Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN LỄ THÁNH GIA B (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT  LỄ THÁNH GIA  / NĂM B  

ĐỀ TÀI:  GIA ĐÌNH GƯƠNG MẪU

Lời Chúa:  LC 2, 22-40

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Dt 1,1-2

Halêluia. Halêluia. Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Lc 2, 22-40

“Hài Nhi ngày càng lớn lên, đầy khôn ngoan .”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

22 Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. 24 Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. 26 Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. 27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, 28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

29 “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. 30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ 31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: 32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”

33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. 35 Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.”

36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, 37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. 38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.

39 Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê. 40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Đại ý bài Phúc Âm là gì?

2/ Tại sao phải thanh tẩy?

3/ Tại sao phải dâng con đầu lòng?

4/ Lễ vật dâng lên cho Thiên Chúa là gì?

5/ Símion là ai?

6/ Bài ca ngợi của Sime-on là gì?

7/ Ý tưởng của Bài ca này là gì?

8/ Ý tưởng thứ hai là gì?

9/ Tại sao cha mẹ Hài Nhi lại kinh ngạc?

10/ Sime-on đã tiết lộ điều gì về con trẻ?

11/ Sự xuất hiện của con trẻ sẽ gây hiệu ứng như thế nào?

12/ Hiệu quả của sự xuất hiện đó là gì?

13/ “Một lưỡi gươm đâm thâu” nói lên điều gì?

14/ Bà tiên tri Anna là ai?

15/ Như thế nào là niềm vui trọn vẹn?

16/ Ta thấy điều gì nơi Đức Mẹ? Đức

17/ Ta nhìn thấy điều gì nơi Đức Maria và Thánh Giu-se?

18/ Gương sống của 2 người Simeon và Anna nói lên điều gì?

19/ Thánh gia nên mẫu gương như thế nào?

20/ Thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm gì?

21/ Việc gì sẽ xảy nếu chúng ta làm điều ngược lại?

22/ Nguồn gốc của mọi bất hạnh gia đình ?

23/ Gia đình hạnh phúc ?

=> Xem trả lời câu hỏi ở phần ″TÓM Ý″

 

Bài 1: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Vì sao Chúa Giê-su cần có một gia đình?: Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, nhập thể làm người. Một con người giống chúng ta 100% nên Ngài cũng cần có một gia đình. Chúa Giê-su đã chọn cách sinh ra bình thường. Ngài có thể tự Trời xuống thế, có thể vươn vai lớn lên, mạnh mẽ như Phù Đổng Thiên Vương. Ngài có thể trở thành một huyền thoại, một siêu sao, một Đại Đế. Ngài có thể biến mình thành kỳ dị, khác thường như các nhân vật trong câu chuyện cổ tích. Chúa Giê-su không muốn và cũng không làm như vậy, Chúa được sinh ra trong một gia đình với đầy đủ mẹ - cha như mọi người.

2/ Gia đình của Chúa có gì khác thường? Chúa Giê-su không muốn làm một nhân vật thần thoại, nhưng Chúa được sinh ra trong một gia đình bình thường xét về nhiều mặt, nhưng có một mặt khác thường vì gia đình của Chúa Giê-su là một gia đình thánh thiện phi thường. Trong đó, có Đức Mẹ và Thánh Giu-se là những con người hoàn toàn khác thường, một gia đình luôn sống trong sự tuân phục Thiên Chúa.

3/ Đặc tính của Gia đình Thánh Gia: Theo lẽ tự nhiên, Thánh Giu-se là chủ gia đình, Ngài  phải có uy quyền tuyệt đối. Mẹ Maria là mẹ, là nội trợ. Chúa Giê-su nếu xét theo sự thường tình là con cái, là nhỏ nhất trong gia đình Thánh. Nhưng cả 3 nhân vật đều sống tôn trọng lẫn nhau và hoàn toàn sống đúng theo Thánh Ý Thiên Chúa. Gia đình Thánh luôn làm nổi bật những nét căn bản của Đức Huấn Ca (Hc 3,3-7.14-17a) nêu lên. Hơn nữa gia đình Thánh còn sống sáng ngời nhân đức.

4/ Nền tảng của Thánh Gia : Thánh gia thất luôn sống trong tình yêu, vì gia đình của 3 Đấng đặt nền tảng trên : “Thiên Chúa là tình yêu”.

5/ Gia đình Thánh vui chịu thử thách: Thánh Luca trong bài tường thuật đoạn 2,22-40 càng làm rõ nét hơn về sự nhẫn nhục, chấp nhận mọi đau kổ trong ý định của Thiên Chúa. Đây là những thử thách nghiêm trọng nhất trong đời sống của gia đình Thánh gia vì sóng gió mới tạm yên sau biến cố Chúa Giê-su sinh ra , giờ lại phải trốn sang Ai Cập. Và giờ đây với lời tiên tri Siméon quả thật như một mũi tên xuyên nát tâm hồn mẹ.

6/ Thánh gia đã can đảm chấp nhận Thánh ý Thiên Chúa như thế nào? Dù gặp nhiều thử thách nhưng Thánh Giu-se và Mẹ Maria vẫn can đảm chấp nhận Thánh ý Thiên Chúa. Sự vâng phục trong khiêm nhượng đã làm cho Mẹ Maria và Thánh Giu-se trở nên anh hùng vì những nhân đức mà các ngài đã thực hiện đã vượt qua mức bình thường.

