Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa TUẦN 26 THƯỜNG NIÊN A 2017 (Giuse Luca)

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7 / Tuần XXVI Thường Niên A (02/10 -> 07/10/2017)

Thứ hai, 02/10/2017

Đề tài: CÁCH THIÊN CHÚA CHỞ CHE CON NGƯỜI

KÍNH THIÊN THẦN HỘ THỦ

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Lc 18,1-5.10)

1 Khi ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời ?” 2 Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông 3 và nói : “Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

4 “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.

5 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.

10 “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này ; quả thật, Thầy nói cho anh em biết : các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”

SUY NIỆM:

1/ Mỗi một mầm sống con người, ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên, đều được Thiên Chúa đặt để, cấp phát cho một Thiên thần hộ thủ để che chở, phù hộ con người.

2/ Vì vậy, tình yêu của Thiên Chúa luôn vượt qua mọi toan tính của con người. Ngài tìm mọi cách để hiện diện bên con người ở mọi nơi, mọi lúc.

3/ Thánh Basiliô nói: Mỗi tín hữu đều có một Thiên thần hộ thủ để bảo trợ và hướng dẫn họ đến với sự sống đời đời. Các Thiên thần hộ thủ gợi lên trong ta những tâm tình thiện hảo, và xua đuổi những tư tưởng mê muội, để chúng ta vững bước về quê trời đích thực.

4/ Thiên Chúa yêu thương con người nên ban cho mỗi người một Thiên thần Hộ thủ để nâng đỡ, giữ gìn và hướng dẫn họ luôn sống đẹp lòng Chúa. Niềm tin này bắt nguồn từ Kinh Thánh và đã có từ lâu trong Giáo hội => Đây là Giáo lý chúng ta cần phải tin.

5/ Vua Đa-vít xác nhận: Thiên Chúa đã ra lệnh cho các Thiên thần của người phải gìn giữ chúng ta. Nơi khác chúng ta cũng đọc thấy: Thiên thần của Chúa hằng ở cạnh những kẻ kính sợ Chúa và bệnh vực họ khỏi mọi nguy hiểm.

6/ Chúa Yesus cũng nhắc trong Tin Mừng: “Các con phải biết rằng: Thiên Thần Hộ thủ của các em trên trời hằng xem thấy mặt Cha Thầy”.

7/ Như vậy, việc chúng ta tin có các Thiên Thần Hộ thủ là quá rõ ràng và nhiệm vụ của các Ngài là phụng mệnh Thiên Cha giúp đỡ loài người.

8/ Thánh Toma Tiến sĩ đưa ra hai lý do giải thích cần có các Thiên thần Hộ thủ giúp đỡ loài người: Lý do thứ nhất sự quan phòng của Thiên Chúa trước hết là để ý đến những cái sẽ tồn tại mãi mãi. Đối với những cái chóng qua, sự quan phòng của Thiên Chúa đưa nó tới cái tồn tại mãi mãi. Con người sẽ tồn tại mãi nên Thiên Chúa ban cho mỗi người một Thiên Thần Hộ thủ để giúp đỡ họ.

9/ Lý do thứ 2: Con người ta, ai cũng đang sống trong giai đoạn lữ hành, mà con đường lữ hành lại rất nguy hiểm, luôn bị đe dọa. Vì thế Thiên Chúa đã dự liệu cho mỗi người có một vị bảo trợ. Khi nào con người tới đích thì Thiên Thần hết nhiệm vụ bảo trợ, sau đó Thiên Thần sẽ được đồng hưởng hạnh phúc.

10/ Đối với những người ngoại đạo thì sao? Thánh Toma trả lời: Tất cả mọi người ai cũng có một vị bảo trợ, vì đây là ân chung của loài người.

11/ Theo Thánh Hieronimo cùng nhiều nhà thần học khác: Mỗi người đều có một Thiên Thần Hộ Thủ ngay từ lúc vừa sinh ra và liên tục giúp đỡ cho đến khi người ấy chết.

