Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 16 (TN A)

Thứ hai, 21/07/2014

Đề tài: Tiên tri Yona và Nữ Hoàng Saba (Mt 12, 38-42)

1/ Dấu chỉ cho thế hệ này => Cô Helen Keller, 19 tuổi. Sau một cơn đau màng não, cô đã trở nên mù lòa và câm điếc

Bà mẹ không bỏ cuộc, Bà muốn làm sao cho cô hiểu được những ý niệm trừu tượng như là tình yêu thương. Ngày kia, bà viết lên tay Helen hai chữ “tình yêu” và ôm chầm chầm lấy cô. Lần đầu tiên tim Helen đập mạnh và cô đã hiểu được thế nào là tình yêu.

2/ Dân chúng thời Chúa Yesus cũng đòi một dấu lạ: Con người thời nay cũng thích dấu lạ từ Trời, họ thích xem thấy những biến cố lạ lùng, thích nghe những tin giật gân, chỉ mong thỏa mãn tính hiếu kỳ.

3/ Người Kitô hữu cũng muốn nhìn thấy những phép lạ nhãn tiền để thỏa mãn tính hiếu kỳ, hơn là tìm cách đào sâu Đức tin.

4/ Thiên Chúa muốn chúng ta nhận ra Người trong cuộc sống, trong những lúc gặp gỡ tha nhân. Nếu có một Đức Tin trưởng thành thì chúng ta sẽ luôn nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc sống.

5/ Chúa Yesus làm phép lạ, dân Do Thái chứng kiến, các Kinh Sư và Pharisêu cũng được nhìn thấy, nhưng họ vẫn không nhận Ngài là Đấng Messia, Đấng Cứu Độ.

6/ Hôm nay họ muốn thách thức Chúa,: Đòi Chúa làm cho họ một dấu lạ để minh chứng Ngài là Đấng Messia. Chúa không chấp nhận yêu cầu, Chúa trách cứ lòng chai cứng của họ bằng hai câu chuyện thời Cựu Ước.

7/ Tiên tri Yona chỉ là một Ngôn Sứ, có bổn phận loan báo về Đấng Cứu Thế. Chỉ vậy thôi mà dân Thành Ninivê lại nghe lời ông rao giảng và đã ăn năn sám hối. Còn Chúa Yesus lại chính là Đấng Cứu Thế mà các Ngôn Sứ loan báo, Chúa rao giảng, làm các phép lạ mà họ lại không chịu tin theo, không chịu ăn năn sám hối.

8/ Nữ Hoàng Saba khi nghe biết tiếng về sự tài giỏi khôn ngoan của Salomon, Bà đã cất công lặn lội tìm đến để được diện kiến, để được nghe tận tại những lời khôn ngoan ấy. Nhưng Vua Salomon dù sao cũng chỉ là người phàm, ông chỉ có được một chút khôn ngoan do Thiên Chúa ban cho.

9/ Trong khi ở đây dân Do Thái không phải vất vả đi đâu cả, bởi vì Chúa Yesus đang ở giữa họ. Ngài cao trọng hơn Salomon bội phần. Chúa Yesus chính là Thiên Chúa quyền năng, là cội nguồn của sự khôn ngoan, thế mà dân Do Thái lại chẳng thèm nghe lời Chúa giảng dạy.

10/ Chúng ta biết Chúa, nghe lời Chúa giảng dạy, Chúa bảo chúng ta đừng bắt chước dân Do Thái, không chịu ăn năn sám hối, nhưng hãy bắt chước dân Thành Ninive, bắt chước Nữ Hoàng Saba, thành thật ăn năn, nghe lời Chúa dạy bảo. Cho dù chúng ta đầy tràn tội lỗi, Chúa cũng sẽ yêu thương tha thứ hết.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, sám hội tội lỗi là điều kiện tiên quyết để lãnh nhận ơn cứu độ, xin Chúa giúp chúng con chừa bỏ Đàng tội, ăn năn sám hối và tin tưởng vào Đức Yesus là Đấng Cứu Độ duy nhất. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ ba, 22/07/2014

Đề tài: Tình yêu trọn vẹn - Mừng Kính Thánh Nữ Mađalêna, Tông đồ của các Tông đồ.

