Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ GIA ĐÌNH

 

LỜI NÓI ĐẦU

Gia đình chúng ta là một Giáo Hội thu nhỏ ” (T.Aug.)

GIA ĐÌNH QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ?

Không ai có thể chối bỏ tầm quan trọng của gia đình trong đời sống Giáo Hội: gia đình là tế bào đầu tiên, là vườn ươm hạt giống Đức Tin, là viên đá thứ nhất xây dựng nên tòa nhà Giáo Hội. Công đồng Vat. II tuyên bố: “Ở mọi nơi và mọi lúc và nhất là ở những miền mà hạt giống Phúc Âm vừa được gieo vãi, hoặc ở những nơi Giáo Hội mới được thành lập, hay trong những nơi Giáo Hội đang gặp những trở ngại lớn lao, những gia đình Kitô giáo vẫn là chứng nhân quý giá nhất của Chúa Kitô đối với thế gian” . (Sắc lệnh Tông Đồ Giáo dân số 11).

Ý thức được vai trò thiết yếu đó, chúng ta phải nổ lực củng cố, duy trì và phát huy đời sống Đức Tin tại gia đình. Trong chiều hướng đó, tập Tài liệu “GIA ĐÌNH SỐNG ĐẠO” này ra đời, như một đóng góp khiêm tốn nhằm thánh hóa gia đình.

Các bạn hãy đón nhận nó như một “nén bạc”,  như một món quà Chúa ban, và sử dụng nó cho đời Bạn sinh nhiều hoa lợi. Trong gia đình bạn, trong xứ đạo cũng như bất cứ môi trường nào mà Bạn đang sống. bạn hãy cầm lấy, đọc, nghiền ngẫm, suy tư và thực tập sống đạo.

Chúc bạn thu gặt được nhiều kết quả!

CHƯƠNG I:

QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ GIA ĐÌNH

I. GIA ĐÌNH BỞI ĐÂU MÀ CÓ ? VÀ GIA THẾ CỦA GIA ĐÌNH

1/ Gia đình bởi đâu mà có?

Sau khi tạo dựng vũ trụ, trái đất với hết mọi thứ cỏ cây, thú vật, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người “theo hình ảnh của Ngài”. Nhưng Ngài đã không tạo dựng nên con người cô độc. Trái lại, Ngài đã tạo dựng con người có nam có nữ và ban cho họ khả năng qui hướng và kết hợp lại với nhau để tạo nên cộng đoàn nguyên thủy là Gia đình (Kn 1,26-27). Vì thế, nam hướng về nữ và người nữ hướng về nam, hai người yêu thương gắn bó lại với nhau nên “một xương một thịt” (Kn 2, 23-24). Hai người chia sẻ bổ túc cho nhau, trợ giúp  nhau cả về thể chất lẫn tinh thần (Kn2,18) và cùng hợp tác với Thiên Chúa để “sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất” và làm chủ vũ trụ (Kn 12,6-28).

Như vậy chính Thiên Chúa là tác giả sáng tác nên tổ chức gia đình, và Ngài đã ban cho họ những quyền lợi để hưởng dùng, cũng như những sứ mệnh phải chu toàn ( xem MV 12,48 và GĐ3).

2/ Gia đình là hình ảnh Thiên Chúa tình yêu:

Thiên Chúa là tình yêu (1Yn, 4,9) là tình yêu giữa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Tình yêu đó đã tuôn tràn ra ngoài, sáng tạo nên vũ trụ, sinh vật và loài người.

Con người đã được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Ngài (Kn 2,16) nên cũng được Ngài phú bẩm khả năng yêu mến. Vì thế, bản chất và sức mạnh của gia đình chính là tình yêu giữa vợ chồng. Tình yêu đó cũng trào ra ngoài trong việc sinh sản con cái, và làm chủ vũ trụ bằng lao động khai thác, cải thiện thiên nhiên.*

Do đó, theo thánh ý Thiên Chúa, gia đình phải là một cộng đoàn tình yêu, phải nên như một họa ảnh, một bức hình phản ảnh tình yêu Thiên Chúa giữa trần gian này.