7/ Thánh gia nên mẫu gương như thế nào? Mẫu gương Thánh Gia Nazarét xứng đáng cho mọi gia đình cần noi theo và bắt chước vì rằng gia đình Mẹ Maria và Thánh Giu-se luôn có Chúa ở cùng. Một gia đình có Chúa ở cùng là một gia đình hạnh phúc, Chúa Giê-su đã làm người , đã chọn sống trong một gia đình và qua đó Chúa nêu gương gia đình Thánh cho chúng ta, cho mọi gia đình.

8/ Gia đình là hình ảnh của ai? Nếu con người là hình ảnh của Thiên Chúa thì có thể nói rằng : Gia đình là hình ảnh của Ba ngôi Thiên Chúa, Thiên Chúa của chúng ta không chịu sống đơn độc mà là một Thiên Chúa mang tính gia đình. Ba Ngôi khác biệt nhau, yêu thương yêu, sống chung với nhau, làm việc cùng nhau, kết hợp với nhau cách thắm thiết bằng một tình yêu gia đình tới mức độ. Tuy Ba Ngôi nhưng cũng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất.

9/ Tập thể Ba Ngôi Thiên Chúa: Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì Ba Ngôi Thiên Chúa là một môi trường để Thiên Chúa thể hiện tình yêu của mình với nhau. Vì Ba ngôi yêu thương nhau vô cùng, nên sự hiệp nhất của Ba Ngôi đạt tới một mức độ tối đa là trở thành một Thiên Chúa duy nhất. Tình yêu và sự hiệp nhất ấy tạo nên hạnh phúc của Ba Ngôi mà hạnh phúc này chỉ có ở Thiên đàng.

10/ Thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm gì? Nếu gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa hiệp nhất thì mọi thành viên trong gia đình đó phải yêu thương nhau, hòa hợp mọi bề với nhau đến mức độ hiệp nhất. Thể hiện được như vậy thì gia đình là một thiên đàng tại thế. Như vậy mọi người trong gia đình ai cũng hưởng nếm phần nào hạnh phúc gia đình mai sau, hạnh phúc này chỉ có ở những gia đình biết yêu thương nhau, được biểu lộ bằng hình thức quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau và hy sinh cho nhau.

11/ Việc gì sẽ xảy nếu chúng ta làm điều ngược lại? Hạnh phúc gia đình chính là hình ảnh trung thực của Thiên đàng vĩnh cửu. Trái lại, nếu các thành viên trong gia đình không yêu thương nhau, không sẵn sàng hy sinh cho nhau, thì gia đình họ sẽ biến thành hỏa ngục tại thế, cũng là hình ảnh hỏa ngục đời đời!. Theo Đức  Phật Thích Ca thì cái khổ nhất của chúng sinh chính là : Ghét nhau mà phải sống chung với nhau.

12/ Nguồn gốc của mọi bất hạnh gia đình: Nếu nhìn vào bất cứ một gia đình bất hạnh nào, là những gia đình không hạnh phúc. Ta luôn thấy tật xấu ích kỷ đang làm chủ một thành viên nào đó trong gia đình. Chính con người ích kỷ này là nguồn phát sinh mọi đau khổ trong gia đình. Nếu người ích kỷ ấy là cha hay mẹ thì đau khổ trong gia đình sẽ hết sức lớn lao, gia đình nào có nhiều con người ích kỷ thì gia đình ấy bất hạnh nhiều .

13/ Gia đình hạnh phúc: Gia đình nào có nhiều người biết sống vị tha, biết hy sinh cho người khác, thì gia đình ấy chẳng bao giờ bất hạnh. Nếu mọi thành viên đều biết hy sinh cho nhau, đều quan tâm săn sóc nhau, đều sẵn sàng thông cảm tha thứ cho nhau, thì gia đình ấy chắc chắn hạnh phúc.

14/ Câu chuyện minh họa: Về Thiên đàng , hỏa ngục rất phù hợp với khung cảnh sống ở gia đình / câu chuyện như sau : cả thiên đàng và hỏa ngọc đều dùng bữa với thức ăn như nhau trong một khung cảnh giống hệt nhau, trong đó mỗi người phải dùng một đôi đũa dài cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau như thế này: Trên thiên đàng mọi người không tự gắp thức ăn cho mình, mà lại gắp thức ăn cho người khác. Vì thế, ai cũng ăn được no. Còn những người trong hỏa ngục thì chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn đút vào miệng mình, mà đũa thì dài nên chẳng ai có thể đút được thứ gì vào miệng mình. Thế nên ai cũng đói, đến khi hết giờ ăn mà họ vẫn cứ đói, vì thế nên họ chỉ biết gây gổ và căm thù nhau  / .**

 

Bài 2: MÔI TRƯỜNG THỰC TẬP

15/ Ai có thể tạo được hạnh phúc gia đình? Trong gia đình, không ai tự tạo được hạnh phúc cho mình mà không cần đến người khác. Nên nếu ai cũng chỉ biết lo cho hạnh phúc của riêng mình thì chẳng có ai được hạnh phúc cả và rồi nhất định sẽ phát sinh ra mọi thứ khổ đau. Tuy nhiên, ai cũng có thể tạo được hạnh phúc cho người khác, vì thế  nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho nhau, muốn đem lại hạnh phúc cho nhau, thì tất cả mọi người đều được hạnh phúc.

