Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chương 3: BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH

 I. BÍ TÍCH RỬA TỘI

Bí Tích Rửa Tội làm cho ta nên chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, nên thành phần của Giáo Hội cách chính thức và hữu hình. Nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được ghép (tháp) vào Chúa Kitô và cùng Ngài chôn con người cũ, tức là quyền lực tội lỗi trong chúng ta, cùng Ngài sống lại để hưởng sức sống của Thánh Thần và lãnh nhận khả năng thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (Yn 4,21-24). Vì vậy:

1. Trường hợp thông thường:

Trong khoảng 1 tháng sau khi sinh, cha mẹ có bổn phận đem con đến nhà thờ xin Cha sở rửa tội cho nó, ghi tên nó vào sổ Rửa Tội của giáo xứ và sổ Gia đình Công giáo của mình. Cha mẹ, anh chị, thân nhân hãy cố gắng hiện diện để tham dự nghi lễ, để cầu nguyện và hiệp thông với em trong ngày vui mừng nhất của đời nó: Ngày được tái sinh làm Con Chúa. Phải chọn cho con một người đỡ đầu xứng đáng để nhờ họ lo lắng, săn sóc con mình giữ đạo cho nên. Cùng chọn cho con một vị Thánh Bổn mạng có ngày lễ kính, có tiểu sử để nó noi gương, bắt chước Ngài và nhờ Ngài che chở giúp đỡ cách riêng.

2. Trong trường hợp nguy tử

Cha mẹ hay một người trong gia đình hãy lo rửa tội cho nó, bằng cách dùng nước lã, vừa đổ nhẹ lên trán nó, vừa đọc “ BA (mẹ, anh, chị,…) RỬA CON (em, cháu,…) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN”. Nếu nó khỏe mạnh lại thì đem tới nhà thờ xin Cha sở làm phép bù và ghi tên vào sổ như trên.

3. Những trường hợp đặc biệt

a) Sẩy thai: phải rửa tội cho thai ngay bằng cách thả bào thai vào thau nước ấm, rồi xé màng bọc thai cho nước thấm vào thai mà đọc: “NẾU NÊN THÌ TA RỬA CON, NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN”.

b) Khi hồ nghi không rõ thai còn sống hay đã chết, cũng rửa tội cho nó với lời đọc: “NẾU NÊN THÌ TA RỬA CON, NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN”.

c) Chưa rõ không biết là thai hay cục thịt, cục máu, cũng hãy rửa tội cho nó: “NẾU NÊN THÌ TA RỬA CON, NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN”.

d) Chưa sinh ra mà sợ con chết trong bụng mẹ, thì nhờ cô đỡ (cô mụ) hay người đàn bà nào quen việc đem nước vào bụng mẹ mà rửa tội cho nó. Sau này nếu sinh được thì rửa tội lại cách hồ nghi, với lời đọc: “NẾU NÊN THÌ TA RỬA CON,…”

e) Nếu chỉ mới sinh ra được đầu, hay chân tay,… thôi, mà vì khó sinh, sợ con trẻ chết mà không kịp sinh ra hết thì:

- Nếu là đầu thì rửa tội như thường, nghĩa là vừa đổ nước trên đầu vừa đọc: “TA RỬA CON, NHÂN DANH…”. Sau nếu có sinh ra được, cũng không phải rửa tội lại và phép rửa đó đã thành cách chắc chắn.

- Nếu là chân, tay,… thì đổ nước vào cơ thể đó và đọc: “TA RỬA CON, NHÂN DANH CHA…”. Sau nếu sinh ra được thì rửa tội lại cách hồ nghi như trường hợp (c) ở trên.

4. Rửa tội người bên lương

Có 3 trường hợp thường gặp:

a) Gặp trẻ bên lương sắp chết, ta nên rửa tội cho nó cách khôn khéo, nếu cha mẹ nó không bằng lòng.

b) Gặp một người ngoại sắp chết, ta hãy rửa tội cho họ, nếu họ có lòng ước ao chịu phép rửa tội, miễn là họ tin các mầu nhiệm chính trong Đạo (kinh Tin Kính) hoặc ít ra họ tỏ dấu ưng thuận để ta rửa tội cho họ.

c) Gặp một người ngoại bị tai nạn bất tỉnh gần chết, một số nhà luân lý khuyên ta nên rửa tội cho họ.