3/ Gia đình là một Giáo Hội nhỏ:

Giáo Hội là Thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô (Ep1,22). Xét về cơ cấu tổ chức, Giáo Hội đã được chia thành nhiều giáo phận, giáo phận gồm có nhiều giáo xứ, và giáo xứ là nhiều gia đình tín hữu hợp lại. Do đó, mỗi gia đình là một viên gạch xây nên tòa nhà Giáo Hội. T.Augustinô diễn tả: “Chúng tôi coi gia đình của anh chị em là một Giáo Hội nhỏ của Chúa Kitô” .

Gia đình là một Giáo Hội nhỏ của Chúa, như vậy, gia đình mang trong mình mọi đặc tính của Giáo Hội Mẹ, và cũng mang  lấy cho mình những sứ mệnh mà Chúa đã trao phó cho Giáo Hội. Cũng chính nơi đây Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện, sinh sống, chịu chết và Phục Sinh một cách mầu nhiệm.*

4/ Gia đình là nền tảng xã hội:

Gia đình là tế bào đầu tiên và sống động của xã hội, là nguồn gốc và nền tảng của xã hội loài người (TĐ.11). Gia đình là người Mẹ và người Vú của nền văn hóa (MV.61), là trường học phát triển nhân tính ( MV.52), là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội. Chính tại đây, con trẻ được hướng dẫn dần dần vào cộng đoàn nhân loại, cũng như vào dân Chúa (GD.3).

Đó là nơi các thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu gặp gỡ nhau, và giúp nhau trở nên khôn ngoan đầy đủ hơn, cũng như giúp nhau hòa hợp những quyền lợi cá nhân với những đòi hỏi của cuộc sống xã hội (MV.52).

Chính vì thế, các nhà cầm quyền có bổn phận phải bảo vệ phẩm giá và tôn trọng quyền tự trị hợp lý của gia đình về nơi cư ngụ, về sự giáo dục con cái, về những điều kiện làm việc, về an sinh xã hội, về thuế khóa và đời sống chung của con cái với cha mẹ (MV.52, TD.11).

Đồng thời, các nhà cầm quyền cũng như mọi tín hữu và những người thiện chí phải mạnh mẽ, tích cực bài trừ những tệ đoan phá hoại đời sống gia đình. Đó là: nạn đa thê, tự do luyến ái, ép duyên, ngoại tình, lạc thú chủ nghĩa, việc hạn chế số con bằng những phương pháp không phù hợp với phẩm giá con người, cảnh túng thiếu do bất công xã hội (MV.47).

II. GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO PHẢI NHƯ THẾ NÀO?

Gia đình là hình ảnh Thiên Chúa tình yêu, là một Giáo Hội thu nhỏ, là nền tảng của xã hội. Đó là ba thế đứng của đơn vị  gia đình đối diện với Thiên Chúa, Giáo Hội và xã hội nhân quần. Nó vừa nói lên vai trò cao cả của gia đình, vừa nói lên trách nhiệm nặng nề của những người làm cha mẹ, làm sao có thể chu toàn được trọng trách đó? Phải tổ chức gia đình như thế nào? Sau đây là những nét phác họa của một gia đình Công giáo:*

1/ Gia đình phải là một cộng đoàn yêu thương và hiệp nhất.

Chúa Giêsu đã ban cho Giáo Hội một giới Răn mới là: “Các con hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con” (Yn. 13,34). Chúa cũng đã xác định một dấu hiệu riêng biệt, một bộ đồng phục cho các môn đệ theo Ngài, để hễ thấy huy hiệu đồng phục đó, người ngoài sẽ nhận ra họ là môn đệ của Ngài: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là chúng con thương yêu nhau” (Yn.13,15). Chúa còn cầu nguyện cho các môn đệ Ngài được hiệp nhất, thương yêu nhau: “Lạy… Cha, xin cho cho tất cả chúng nên một, như Chúng Ta là Một vậy” (Yn 17,21).*

“YÊU THƯƠNG” là giới luật căn bản và tối thượng của Đạo Chúa. Nói khác đi, yếu tính của Kitô giáo là “TÌNH YÊU” . Vì thế, mỗi gia đình Công giáo phải là một cộng đoàn yêu thương và  hiệp nhất, trong đó cha mẹ, vợ chồng, con cái luôn nghĩ đến nhau, biết sống cho nhau, và có thể chết vì nhau, khi cần.

