Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 5 Mùa Chay A - Giuse Luca

CHÚA NHẬT 5  /  MC A 

Đề tài:  CHÚA CỨU LAZARO SỐNG LẠI

 

Tung hô Tin Mừng: Ga 11, 25a và 26

“Chúa nói : Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống ; ai tin vào Thầy sẽ không phải chết bao giờ.”

PHÚC ÂM:  Ga 11, 1-45

"Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an.(Bài ngắn)

3 Hồi đó,hai cô Mac-ta và Ma-ri-a cho người đến nói với Đức Giêsu: “ Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng.” 4 Nghe vậy, Đức Giêsu bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh.”

5 Đức Giêsu quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là Maria và anh La-da-rô.

6 Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở. 7 Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: “Nào chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê !”

17 Khi đến nơi, Đức Giêsu thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi.

20 Vừa được tin Đức Giêsu đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Maria thì ngồi ở nhà.21 Cô Mác-ta nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. 22 Nhưng bây giờ con biết: “Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy. 23 Đức Giêsu nói: “Em chị sẽ sống lại!” 24 Cô Mác-ta thưa: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết.” 25 Đức Giêsu liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù sẽ chết, cũng sẽ được sống. 26 Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết, Chị có tin thế không?” 27Cô Mác-ta đáp: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.”

33b Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến. 34 Người hỏi: “Các ngươi để xác anh ấy ở đâu?” Họ trả lời: “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem.” 35 Đức Giêsu liền khóc. 36Người Do Thái mới nói: “Kìa xem! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy!” 37 Có vài người trong nhóm họ nói: “Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư?” 38 Đức Giêsu lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại. 39 Đức Giêu nói: “Đem phiến đá này đi.” Cô Mác-ta là chị người chết liền nói: “ Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con đã ở trong mồ được bốn ngày.” 40 Đức Giêsu bảo: “ Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” 41 Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giêsu ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. 42 Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con.” 43 Nói xong, Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô hãy ra khỏi mồ!” 44 Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giêsu bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.”

45 Trong số những người Do Thái đến thăm cô Maria và được chứng kiến việc Đức Giêsu làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người.

Đó là lời Chúa.

 

Bài 1: Ý NGHĨA CỦA NGÔI MỘ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Điều gì đáng sợ hơn sự chết? Khi con người ở vào thế đường cùng, khi cuộc đời bị bế tắc/ khi không còn niềm hy vọng nào nữa/ khi con người tuyệt vọng./ Chính lúc đó con người không còn sợ cái chết nữa./

2/ Tại sao có những con người dọn mình chờ chết? Ngày xưa có những con người coi cái chết là mãn kiếp, tức là đời sống đã hết, họ luôn ung dung thư thái chờ đón cái chết ngay khi họ còn đang sống khỏe mạnh./ Họ mua sắm quan tài, chuẩn bị đồ khâm liệm, viết di chúc, để đề phòng khi cái chết đến bất thình lình./

3/ Người công giáo đón chờ cái chết như thế nào? Đối với những con người lành Thánh, khi Chúa cho họ vượt qua hạn tuổi./ Họ cảm thấy thời gian còn lại như để chuẩn bị cho hành trình đi về đời sau, nên không muốn bon chen gì nữa./ Họ dọn mình sạch tội như để sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến./ Lòng họ luôn thư thái, bình an/ những con người này thật đáng quý./

4/ Cách chuẩn bị của người phương tây: Người phương tây không sắm sẵn quan tài./ Họ sắp xếp sao cho người thân của mình không chết trong gia đình/ tốt hơn họ muốn người thân của mình chết ở bệnh viện/ sau đó đưa thi hài người quá cố quàn tại nhà xác, trước khi đưa tới nhà thờ, rồi sau đó đưa thẳng ra nghĩa trang./

5/ Chúa Giêsu nghĩ gì về cái chết? Theo cựu ước, người Do Thái không quan niệm chết là hồn lìa khỏi xác, Vì đó là quan niệm của người Hy Lạp/ người Do Thái cho rằng chết là mất hết sự sống/ với phép lạ Lazarô sống lại, Chúa Giêsu không quan tâm đến việc tìm hiểu xem sự sống và sự chết là gì/ Những điều Ngài muốn gửi gắm đến chúng ta, muốn chúng ta xác quyết rằng: Ngài là sự sống lại và là sự sống!