12/ Như thế, Thiên thần Hộ thủ là môt người bạn đường, một bạn đồng hành thân thiết của chúng ta, là Đấng bảo trợ tích cực nhất. Vì thế chúng ta hãy năng nhớ đến Thiên thần Hộ thủ của mình và luôn cầu nguyện với Ngài, xin Ngài giúp chúng ta vượt thắng những khó khăn và luôn biết xứng đáng là con cái Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban bình an hạnh phúc cho chúng con, nhờ vào lời cầu bầu của các Thiên Thần Hộ Thủ. Amen.

 

Thứ ba, 03/10/2017

Đề tài: MỘT LÀNG CỦA NGƯỜI SAMARI KHÔNG ĐÓN TIẾP CHÚA

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (Lc 9,51-56)

51 Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. 52 Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. 53 Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem. 54 Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng : “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không ?” 55 Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. 56 Rồi Thầy trò đi sang làng khác.

SUY NIỆM:

1/ Mục đích của tác giả Luca về bài Tin Mừng hôm nay: Diễn tả về mục đích của Chúa Giêsu khi thi hành sứ mạng thiên sai, Chúa chú trọng đến việc huấn luyện các Tông Đồ cho sứ mạng của họ sau khi Chúa về trời.

2/ Ý Chúa muốn dạy gì ở câu 51? Câu này cho ta thấy Chúa Giêsu nhất quyết lên Yerusalem để chu toàn sứ mạng mà Chúa Cha trao phó là chịu tử nạn để cứu chuộc loài người. Như vậy sứ vụ của chúng ta là gì? Chúng ta có dám hy sinh không? Có muốn làm vinh danh Chúa, có muốn hy sinh vì phần rỗi của bản thân và của tha nhân không? Chúng ta có dám thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều hy sinh hay không?

3/ Chúa muốn dạy các Môn Đệ điều gì? Chúa muốn các ông phải nhẫn nại trước sự từ chối của người Samari. Chúa muốn các ông không được hung hăng, nóng nảy, tự ái như hai anh em Yacobe và Yoan, Chúa muốn dạy cho họ bài học nhẫn nại khi gặp khó khăn, thử thách.

4/ Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì? Trong đời sống kito hữu, Chúa muốn chúng ta phải luyện tập đức kiên nhẫn và phải bình tĩnh trước những trái ý cũng như nghịch cảnh.

5/ Vì sao người Samari không chịu chấp nhận chứa chấp Thầy trò khi biết Ngài đang đi lên Yerusalem. Hai dân tộc trước kia là anh em, nhưng nay lại coi nhau như kẻ thù, nguyên do vì người Do Thái coi Samari như ngoại giáo, như người ngoài chỉ vì họ không cho dân Samari chung tay góp sức xây cất đền thờ Yerusalem. Do Thái thì cho rằng Thiên Chúa chỉ ngự ở Yerusalem, trong khi dân Samari lại cho rằng, Thiên Chúa chỉ ngự ở đền thờ trên núi Garizim, vì thế khi biết Chúa Giêsu lên Yurusalem họ đã không hoan nghênh.

6/ Lý do nào có sự khác biệt, đối lập? Cuộc sống cho dù là đạo hay đời cũng đều có những lý do để con người đối lập nhau, người đời luôn tìm ra lý do để nghi kỵ, khinh khi cự tuyệt và bách hại người kito hữu.

7/ Phần thưởng dành cho những ai bị bách hại là gì? Đây là phúc thứ tám của Chúa Giêsu: Phúc cho anh em khi vì Thầy mà người ta sĩ nhục, bách hại, vu khống đủ điều xấu xa, anh em hãy vui mừng, hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em thật lớn lao ở trên trời. (Mt 5, 11-12).

8/ Khuôn mặt của Chúa Giêsu như thế nào khi quả quyết lên Yerusalem? Khi Chúa Giêsu quyết định lên Yerusalem để chịu thương khó thì gương mặt Chúa biểu lộ sự quả cảm, còn khi Chúa tự nạn và Phục Sinh lại biểu bộ sự nhân từ, cảm thông và tha thứ. Chúa Giêsu không muốn sống tinh thần trả thù khi các Môn Đệ muốn gọi lửa từ trời xuống để thiêu đốt những người muốn chống đối Chúa.