Trong những trường hợp trên, nếu bị cản ngăn, ta nên tìm dịp thuận tiện, khéo léo rửa tội cho họ. Có thể dùng bông gòn hay khăn mùi xoa thấm nước lã vừa lau vừa vắt nhẹ cho nước chảy trên trán họ và đọc: “TÔI RỬA ÔNG (bà, anh, chị, em,…) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN”

5. Những nơi không có Linh mục lâu ngày

Vì phép rửa tội rất cần thiết cho con người để được cứu rỗi, nếu tín hữu có nhiệm vụ cử hành Bí Tích này cho con em mới sinh trong gia đình, và cho những người ngoại muốn theo đạo (phải dạy giáo lý cho họ trước, ít nhất là kinh Tin Kính, giúp họ thật lòng ao ước được rửa tội, xa lánh tội lỗi và cải thiện đời sống). Nghi thức cử hành như sau:

- Tập hợp nơi xứng hợp, nguyện kinh Chúa Thánh Thần, kinh Tin Kính, kinh Ăn năn tội,…

- Mời một người đỡ đầu và làm chứng, người rửa tội lấy nước lã vừa đổ nhẹ trên trán người chịu phép rửa tội vừa đọc: “TÔI (ba, má,…) RỬA ÔNG (bà, anh, chị, con,…) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN”.

- Tất cả đọc kinh Lạy Cha hay Sáng Danh, để tạ ơn Chúa, dâng mình cho Đức Mẹ với kinh Kính Mừng hay một bản Thánh ca thích hợp.

- Ghi vào sổ Rửa tội của Giáo xứ, khu vực,… và vào sổ gia đình Công giáo các chi tiết sau đây:

* Ngày, tháng, năm và nơi Rửa tội.

* Tên thánh, tên họ, tên gọi.

* Ngày tháng năm sinh của người chịu phép Rửa tội.

* Tên thánh, tên họ và tên gọi của người đỡ đầu và của người Rửa tội. Hai người này ký tên vào sổ (Khi gặp Linh mục thì trao sổ lại cho ngài).

6. Vấn nạn Rửa tội cho trẻ em

Giáo Hội chấp nhận ban phép Rửa tội cho trẻ em, con cái của người Công giáo vì những lý do sau đây:

a) Đó là quyền lợi của các em: cũng như con cái đương nhiên được hưởng những quyền lợi tự nhiên như dòng dõi, chủng tộc, của cải vật chất của cha mẹ thế nào thì chúng cũng có quyền được hưởng gia sản tinh thần quí giá của cha mẹ là Đức Tin Công giáo ngay từ lúc mới sinh ra như vậy.

b) Đó là bổn phận của cha mẹ có lương tâm: Sinh con ra, bất cứ cha mẹ có lương tâm nào cũng thấy mình có bổn phận nuôi nấng, săn sóc con cách đầy đủ, cho chúng ăn uống những thứ mà họ nghĩ là có ích cho con, dù chúng chưa hiểu biết để đòi hỏi. Về phạm vi tinh thần cũng vậy, cha mẹ Công giáo đã ý thức giá trị của Đức Tin Công giáo và biết Đức Tin có ích cho con cái họ nên cũng có bổn phận phải liệu sao cho chúng sớm được gia nhập Giáo Hội để thành con Chúa và tiếp tục giáo dục chúng sống Đức Tin trong cuộc đời chúng. Trong trường hợp này, chính Đức Tin của cha em sẽ là bằng chứng bảo đảm Đức Tin cho con cái họ. Đến khi chúng khôn lớn, có thể tự lập một mình thì chúng có toàn quyền quyết định tiếp tục sống đạo hay không, và sẽ hoàn toàn lãnh lấy trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa.

II/ BÍ TÍCH CÁO GIẢI, THÁNH THỂ VÀ THÊM SỨC

Dù đã “chết cho tội lỗi” và hưởng cuộc sống mới không hề mất nhờ Bí Tích Rửa Tội, con cái Chúa vẫn hay bị tội lỗi làm tách rời khỏi Nhiệm Thể Chúa Kitô, như cành lìa khỏi cây (Yn.1,1). Nhưng Chúa đã ban quyền lực Thánh Thần cho Giáo Hội để tha tội và làm sống lại những người đã phạm tội (Yn.20,21-23), đem kẻ phạm tội kết hợp lại với Thiên Chúa và Giáo Hội nhờ Bí Tích Cáo Giải hay Giải Tội.