1/ Trong Tin Mừng, chúng ta thấy có nhiều lần nói đến Maria Mađalêna: a) Maria em của cô Mátta quê ở Bêtania. b) Maria tội lỗi: Người xức dầu thơm cho Chúa tại nhà ông Simon. c) Maria Mađalêna bị quỉ ám, người được Chúa Yesus phục sinh hiện ra với bà trước tiên, cũng là người đứng dưới chân Thánh Giá với Đức Mẹ. Như vậy, có ba người Maria Mađalêna. Giáo hội Công Giáo chỉ kính nhớ một Maria Mađalêna hôm nay, là người phụ nữ bị quỉ ám.

2/ Bà Maria Mađalêna sống cùng thời với Chúa Yesus, Bà được nghe Lời Chúa giảng dạy, được chứng kiến nhiều phép lạ, không hiểu sao Bà bị quỉ ám, thậm chí là Bảy quỉ ám. Bà được Chúa Yesus cứu chữa, sau đó Bà hòa nhập vào nhóm phụ nữ đạo đức, giúp đỡ Chúa và các Tông đồ trên bước đường truyền giáo.

3/ Sự kiện đáng nhớ nhất là Bà được Chúa phục sinh hiện ra đầu tiên vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần.

4/ Bà được mang danh là “Tông đồ của các Tông đồ”, bởi Bà đã thấy Chúa phục sinh và Bà đã đi loan báo điều đó cho các Tông đồ. Các Tông đồ đang hoang mang lo sợ, hoài nghi thì Maria đã mang lại niềm tin, niềm vui, niềm hy vọng cho các Ông.

5/ Chúa Yesus là tấm gương sự thật để chúng ta nhìn, Chúa đã để lộ tất cả con người của Chúa qua các vết thương, những lằn roi, để chúng ta thấy sự yêu thương phục vụ của Chúa.

6/ Thánh Nữ Maria Mađalêna là hình mẫu người Môn đệ Chúa Yesus, trong khi các Môn đệ chạy trốn thì bà âm thầm theo Chúa đến đỉnh đồi Golgotha, trong khi các Môn đệ sợ hãi thì bà âm thầm đi viếng mộ Chúa.

7/ Tình yêu của Bà đã biểu lộ cách chân thật nhất, chính là lúc Chúa đang chịu đau khổ. Chúng ta có thể yêu Chúa lúc được bình an, nhưng tình yêu thì phải biểu lô cả những lúc khó khăn, thử thách, khổ đau.

8/ Tình yêu trung kiên ấy đã được đáp đền xứng đáng, bởi vì đã theo Chúa đến cùng trong đau khổ, nên giờ đây Bà là người đầu tiên được hưởng nếm hạnh phúc bên Chúa phục sinh.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Yesus, tình yêu luôn đòi hỏi phải có sự hy sinh, cho dù mỗi người đều có lối sống và tính cách khác biệt nhau. Xin Chúa ban cho chúng con có đủ niềm tin và thiện chí để sống trọn vẹn cho nhau, vì nhau. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Nữ chuyển cầu. Amen.

Thứ tư, 23/07/2014

Đề tài: Người gieo giống quảng đại (Mt 13,1-9)

1/ Người gieo giống nào cũng có niềm tin và tâm hồn lạc quan. Vì khi gieo hạt, có hạt sẽ rơi vào vệ đường, vào sỏi đá, vào bụi gai và vào đất tốt. Điều không mong muốn cũng không thể tránh được, nhưng cuối cùng ông ta cũng luôn gặt được một mùa bội thu.

2/ Nhìn vào lĩnh vực tinh thần, việc gieo vãi Lời Chúa có khi có kết quả tốt đẹp trông thấy liền, nhưng cũng không tránh khỏi những kết cuộc khổ đau vì bị chống đối, bách hại. Nhưng nhìn qua 2000 năm ro giảng, Giáo Hối vẫn tồn tại, vẫn sinh nhiều hoa trái và đầy hy vọng.