16/ Bản chất của con người là gì? Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Ngài, mà Thiên Chúa là tình thương, nên bản chất của con người cũng là tình thương. Vì thế, nếu con người sống phù hợp với bản tính của mình là yêu thương và thể hiện cụ thể tấm lòng yêu thương của mình ra cho người chung quanh, thì con người mới hạnh phúc. Nếu con người sống ích kỷ, sống ngược lại với bản chất của mình, con người sẽ đau khổ và còn gây đau khổ cho người chung quanh. ****

17/ Chúng ta phải tìm nguồn động lực ở đâu ? Làm sao con người có thể sống yêu thương nếu không có động lực? Nguồn lực yêu thương phải từ trong lòng mình xuất phát ra. Mà tình yêu phải bắt nguồn từ Thiên Chúa (1 Ga 4,7), nên chính Thiên Chúa mới là nguồn yêu thương (2 Cor 13,11). Vì thế, muốn sống yêu thương thì trước hết phải loại trừ tính vị kỷ. Muốn được như thế, con người phải kết hợp với Thiên Chúa vì Ngài là nguồn mạch yêu thương. Khi kết hợp với Thiên Chúa, thì con  người sẽ luôn ý thức rằng : Mình là hình ảnh của Thiên Chúa, là con Thiên Chúa (St 1,27)/(Ep 4,24). Ta được tạo nên giống như Thiên Chúa (St 1,26)/ (St 5,1) và được thông phần với bản tính của Ngài (2 Pr 1,4) mà bản chất của Thiên Chúa là yêu thương (1 Ga 4,8.16).

18/ Bản chất của Thiên Chúa : Nếu bản chất của Thiên Chúa là yêu thương mà ta giống Ngài, giống hình ảnh của Ngài, lại được thông phần bản tính ấy, thì lẽ tất nhiên bản tính của ta cũng sẽ yêu thương. Nếu ta không yêu thương hay yêu thương không đủ, là ta sống không đúng với bản chất của mình.

19/ Sức mạnh của tình yêu nằm ở đâu ? Nếu thường xuyên ta có ý thức như thế thì tình yêu trở nên sức mạnh và càng ngày tình yêu càng lớn mạnh trong ta, khiến cho ta càng yêu thương kẻ khác cách dễ dàng và sẵn sàng làm mọi cách để người khác được hạnh phúc/ mà sống yêu thương  đúng với bản chất Con Thiên Chúa là sống thánh thiện.

20/ Chúng ta cần tìm môi trường thực tập ở đâu ? Để giúp cho con người có một môi trường thuận lợi để thực tập và phát triển tình yêu thương. Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người và đặt họ vào trong môi trường gia đình, nên khi vừa sinh ra, mọi người đều nhận được một tình thương dồi dào, vô vị lợi, vô điều kiện từ cha- mẹ mình.

21/ Tình yêu nào đẹp nhất thế gian? Thưa! Đó là tình yêu vô điều kiện. Tình yêu vô vị lợi của Cha-mẹ. Đồng thời mọi người cũng được mời gọi đáp lại tình yêu thương ấy. Đó là một bài tập về yêu thương hết sức dễ dàng mà mỗi người có thể thực tập ngay từ thuở nhỏ. Điều dễ dàng nhất là yêu thương người đã hết lòng yêu thương mình và luôn hy sinh cho mình . Sự đáp trả này phát sinh do mình nhận được từ cha-mẹ quá nhiều. Đây là thứ tình yêu nhận nhiều hơn cho.

22/ Những mối tình của mỗi con người : Khi lớn lên, mỗi người tự khám phá ra rằng : Ngoài cha-mẹ mình thì các anh chị em của mình cũng yêu thương mình bằng một thứ tình cảm vô vị lợi. Với thứ tình yêu này thì con người phải tập cho nhiều hơn và nhận ít hơn so với tình yêu của Cha-mẹ. Ngoài những người thân trong gia đình, mỗi người còn có bạn bè do chính mình chọn lựa để yêu thương, đến khi trưởng thành, con người còn có tình yêu hôn nhân. Tình yêu này cũng do mình lựa chọn nhưng tương đối có điều kiện => Mình yêu và đòi người kia phải yêu lại. Nếu tình yêu mà đơn phương thì tình yêu đó khó tồn tại.

23/ Tình yêu hiến thân là gì ? Là con người chủ động hiến thân và hy sinh cho người mình yêu với một ý chí tự do. Đến khi có con cái, con người tự nhiên yêu thương con mình bằng một tình yêu vô vị lợi, vô điều kiện, không lựa chọn. Đó là thứ tình yêu cao cả nhất và phản ánh tình yêu của Thiên Chúa mà con người rút được kinh nghiệm trong đời sống gia đình.