Bí Tích Thêm Sức củng cố ơn Bí Tích Rửa Tội, ban dồi dào sức sống và sự khôn ngoan của Thánh Thần cho chúng ta trở nên những chi thể trưởng thành của Dân Chúa và có sứ mạng:

a) Chứng tỏ Đức Tin cho kẻ khác.

b) Thờ phượng Thiên Chúa trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, và

c) Góp phần vào việc quy tụ mọi sự dưới quyền cai trị thiêng liêng của Chúa Giêsu là Thủ Lãnh của toàn thể vũ trụ (Cor.2,10)

Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, dấu chứng Giao Ước mới, thông ban Chúa Kitô và chuẩn bị thân xác chúng ta sống lại mai sau (Yn 6,48-1) (PV.47)

Vì thế, khi con cái đến tuổi khôn, biết phân biệt thiện – ác, tốt– xấu, phúc – tội,… cha mẹ có bổn phận cho con cái học Giáo lý để lãnh nhận các Bí Tích này. Nguyên tắc thông thường là:

7 tuổi: học Giáo lý xưng tội rước lễ lần đầu

9 tuổi: học Giáo lý Thêm sức

9-12: Giáo lý bổ túc rước lễ bao đồng.

(15 tuổi trở lên: Giáo lý Hôn nhân).

Ngày mà con em chịu các Bí Tích này là ngày vui của gia đình. Mọi người trong nhà nên có mặt tham dự các lễ nghi, nhất là Thánh lễ. Cùng rước lễ với con em, để đánh dấu kỷ niệm tôn giáo trên đời chúng và là kỷ niệm của chung gia đình. Chỉ có Linh mục mới có quyền cử hành Thánh lễ và ban Bí Tích Cáo Giải. Bí Tích Thêm Sức thì do Đức Giám Mục cử hành, hoặc do Linh mục trong những trường hợp đặc biệt. Khi không có Linh mục, hay khi nguy tử cấp bách, thì tín hữu được Giáo Hội ban phép rộng như sau:

A. Về Bí Tích cáo giải

1. Ăn năn tội cách trọn: trường hợp vì hoàn cảnh mà không thể gặp được Linh mục để xưng tội, ăn năn tội cách trọn là phương thế để tín hữu lãnh nhận ơn tha thứ. Ăn năn tội cách trọn là sự ăn năn thống hối điều đã làm mất lòng Chúa là Cha rất nhân từ đáng mến vô cùng, đã thương yêu ta, và vì tội lỗi của ta mà làm cho Chúa Giêsu phải chết trên Thánh Giá. Thực hành bằng cách: Thành tâm thống hối và xin lỗi Chúa: “Lạy Chúa là Cha rất nhân từ, xin Cha tha tội cho con, con quyết tâm hứa sẽ không tái phạm nữa,…. Rồi nguyện chậm rãi kinh ăn năn tội, đồng thời quyết tâm sẽ đi xưng tội ngay khi có thể gặp được Linh mục.

Để sẵn sàng ra trước mặt Chúa, mỗi tối trước khi đi ngủ, ta nên tự kiểm thảo và ăn năn tội (nguyện kinh ăn năn tội).

2. Xưng tội tập thể: trong những hoàn cảnh đặc biệt, Đức Giám mục ban phép cho Linh mục giải tội tập thể hay giải tội chung, miễn là việc xưng tội (thì phải) riêng từng người một. Để được thành tựu giáo hữu tuyệt đối phải giữ các điều sau đây:

a) Ăn năn tội và dốc lòng chừa.

b) Quyết tâm sửa lại gương mù và những thiệt hại mà mình gây ra.

c) Có ý xưng những tội trọng mà hiện nay không thể xưng ra được theo cách thông thường xưng tội riêng, ngay khi có thể được càng sớm càng tốt. Không được xưng tội tập thể hai lần liên tiếp.

