo khổ, yếu đuối, bệnh tật.

24/ Gương phục vụ của Cha Kolbe: Chúng ta chưa sống giống như Cha Maximili-en Kolbe xin chết thay cho bạn tù. Như Thánh Martino xin bán mình làm nô lệ, hoặc như Cha Dami-en, vị tông đồ người phong cùi. Trước hết chúng ta hãy tập làm tông đồ phục vụ hết mình cho những người thân mà Chúa trao phó trong gia đình mình, trong cộng đoàn mình.

25/ Gương phục vụ của Cha Dami-en: Báo chí Pháp đăng hình Cha Dami-en sau mấy chục năm trong trại phong cùi. Họ ghép hình Cha hôm nay và hình Cha hồi còn trẻ, tấm hình này đã gây xúc động biết bao nhiêu người. Bà mẹ của Cha vì mắt đã mờ, không thể thấy hình con  mình rõ được nữa, nên những người thân đã giải thích với bà rằng : Cha Dami-en và 1 bệnh nhân trong trại / Người ta không tin là Cha đã thay hình đổi dạng nhanh chóng đến như thế. Chính thái độ phục vụ tận tình đã có sức tàn phá hình hài con người, Vì thế chúng ta không thể phục vụ nếu chúng ta không có sẵn một tấm lòng dấn thân quảng đại.

26/ Ai là người thành công nhất trong việc phục vụ đồng loại? Ông Albert Shweitzer đã nói : Người có hạnh phúc thật là người tìm biết cách sống có ích cho người khác. Ông Martin Luther King nói : Chúng ta học bay như chim, học bơi như cá nhưng lại chưa học cách sống với nhau như anh em. Ở giây phút định mệnh cuộc đời chỉ có tình yêu và tinh thần phục vụ tha nhân là có giá trị trước mặt Thiên Chúa.

27/ Chúng ta nên xin Chúa điều gì? Ai trong chúng ta cũng đam mê địa vị, chức quyền. Nếu Chúa ban cho một chức vụ nào đó, thì xin ban cho chúng con ơn này: Là chức vụ càng cao thì chúng con càng biết khiêm tốn phục vụ anh em nhiều hơn.

28/ Muốn theo Chúa, chúng ta cần loại bỏ điều gì? Không riêng gì hai anh em  Yacobe và Yoan, những người còn lại cũng tỏ ra tức tối liên quan đến việc tranh giành ảnh hưởng giữa họ với nhau. Ai muốn bước theo Chúa đều cần phải dứt khoát loại bỏ thái độ hống hách với người khác (câu 42). Ai là Ki-tô hữu thì phải biết phục vụ tha nhân như Chúa Yesus đã phục vụ (câu 45).

29/ Người có địa vị cần phải làm gì? Ai đang ở địa vị cao, người đó phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu cho mọi người theo gương Chúa Yesus (câu 44). Đây chính là con đường đưa người môn đệ vào sự vinh quang của Chúa Yesus.

30/ Sứ điệp mà Chúa muốn truyền đạt là gì? Hai môn đệ Yoan và Yacobe là những người thân cận được Chúa Yesus chọn để tháp tùng Ngài lên núi biến hình. Và hai ông cũng có mặt trong lúc Chúa Yesus hấp hối tại vườn cây dầu. Sứ điệp tin mừng mà Marco muốn truyền đạt có liên quan đến địa vị lãnh đạo trong Giáo hội. Họ phải là người đầu tiên uống chén đắng, bằng cách phục vụ nhu cầu của mọi người anh chị em.

31/ Trong câu cuối cùng của bài Phúc Âm, Chúa Yesus nói gì? Con Người không đến để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến thân cứu chuộc nhiều người. Câu này tóm tắt đầy đủ cuộc đời của Chúa Yesus.

32/ Chúng ta nên khởi đầu việc phục vụ từ đâu? Tất cả chúng ta đều có thể làm một điều gì đó cho dù rất bé nhỏ và xem ra vô nghĩa, việc khởi đầu là cho chính gia đình mình. Rồi sau đó mới mở rộng cho những người ở xa hơn. Còn nếu chúng ta chưa làm được ở gia đình mình, thì chúng ta cũng không bao giờ có thể khởi sự ở bất cứ nơi nào khác.