6/ Các chủ đề về sự sống của Chúa Giêsu trong tin mừng: Đây là chủ đề được đề cập nhiều lần trong tin mừng/ Đọc lại tin mừng Thánh Yoan/ Chúa nói với phụ nữ Samari trên bờ giếng Giacob: Ngài quả quyết: Nước Ta ban sẽ vọt lên một mạch nước đem lại sự sống đời đời./ Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa nói với người Do Thái: Ta là bánh ban sự sống, nơi khác thì Chúa lại bảo: Ta là ánh sáng mang lại sự sống/ có lần Ngài đã mạnh mẽ công bố: Ta là đường, là sự thật và là sự sống./ vậy thì mục đích của Chúa Giêsu đến thế gian là gì? Nếu không phải là để cho chúng ta được sống và sống dồi dào?

7/ Cái giá Chúa Giêsu phải trả để thực hiện mục đích này, Chúa Giêsu đã trả một cái giá thật đắc bằng chính mạng sống của mình, với cái chết nhục nhã trên thập giá/ Chúa đã sánh ví mình như hạt lúa đã gieo xuống đất, có mục nát đi, thì mới trổ sinh nhiều bông hạt/ Ngài cũng ví mình như một mục tử nhân lành, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên/ chính Chúa đã thực hiện lời mình tuyên bố: Ta đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người./

8/ Tại sao Chúa Giêsu phải chết? Qua cái chết của Chúa, Ngài đã đem lại ơn cứu độ, đồng thời cũng biểu lộ tình yêu tuyệt vời của Ngài dành cho chúng ta./ Bởi không ai yêu hơn người dám liều mạng sống mình vì bạn hữu /

9/ Ngôi mộ là gì? Là nơi chôn vùi sự sống của kiếp người, nó còn chôn vùi cả niềm tin và hy vọng/ ngôi mộ không chỉ xây bằng gạch đá, nó còn được xây bằng quyền lực, chết chóc, hận thù, áp bức, độc ác, bóc lộc, nó có thể chôn một người, vài người, vài chục người, thậm chí cả hàng mấy ngàn người như ngôi mộ của tòa tháp đôi ở Mỹ vào ngày 11/09/2001, ngôi mộ là nơi phủ một màu u ám, gieo kinh hoàng, làm rung chuyển cả thế giới, làm đau đớn biết bao nhiêu thân nhân bạn bè./

10/ Hôm nay Chúa Giêsu đã làm gì ?Hôm nay Chúa Giêsu đã dõng dạc tuyên bố mở cửa mộ và truyền cho người chết chỗi dậy bước ra/ việc Chúa Giêsu mở cửa mộ cho Lazarô, giúp cho Lazarô sống lại, mà còn mở ra một chân trời mới cho kiếp sống của con người./

11/ Ý nghĩa của việc mở cửa mộ là gì ? Chúa Giêsu đã mở cánh cửa của sự sống, thông thường ngôi mộ là vương quốc của tử thần/ cửa mộ là lối vào của thế giới sự chết/ ai mà vào nơi đó thì chẳng còn có cơ hội thoát ra/ nhưng hôm nay Chúa Giêsu đã mở cửa mộ để Lazarô bước ra khỏi sự chết và bước vào cõi sống./ Khi mở cửa mộ, Chúa Giêsu đã phá tan sào huyệt của tử thần/ Ngài đã tháo giải băng liệm quấn quanh người Lazarô/ và giải phóng anh khỏi sự ràng buộc của tử thần./

12/ Cửa mộ tượng trưng cho thứ gì ? Mở cửa mộ là mở cánh cửa niềm tin, trước kia niềm tin của Matta chỉ mơ hồ, là điểm chung chung của người Do Thái/ nhưng sau khi Lazarô sống lại, niềm tin của Matta trở nên cụ thể, sống động, vững vàng/ lúc trước người Do Thái chưa tin Chúa Giêsu/ nhưng hôm nay sau khi chứng kiến Lazarô sống lại/ họ không thể không tin/ Chúa đã lật tung tảng dá lấp cửa mộ/ đó là tảng đá nghi ngờ che lấp niềm tin, giúp mọi người nhận ra Chúa Giêsu là Thiên Chúa.***

 

Bài 2: QUYỀN MỞ CỬA MỘ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

13/ Ngôi mộ gợi lên điều gì? Ngôi mộ bao giờ cũng gợi lên một nổi buồn/ buồn vì ly biệt , buồn vì mất mát, buồn vì thất bại/ ngôi mộ gieo chết chóc, tang tóc, u buồn/ nổi buồn thường hay lây/ nước mắt người thân sẽ làm cay mắt ta / khi mở cửa mộ/ Chúa đã mở cánh cửa  niềm vui, không còn ly biệt nữa./

14/ Điều gì xảy ra khi Lazarô bước ra khỏi mộ? Khi Lazarô bước ra, đám tang đã trở thành đám hội/ lời chia buồn đổi thành lời chúc mừng/ Thiên Chúa biến tang tóc thành niềm vui/ một niềm vui trọn vẹn./