Gia đình là trường dạy tình yêu thuận lợi và hữu hiệu nhất. Thuận lợi vì cùng một xương một thịt, cùng một dòng máu, nên dễ dàng yêu thương nhau hơn. Hữu hiệu vì là bước đầu để từ đó lan tỏa tình yêu ra bên ngoài: yêu mọi người như chính mình (Lv 19,18), yêu tha nhân như Chúa yêu ta, Ngài đã hiến mạng sống vì ta (Yn 13,34; 15,13), hơn nữa còn yêu cả kẻ thù làm hại mình (Mt 5,43-48). Muốn đạt tới tình yêu anh hùng như Chúa đòi hỏi thì trước hết phải tập yêu những người trong gia đình mình. Nếu không thể yêu thương nỗi những người cùng xương cùng thịt với mình là vợ chồng, con cái thì làm sao có thể yêu được kẻ thù, và canh tân biến đổi bộ mặt thế giới?*

2/ Gia đình phải là một cộng đoàn Đức Tin.

Chúa Giêsu muốn những kẻ tin Ngài phải tỏ lộ niềm tin đó ra, bằng cách làm theo lời Ngài dạy (Yn 5,24). Việc làm theo lời của Chúa dạy là bằng chứng người ấy yêu mến Chúa thực sự: “Nếu các con yêu mến Thầy thì hãy làm theo những điều Thầy truyền dạy” (Yn 14,15).

Thánh Giacôbê nói: “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết” (Yc 2,26). Thật vậy, người tín hữu có Đức Tin và lòng mến thực sự thì không phải chỉ biết cầu nguyện suông ngoài môi miệng, nhưng còn phải sống Đức Tin đó trong đời sống của họ qua việc “làm theo” Lời Chúa dạy (Mt 7,21-27). Có làm theo Lời Chúa dạy như thế, Đức Tin mới vững vàng chắc chắn, như người xây nhà trên nền đá (Mt 7, 24-25) và đời sống của họ mới sinh hoa kết trái tốt đẹp, như hạt giống mọc nơi đất tốt (Lc 8,15).

Gia đình là môi trường thuận tiện để sống Đức Tin Công Giáo: trong bầu không khí ấm cúng thương yêu, cha mẹ và con cái sẽ cùng chăm chỉ để lắng nghe Lời Chúa, và khuyên nhủ thúc giục nhau làm theo những chỉ dạy của Chúa trong đời sống hàng ngày tại gia đình và ngoài xã hội. Vả lại, nếu gia đình Công Giáo sống bất hòa, gian dối, cư xử bất công, bóc lột người khác, thì làm sao những người ngoại giáo có thể yêu thích, tin tưởng để học hỏi  , để thờ Thiên Chúa.*

3/ Gia đình phải là một cộng đoàn cử hành phượng tự.

Thiên Chúa đã trao phó cho gia đình sứ mệnh là trở nên tế bào đầu tiên và sống động của xã hội, góp phần cộng tác với Ngài vào công cuộc qui tụ mọi người, và mọi loài suy phục tôn thờ Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên mọi sự. “Cùng với những việc thiện và cuộc sống bác ái công bình, gia đình sẽ chu toàn được sứ mệnh đó nếu gia đình tỏ ra như một đền thờ của Giáo Hội hằng dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa” (TD.11).

Gia đình là đền thờ của Giáo Hội, vì mọi thành phần trong gia đình nhờ Bí Tích Rửa Tội đã được lãnh nhận chức Linh mục phổ quát (GH10) và trở nên “hàng tư tế vương giả” chủng tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa (1P 2, 5-9) (Kh 1,6). Và nhờ Bí Tích Hôn Phối hai vợ chồng được trở nên thừa tác viên (chủ sự) chính thức của Giáo Hội điều khiển việc phụng tự tại gia đình mình.