33/ Một ví dụ cụ thể về một ông bố dạy con: Một bé trai cứ cố tình đi học về trễ mà không có lý do gì chính đáng. Mặc cho biết bao lời khuyên nhủ. Cuối cùng ông bố đe rằng nếu cậu về trễ nữa thì khẩu phần ăn của cậu sẽ chỉ là một ổ bánh mì và 1 ly nước lã. Hôm đó, cậu cũng về trễ, đến lúc lên bàn ăn, cậu thấy đĩa thức ăn của cha cậu thì đầy thức ăn, còn của cậu chỉ là 1 ổ bánh mì và 1 ly nước lã. Tim cậu như thắt lại. Nhưng sau đó Bố cậu đã nhận hình phạt thay mà lẽ ra cậu phải chịu vì hành vi bê bối của mình.  **R

 

Bài 3:   ĐỜI SỐNG CHỨNG NHÂN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

34/ Hôm nay là Chúa Nhật Truyền giáo, Truyền giáo là gì, phải truyền giáo như thế nào? Truyền là: truyền bá, truyền thông, chuyển giao, rao giảng, loan truyền,…/ Giáo là: giáo lý, đạo giáo, Tin Mừng, Phúc Âm / Truyền giáo là truyền bá đạo giáo, là rao giảng Phúc Âm, là loan truyền chân lý của Chúa cho người khác biết / Đây là nghĩa hẹp, nghĩa chặt, nghĩa chính xác.

35/ Còn nghĩa khác nào nữa? Truyền giáo còn có nghĩa là thành lập những cộng đoàn Kitô hữu để họ sống đức tin và cử hành phụng vụ Thánh Thế và sống bác ái như Chúa và Giáo Hội mong muốn / Truyền giáo là trồng Giáo  Hội vào các dân tộc, các địa phương cho đến khi người trong các địa phương ấy trở thành các tín hữu, thành một đoàn chiên của Chúa.

36/ Có một ý nghĩa nữa: Ngoài việc truyền bá một số giáo lý, truyền giáo còn là truyền thông sự sống của Chúa cho mọi người / Làm cho những tâm hồn chưa có Chúa trở thành tâm hồn có Chúa /Từ những tâm hồn mất Chúa trở thành tâm hồn tìm lại được Chúa.

37/ Sau cùng, truyền giáo còn có một ý nghĩa nữa là củng cố, tăng cường, huấn luyện đức tin cho một cộng đoàn, cho các tín hữu / để họ cũng ra đi truyền giáo cho những người khác!

38/ Từ những ý nghĩa truyền giáo nêu ở trên, chúng ta là những môn đệ của Chúa, cần phải làm 2 việc sau đây: Truyền giáo theo chiều rộng và truyền giáo theo chiều sâu / Truyền giáo theo chiều rộng là làm cho những người đã biết Chúa mà đang bỏ Chúa, cùng với những người chưa biết Chúa, giúp cho cả hai cùng nhận biết và yêu mến Chúa / Đó là mở rộng Nước Chúa, làm tăng lên số người thờ phượng Chúa / Truyền giáo theo chiều sâu là làm cho những người đã biết Chúa được hiểu biết thêm, giúp họ yêu mến Chúa nhiều hơn, để rồi họ lại tiếp tục làm công việc truyền giáo ấy cho những người khác / Đó là làm cho Nước Chúa được vững chắc hơn, là làm tăng số người công giáo sốt sắng đạo đức.

39/ Nắm vững và phân biệt rõ các ý nghĩa ở trên là điều rất quan trọng để chúng ta nắm rõ hơn về công tác truyền giáo / Vì truyền giáo không chỉ là làm cho người ngoại giáo biết và yêu mến Chúa / mà còn là việc giúp cho người công giáo trong giáo xứ sống tốt hơn, niềm tin vững mạnh hơn, niềm cậy trông vững vàng hơn, lòng kính mến sốt sắng hơn.

40/ “Tu thân, thề gia” câu này có thể đem áp dụng vào đời sống đạo trong giáo xứ: chúng ta muốn làm việc tông đồ, cần phải có một đời sống đạo đức gương mẫu, để người khác nhìn vào chúng ta như một gương sáng, giúp họ thêm lòng mến Chúa, tôn kính Chúa / Vì lời nói luôn phải đi đôi với việc làm / Đời sống của chúng ta phải là khuôn mẫu / khuôn mẫu chứ không phải là khuôn sáo rỗng tuếch!

41/ Ai có nhiệm vụ truyền giáo? Việc truyền giáo không chỉ của riêng ai / cũng không phải là một việc làm tùy hứng, tùy thích hoặc có quyền chọn lựa / không thể nào muốn làm hay không cũng được / Nhưng đây là bổn phận, là một nhiệm vụ bắt buộc / mỗi người phải coi đây là vấn đề sống đạo / là vấn đề sinh tồn của Giáo Hội / là vấn đề trách nhiệm mà mỗi người đã được rửa tội thì phải trả món nợ truyền giáo này!