9/ Người Kito hữu cần phải làm  gì trước sức mạnh của thế gian?  Khi loài người muốn dùng vũ lực để chống lại đạo Chúa, các Tông Đồ đã nghĩ ngay đến sức mạnh siêu phàm của Thiên Chúa, đó là xin lửa từ trời. Giống như Gomara và Sodoma, Chúa Giêsu không muốn muốn hội thánh đương đầu với thế gian, nhưng Chúa muốn chúng ta dùng sự hiến thân để phục vụ và cứu giúp họ.

10/ Chúng ta cần phải làm gì khi gặp chống đối, bách hại? Vì chúng ta là con cái Chúa, nên khi nhìn lên gương mặt nhân từ, đầy cảm thông và tha thứ của Đức Kito, chúng ta có thể có được sự bình tĩnh, cảm thông, quảng đại, tin tưởng và tha thứ.

11/ Bài học Chúa muốn dạy chúng ta là gì? Chúa Giêsu lên Yerusalem là để chịu chết, để cứu độ nhân loại. Nhưng qua sự từ chối và không đón tiếp của dân làng Samari, điều này cho chúng ta thấy rằng: không phải ai cũng đón tiếp Chúa, không phải ai cũng chấp nhận giáo lý của Ngài. Ngược lại, họ còn chối bỏ, cấm cách, bách hại và lên án tử hình. Điều này giúp chúng ta hiểu được, để xin Chúa ban ơn can đảm trước những chống đối bách hại của người đời.

Lời nguyện: Lạy Chúa, đi theo Chúa là phải từ bỏ tất cả, ngay cả chính mạng sống của mình. Xin giúp con can đảm và bền đỗ theo Chúa đến cùng. Amen.---

 

Thứ tư, 04/10/2017

Đề tài: MUỐN THEO CHÚA PHẢI TỪ BỎ MỌI SỰ

THÁNH PHANXICO ASSISI – LỄ NHỚ

(TRUNG THU)

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca (Lc 9,57-62)

57 Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo." 58 Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." 59 Đức Giê-su nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi! " Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã." 60 Đức Giê-su bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa." 61 Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã." 62 Đức Giê-su bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa."

SUY NIỆM:

1/  Lúc này danh tiếng Chúa Giêsu đã vanh danh khắp nơi, qua các lời giảng và các phép lạ Người làm, vì thế có nhiều người muốn đi theo Chúa. Nhân cơ hội này Chúa Giêsu cho biết những điều kiện để đi theo Chúa.

2/  Chúa Giêsu đòi những người muốn làm môn đệ Chúa phải có ý ngay lành.

3/ Một kinh sư cảm thấy ở nơi Chúa Giêsu có thể đáp ứng đầy đủ những tham vọng của ông, thứ tham vọng trần thế: giàu có, địa vị. Chúng ta hiểu được ý này là do câu trả lời của Chúa.

4/  Con chồn có hang… Ý Chúa muốn diễn tả rằng : Cuộc đời trần gian của Chúa không có bảo đảm, vì Chúa nghèo hơn con chốn, con cáo. Nghèo quá đến độ không có nhà. Vì thế đi theo Chúa với một tham vọng là không phù hợp.

5/ Ở Phúc Âm Luca, người thứ hai do Chúa mời gọi anh. Điều này nói lên rằng: Anh có thiện chí nhưng chưa thể dứt khoát những ràng buộc của gia đình “xin cho phép tôi về chôn cha tôi”. Câu này không có nghĩa là cha anh đã chết, vì nếu chết rồi thì anh đã không xin về chôn cất, nhưng chỉ là anh xin về phụng dưỡng cha già cho trọn chữ hiếu.

6/  Chúa muốn giải thích rằng : Việc ở đời, để người đời lo. Việc loan báo Tin Mừng cần thiết, cấp bách và quan trọng hơn, cho nên phải ưu tiên hơn.

7/  Ở đây Chúa muốn dạy rằng : Muốn làm môn đệ Chúa thì phải dành trọn vẹn. Nghĩa là không có bất cứ thứ gì chi phối, kể cả mối quan hệ ruột thịt trong gia đình.

8/  Người thứ ba cũng muốn xin đi theo, nhưng chưa thể dứt khoát vì còn bịn rịn gia đình. Chúa Giêsu lấy hình ảnh người đi cày để trả lời cho người thứ ba về điều kiện đi theo Chúa. Đi cày thì luống cày phải thẳng, nếu ngó lui thì luống cày sẽ vẹo vọ khiến cho đất không đều, ruộng sẽ không tốt, hạt giống khi gieo xuống sẽ không sai hạt.