Vả lại, chính Chúa đã hứa: “Nếu trong các ngươi, hai người dưới đất đồng thanh xin về bất cứ việc gì thì Cha ta, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người hợp lại nhân danh Ta thì có Ta ở giữa họ” (Mt 18, 19-20). Điều kiện Chúa đưa ra ở đây là hai ba người đồng tâm, đồng chí họp lại, nhân danh Chúa, ta thấy gia đình lúc nào cũng có thể hội đủ.

Như vậy, khi họp nhau cầu nguyện thì Chúa sẽ đến với gia đình, và chính lúc đó, chúng ta thi hành chức linh mục phổ quát mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Rửa tội một cách cụ thể.

Thời Giáo Hội sơ khai, các tín hữu đã cử hành Phụng vụ ngay tại tư gia. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi nhận lại: “Ngày ngày, họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới Đền thờ hoặc tư gia … với tấm lòng đơn sơ vô tội, họ hằng ngợi khen Thiên Chúa” (Cv.2,46)*

4/ Gia đình phải là một đơn vị hoạt động tông đồ truyền giáo.

“Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, Rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Hãy dạy họ vâng giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy cho các con” (Mt 28,19-20).

“Các con sẽ là chứng nhân của Thầy ở Giêrusalem và Samari, và cho đến tận cùng Trái đất” (Cv 1,8)

Chúa muốn chúng ta làm chứng cho Chúa trước mặt mọi người bằng lời nói cũng như bằng việc làm và bằng gương sáng. Chúa kêu gọi chúng ta cộng tác với Ngài để cứu rỗi những người sống gần gũi chúng ta ,tất cả không trừ ai. Do đó, gia đình tín hữu có bổn phận phải làm việc tông đồ chẳng những cho chính mình, giữa những người sống dưới cùng một mái nhà, mà còn cho những người khác sống chung quanh ta nữa.

a. Trước hết, gia đình phải làm tông đồ cho chính mình, giữa những người trong nhà với nhau.

+ Cha mẹ là những người đầu tiên phải rao truyền và giáo dục Đức Tin cho con cái: bằng lời nói và gương sáng, họ huấn luyện con cái sống đạo và làm việc tông đồ. Cha mẹ thận trọng giúp đỡ con cái trong việc lựa chọn bậc sống, và nếu thấy người con nào có ơn kêu gọi dâng mình cho Chúa thì phải tận tình nuôi dưỡng ơn kêu gọi đó.

+ “Con cái góp phần riêng vào việc thánh hóa cha mẹ bằng cách chu toàn nghĩa vụ làm con: tôn kính, vâng lời, giúp đỡ, yêu mến và phụng dưỡng cha mẹ”

+ Bằng lời khuyên và gương sáng, bằng việc chu toàn bổn phận đối với nhau, và bằng kinh nguyện chung, tổ ấm gia đình sẽ trở thành con đường nhân ái, cứu độ và thánh thiện dễ dàng hơn cho cha mẹ, con cái và tất cả những ai sống trong đó (MV.4,8).

b. Mặc khác, gia đình tín hữu còn có bổn phận làm tông đồ cho những người, những gia đình xóm giềng ở chung quanh mình. Người ngoài thường đánh giá Đạo Công Giáo theo những gì mắt họ thấy, tai họ nghe được nơi các gia đình Công Giáo. Do đó, gia đình tín hữu giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạo cho anh em lương dân. Phải sống thế nào để khi nhìn vào gia đình Công giáo, anh em lương dân phải ngỡ ngàng sửng sốt và tự hỏi: “Sao họ có thể sống yêu thương nhau đến thế? Họ cũng chật vật, vất vả, thiếu thốn đâu kém gì chúng ta?...”. Và cũng từ những thắc mắc đó, họ dễ dàng tìm hiểu nguyên do để rồi tin nhận và thờ phượng Chúa như chúng ta.***

Công Đồng Vatican II đã tha thiết nhắc nhở chúng ta nhiều lần, đặc biệt trong sắc lệnh Tông đồ giáo dân số 11, Công Đồng đã chỉ dẫn những việc làm cụ thể:

“Trong các việc tông đồ của gia đình, phải kể đến: nhận làm con nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi, ân cần tiếp đón những khách lạ, khuyên bảo, giúp đỡ thanh thiếu niên, giúp đỡ người trẻ để họ chuẩn bị hôn nhân được tốt đẹp, giúp dạy giáo lý, nâng đỡ những gia đình khi gặp khó khăn vật chất hay tinh thần, lo cho người già cả…”

“Trong mọi thời buổi và ở mọi nơi, nhất là trong những miền thiếu vắng Linh mục, tu sĩ, những nơi Giáo Hội đang gặp những trở ngại lớn lao, các gia đình tín hữu sẽ là chứng nhân quí giá nhất của Chúa Kitô đối với thế gian, bằng tất cả đời sống, gắn liền với Phúc Âm, và tỏ ra là gia đình Kitô giáo gương mẫu” (TĐ.11)

Để dễ dàng cho việc tông đồ gia đình, Công đồng khuyên các gia đình Công giáo nên liên kết với nhau thành những nhóm như Xóm, Liên gia, Khu v.v..

c. Ít việc nên làm:

+ Đọc kinh tối trong khu xóm, hoặc 5-10 gia đình với nhau.

+ Trẻ em viết những câu Giáo lý hoặc Phúc Âm tặng các bạn:         

             Miếng giấy nhỏ

             Lịch bỏ đi

             Không làm gì

             Ghi Giáo lý

             Tặng bạn bè…

+ Dạy các em trong nhà, trẻ em hàng xóm bằng trò chơi…

+ Đọc hoặc kể chuyện các Thánh…

Có thể còn nhiều việc khác tùy sáng kiến ở mỗi nơi cho thích hợp với hoàn cảnh.

III. BỔN PHẬN CHA MẸ: GIÁO DỤC ĐỨC TIN CHO CON

Trong các bổn phận gia đình, có bổn phận: cha mẹ đối với con cái thường bị lơ là, đó là bổn phận giáo dục Đức Tin cho con cái mình sinh ra.

Là những người đã truyền sự sống mình cho con cái, cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là phải giáo dục chúng nên người hữu dụng cho xã hội và nên người con thảo của Chúa và Giáo Hội. Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò này quan trọng đến nỗi: nếu thiếu sót thì khó lòng mà bổ khuyết được. Vai trò này lại càng quan trọng khi khả năng giáo dục của Giáo Hội bị thu hẹp do hoàn cảnh mà do đó việc giáo dục Đức Tin dường như chỉ còn được thể hiện cách thuận tiện trong gia đình. Hơn nữa, thời đại ngày nay đã đặt ra nhiều vấn nạn về Đức Tin, đặc biệt cho giới trẻ. Đó là một nguyên nhân to lớn làm cho bổn phận này thêm nặng nề và khẩn thiết.

1/ Nhận định về hiện trạng Đức Tin của giới trẻ VN.

Giới thanh thiếu niên Công Giáo ngày nay bị suy giảm và có thể mất Đức Tin vì những lý do sau đây:

a. Vốn liếng Giáo lý quá ít: Càng ngày giới trẻ càng tăng thêm hiểu biết về nhân bản, khoa học, xã hội, chính trị,…. Càng ngày họ càng gặp thêm những thắc mắc do sách vở, báo chí, trường đời,…đặt ra cho họ về tôn giáo, nếu họ không được học hỏi thêm về Giáo lý thì chắc chắn Đức Tin không thể tiếp tục vững mạnh được.

b. Bị hoàn cảnh xã hội chi phối: giới trẻ sẽ có rất nhiều công tác phải làm và hầu như không còn thời giờ, cơ hội thuận tiện đến nhà thờ hoặc học hỏi Giáo lý chung với nhau thường xuyên được.

c. Bị ảnh hưởng của những tư tưởng mới lạ do bạn bè chất vấn hoặc do các môi trường khác ở ngoài xã hội, nên sẽ dễ làm cho họ hoài nghi về tôn giáo, rồi tự ti mặc cảm, không dám tỏ ra mình là người Công giáo, và dần dần bỏ đạo lúc nào không hay…