42/ Vậy có mấy cách truyền giáo? Thưa có rất nhiều cách, và ai muốn làm cách nào cũng được / nhưng có 2 cách mà chúng ta nhất thiết phải thi hành: đó là cầu nguyện và sống chứng nhân.

43/ Cầu nguyện cho việc truyền giáo là cách thế rất quan trọng và hữu hiệu / cầu nguyện cho những người đi truyền giáo dám hy sinh, dấn thân / cầu nguyện cho những người nghe, biết mở rộng lòng ra để đón nhận Lời Chúa, ơn Chúa.

44/ Gương sống Thánh cụ thể cho việc truyền giáo bằng lời cầu nguyện là ai? Thánh Terexa Hài  Đồng Yesus cả đời ở trong 4 bức tường của dòng kín, không đi đâu, ngài chỉ cầu nguyện và hy sinh cho công việc truyền giáo / Thế mà Giáo Hội đã tôn phong ngài làm quan thầy các xứ truyền giáo, đồng hạng với Thánh Phanxico Savie.

45/ Mọi người chúng ta hãy suy nghĩ, xét mình coi chúng ta có thường xuyên chú trọng làm công việc này không? Chúng ta có nhớ cầu nguyện cho việc truyền giáo không? Nếu không làm là chúng ta mắc tội thiếu xót, đã bỏ bổn phận phải làm.

46/ Chúng ta phải suy xét về trách nhiệm thứ hai: Truyền giáo bằng đời sống chứng nhân của mình / Đây cũng là cách truyền giáo tốt và hữu hiệu nhất, là truyền giáo bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta, là tấm gương sáng trước mặt mọi người / Nhờ đời sống gương sáng có thể lôi cuốn mọi người.

47/ Một đời sống cởi mở, chân thành, đạo đức, yêu thương như tấm gương sáng trước mắt mọi người / “Một cử chỉ đẹp hơn ngàn lời nói hay” / “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”.

48/ Chúng ta hãy suy nghĩ và xét mình xem: đời sống của chúng ta hiện nay có làm chứng cho đạo, cho Chúa không? Hay là chúng ta đang bôi đen gương mặt của Chúa! **R

 

Bài 4:   MÓN NỢ TRUYỀN GIÁO

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

49/ Chúng ta nhận lãnh sứ vụ tông đồ khi nào? Đúng theo lệnh truyền của Chúa / từ ngày chúng ta chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã trở nên con cái Chúa / Sau đó, khi đến ngày nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, chúng ta lại nhận lãnh sứ vụ tông đồ và bắt đầu thi hành chức năng ngôn sứ của mình!

50/ Giáo Hội chọn ngày Chúa nhật áp cuối tháng 10 để nhắc nhở và thúc đẩy giáo dân cũng như mọi Linh mục, Tu sĩ ý thức hơn về bổn phận rao giảng Tin Mừng / Việc này không dành riêng cho ai, không dành riêng cho một đoàn thể nào / trái lại mọi thành phần dân Chúa đều phải có trách nhiệm thực hiện lệnh truyền của Chúa Yesus trước khi về trời: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân”.

51/ Tin Mừng là gì? Tin Mừng là chính Chúa Yesus, là ơn cứu độ, là ơn giải thoát, là ơn làm con cái Chúa, là lãnh nhận sự sống đời đời từ nơi Thiên Chúa.

52/ Lợi thế của người giáo dân là gì? Lợi thế của người giáo dân hơn hẳn các Linh mục tu sĩ là đang sống giữa các môi trường xã hội khác nhau với đủ các ngành nghề, địa vị xã hội / nên người giáo dân có thể gieo cảm hóa vào trong mọi lĩnh vực / người giáo dân sẽ trở nên như men, như muối, như ánh sáng cho những người chung quanh.

53/ Thánh Phaolô mời gọi chúng ta điều gì? Thánh Phaolô nói: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” / Giáo Hội cũng ý thức điều đó nên luôn nhắc chúng ta phải tích cực thi hành sứ mạng truyền giáo / ngay cả những lúc phải bận tâm lo lắng công việc trần thế.

54/ Chúa Yesus than phiền điều gì? Chúa nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít” / Chúa muốn chúng ta trở nên thợ gặt, Chúa muốn chúng ta trở nên những ngư phủ chài lưới người!