3/ Nước Trời được sánh ví như người gieo giống, nhưng điều quan trọng là phải tin vào kết quả cuối cùng. Lịch sử của Giáo Hội là lịch sử của các cuộc bách hại, khổ đau, nhưng người Tín hữu vẫn luôn được mời gọi gieo rắc niềm tin yêu hy vọng trước bao khó khăn cấm cách, nhưng chung ta phải luôn tin tưởng vào tình yêu Chúa sẽ đơm bông kết trái.

4/ Nhìn cách làm việc của người gieo giống, ông ta gieo một cách quảng đại, từ đó suy ra cách đối xử quảng đại mà Thiên Chúa dành cho chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải có thái độ, cung cách đối xử với anh em như vậy.

5/ Thiên Chúa quảng đại mặc dù Ngài biết chúng ta lãng phí ơn huệ của Ngài, nhưng Ngài vẫn vung tay phân phát. Chúng ta cứ tưởng tượng: Nếu Thiên Chúa so đo, dè xẽn, thì tình cảnh của chúng ta sẽ ra sao? Thiên Chúa không làm thế, bởi Ngài muốn chúng ta luôn an tâm tin tưởng ở nơi Ngài không bao giờ rút tay lại, chỉ có chúng ta hoặc là từ chối, hoặc là bóp ngẹt, không để cho tình yêu của Chúa triển nở trong chúng ta mà thôi.

6/ Khi chúng ta nhận lãnh nhưng chúng ta phải quảng đại chia sẻ tình yêu ấy cho anh em, cho dù họ có biết đón nhận hay không. Bởi vì chúng ta dư biết hạt giống chỉ có một số rơi vào đất tốt, còn bao nhiêu bị ăn mất, bị chết, bị bóp ngẹt, nhưng hạt giống rơi vào đất tốt sẽ nhiều hơn.

7/ Nếu tình yêu thương được chia sẻ thì sẽ làm nẩy sinh biết bao tình yêu thương khác. Nói chung hạt giống yêu thương cho dù chúng ta có gieo vào bất cứ ở đâu, cũng đều sẽ sinh ra hiệu quả tốt đẹp.

8/ Chúng ta hãy hào phóng, quảng đại như người gieo giống, để những hạt giống như là những cử chỉ, thái độ, việc làm yêu thương của chúng ta đều đơm bông kết trái. Nhờ thế cả vũ trị này, thế giới này càng ngày càng sẽ tốt đẹp hơn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa nói “Làm bởi bay mà ban bởi Ta”. Hay như Phaolô nói: “Phaolô trồng, Apolô tưới, nhưng Thiên Chúa mới cho mọc lên”. Xin Chúa ban cho chúng con sự kiên trì, lòng quảng đại và tình yêu thương để chúng con trở nên người gieo giống trong phúc âm.

Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ năm, 24/07/2014

Đề tài: Chúa giảng bằng Dụ Ngôn (Mt 13,10-17)

1/ Một hôm đứa con gái nhỏ bảo tôi: “Bố ơi, con muốn đếm sao trên trời”. Một lúc sau, rồi nó lại nói: “Bố ơi, nhiều quá con không đếm hết”.

2/ Lời con bé nói làm tôi bừng tỉnh, tôi tự nhủ: “Chúa ơi, để con đếm thử xem con đã nhận lãnh bao nhiêu ơn lành của Chúa”. Càng đếm thử, tôi càng ân hận vì có quá nhiều ơn Chúa ban mà tôi không thể nào đếm hết, nhớ hết. Không ngờ Chúa đã ban cho con nhiều ơn đến thế!