9/ Đi theo Chúa thì phải dứt khoát, không thể ngập ngừng, khiến cho công việc Chúa bị chậm trễ, không trọn vẹn.

10/ Qua bài Tin Mừng, Chúa muốn ta nhận ra rằng : Một khi đã chọn đi theo Chúa thì phải từ bỏ mọi danh vọng, từ bỏ mọi ràng buộc, hiến toàn thân cho Chúa, thuộc trọn về Chúa để chu toàn công việc Chúa giao.

11/ Theo Chúa thì phài từ bỏ mọi tham vọng, của cải vật chất, từ bỏ mọi sở thích riêng thuộc về Chúa và thi hành ý Chúa.

12/ Theo Chúa thì phải ưu tiên cho Chúa, không để bất cứ mối liên hệ nào cho dù có chính đáng cách mấy, chỉ để chuyên cần lo rao giảng Tin Mừng.

13/ Theo Chúa thì phải dứt khoát, không do dự ngập ngừng, không tính toán thiệt hơn khiến việc Tông đồ chậm trễ, mất hiệu nghiệm.

14/ Sống đời Tông đồ là sống Đức Tin, sống phó thác, sống gắn bó suốt đời bên Chúa, chấp nhận sống bấp bênh như lúc Chúa Ki-tô sống ở trần gian: con người không có chỗ dựa đầu.

15/ Tôi theo Chúa, nhưng tôi đã dứt khoát chưa? Đã thuộc trọn về Chúa chưa? Bài Tin Mừng muốn ta từ bỏ ý riêng, từ bỏ mọi sự lợi lộc trần thế để sẵn sàng thực thi ý Chúa.

16/ Chúa còn muốn các môn đệ phải khước từ mối liên hệ gia đình tự nhiên vì nó cản trở đời sống Tông đồ. Và Chúa muốn chúng con phải dành mối liên hệ gia đình rộng lớn hơn, cao cả hơn, vì nơi đó có Thiên Chúa là Cha.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, theo Chúa là phó thác, là từ bỏ, là cho Chúa ưu tiên một. Xin giúp con yêu Chúa đến cùng. Amen.

 

 

Thứ năm, 05/10/2017

Đề tài: RUỘNG LÚA NHIỀU MÀ THIẾU THỢ GẶT

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca (Lc 10,1-12)

Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. 

Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”. 10 Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: 11 “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. 12 Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó”.

SUY NIỆM:

1/ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Đây là câu Chúa Giêsu nói từ khi trên đất Palestine cho đến hôm nay. Ở đây Chúa có ý nói đến cánh đồng truyền giáo và lệnh truyền cho các sứ giả Tin Mừng, cho các Tông đồ, Môn Đệ và toàn thể giáo dân hôm nay -> Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại quá nhiều.

2/ Lời Chúa than vãn suốt 20 thế kỷ qua, vẫn không thay đổi. Vẫn còn quá đông số người chưa nhận biết Chúa, chưa biết rõ về Tin Mừng của Chúa, còn những người đã biết Tin Mừng đôi chút, đã không chịu học hỏi thêm, họ vẫn cần được học thêm, bồi dưỡng thêm cả về giáo lý, về tu đức lẫn Kinh Thánh, và cả lời Chúa để họ sống cho đúng với Tin Mừng.

3/ Nhân loại được Chúa ví như những cánh đồng có bông lúa chín vàng, cần được thu gặt để bỏ vào kho lẫm.  Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một tương lai lạc quan do kết quả thu hoạch được. Kinh nghiệm suốt 20 thế kỷ truyền giáo cho thấy: Ở đâu có các Tông đồ, có các Mục tử nhiệt thành, thánh thiện thì việc truyền giáo mang lại kết quả dồi dào.

4/ Câu hỏi được đặt ra cho thời đại hôm nay là: Làm sao có đủ thợ gặt? Thật ra thợ gặt còn quá ít, có phải là do ông chủ không chịu sai thợ, hay do chúng ta quá lơ là trong việc đi gặt lúa.