55/ Khả năng của mỗi người ra sao? Có rất nhiều phương thế để mọi người có thể góp phần vào trong công cuộc trọng đại này như là: cầu nguyện hy sinh hãm mình như Thánh Terexa Hài Đồng Yesus / Rao giảng Tin Mừng như các Tông đồ, như các Linh mục / sống đức tin như các Thánh Tử Đạo / Sống đức ái như Mẹ Thánh Terexa Calcutta.

56/ Còn cách rao giảng nào hữu hiệu hơn hết? Tục ngữ có câu: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” / chính đời sống gương mẫu của chúng ta mới là bài giảng hùng hồn nhất, nó có sức lôi cuốn, hấp dẫn người khác đến với Chúa / Chính nhờ những việc làm cụ thể trong lúc chúng ta dấn thân phục vụ / chúng ta sẽ trở nên nhân chứng sống động cho Chúa Kitô!

57/ Lời của Đức Phaolo 6 ra sao? “Con người thời đại hôm nay thích lắng nghe các nhân chứng hơn là nghe các nhà giảng thuyết / nhưng nếu mà họ có lắng nghe các nhà giảng thuyết chỉ vì các ngài đã là những nhân chứng”.

58/ Năm nay Giáo Hội muốn xác nhận ý muốn của Chúa Yesus là dấn thân một cách hăng say hơn, can đảm hơn vào sứ vụ: “Đến với muôn dân” / là mong muốn đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất / Giáo Hội muốn củng cố niềm tin cho tất cả chúng ta là những con cái Chúa, và mong muốn chúng ta đem đức tin đó đi chia sẻ cho anh em!

59/ Trách nhiệm truyền giáo ngày càng tỏ ra cấp bách, vì số người chưa biết Chúa ngày càng nhiều thêm (dân số thế giới ngày càng tăng) / những người mong chờ ơn cứu độ của Chúa Kitô vẫn còn đông vô số kể / đúng như lời khẳng định của Chân phước Yoan  Phaolo II: “Chúng ta không thể ngồi yên khi nghĩ tới hàng triệu anh chị em đang sống trong tình trạng không biết đến tình yêu của Thiên Chúa, mà chính họ cũng được cứu chuộc bằng máu của Đức Kitô.

60/ Ngày xưa, Đức Kitô đã sai các Tông đồ như thế nào? Chúa sai chúng ta đi khắp các nẻo đường trên thế giới để loan báo Tin Mừng của Ngài cho mọi dân tộc trên mặt đất / Đối với Hội Thánh cũng như đối với mọi Kitô hữu hôm nay / trách nhiệm này phải được thực thi không phải như là một sự cống hiến tùy ý, nhưng là một bổn phận mà tất cả chúng ta phải thực thi theo lệnh truyền của Chúa Yesus, để loài người có thể tin và được cứu rỗi!

61/ Chúa muốn chúng ta làm gì? Chúa muốn chúng ta lấy lại bầu nhiệt huyết mà các Tông đồ và cộng đoàn tiên khởi đã làm / Tuy họ chỉ là một nhóm ít người, yếu đuối, không thể tự vệ, nhưng đã dùng lời nói và chứng tá là mạng sống của họ để loan truyền Tin Mừng cho toàn thế giới mà họ được biết đến vào thời bấy giờ.

62/ Những cản trở cho việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay là gì? Trở ngại lớn nhất cho việc rao giảng Tin Mừng hôm nay là cơn khủng hoảng đức tin / phần lớn nhân loại, nặng nề nhất là thế giới Phương Tây / họ cũng đang đói khát Thiên Chúa, họ phải được mời gọi, dẫn đưa tới Bánh Sự Sống và Nước Hằng Sống / Người phụ nữ ở giếng Gia-cob, lúc đầu chị không hiểu, nhưng sau đó chị đã hiểu nhờ Chúa dẫn dắt chị trên con đường đức tin / đã giúp chị nhận ra Chúa Yesus là Đấng Messia / Theo lời giải thích của Thánh Augustinô: sau khi chị đã đón nhận Đức Kitô vào trong lòng mình, chị không còn có thể làm gì khác hơn là bỏ lại thùng nước ở đó, để chạy đi loan báo Tin Mừng/ Chị đã mang tin vui đi chia sẻ với mọi người! **R

 

TÓM Ý

1/ Sống ở đời, con người luôn khát vọng điều gì? Vì con người luôn quan tâm đến sự thành công, của cải, danh giá; và vì không kềm chế được khát vọng nên ai cũng muốn tự cho mình là trung tâm, chỉ muốn cho người khác phục vụ mình.