3/ Tình yêu là thứ ngôn ngữ không lời: Dụ Ngôn là thứ ngôn ngữ dễ hiểu nhất. Như vậy, để hiểu được các bài Dụ Ngôn, ta cần phải có một tâm hồn khao khát muốn tìm hiểu. Các Môn đệ là những người thuyền chài dốt nát, lại được gọi là những con người có phúc vì các ông được Mạc Khải về nước Trời do chính Chúa Yesus, bằng mắt thấy tai nghe. Các tổ phụ xa xưa thì chỉ được nghe mà chưa được thấy, còn những kẻ ở ngoài thì lại từ chối tin vào Đức Yesus, cho nên mầu nhiệm nước Trời luôn là điều mù tối đối với họ.

4/ Thấy, đón nhận và tin vào Đức Yesus là một mối phúc lớn cho những kẻ được mời gọi, nhờ phép rửa mà Ki-tô hữu được mời gọi tin vào Chúa Yesus và trở nên chứng tá của Người. Đó là ân phúc lớn lao để nuôi dưỡng Đức tin của chúng ta.

5/ Từ khi bắt đầu sứ vụ công khai rao giảng Tin Mừng, phần đông dân chúng vẫn dửng dưng, không chịu đón nhận để ăn năn hối cải, họ không quan tâm, cũng không muốn sửa đổi đời sống. Vì thế Chúa Yesus phải thay đổi cách giảng dạy.

6/ Sự thay đổi này khiến cho các Môn đệ ngạc nhiên, bởi vì khi nghe Dụ Ngôn, các ông cũng chẳng hiểu gì. Vì thế nên Chúa phải giải thích rõ hơn: Dụ Ngôn là cách so sánh một điều cụ thể với một giáo huấn trừu tượng. Nói xong, Chúa lại nói tiếp: “Ai có tai thì hãy nghe”, điều này xem ra có vẻ mâu thuẫn. Vì khi ai nghe, và muốn tò mò tìm hiểu, thì Chúa sẽ giải thích cho; còn ai chỉ muốn nghe vật vờ, không muốn tìm hiểu thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được, bởi Chúa cũng chỉ muốn cho các Môn đệ hiểu thôi!

7/ Dân chúng không hỏi, bởi họ không có lòng muốn hiểu, hay nói rõ hơn là họ chỉ muốn nghe cho vui tai chứ họ không có thiện chí. Họ không cố gắng để tìm hiểu nên họ cũng không biết mầu nhiệm nước Trời.

8/ Chỉ có các Môn đệ đến xin Chúa giải thích ý nghĩa Dụ Ngôn, nên các ông có phúc được hiểu hết những mầu nhiệm cao cả nước Trời. Các Ngôn Sứ ước ao được xem, được nghe mà không được, thật đúng với câu châm ngôn: “Ai có thì được có thêm, còn ai không có thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi”.

9/ Ai biết sử dụng ơn Chúa thì Chúa sẽ cho thêm, còn ai không biết sử dụng ơn Chúa thì chẳng những không được ơn Chúa ban thêm mà những ơn đã có trước cũng bị lấy lại.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, điều kiện để được Chúa ban thêm ơn là phải biết cảm ơn Chúa, xin Chúa đừng để chúng con trở thành những kẻ vô ơn bạc nghĩa, khiến cho Chúa chẳng cách nào có thể đến với chúng con được. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ sáu, 25/07/2014

Đề tài: Thánh Giacôbê Tông đồ (Mt 20,20-28)

1/ Trong số mười hai Tông đồ, có 2 vị mang tên Yacôbê, vì thế người ta phải thêm vào chữ Tiền và chữ Hậu. Thánh Yacôbê được Mừng Kính hôm nay là Yacôbê Tiền. Chúng ta nên biết đôi nét về cuộc đời của Ngài, đưa một ít vào Tân Ước và một ít nhờ vào truyền khẩu.

2/ Ngài là anh ruột của Thánh Yoan, hai người là con của ông Alphê và bà Satômê. Cả hai anh em đều là hai trong số bốn Môn đệ Tiên khởi.

3/ Thánh Yacôbê là một trong ba người được Chúa thương yêu đặc biệt: Được Chúa cho thấy cuộc biến hình trên núi Tabo, được chứng kiến Chúa chữa cho con gái ông Giai-a sống lại. Được chứng kiến Chúa hấp hội trong vườn cây dầu. Ngài là vị tử đạo đầu tiên.