5/ Khủng hoảng của việc truyền giáo hôm nay là:  Thiếu hụt về số lượng mà phẩm chất cũng quá yếu. Như vậy cung cầu quá chênh lệch, mọi việc xem ra đang đi vào ngõ cụt. Như vậy chúng ta cần xét lại việc chúng ta hợp tác với Chúa đã đủ chưa, hay do kỷ cương quá lỏng lẻo cho nên các thợ gặt thay vì đi gặt lúa thì họ lại đi gặt tiền, gặt danh vọng.

6/ Tại các nước Âu Mỹ, số Linh mục ngày càng giảm, số người đi tu ngày càng ít, số người sống từ bỏ quá quý hiếm, số người nhiệt thành lo cho nước Chúa càng không có. Ai cũng lo cho thân mình, không có người lo cho việc Chúa, lại càng ít người muốn lo cho phần rỗi anh em.

7/ Các nước chậm tiến, kém phát triển và đang phát triển thì tình hình có khá hơn. Cụ thể như ở Việt Nam, số người đi tu cũng còn đông, nhưng khi vào tu theo sỉ số 100 người thì chỉ chọn được 4-5 người. Nhưng buồn thay trong số 4-5 Linh mục đó có được mấy người là Tông đồ thực sự đúng nghĩa? Thật đáng lo.

8/ Việc chúng ta cộng tác theo lời kêu gọi của Chúa Giêsu, chúng ta có thể hiểu rằng đây là công việc mang tính cách siêu nhiên nhiều hơn. Đó là chúng ta phải gia tăng lời cầu nguyện, sau đó là đóng góp của cải để xây dựng cơ sở, để có thể đào tạo Linh mục nhiều hơn. Cầu nguyện thì chúng ta có thể làm bất cứ lúc nào, còn việc đóng góp thì tùy vào lòng quảng đại của mỗi người. Nếu chúng ta cứ đòi mà chúng ta không cộng tác, không chia sẻ thì mọi việc vẫn cứ tồi tệ chứ không bao giờ như cũ được.

9/ Lời cầu nguyện rất cần dành cho những người chuyên học hỏi Tin Mừng. Những người này phải hiểu, phải thực hành, phải sống tốt/ sau đó họ mới có khả năng đi rao giảng. Lời cầu nguyện cũng cần cho những người nghe, có thể hiểu và chấp nhận tin vào Tin Mừng, họ trở về với Chúa cũng đều là do ơn Chúa ban cho họ.

10/ Chúng ta cần nhớ rằng: Phép lạ hóa bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và 2 con cá nhỏ. Chúa dạy chúng ta phải hợp tác, phải đóng góp phần nhỏ, số còn lại Chúa sẽ lo hết cách đầy đủ, dư thừa.

11/ Ngày thứ năm hôm nay là ngày kính Thánh Thể Chúa và cầu nguyện cho các Linh mục. Các Ngài như những con gà mái đẻ trứng, gà mà không đẻ nữa thì thật là vô dụng, thật vô dụng. Thợ gặt cái mà không sinh ra thợ gặt con thì coi chừng mất giống.

Cầu nguyện:  Lạy Chúa! thứ nhất, ban cho chúng con thật nhiều Linh mục lành nghề, chất lượng, thánh đức, nhiệt thành như Thánh Vianney. Xin Chúa ban cho chúng con nhiều vị Tông đồ biết đẻ con, để càng ngày chúng con càng có nhiểu thợ gặt hơn. Amen.**       

 

Thứ sáu, 06/10/2017

Đề tài: LỜI KHIỂN TRÁCH

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (Lc 10,13-16)

13 Khi ấy, Đức Giê-su nói : “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din ! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. 14 Vì thế, trong cuộc Phán Xét, Tia và Xi-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi. 15 Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư ? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!

16 “Ai nghe anh em là nghe Thầy ; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy ; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.”

SUY NIỆM:

1/ Từ nơi Chúa Giêsu, chúng ta gặp được mối dung hòa giữa hoạt động và cầu nguyện. Từ nơi đỉnh cao của sự cầu nguyện, chúng ta được mời gọi về đời sống thường ngày, nơi đó có nhiều nghĩa vụ để thi hành, có nhiều người để chúng ta gặp gỡ và yêu thương.