2/ Quan điểm của Chúa Yesus như thế nào về cách phục vụ? Chúa Yesus muốn mọi người có sự thay đổi trong tư duy giữa kẻ làm đầu và người đầy tớ. Bởi các môn đệ tranh giành nhau làm người đứng đầu cho nên Chúa dạy họ một cung cách phục vụ mới, đó là: Kẻ làm đầu phải làm người đầy tớ.

3/ Bản chất của việc phục vụ theo ý Chúa Yesus : Phục vụ ở đây không nên hiểu theo kiểu làm việc của một nô lệ, họ chỉ chu toàn công việc bề ngoài. Nhưng là công việc của kẻ hiến dâng bản thân, luôn quan tâm đến người khác vì lòng yêu thương.

4/ Chúng ta phải phục vụ bằng khuôn mẫu nào? Ý Chúa muốn nói : Đời sống của người Ki-tô hữu phải có một kiểu sống phục vụ riêng biệt. Không giống với những con người thường mà phải bắt chước cách phục vụ của Chúa Yesus nên không tránh khỏi phải đối diện với Thập Giá , hy sinh vì yêu thương.

5/ Hình thức cai trị của người đời ra sao? Cách cai trị của người đời được tượng trưng cho một hình chóp. Người dân là tầng lớp cuối cùng luôn bị đè bẹp, áp bức, thua thiệt, khốn khổ. Còn những người nắm quyền cai trị thì luôn ở trên. Họ luôn bắt kẻ dưới làm theo ý mình, nếu không tuân theo sẽ bị phạt.

6/ Loại quyền bính thứ hai như thế nào? Người trên luôn đứng bên cạnh người dưới để giúp đỡ, chia sẻ. Nó như những vòng tròn đồng tâm, người có quyền không ra lệnh nhưng luôn nhắm đến lợi ích chung. Loại quyền bính này chỉ để phục vụ và coi mọi người như anh em.

7/ Hai người con ông Debede đang xin loại quyền bính nào? Họ đang muốn xin Chúa quyền bính cai trị, để được ăn trên ngồi trốc và sai khiến kẻ khác.

8/ Hậu quả từ loại hình quyền bính thống trị: Chúa Yesus đã từ chối lời cầu xin của 2 môn đệ thân tín. Trong các tổ chức xã hội, mọi người đều thích loại quyền bính này. Nhưng cách thống trị này không thật sự mang lại hạnh phúc mà chỉ là gieo bất công, khổ đau.

9/ Hình thức cai trị theo kiểu Chúa Yesus như thế nào? Tổ chức Hội Thánh theo kiểu Chúa Yesus thành lập thì tất cả đều bình đẳng với nhau, bởi vì mọi người là anh em với nhau, con cùng một Cha trên trời. Cho nên không có cái kiểu một người bắt người kia làm theo ý mình, mà mọi người cùng khuyến khích nhau làm theo ý Cha mình.

10/ Giáo Hội muốn trao quyền thống trị cho những ai? Quyền bính trong Giáo Hội sẽ không được trao cho những kẻ ham muốn nó , mà chỉ trao cho ai có thiện chí phục vụ anh em.

11/ Vì sao mười người kia lại ghen tỵ? Những người còn lại rất bực tức với hai anh em con ông Debede. Tất cả các ông đều quan niệm về quyền bính giống nhau, họ chỉ ham quyền thống trị nên muốn tranh giành nhau.

12/ Câu chuyện về hai chiếc đồng hồ ghen tỵ nhau: Họ cần nên biết rằng : Mỗi người đều có công việc phù hợp cho riêng mình, ai làm việc nấy. Mục đích chỉ để phục vụ mọi người mà thôi.

13/ Giáo hội do Chúa Yesus thành lập phải như thế nào? Ở đời ai cũng thích địa vị nên các ông tranh giành nhau thì không có gì lạ. Cũng có kẻ thích nhưng lại không dám nói ra. Tuy nhiên, Chúa Yesus cũng đâu muốn thành lập một Giáo Hội không có phẩm trật, phải có phẩm trật nhưng không phải để thống trị mà là để phục vụ.

14/ Địa vị trong nước Thiên Chúa có gì khác lạ?: Hai môn đệ kia xin một điều mà họ không hiểu. Địa vị của 2 môi trường sống khác nhau, địa vị trong Nước Chúa là để phục vụ, địa vị ở trần gian là để thống trị / địa vị càng lớn thì chén đắng càng lớn chứ không phải chỉ ngồi đó mà hưởng thụ.