Ngoài ra, luật buộc xưng tội mỗi năm một lần là luật giáo hữu xưng tội riêng theo cách thông thường /những lần xưng tội tập thể không được kể đến.

B. Về Bí Tích Thánh Thể

Thánh Thể là của ăn nuôi linh hồn ta và để thêm sức mạnh cho ta chừa bỏ, xa lánh tội lỗi. Vì thế, Giáo Hội cho phép tín hữu được rước Mình Thánh Chúa ngay cả khi ngoài Thánh lễ khi cần, do Linh mục hay những người được ban quyền.

a) Điều kiện rước lễ:

- Tất cả các tín hữu muốn rước lễ phải:

* Sạch tội trọng và có ý ngay lành.

* Giữ chay Thánh Thể, nghĩa là kiêng các đồ ăn đặc và đồ lỏng một giờ trước khi rước lễ.

* Nước lã và thuốc chữa bệnh thì không kiêng.

- Chay Thánh Thể rút ngắn còn khoảng 15 phút cho những người bệnh, người già lão, người chăm lo cho bệnh nhân.

- Trong cơn nguy tử, rước lễ như của ăn đàng thì không phải giữ chay Thánh Thể.

b) Các giáo hữu ở quá xa nhà thờ hoặc ở những nơi không có Thánh lễ (Vùng kinh tế mới):

* Bất cứ lúc nào, khi có dịp đi ngang qua một nhà thờ, có thể vào gặp Linh mục xin ngài cho rước lễ, và xin Mình Thánh Chúa đem về cho người nhà, nhất là cho người bệnh (Nên mang theo sổ gia đình Công giáo hay giấy chứng Rửa tội để Ngài khỏi nghi ngờ).

* Nếu đang mắc tội trọng mà không kịp xưng, được rước lễ khi có dịp, miễn là hết lòng ăn năn tội. Trường hợp này được miễn giữ chay Thánh Thể (thư chung, Nha Trang 1976).

c) Khi không có Mình Thánh Chúa, ta nên rước lễ thiêng liêng, để được hưởng ơn Chúa cũng như khi rước lễ thực, các điều kiện như sau:

* Giục lòng ăn năn tội.

* Thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con hết lòng ước ao rước Chúa nhưng không có Mình Thánh Chúa tại đây, vậy xin Chúa thương ngự vào lòng con cách thiêng liêng (lời nguyện tự phát tùy hoàn cảnh).

Sáng, tối hoặc bất cứ lúc nào trong ngày, ta cũng có thể rước lễ thiêng liêng như vậy rất nhiều lần. nhất là đối với bệnh nhân, người nhà nên giúp họ sốt sắng chuẩn bị tâm hồn đón Chúa.

C. Thánh lễ

Thánh lễ là hy tế Thánh giá kéo dài, mang lại ơn cứu chuộc cho nhân loại, là trung tâm của đời sống Công giáo, là việc đẹp lòng Chúa nhất, cao trọng nhất trong đạo. Luật buộc dự lễ Chúa nhật và lễ trọng (lễ Giáng Sinh), chỉ miễn, chuẩn cho những ai ở quá xa nhà thờ, quá xa nơi có Thánh lễ, đồng thời vì những lý do chính đáng mà không thể tới dự lễ được. Khi đó nên làm những việc đạo đức, như SUY TÔN LỜI CHÚA, lần chuỗi,… để được ơn Chúa bồi dưỡng. Sau đây là một số mẫu tổ chức buổi Suy tôn Lời Chúa:

a) Mở đầu: người chủ sự (một người có khả năng, uy tín, được mọi người đề cử) có thể nói vài lời về ý nghĩa và mục đích của buổi lễ. Sau đó tất cả làm dấu Thánh giá và nguyện kinh Chúa Thánh Thần.

b) Nghe và  suy tôn Lời Chúa:

* Đọc một bài Cựu Ước hay Thánh Thư của ngày Lễ hôm đó, hoặc theo đề tài buổi suy tôn.

* Hát hoặc đọc những bài Thánh vịnh thích hợp (Đáp ca sau bài đọc I trong Sách lễ).