2/ Trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Giêsu đi khắp các thành phố, làng mạc để kêu gọi người ta ăn năn sám hối, nhưng lòng người vẫn chai đá, luôn khước từ giáo huấn của Thiên Chúa.

3/ Chúa Giêsu rất buồn phiền vì sự cứng lòng của họ. Chúa cần tấm lòng sám hối qua việc tin nhận người, sám hối qua việc thể hiện lòng tín thác vào Thiên Chúa.

4/ Lời Chúa hôm nay cảnh báo chúng ta sống mà chẳng có chút niềm tin nào. Chúa muốn chúng ta nhận ra dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa qua lời người dạy trong các biến cố của cuộc sống.

5/ Chúa Giêsu luôn tỏ ta hiền lành nhân từ, nhưng sao chúng ta nghe lời Chúa hôm nay chẳng nhẹ nhàng chút nào. Chúa đang khiển trách 3 thành phố, vì sao?

6/ Bởi vì 3 thành phố này được nghe nhiều lời Chúa giảng dạy, được chứng kiến nhiều phép lạ, nhưng họ không chịu hưởng ứng lời Chúa kêu gọi, chẳng những không hoán cải mà còn không chịu tin Chúa, họ cố tình từ chối ơn Chúa nên Chúa đã thốt ra những lời chua xót, đầy vẻ khiển trách nặng nề.

7/ Đã phạm tội lỗi nặng nề, mà còn cố chấp thì càng đáng sợ hơn. Tục ngữ Á Rập nói rằng: Tội lỗi có 5 ngón tay, nó sử dụng 5 ngón tay ấy như thế nào?

8/ Nó dùng 2 ngón bịt mắt chúng ta để chúng ta không thấy được tội lỗi xấu xa thế nào. Nó sợ nếu chúng ta thấy được tội lỗi xúc phạm đến Chúa nặng nề thế nào thì chúng ta không dám phạm tội nữa.

9/ Nó dùng thêm 2 ngón để bịt tai chúng ta, để chúng ta không còn nghe tiếng Chúa mời gọi mà ăn năn sám hối, nó làm như vậy để giữ chúng ta sống trong tình trạng tội lỗi lâu ngày, khiến lòng chúng ta trở nên chai đã => Do đó chúng ta sẽ không muốn thống hối nữa.

10/ Còn ngón tay cuối cùng nó dùng để bịt miệng chúng ta lại để chúng ta không đọc được lời thống hối, không thể phàn nàn hối hận vì những tội lỗi đã phạm.

11/ Người ta nói rằng: Ở trần gian này, có một điều xấu xa hơn tội lỗi đó là không công nhận tội lỗi của mình nên không chịu ăn năn sám hối. Thế giới hôm nay có quá nhiều người không công nhận là mình có tội, hoặc xét mình mà không ra tội. Cho nên ngày càng tội lỗi tràn lan hơn bao giờ hết.

12/ Người ta mất ý thức về tội, nên Chúa Giêsu nói với Thánh nữ Magarita: Chúa chỉ vào trái tim mình và nói với Thánh Nữ rằng: Đây là trái tim đã yêu thương loài người quá bội, mà loài người thì vô tình tệ bạc.

13/ Hôm nay là thứ sáu đầu tháng, chúng ta hãy hướng tâm hồn về nơi trái tim Chúa và suy gẫm nhiều về tình thương vô bờ của Người, đồng thời cũng suy xét về cuộc đời mình đầy những yếu đuối, thiếu sót, để thật lòng ăn năn sám hối, xin Chúa rộng lượng thứ tha và luôn nhớ rằng khi ta xúc phạm đến anh em là xúc phạm đến Chúa.

Cầu nguyện: Lạy trái tim Chúa Giêsu là vua cai trị mọi loài, xin trái tim Chúa là vua cai trị lòng con suốt đời (3 lần).

 

Thứ bảy, 07/10/2017

Đề tài: HÃY SỐNG THEO GƯƠNG MẸ MARIA

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca (Lc 1,26-38)

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. 30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! " 35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."