15/ Ý nghĩa của cánh cửa mở: Khi cửa mộ mở là cánh cửa hy vọng mở/ Thiên Chúa đã biến đổi số phận con người/ từ nay con người không còn bị giam hãm trong số phận hay chết, nhưng được tự do/ con người được sinh ra không phải để chết, nhưng được sống mãi/ vì Thiên Chúa chính là sự sống./

16/ Mỗi người có bao nhiêu nấm mộ? Chúng ta có bao nhiêu nấm mộ/ điển hình là những nấm mộ gian tham, ích kỷ, bất công, đam mê, ghen ghét, thù hận, đói nghèo, thất học/ có những nấm mồ quá kiên cố nên tự sức mình khó lòng có thể phá nổi/ ta hãy xin Chúa mở cửa mộ cho ta, lăn đi tảng đá đè nặng đời ta,  để ta được gặp gỡ Chúa, hưởng hạnh phúc bên Chúa./

17/ Lời cầu xin=> chúng ta hãy tiếp tay với Chúa: Lạy Chúa xin hãy phá đi những nấm mộ vây bọc anh em chúng con, để mọi người được sống và sống dồi dào như lòng Chúa mong ước/ như số phận mà Chúa luôn dành cho các con cái mình./

 18/ Sự liên quan giữa bệnh tật và cái chết:  Bệnh tật luôn đeo đẳng con người dẫn đến cái chết/ Bệnh tật làm cho con người bị tê liệt hết mọi khả năng chống đỡ / còn cái chết như một nhát dao cắt đứt tất cả mọi ước mơ, mọi dự tính của con người / đối với người Kitô hữu, cái chết vẫn là một sự kiện làm cho họ run sợ mỗi khi nghĩ tới./

19/ Lúc nào Chúa Giêsu cảm thấy yếu đuối nhất? Đức Giêsu trong vườn cây dầu cũng sợ hãi cái chết/ Chúa đã run sợ, đã toát mồ hôi máu trước những khổ đau, những nhục nhã mà mình sắp lãnh nhận/

20/ Cảm nhận của Matta và Maria trước cái chết của đứa em/ Hai bà chị rất đau buồn trước cái chết của đứa em là Lazarô/ Cả hai đều tin rằng Thầy mình có thể làm được điều gì đó cho đứa em/ tuy đức tin của họ đều còn rất mơ hồ/ nhưng họ cũng tiếc vì Thầy không có mặt sớm hơn , dù vậy, đã bốn ngày trôi qua, cửa mộ đã lấp kín/ thi hài người chết đang trong giai đoạn phân hủy/ nên họ chẳng còn chút hy vọng nào./

21/ Vì sao đây lại là một cuộc mạo hiểm? Đây là một cuộc trở về mang tính chất mạo hiểm vì nó có nguy cơ mất mạng./ Tuy nhiên Ngài biết việc Ngài sắp làm là để tôn vinh Chúa Cha, và qua đó Ngài cũng sẽ được tôn vinh./ Dù thế, khi đứng trước nổi đau của hai chị em, Chúa Giêsu cũng thổn thức và bật khóc khi trên đường đi đến mộ./

22/ Hiệu quả của phép lạ: Chúa đã ban cho 3 chị em một niềm vui trọn vẹn và gây biết bao nhiêu kinh ngạc và thán phục cho những người chứng kiến./

23/ Vì sao thế giới càng văn minh lại càng chết nhiều? Thế giới càng văn minh thì càng có nhiều chiến tranh, đói kém, phá thai, tự tử, sida, ám sát, khủng bố, tai nạn giao thông/ con người càng văn minh thì càng ích kỷ, càng khép kín, càng muốn loại trừ nhau để tranh giành quyền lợi, tài nguyên, của cải tiền bạc./

24/ Cái chết phản ánh điều gì? Cái chết của thân xác phản ảnh một cái chết nguy hiểm hơn/ đó là cái chết hủy diệt tình yêu ở trong lòng con người./

25/ Khi nào cái chết thắng thế? Cái chết sẽ thắng thế khi con người sống buông xuôi, chán chường, khép kín và ích kỷ/ Chúa Giêsu là sự sống lại và là sự sống/ Ngài đã trả lại sự sống cho Lazarô/ Chúa đã lau khô nước mắt cho Matta và Maria.