* Phúc Âm: chọn theo nguyên tắc trên. Nếu Phó tế chủ tọa thì sau Phúc Âm, Phó tế sẽ giảng. Nếu không có Phó tế thì một tín hữu có khả năng có thể nói đôi lời vắn tắt gợi ý suy niệm, hoặc có thể đọc một bài giải thích có sẵn trong các sách thiêng liêng.

* Im lặng một ít phút để Lời Chúa tác động trong tâm hồn.

c) Nếu có Mình Thánh Chúa thì cho rước lễ, nếu không thì rước lễ thiêng liêng.

Lưu ý:

- Về nơi cử hành: tại nhà thờ, nhà nguyện, nếu có. Nếu không thì nên tổ chức trong gia đình, hay nơi nào thuận tiện, xứng đáng mà giáo dân có thể tập họp được.

- Có thể thêm nghi thức thống hối trước khi đọc Lời Chúa (sau nghi thức mở đầu. Tùy ý chọn một trong những nghi thức thống hối có sẵn trong sách lễ).

- Cũng có thể đọc kinh Tin Kính và lời nguyện giáo dân sau Phúc Âm để tuyên xưng Đức Tin và cầu nguyện theo những nhu cầu của cộng đoàn tham dự.

III/ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

Bí Tích Truyền Chức Thánh là làm cho người được chọn trở nên Linh mục của Tân Ước. Nhờ Bí Tích Truyền Chức Thánh, họ được lãnh nhận năng quyền của Thánh Thần để tiếp tục sứ mệnh của Chúa Kitô một cách hữu hình và phục vụ Dân Chúa theo đường lối Tông truyền (Cv 6,6; 2Tim.1,6). Sứ mệnh của Linh mục gồm ba việc:

Triệu tập và giáo dục Dân Chúa.

Xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và thánh hóa các tín hữu.

Tổ chức và hướng dẫn Dân Chúa.

Vai trò của Linh mục đối với Dân Chúa vô cùng hệ trọng như vậy, vả lại ơn kêu gọi làm Linh mục đang là một vấn đề hết sức gay go của Giáo Hội trên toàn thế giới, và đặc biệt tại Việt Nam chúng ta. Vì thế, mọi tín hữu có bổn phận phải tha thiết lưu tâm đến và quảng đại đóng góp phần riêng của mình cho công cuộc cổ vũ ơn kêu gọi và vào công cuộc đào tạo những Linh mục trong tương lai. Cộng đồng Vatican II minh định: “Toàn thể cộng đoàn tín hữu có bổn phận cổ vũ ơn kêu gọi làm Linh mục”.***

Trước hết bằng cách sống đời Kitô hữu trọn vẹn. Các gia đình sống tinh thần Đức Tin, đức Mến và đạo hạnh để trở nên như những CHỦNG VIỆN SƠ KHỞI.

Tiếp đến bằng lời cầu nguyện tha thiết, cũng như bằng những phương thế khác mà họ sẵn có, ngõ hầu Giáo Hội lúc nào cũng có những Linh mục cần thiết để chu toàn sứ mệnh Chúa trao phó.

Sau cùng, bằng việc dạy dỗ con em để chúng nhận biết sự cao quí và cần thiết của chức Linh mục, nhận biết mối bận tâm của Chúa đối với đoàn chiên của Ngài, nhận biết những nhu cầu của Giáo Hội, để một khi Chúa thương mời gọi, chúng sẵn sàng quảng đại đáp lại: “Này con đây, xin hãy sai con” (LM.9; ĐT.2; LM.11; TĐ.11).


Trở lại      In      Số lần xem: 7776
Tin tức liên quan
  • NHỮNG KINH THƯỜNG ĐỌC TRONG GIA ĐÌNH / NHÀ THỜ .
  • CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
  • PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU GIÚP HƯỚNG DẪN GIỜ KINH TỐI
  • LÀ KYTO HỮU ,TÔI CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
  • NGHI THỨC TÔN VƯƠNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
  • PHỤ LỤC 3: GIÁO LÝ SƠ LƯỢT
  • PHỤ LỤC I: NHỮNG NGHI THỨC CẦN TRONG GIA ĐÌNH CG
  • CHƯƠNG 3 (TT): BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 2 (TT): Gia Đình Sống Đạo
  • Chương 2: Gia Đình Sống Đạo
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  1179
 Hôm qua:  13063
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11440507
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top