38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

SUY NIỆM:

1/ Nếu không có những người mẹ dằn xé lòng để đưa con đi nhập ngũ bảo vệ Tổ Quốc. Trái tim người mẹ đâu phải bằng gỗ đá khi đem hiến dâng mạng sống con mình , nếu không có những tấm lòng vĩ đại ấy thì làm sao Đất Nước chúng ta có thể vượt qua ngần ấy cuộc chiến dai dẳng để bảo vệ biên cương ,lãnh thổ ?

2/ Hãy vui mừng lên hỡi Đấng đầy ân sủng, vì từ nay Mẹ sẽ cưu mang Ngôi Lời, là con Thiên Chúa làm người!

3/ Người Ki-tô hữu là người có Chúa Ki-tô ở cùng và được mời gọi đem Ngài đến cho thế giới! Vì vậy, tất cả chúng ta đều được mời gọi sống hành trình đức tin như Mẹ qua thái độ Xin Vâng, tin tưởng, lắng nghe, và mau mắn thi hành Thánh Ý Chúa trong mỗi biến cố của cuộc đời.

4/ Sống Xin Vâng theo gương Mẹ là bền lòng thực thi Thánh Ý Chúa và can đảm theo Chúa đến cùng.

5/ Ngày nay ở khắp nơi trên Thế giớiđặc biệt là ở Việt Nam, trên các Thành phố lớn, việc cầu nguyện đang bị khủng hoảng.

6/ Cầu nguyện là việc mà các người trẻ, có học thức khó lòng chấp nhận, vì họ cho đó là những buổi đọc kinh dài dòng.

7/ Chủ nghĩa thực dụng đang lấn át nên họ cảm thấy quá mất thời giờ mà chẳng giải quyết được việc gì cụ thể liên quan đến cuộc sống của họ, thành ra coi như họ không cần cầu nguyện, hay rất ít cầu nguyện.

8/ Ở đây chỉ nói nói đến việc cầu nguyện chung, còn việc đọc kinh Mân Côi tại các nhà thờ thì số thanh niên giảm sút rõ rệt, có người hầu như chẳng có mặt bao giờ, chỉ còn ông bà già và một ít trẻ em.

9/ Họ không đọc kinh chung, vậy họ đọc kinh riêng sao. Khó lắm! Nếu có cũng rất ít. Từ hình ảnh này cho thấy có một chút xót xa để thấy rõ tình hình đọc kinh Mân Côi.

10/ Đây cũng là dịp để chúng ta đánh giá lại tình hình, để đem lòng yêu mến kinh Mân Côi hơn.

11/ Đức Giáo Hoàng Phao-lô 6 đã cho biết giá trị của kinh Mân Côi ở chỗ các bài Kinh vừa đọc bằng môi miệng vừa suy niệm mầu nhiệm cứu chuộc ở trong lòng!

12/ Kinh Mân Côi là những Kinh đẹp nhất bao gồm: Kinh Lạy Cha do chính Giêsu dạy; 10 kinh Kính Mừng chúng ta lập đi lập lại lời Sứ Thần truyền và của bà Isave Mẹ Yoan Tiền Hô chào mừng Đức Mẹ; tiếp đến là Kinh Sáng Danh. Bởi vì khi ta suy niệm về ơn cứu độ, nghĩ đến cái phúc lớn lao mà ta lãnh nhận, mới thấy rõ ơn Chúa ban cho chúng ta thật lớn lao, nên chúng ta chỉ biết chúc tụng, cảm tạ, đội ơn Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm điều kỳ diệu cho chúng ta.

13/ Kinh Mân Côi là vừa đọc, vừa suy niệm các Mầu nhiệm của ơn cứu độ, được trình bày theo hình thức dàn cảnh, được chia ra làm 4 phần: Vui, Sáng, Thương, Mừng!

14/ Kinh Mân Côi được xem là bản tóm tắt của Tin Mừng chúng ta vừa đọc các kinh đẹp lòng Chúa nhất: Vừa suy niệm việc Chúa làm Người và dùng cái chết để cứu chúng ta thế nào.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con cách cầu nguyện, nhưng lòng chúng con luôn lo ra chi trí. Xin giúp chúng con kiên trì thể hiện lòng yêu mến Chúa, yêu mến Mẹ qua việc đọc Kinh Mân Côi.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1874
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  1243
 Hôm qua:  13063
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11440571
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top