2/ Nhiệm vụ giáo dục Đức Tin trong gia đình

Muốn giáo dục Đức Tin cho con cái, trước hết cha mẹ phải có Đức Tin vững chắc đã rồi phải tạo cho gia đình một bầu khí đạo đức, yêu thương đi đôi với việc dạy Giáo lý cho con cái trong gia đình.

a. Cha mẹ phải củng cố Đức Tin cho chính mình: “không ai cho người khác cái gì mình không có”. Muốn giáo dục Đức Tin cho con cái thì chính cha mẹ phải có Đức Tin vững chắc. Phải làm gương sống Đức Tin trong đời sống, phải học hỏi thêm về Giáo lý thì mới có thể chu toàn nhiệm vụ mình.

b. Tạo bầu khí yêu thương, đạo đức trong gia đình. Gia đình phải có bàn thờ Chúa ,nơi xứng đáng quan trọng nhất  ở trong nhà. Mỗi tối, gia đình quây quần trước bàn thờ cầu nguyện, nghe Lời Chúa trong sách Thánh rồi suy niệm và chia sẻ cho nhau. Đây là lúc thuận tiện nhất để giáo dục Đức Tin cho con cái.

Phải tạo cho gia đình một bầu khí yêu thương đầm ấm: vợ chồng biết chịu đựng những khuyết điểm của nhau, tránh cải vả to tiếng,… Đối với con cái, cha mẹ luôn đối xử bằng tình yêu thương. Khi con cái có lỗi, cha mẹ đừng la mắng, đánh đập nhưng hãy từ từ dùng lời ngọt ngào nói cho chúng ý thức lầm lỗi của chúng mà xin lỗi Chúa, xin lỗi cha mẹ vào lúc nào thuận tiện, nhất là giờ kinh tối trong gia đình.

Nên gọi con cái bằng tên gọi hay “con", chớ gọi là “mày”, “thằng nọ con kia”,… Đừng rủa xả chúng:  thằng mất dạy, con đĩ,… Dạy chúng gọi nhau là anh, chị em. Tốt nhất, hãy tập cho chúng xưng hô như thế từ lúc chúng mới bập bẹ tập nói. Nếu chúng quên, cha mẹ phải lập tức nhắc nhở để tạo thói quen tôn trọng nhau trong gia đình.

Khi con cái trong nhà gây lộn, đánh nhau, cha mẹ nên gọi chúng lại, nghe mỗi đứa trình bày, rồi sau đó giúp chúng ý thức lỗi của mỗi bên, tự phê bình và xin lỗi nhau để làm hòa. Nên tập ngay từ nhỏ. Tuyệt đối cha mẹ không nên thương, ghét đứa này hơn đứa kia ra mặt, vì nếu có, chúng sẽ biết và chính đó sẽ là một nguyên nhân nguy hại gây bất hòa dai dẳng trong gia đình.

Cha mẹ cũng hãy khôn ngoan trao cho mỗi đứa con một công việc trong nhà, tùy theo khả năng và thời giờ của chúng: em lo quét nhà, dọn cơm, rửa chén bát, đứa lo tưới cây, nuôi gia súc, nấu bếp, giặt quần áo, đi chợ,… và kiểm điểm để công việc được làm tốt mỗi ngày.

c. Phải dạy Giáo lý và giáo dục Đức Tin. Cha mẹ nên dạy Giáo lý cho con cái ngay từ khi chúng biết nói. Không dạy thành từng bài cách khô khan, nhưng theo phương pháp ám thị là lặp đi lặp lại một điều nhiều lần để các em dễ nhớ và dạy mọi nơi, mọi lúc, khi thuận tiện. Dạy sống Đức Tin bằng việc làm hơn là dạy một mớ lý thuyết thuộc lòng ghi trong sách vở. Dạy bằng lời nói và bằng gương sáng của cha mẹ. Gương sáng nhất cha mẹ cần nêu là khi nhà có người đau ốm lâu ngày hoặc con cái tật nguyền, ta không kêu ca trách móc nhưng ân cần chăm sóc và cắt nghĩa cho con cái biết: “ chính người bệnh tật đã gánh tất cả tai họa cho gia đình. Vì thế, mọi người trong gia đình phải biết ơn họ”. Làm như thế, chúng ta đã dạy con cái sống Tín điều “các Thánh cùng thông công”.