24/ Chúng ta có kinh nghiệm yêu thương nhau từ đâu ? Con người được thực tập yêu thương từ dễ đến khó trong môi trường gia đình. Trong môi trường gia đình, con người có kinh nghiệm từ tình yêu một cách tự  nhiên. Con người được yêu và chủ động yêu. Hy sinh cho người khác và cũng nhận hy sinh từ người khác.

25/ Thiên Chúa mời gọi chúng ta làm điều gì ? Thiên Chúa mời gọi con người phải yêu thương một cách rộng rãi hơn, vượt xa phạm vi gia đình, để đi đến với những người ngoài, không máu mủ, không ruột thịt. các Tín hữu Kitô giáo còn được mời gọi yêu thương cả những người không quen biết, thậm chí còn phải yêu cả kẻ thù. Yêu như thế quá khó, nhưng nhờ áp dụng kinh nghiệm về yêu thương đã có trong gia đình. Thế nên việc yêu thương người ngoài hay yêu thương kẻ thù xem ra có thể khả thi. Như vậy, vai trò đào tạo tình yêu cho con người thật hết sức quan trọng nên chẳng có gì thay thế được.

26/ Nếu như : Đối tượng yêu là những người cùng máu mủ ruột thịt, những người đã từng yêu thương ta nhất và ta dễ dàng yêu thương họ nhất, mà ta còn không làm được thì làm sao ta có thể yêu những người xa lạ, những người ta không có cảm tình, những người luôn gấy bất lợi cho ta ?

27/ Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng : Những ai đã từng đối xử không tốt với chính cha-mẹ, vợ-chồng, con em mình, nhưng khi họ bất ngờ đối xử tốt với người khác, thì tấm lòng tốt ấy thật đáng ghi ngờ, có thể là giả tạo để đạt mục đích nào đó mà thôi.

28/ Một lời khuyên : Cha-mẹ hãy cho con cái mình những kinh nghiệm về tình yêu thương tốt đẹp nhất có thể. Đó là những tài sản quý giá nhất mà họ có thể để lại cho con cái họ như là tài sản, như là của hồi môn vậy ! **

Bài 3: CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

29/ Đoạn Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta điều gì? Tin Mừng kể câu chuyện Thánh Giu-se đem Chúa Giê-su và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập / để thoát khỏi sự bách hại của Herode Cả, sau đó quay về Israel / Giáo Hội đặt câu chuyện này vào Lễ Thánh Gia, có ý nhắc nhở chúng ta về bổn phận làm cha mẹ đối với con cái.

30/ Hôm nay có còn hình ảnh của Herode Cả không? Hôm nay không còn có Herode nào dám công khai tru diệt hàng loạt trẻ nhỏ nữa / nhưng nói như thế không có nghĩa là không còn những Herode / nhưng vẫn còn những tên tàn ác còn hơn ngày xưa / đó là những tên chuyên giết trẻ em ở Bra-zil / những tên chuyên bắt cóc trẻ em để bán dâm ở Bankok / Trong cuộc sống thường ngày, không thiếu những tên mất nhân tính chuyên rình rập để phá hoại trẻ em / một nền văn hóa không lành mạnh với những phim ảnh, sách vở, báo chí, internet khiêu dâm/ một xã hội thiếu vắng lòng đạo đức, chỉ luôn cổ vũ cho bạo lực, khủng bố.

31/ Herode ngày nay là những ai? Ngay trong bầu không khí gia đình, Herode có thể là chính những người cha, người mẹ đã tàn nhẫn giết con mình từ trong trứng nước, bằng những hành động ngừa thai, phá thai   /ngày một gia tăng . (quá tàn ác).

32/ Herode nóng giận là ai? Là những người cha mẹ nóng giận, không biết nhường nhịn nhau để rồi cùng nhau phá hủy hạnh phúc gia đình bằng cách đưa nhau ra tòa ly dị, bỏ con cái bơ vơ, lạc lỏng.

33/ Herode đầu độc là những ai? Là bậc cha mẹ không chịu sống gương mẫu, dù chỉ là những gương xấu nho nhỏ, cũng đủ tác hại đến con cái của mình, ít nữa là về phương diện tinh thần.

34/ Herode nuông chiều những ai? Không phải chỉ là những cách làm cho các em đau đớn về thể xác, về tinh thần, mà ngay cả khi nuông chiều chúng cách thái quá và vô lý / cũng là cái cách đang đẩy các em vào chỗ chết / Nhìn vào cuộc sống hiện nay, thì không thiếu những trường hợp như thế, để rồi cuối cùng biến các em thành những tội phạm xã hội.

35/ Thái độ của người cha Giu-se như thế nào? Thánh Giu-se luôn tỉnh táo trước cuộc sống để bảo vệ Hài Nhi / Ngài vẫn là tấm gương cho các bậc phụ huGah noi theo trong việc giáo dục con cái của mình.

36/ Lập trường của Chúa Giê-su như thế nào? Chúa Giê-su rất quyết liệt trong vấn đề này / Ngài cứng rắn tuyên bố: ai làm gương mù gương xấu cho các em bé, thì thà cột thớt cối đá vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn.