4/ Sau khi Chúa về trời, Thánh Yacôbê nhận lãnh Thánh thần, Ngài hiên ngang rao giảng cho người Do Thái tại Yudea. Ít năm sau Ngài sang truyền giáo ở Tây Ban Nha, rồi trở về Yudea, bị vua Herode Antipa xử trảm trước Lễ phục sinh của năm 44.

5/ Chúa Yesus gọi tên ông là Thần sấm sét: Vì một lần Chúa Yesus và các Môn đệ đi lên Yerusalem ngang qua Samari, dân chúng tại đây không muốn đón tiếp Chúa vì Chúa là người Do Thái. Sự từ chối này làm cho Yacôbê và Yoan hết sức nóng nảy. Lúc trở về, Ngài nhớ lại lúc trước kia có lần tiên tri Elia xin lửa từ trời xuống thiêu hủy đám dân chúng không muốn nghe lời Thiên Chúa. Nhớ lại lời khuyên ấy nên các Ngài đề nghị xin Chúa khiến lửa trời xuống tiêu diệt dân Thành đó, Chúa Yesus đã quở trách và đặt cho ông cái tên là “con của Thần sấm sét”.

6/ Câu chuyện thứ hai: Bà thân mẫu của Yacôbê có họ hàng với Chúa Yesus, nên bà có ý nghĩ gởi gắm 2 đứa con mình cho Chú Yesus, Bà xin cho hai người ngồi hai bên tả hữu của Chúa. Điều xin này có ý nghĩa hợp lý theo ý đồ của thế gian.

7/ Chúa Yesus không trả lời bà, mà Chúa có ý dạy hai ông rằng: “Theo Chúa là phải chấp nhận uống chén đắng của Chúa”, vậy ai muốn theo Chúa thì phải chia sẻ khổ nhục, cay đắng với Ngài. Thứ hai, “Theo Chúa thì phải tìm chỗ cuối rốt”, vì quyền bính không phải để thụ hưởng nhưng là để phụng sự Chúa, và phục vụ anh em. Cho nên Môn đệ chân chính thì không đưa mình lên, không khoe khoang, không mong được phục vụ, nhưng là dùng mọi ơn huệ Chúa ban để phục vụ Chúa, làm sáng danh Chúa và phục vụ anh em.

8/ Noi gương Thánh Yacôbê: Chúng ta hãy học bài học hy sinh, sẵn sàng chấp nhận khó khăn, đau khổ trong cuộc sống để làm sáng danh Chúa trong công tác phục vụ gia đình, giáo xứ, xã hội.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết yêu Chúa là tin Chúa và theo Chúa đến cùng cho dù phải khổ đau, trái ý. Xin giúp chúng con dám làm chứng cho Chúa bằng đời sống Đức tin của mình như Thánh Yacôbê Tông đồ.

Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Nhân chuyển cầu. Amen.

Thứ bảy, 26/07/2014

Đề tài: Thánh Gioakim và Thánh Anna (Mt 13,16-17)

1/ Lời đầu tiên chúng con muốn nói: Lạy Thánh Gioakim và Anna, tất cả muôn loài thụ tạo đều mang ơn hai Ngài, vì nhờ hai Ngài mà chúng con có được một Lễ vật cao trọng để dâng lên Thiên Chúa, đó là Đức Trinh nữ Maria.

2/ Cây tốt sinh trái tốt. Ngoài ra, hai Ngài còn được ở trong một mảnh đất thật màu mỡ và đầy ơn sủng. Ý nghĩa này thật đúng với trường hợp của Thánh Goakim và Anna. Qua hai Ngài, chúng con đón nhận được hoa trái tình yêu từ cung lòng của Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Maria đã sinh ra Đấng Cứu Chuộc muôn dân. Đây là một ân huệ cao cả mà không cha mẹ trần gian nào có được.