Một gương sáng rất hay gặp là cách chúng ta đối xử với người ăn mày: phải làm sao để cho con cái biết “đó chính là hiện thân của Chúa”. Để chúng đừng chạy trốn, đóng cửa, xua chó đuổi họ,… nhưng:

+ An ủi, nếu không có gì cho họ….

+ Cho con đem gạo hoặc tiền …. “biếu”.

+ Gây ý thức đó là “nhiệm vụ” chia của chớ không phải “bố thí”, vì họ cũng có một Cha trên trời.

Chúng ta nên ghi nhớ lời các Giáo phụ dạy: “phải cho người đói ăn, nếu để họ chết đói, các ngươi sẽ là kẻ sát nhân”.

Trong thực hành, các bà mẹ hãy tập cho con làm dấu Thánh giá cách cung kính, tập cho con biết cầu nguyện thỏ thẻ với Chúa, Đức Mẹ như là nói với cha mẹ. Dạy chúng biết hướng lòng lên Chúa, dâng mọi việc làm cho Ngài, cảm ơn Ngài khi gặp may mắn, cầu xin Ngài cứu giúp khi gặp thất bại. Nhắc nhở chúng ý thức Chúa hiện diện khắp nơi… Khi chúng sai lỗi, tập chúng xin lỗi Chúa,…. Khi ru em bé ngủ, cha mẹ hãy hát cho chúng nghe những bài hát đạo đức, lành mạnh, hay những bài thánh ca, Giáo lý. Dạy chúng hát thuộc lòng những bài ca đó, để chúng hát với nhau. Cho chúng học thuộc lòng những câu Phúc Âm ngắn, gọn và dễ thuộc, để chúng áp dụng vào đời sống cụ thể của chúng.

Nhiệm vụ dạy Giáo lý cho con cái còn tiếp tục cho tới khi chúng trưởng thành. Mỗi tuổi mỗi sâu rộng hơn. Cha mẹ hãy hết sức nhẫn nại giáo dục chúng. Cha mẹ phải tìm tòi, học hỏi về những kinh nghiệm của người khác và đừng quản ngại hợp tác với những người thiện chí lo việc giảng dạy Giáo lý trong giáo xứ, khu xóm của mình. Dạy sống Đạo bằng thực hành:

- Cùng đọc kinh, dự lễ, cầu nguyện với con khi có thể.

- Buổi tối nhắc nhở các con chuẩn bị áo quần và sẵn sàng để khi nghe gọi là dậy đi lễ ngay.

- Trước khi đi: nhắc nhớ ý cầu nguyện…

- Trên đường đi: dọn mình dâng lễ, suy ý cầu xin.

- Đến nhà thờ: lấy nước thánh cho con làm dấu và cùng với con bái chào Chúa.

- Dâng lễ, Rước lễ, cảm ơn với con.

- Sau lễ: ở lại ít phút, tập cho con cầu nguyện, suy gẫm,…

- Trên đường về: nhắc lại bài Phúc Âm.

- Trong ngày: thỉnh thoảng nhắc lại ý nghĩa bài Phúc Âm trong thánh lễ buổi sáng…

CỘNG ĐOÀN KINH THÁNH EMMAUS 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 22206
Tin tức liên quan
  • NHỮNG KINH THƯỜNG ĐỌC TRONG GIA ĐÌNH / NHÀ THỜ .
  • PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU GIÚP HƯỚNG DẪN GIỜ KINH TỐI
  • LÀ KYTO HỮU ,TÔI CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
  • NGHI THỨC TÔN VƯƠNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
  • PHỤ LỤC 3: GIÁO LÝ SƠ LƯỢT
  • PHỤ LỤC I: NHỮNG NGHI THỨC CẦN TRONG GIA ĐÌNH CG
  • CHƯƠNG 3 (TT): BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 3: BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 2 (TT): Gia Đình Sống Đạo
  • Chương 2: Gia Đình Sống Đạo
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  19
 Hôm nay:  9299
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11435564
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top