37/ Bậc cha mẹ cần chu toàn bổn phận gì? Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết ý thức và chu toàn bổn phận giáo dục con cái, để gia đình chúng ta có bầu không khí yêu thương đạo đức như Thánh gia ngày xưa!

38/ Tâm hồn trẻ thơ như mảnh vườn / những việc nhỏ mọn xảy ra hằng ngày trong đời sống của một đứa trẻ đều rất quan trọng đối với bậc cha mẹ / những người chung quanh thì ít để ý và mau quên, nhưng đối với tâm hồn trẻ thơ thì nó sẽ ăn sâu trong tiềm thức và sẽ ảnh hưởng rất lớn về sau này khi chúng lớn lên, nên chúng ta phải rất cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và các cử chỉ, kẻo mai sau khi hối hận thì đã quá muộn!

39/ Đức tính đầu tiên của Giu-se mà chúng ta cần học là gì? Giu-se là người di cư, là người luôn đi tìm một chỗ ở / là người thợ luôn lo lắng để tìm ra nghề nuôi sống gia đình / Giu-se xuất hiện trước mắt chúng ta như một con người chấp nhận dấn thân vào lời đề nghị định mệnh của Thiên Chúa / và ông vẫn trung thành với lời cam kết /dù có gặp bao nhiêu khó khăn thử thách / Cái điều căn bản giúp chúng ta hiểu rõ Thánh Giu-se chính là lòng tuân phục!

40/ Tại sao tuân phục lại gây xáo trộn? Tuân phục là phải bỏ ý mình, tuân theo ý Chúa, nó luôn gây ra sự bất tiện / Cứ tưởng tượng rằng: Giu-se mới vất vả cất được một căn nhà nho nhỏ ở Belem /rồi bỏ đó để chạy sang Ai Cập / lại cất căn nhà nhỏ khác / Thế rồi Thiên Chúa lại đến quấy rầy người: hãy chỗi dậy / Câu chuyện này đã xảy ra nơi đời sống vật chất của Thánh Giu-se, thì cũng thường xảy ra nơi đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu / Đức Kitô thích phá tan những tòa nhà ích kỷ kín cổng cao tường / Chúa thích lấy đi những gì mà chúng ta vất vả tích góp à Chúa bảo: hãy bỏ tất cả để theo Ta! / Hoặc là Chúa thích phá tan những đồn lũy tinh thần khi bảo chúng ta hãy bỏ tất cả ở lại đó, đứng lên và theo Ta!

41/ Chỗi dậy là gì? Là vâng lời ngay lập tức / vâng lời mau mắn vì Thánh Giu-se yêu mến Chúa Giê-su và Đức Mẹ / vì lợi ích của Hai Đấng / nên Giu-se không thể chần chờ, trì hoãn / Ta khó vâng lời ngay vì trong ta thiếu vắng tình yêu.

42/ Tín thác là gì? Giu-se đặt hết tin tưởng nơi Chúa / Lòng tín thác là sự triển nở của đức tin chân chính / Đang yên hàng, Chúa quấy rầy Giu-se, Chúa đẩy Giu-se đi nơi khác / nhưng Giu-se không bàn cãi / không hoảng hốt / nhưng sẵn sàng hành động theo ý Chúa và từ bỏ ý của mình.

43/ Tinh thần Giu-se mà chúng ta cần học: Thánh Giu-se có thể đặt ra cho mình bao nhiêu câu hỏi về tương lai / nhưng bằng những hành động thường ngày, Giu-se luôn vâng lời Thiên Chúa / những ý nghĩ về ngày mai / Giu-se luôn đặt niềm tin vào Thiên Chúa / Niềm tín thác như thế phải trả một giá khá đắc / Chúng ta rất cần phải có đức tin mạnh mẽ mới có thể vượt qua những khó khăn lớn lao như Thánh Giu-se.

 

Bài 4: CHÚA CỨU THẾ ĐANG Ở ĐÂU ?