3/ Thánh Gioakim và Anna thật có phúc, vì đã được Thiên Chúa ban cho chức phận là song thân của Đức Trinh Nữ Maria như một nguồn ân sủng dạt dào. Qua hai Ngài, Thiên Chúa đã ban tặng hồng ân cứu độ cho toàn thể nhân loại chúng con.

4/ Thánh Anna là con gái trong một gia đình trung lưu của chi tộc Yuda Belem. Đến tuổi đôi mươi, Anna vâng lời cha mẹ kết hôn với Gioakim, một thanh niên đạo đức cũng thuộc chi tộc Yuda. Anna là phụ nữ đảm đang, lại giàu lòng nhân ái, còn Gioakim là người công chính, suốt đời sống trong niềm kính yêu Thiên Chúa.

5/ Các Ngài chia tài sản ra làm 3 phần: Một phần giúp người nghèo, một phần dâng cúng vào đền thờ, một phần để làm của nuôi thân.

6/ Các Ngài mang một nỗi khổ nhục là sống với nhau nhiều năm mà vẫn không có con. Truyền thống Do Thái thường khinh dễ những cặp vợ chồng không có con, cho đó là một sự vô phúc, đáng tủi nhục. Dù vậy, hai Ngài vẫn một lòng khiêm tốn, kiên nhẫn cầu nguyện.

7/ Một hôm Gioakim đem lễ vật vào đền thờ để dâng lên Thiên Chúa. Một Thầy tư tế bằng một giọng khinh bỉ nói với Ngài rằng: “Người như ông không nên vào đền thờ dâng lễ vật như những người khác”.

8/ Gioakim tủi thân, xấu hổ trước mọi người. Ông vào rừng vắng một mình kín đáo cầu nguyện, ăn chay. Cho đến một hôm, Thiên Thần Chúa hiện đến báo tin cho Ngài biết: “Thiên Chúa đã nhận lời ông bà cầu xin, Ngài sẽ ban cho bạn ông sinh một bé gái, ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Maria. Trẻ này ngay lúc còn thơ ấu, sẽ được dâng lên Thiên Chúa và sẽ được tràn đầy ơn Thánh Linh”.

9/ Cùng lúc đó, Bà Anna ở nhà cũng được báo tin như vậy. Thế rồi con trẻ chào đời, hai ông bà không còn là người tủi nhục bất hạnh nữa, trái lại Thiên Chúa đã chúc phúc cho hai ông bà. Các Ngài đã ân cần nuôi nấng, dạy dỗ để sớm có thể dâng con lên cho Thiên Chúa.

10/ Các Ngài đã thực hiện ý nguyện này khi Maria được 3 tuổi. Cho dù chỉ có một đứa con, nhưng hai ông bà cũng vui lòng để con trẻ ở lại luôn trong đền thờ để ngày đêm phụng thờ Thiên Chúa.

11/ Chúng ta là các gia đình Công giáo hãy noi gương bắt chước hai Ngài, phải hiểu thấu giá trị cao quý của bậc sống gia đình. Sống cho tròn vai trò, bổn phận làm cha mẹ, làm chồng, làm vợ. Nhất là xin Chúa cho gia đình luôn là tổ ấm của tình yêu, để chuẩn bị tốt cho con cái trở nên của lễ xứng đáng dâng lên Thiên Chúa, hầu xứng đáng là công dân tốt, hữu ích cho Giáo Hội, cho xã hội và cho đất nước.

Cầu nguyện: Chúa đã chọn Thánh Yoakim và Anna là Ông bà trần thế Thánh thiện của con Chúa. Xin Chúa Thánh hóa các Ông, Bà, Cha, Mẹ trong gia đình Ki-tô hữu luôn là những con người tràn đầy ơn Chúa, để chúng con là những hậu sinh luôn được hưởng nhờ phúc đức từ ông bà cha mẹ. Nhờ đó chúng con luôn được sống trong ơn nghĩa Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Yoakim và Anna chuyển cầu. Amen.

 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2113
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  2128
 Hôm qua:  13063
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11441456
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top