15/ Hai môn đệ kia có gì đáng trách: Họ không đáng trách vì ham muốn địa vị, nhưng họ chỉ đáng trách vì không hiểu địa vị mà mình sẽ lãnh nhận trong Nước Chúa.

16/ Đức Hồng Y Roncalli người mà sau này là Đức Thánh Cha Yoan (23). Ngài luôn làm gương sáng trong công việc hy sinh phục vụ.

17/ Hiến Pháp của Chúa Ki-tô mà sau này Giáo Hội  công bố, đó chính là : Mọi Ki-tô hữu phải là tôi tớ phục vụ mọi người.

18/ Các Đức Giáo Hoàng khoác cho mình chiếc áo gì? Câu khẩu hiệu của nhiều vị Giáo Hoàng chính là : Servus Servorum Dei. Đầy tớ của các đầy tớ Chúa. Vì thế các chức vụ trong Giáo hội chỉ là : thừa sai, thừa tác, nữ tì, tôi tá… Hay là mục tử săn sóc đoàn chiên.

19/ Bà mẹ của Yoan và Yacobe sai lầm ở chỗ nào? Bà xin cho 2 đứa con mình được làm tể tướng trong nước Thiên Chúa, nhưng bà đâu có ngờ rằng : Chúa Yesus không bước lên Ngai vàng để thống trị mà Ngài chỉ bước lên Thánh Giá để hiến mạng sống vì yêu.

20/ Tình yêu thương nên bắt nguồn từ đâu? Hôm nay, Chúa bảo chúng ta hãy noi gương phục vụ: Là hiến mạng sống cho tha nhân. Chúa muốn chúng ta phục vụ người thân trong gia đình mình trước tiên. Bác ái phải bắt đầu từ trong gia đình, sau đó mới lan tỏa ra mọi người chung quanh.

21/ Cha Maximili-an Kolbe phục vụ như thế nào? Cha đã xin chết thay cho bạn tù, Thánh Martin xin bán mình làm nô lệ, Cha Dami-en vị tông đồ của người cùi. Chúng ta hãy bác ái từ trong gia đình mình, trong cộng đoàn mình trước .

22/ Ai là người phục vụ thành công nhất? là người biết cách sống giúp ích cho người khác. Martin Luther King nói : Chúng ta học cách bơi như cá, học cách bay như chim nhưng lại chưa học cách sống với nhau như anh em.

23/ Chúng ta nên xin Chúa điều gì? Ai cũng đam mê chức quyền. Nếu Chúa ban cho ta một chức vụ nào đó thì chúng ta hãy xin Chúa ban cho ta ơn này: Khi con có chức vụ càng cao thì xin Chúa cho con ơn khiêm tốn phục vụ anh em nhiều hơn.

24/ Muốn theo Chúa, ta cần loại bỏ điều gì: Tất cả mọi người đều muốn có địa vị cao, nên ai cũng tỏ ra tức tối, cho nên ai muốn theo Chúa thì điều cần thiết là phải loại bỏ thái độ hống hách với người khác. Và phải luôn biết phục vụ tha nhân.

25/ Người có địa vị cao cần phải làm gì? Ai càng ở địa vị cao, người đó càng có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mọi người nhiều hơn. Đây chính là điều kiện để trở thành môn đệ của Chúa Yesus .

26/ Trong câu cuối của bài Phúc Âm, Chúa yesus nói gì? Con Người không đến để được phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống vì muôn người.

27/ Chúng ta nên bắt đầu công việc phục vụ ở đâu? Chúng ta ai cũng có thể làm điều gì đó, cho dù là công việc rất nhỏ bé tầm thường. Nhưng phải làm khởi đầu ở chính trong gia đình mình rồi sau đó mới mở rộng ra xa hơn. Còn nếu chúng ta chưa làm được gì ở gia đình  mình thì chúng ta cũng chẳng thể khởi sự ở bất cứ nơi nào khác.

28/ Một ví dụ cụ thể về một ông bố dạy con: Thay vì phạt con như lời mình răn đe, ông đã lãnh phần phạt về phía mình. Để cho đứa con ghi nhó ,nhờ đó đứa con đã thay đổi, và về sau này nó nhớ lại, nó đã khâm phục và biết ơn cha nó.**R

Giuse Luca/  Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2092
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1283
 Hôm qua:  5807
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11446418
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top