44/ Câu chuyện: Hôm ấy, một người đàn ông trạt độ 40 tuổi, lòng trĩu nặng ưu phiền, đang kéo lê những bước chân nặng nhọc lên ngọn đồi Đan viện để tìm gặp Cha Tu viện trưởng / Anh nhớ lại thời gian mới thành hôn, mười lăm năm về trước / Hồi ấy gia đình anh lúc nào cũng vang rộn tiếng cười, ngập tràn hạnh phúc / Thế nhưng bầu trời hạnh phúc đó đã tan đi như sương sớm mai gặp phải ánh nắng Mặt Trời / Về chung sống với nhau chưa đầy 4 năm, hai vợ chồng đâm ra xích mích, kình cãi liên tục / vợ anh không còn đối xử ngọt ngào với anh như trước / còn anh thì hay gắt gỏng với vợ con / Hai cháu trong nhà trước đây ngoan ngoãn bao nhiêu, thì giờ đây đâm ra lười biếng, hỗn hào, vô lễ bấy nhiêu! Cuộc sống gia đình đầm ấm và hạnh phúc như thiên đàng những năm đầu mới kết hôn / nay bỗng nhiên biến thành như địa ngục! Để cứu vãn tình thế, anh đã bỏ công tìm đến những bậc thầy về phong thủy, tìm đến với các thầy phù thủy danh tiếng, các pháp sư hàng đầu, nhưng vẫn chẳng cải thiện được tình hình / Cuối cùng anh tìm đến với Cha Tu viện trưởng, nổi tiếng thánh thiện đạo đức, và được người  dân trong vùng xem như một vị thánh sống / Ngài được ơn thông biết nhiều sự việc nhiệm mầu / Anh đã kể lễ nỗi bất hạnh của gia đình mình cho Cha bề trên tu viện và lên tiếng hỏi ngài: kẻ nào trong gia đình anh đã mắc phải tội ác tày trời, đến nỗi gia đình anh phải chịu cảnh bất hòa triền miên như thế? Cha bề trên tu viện thong thả trả lời:    - Mỗi người trong gia đình anh đều mang một tội lớn à đó là tội vô tình, vô minh / từ bao lâu nay Chúa Cứu Thế đã cải trang thành một người trong gia đình anh, mà chẳng ai trong gia đình nhận ra Người, nên mới sinh ra những sự cố đau buồn như thế / Nghe vậy, anh bàng hoàng sửng sốt! Thật thế ư? Quả là điều quá bất ngờ / ta phải thông báo nguồn tin trọng đại này cho vợ con ta biết ngay mới được! Anh cấp tốc trở về nhà, vồn vã vui tươi chưa từng thấy / Anh gọi vợ con lại và thông báo cho họ biết một bí mật tuyệt vời đã xảy đến với gia đình / đó là Chúa Cứu  Thế đang cải trang thành một người trong gia đình anh / Bấy giờ mọi người trố mắt nhìn nhau kinh ngạc / Đấng Cứu Thế đã cải trang khéo thật / khéo đến nỗi dù được chung sống với Ngài bấy lâu nay, nhưng không ai nhận ra Ngài và vì thế đã xúc phạm đến Ngài quá nhiều lần không kể xiết / Thế là từ hôm đó trở đi người chồng tránh bất cứ lời nói nào, hay cử chỉ nào có thể làm phiền lòng vợ con, vì anh sợ phạm đến Đấng Cứu Thế / Trái lại anh còn tỏ ra hết sức tử tế và hy sinh tất cả vì vợ con / với hy vọng mình đang phục vụ và làm vui lòng Ngài / Cũng kể từ hôm đó, người vợ không còn chanh chua, đanh đá với chồng / không còn mắng chửi thậm tệ mấy đứa con / trái lại chị luôn tận tụy phục vụ và hết lòng yêu thương chồng con, vì rất có thể là Chúa Cứu Thế đang cải trang thành người chồng, người con của chị / Còn con cái thì không còn dám hỗn hào với cha mẹ như trước đây / nhưng luôn tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời và tôn trọng cha mẹ vì có thể người cha hay người mẹ của mình là Đấng Cứu Thế cải trang.

Thế là từ đây bầu khí yêu thương đầm ấm đã quay trở lại với gia đình và tình nghĩa gia đình còn đậm đà hơn trước!

Hôm nay, trong ngày Đại Lễ Giáng Sinh, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm Đấng Cứu Thế cải trang, làm một trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ, trong chuồng bò / Tuy nhiên chúng ta đừng quên là Chúa vẫn tiếp tục cải trang làm người nhà, làm người láng giềng của chúng ta! Đức Cố Yoan Paul II dạy rằng: Thiên Chúa tự đồng hóa với người cha, người mẹ, người con trong gia đình / Khi nói như thế ngài muốn dạy rằng: người cha, người mẹ, người con trong gia đình cũng là những vị Thiên  Chúa mà chúng ta cần quý trọng và phục vụ hết tình / Điều này nhắc chúng ta nhớ lại lời giáo huấn của Hội Thánh trong sách Giáo lý Công giáo số 460: “Con Thiên Chúa đã làm người để biến loài người chúng ta thành con Thiên Chúa”.( YOAN 1,12 )

45/ Tóm kết: Bây giờ, nếu chúng ta sống đúng như những gì Hội Thánh dạy, thì gia đình chúng ta sẽ là một tổ ấm hạnh phúc, làng xóm chúng ta sẽ trở thành một đại gia đình huynh đệ, và đất nước chúng ta sẽ là nơi thắm đượm tình người / Trái Đất sẽ không còn khói lửa chiến tranh nhưng trở thành trời mới đất mới, nơi hòa bình, công lý và yêu thương đang ngự trị!

46/ Bài Tin Mừng dạy chúng ta điều gì? Chuyện trẻ Yesus ở lại trong Đền thờ khiến Thánh Yuse và Đức Mẹ lo lắng, cho chúng ta thấy: dù là đối với một gia đình tốt lành thánh thiện đến mức nào đi nữa / vẫn không tránh khỏi những buồn phiền va chạm / Tuy nhiên gia đình thánh thiện cần biết cách giải quyết và vượt qua những lúc u tối đó bằng cách làm theo Ý Chúa / Thật ra Chúa Yesus không đi lạc vào nơi xa lạ mà Ngài đến ở trong nhà Cha của Ngài / Điều này cho chúng ta thấy ngoài ngôi nhà gia đình, còn có một ngôi nhà khác nữa là nhà thờ / nhà của Cha trên trời / nhiều kẻ nghèo khó không nhà không cửa đã tìm được hạnh phúc khi tìm đến với Chúa trong nhà thờ / Nhiều người ngột ngạt, khổ sở ở nhà mình, đã tìm được nguồn an ủi và sức mạnh nơi nhà thờ.  **R

 

TÓM Ý

1/ Đại ý bài Phúc Âm là gì? Đức Mẹ và Thánh Giu-se dâng con trẻ Giê-su vào đền thờ. Có ý nói lên việc Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa qua việc tỏ mình ra cho cho Simion và bà Anna, đồng thời Chúa Giê-su cũng là con người, một trẻ thơ tầm thường cho nên cũng phải tuân thủ lề luật Moisen.

2/ Tại sao phải thanh tẩy? Theo luật Moisen thì phục nữ sinh nở sẽ bị ô uế trong 7 ngày nếu là sinh con trai, còn sinh con gái thì phải ô uế trong 2 tuần. Sau đó phải kiêng cữ thêm 33 ngày nữa, là không được vào đền thánh cho đến khi mãn hạn để được thanh tẩy. Vì vậy Đức Maria sinh con trai nên sẽ được thanh tẩy sau 40 ngày.

3/ Tại sao phải dâng con đầu lòng? Luật dạy phải dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa, nghi lễ này được thực hiện vào ngày thanh tẩy của người mẹ. Theo luật thì mọi con trai đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, vì thế phải hiến dâng cho Người. Ý nghĩa ở đây là Hài Nhi Giê-su thuộc về Thiên Chúa vì đã được thánh hiến cho Thiên Chúa Cha.

4/ Lễ vật dâng lên cho Thiên Chúa là gì? Theo luật Levi (Lv 12,6-8), thì sản phụ phải dâng lễ vật để làm của lễ toàn thiêu và đền tội. Ở đây Đức Maria cũng dâng một đôi bồ câu non, chứng tỏ rằng Đức Maria cũng tuân thủ lề luật một cách khiêm tốn mặc dù mẹ thụ thai và sinh con không theo lối thông thường.

5/ Símion là ai? Ông cũng là một người công chính, ông kính sợ Thiên Chúa và đang chờ đợi niềm an ủi, là ơn cứu độ cho dân tộc Israel. Rất có nhiều người trông đợi điều này. Nhưng riêng Sime-on lại được Thánh thần mạc khải cho ông biết trước rằng : Ông sẽ nhìn thấy Đấng Ki-tô trước khi chết. Tức là Đấng Cứu Thế, Đấng cứu độ.

6/ Bài ca ngợi của Sime-on là gì? Khi được bế Hài Nhi trên tay, ông đã thốt lên bài ca mà ngày nay giáo hội cho đọc trong giờ kinh tối mỗi ngày.

7/ Ý tưởng của Bài ca này là gì? Đối với ông : Chúa cứu thế là nguồn vui và là niềm an ủi cho ông. Nên ông đã rất thoả mãn và đã xin Chúa cho ông được chết bình an, vì ông không còn cần điều gì nữa.

8/ Ý tưởng thứ hai là gì? Đối với mọi dân tộc nói chung và với dân Israel nói riêng thì Chúa Cứu Thế đến để mang ơn cứu độ cho hết thảy mọi người chứ không phải chỉ riêng dân Israel. Vì Ngài chính là ánh sáng muôn dân, Ngài đến để phá tan mọi u tối, để cho mọi người nhờ Đức Giê-su mà nhận biết chân lý.

9/ Tại sao cha mẹ Hài Nhi lại kinh ngạc? Khi sứ thần hiện đến, thì Ngài chưa nói rõ về hoạt động của Con Chúa nơi các dân tộc ngoại giáo. Đây là lần đầu tiên hai ông bà nghe nói về điều này và Sime-on vừa cho biết sứ vụ ấy nên hai ông bà kinh ngạc là phải.

10/ Sime-on đã tiết lộ điều gì về con trẻ? Ông nói cho Đức Maria biết về cách thế mà người ta sẽ đón nhận Đức Ki-tô : Chính Ngài là cớ để cho nhiều người ngã xưống hay đứng lên và quan trọng hơn hết là Đức Ki-tô sẽ là mục tiêu để cho người ta chống đối.

11/ Sự xuất hiện của con trẻ sẽ gây hiệu ứng như thế nào? Khi Chúa Giê-su xuất hiện thì thế giới sẽ chia làm 2 phe đối chọi nhau rõ rệt. Một phe thì đi theo và yêu mến  người, còn phe kia thì thống đối và giết Chúa.

12/ Hiệu quả của sự xuất hiện đó là gì? Nhờ cách mà thế giới đón nhận hay chống đối Ngài thì sẽ bộc lộ ra những điều thầm kín nhất trong con người của họ: Đó là con người yêu mến sự thật hay thích gắn bó với sự lầm lạc, dối trá.

13/ “Một lưỡi gươm đâm thâu” nói lên điều gì? Vì người mẹ sẽ được chứng kiến những chống đối đó, vì thế lòng người mẹ sẽ khổ đau như gươm đâm thâu qua lòng bà vậy.

14/ Bà tiên tri Anna là ai? Bà được mệnh danh là tiên tri, công việc của bà là uỷ lạo và khích lệ cho dân chúng làm điều thiện. Bà có lòng đạo đức nên hằng ngày bà vẫn ăn chay cầu nguyện và phục vụ nơi đền thánh. Bà được Thánh thần soi sáng cho biết => Bà sẽ nhận ra đấng cứu tinh Israel, cho nên bà ca ngợi Chúa, và bà đi loan truyền cho tất cả những ai đang trông chờ ơn cứu độ của Israel được biết.

15/ Như thế nào là niềm vui trọn vẹn? Mầu nhiệm giáng sinh luôn gắn liền với mầu nhiệm cứu chuộc. Chính mầu nhiệm cứu chuộc mới là niềm vui cho chúng ta. Ai đón nhận được Chúa cứu thế thì sẽ được bình an như ông Sime-on và bà Anna vậy.

16/ Ta thấy điều gì nơi Đức Mẹ? Đức mẹ là thụ tạo tinh tuyền nhất trong nhân loại. Mẹ đã chấp hành nghi thức thanh tẩy. Chúng ta là tội nhân nên cần phải khiêm tốn đón nhận bí tích cáo giải để được thanh tẩy tâm hồn.

17/ Ta nhìn thấy điều gì nơi Đức Maria và Thánh Giu-se? Hai ông là mẫu gương hoàn hảo trong việc chấp hành luật Moisen. Hai Đấng tuân phục bằng tình yêu chứ không phải vì lòng sợ hãi. Chúng ta cũng phải tuân thủ luật Chúa chứ không phải vì sợ Chúa hay vì sợ  mất linh hồn. Hai ông bà ngạc nhiên khi nghe Sime-on nói vì chưa hiểu về mầu nhiệm sâu xa về  sứ mạng Con mình. Vì thế hai ông bà phải tiến tới, phải đào sâu đức tin bằng cách: Suy gẫm mọi sự ấy trong lòng.

18/ Gương sống của 2 người Simeon và Anna nói lên điều gì? Hai người sống đời công chính vì hằng chờ mong được xem thấy Đức Ki-tô. Chúng ta hãy đón  nhận Chúa qua  các bí tích với tâm tình tin kính, yêu mến và cảm tạ như vậy.  **R

19/ Thánh gia nên mẫu gương như thế nào? Mẫu gương Thánh Gia Nazarét xứng đáng cho mọi gia đình cần noi theo và bắt chước vì rằng gia đình Mẹ Maria và Thánh Giu-se luôn có Chúa ở cùng. Một gia đình có Chúa ở cùng là một gia đình hạnh phúc, Chúa Giê-su đã làm người , đã chọn sống trong một gia đình và qua đó Chúa nêu gương gia đình Thánh cho chúng ta, cho mọi gia đình.

20/ Thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm gì? Nếu gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa hiệp nhất thì mọi thành viên trong gia đình đó phải yêu thương nhau, hòa hợp mọi bề với nhau đến mức độ hiệp nhất. Thể hiện được như vậy thì gia đình là một thiên đàng tại thế. Như vậy mọi người trong gia đình ai cũng hưởng nếm phần nào hạnh phúc gia đình mai sau, hạnh phúc này chỉ có ở những gia đình biết yêu thương nhau, được biểu lộ bằng hình thức quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau và hy sinh cho nhau.

21/ / Việc gì sẽ xảy nếu chúng ta làm điều ngược lại? Hạnh phúc gia đình chính là hình ảnh trung thực của Thiên đàng vĩnh cửu. Trái lại, nếu các thành viên trong gia đình không yêu thương nhau, không sẵn sàng hy sinh cho nhau, thì gia đình họ sẽ biến thành hỏa ngục tại thế, cũng là hình ảnh hỏa ngục đời đời!. Theo Đức  Phật Thích Ca thì cái khổ nhất của chúng sinh chính là : Ghét nhau mà phải sống chung với nhau.

22/ / Nguồn gốc của mọi bất hạnh gia đình: Nếu nhìn vào bất cứ một gia đình bất hạnh nào, là những gia đình không hạnh phúc. Ta luôn thấy tật xấu ích kỷ đang làm chủ một thành viên nào đó trong gia đình. Chính con người ích kỷ này là nguồn phát sinh mọi đau khổ trong gia đình. Nếu người ích kỷ ấy là cha hay mẹ thì đau khổ trong gia đình sẽ hết sức lớn lao, gia đình nào có nhiều con người ích kỷ thì gia đình ấy bất hạnh nhiều .

23/ / Gia đình hạnh phúc: Gia đình nào có nhiều người biết sống vị tha, biết hy sinh cho người khác, thì gia đình ấy chẳng bao giờ bất hạnh. Nếu mọi thành viên đều biết hy sinh cho nhau, đều quan tâm săn sóc nhau, đều sẵn sàng thông cảm tha thứ cho nhau, thì gia đình ấy chắc chắn hạnh phúc.   **R

Giuse Luca/Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1250
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  3122
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11429387
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top