26/ Bối cảnh câu chuyện? Sau cuộc gặp gỡ với Yakêu, Chúa Giêsu rời Yêricô đi Yerusalem, các môn đệ tìm cách can ngăn Người vì biết rằng ở đó Người sẽ gặp sự kình địch của người Do Thái/ do tin tức về bệnh tình của Lazarô đã gây nên một cuộc bàn cải sôi nổi/ cuối cùng Chúa Giêsu tuyên bố: Lazarô chết rồi, Ta mừng cho chúng con, vì Ta không có mặt ở đó, để chúng con được tin/

27/ Vì sao Chúa Giêsu lại vui? Chúa vui làm cho chúng ta ngạc nhiên/ Người vui vì sắp tỏ uy quyền của Người trên thế lực của sự chết/ đàng khác Người muốn tăng cường niềm tin cho các môn đệ./

28/ Một sự kiện: Con người sinh ra rồi chết, đó là một quy luật tự nhiên, cũng giống như thời tiết phải xoay vần/ trong một sự kiện tất yếu kia, có người có quyền can thiệp vào và còn có khả năng chế ngự chúng/ con người  đầy quyền năng và lòng từ bi/ Người là Thiên Chúa/ sự can thiệp của Chúa Giêsu chứng tỏ Thiên Chúa không ở quá xa xôi, không hờ hững với các tạo vật của Người/ Người là Đấng có con tim biết xúc động, biết xao xuyến và có tình nghĩa.

 

Bài 3 : LƯỠI HÁI VÀ CHÌA KHÓA SỰ SỐNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

29/ Thần chết cầm lưỡi hái, còn Chúa Giêsu cầm thứ gì? Thần chết cầm lưỡi hái, cắt hái đi mọi sự sống, tượng trưng cho cái chết hủy loại mọi ước mơ, mọi cuộc đời/ cái chết như cánh cửa đóng lại trước mọi con người/ Chúa Giêsu là vua của sự sống, Ngài cầm chiếc chìa khóa vàng mở được cửa nước trời/ chiếc chìa khóa này mang hình thập giá/ cửa trời đã được mở ra cho con người bước vào nhà Cha, là Thiên Chúa của họ ./

30/ Lời tuyên bố của Chúa Giêsu nghe rất lạ tai. Tại sao? Chúa nói: “Tôi là sự sống lại và là sự sống”/ Lời ấy đã làm cho Lazarô sống lại/ người ngoại đạo rất ngạc nhiên khi nghe lời này/ nhưng với chúng ta, những người thuộc giáo hội Kitô giáo thì lời này chính là nền tảng, là niềm tin và hy vọng của cuộc đời./

31/ Chúa Giêsu đã xác quyết điều gì? Chúa nói: Ai đang sống mà tin tôi, sẽ không bao giờ phải chết/ Chúa không nói đùa, lại càng không có ai có thể nói đùa với sự chết/ Chúa không muốn sự chết cho con người/ phép lạ Lazarô sống lại làm chứng rằng: Ngài có quyền ban sự sống/ không phải sống theo kiểu như đám đông đang bao quanh Ngài thầm nghĩ: Sống một thời gian rồi cũng chết/ cũng không phải sống lại ngày tận thế như Matta tin tưởng/ mà sống lại ngay bây giờ, và sống đời đời và khỏi bị xét xử/ nhưng được từ cõi chết qua cõi sống (Yn5,24)./

32/ Sự sống thật là gì? Có một sự sống thật, sự sống ấy bắt đầu bằng bí tích rửa tội và tiếp tục mãi đến đời đời/ sự sống này không mất đi khi con người chết, nhưng chỉ mất đi khi con người phạm tội (Yn8,21/tội cố chấp) cái mà chúng ta coi là sống, chưa hẳn là sống, chỉ khi nào chúng ta sống bằng chính sự sống Chúa thông ban cho, lúc đó mới là sống thật và bảo đảm sống đời đời ngang qua cái cửa mà chúng ta gọi là cửa mồ ./

33/ Thánh Phaolô đã dạy gì trong bài đọc II ? Ngài có ý nói đến tình trạng con người sống mà như chết, chết mà vẫn sống/nghĩa là ai sống theo xác thịt ,thì dù có sống cũng như đang chết ,ai sống theo Thánh Thần thì dù có chết cũng vẫn sống/ Và một ngày kia Đấng đã cho Đức Kitô phục sinh, cũng sẽ cho những kẻ sống theo Thánh Thần, được sống lại./

34/ Sống như thế nào lại bị coi như đã chết? Sống mà không có hy vọng, sống không có tình thương, sống mà bị đời bạc đãi, phản bội, sống không ra con người, nhất là sống trong tội ác/ sống như vậy thì không cần đợi đến lúc chết mới chết/ Họ đang khóc thương người chết, nhưng biết đâu họ lại còn đáng thương hơn là kẻ đang nằm trong mồ?

35/ Thế nào là đã chết nhưng vẫn sống? Ai đã thoát khỏi sự kìm kẹp của tội, ai đang sống trong ân sủng thì coi như họ đang sống đời đời rồi/ sự chết của thân xác không làm gián đoạn sự thân thiết của họ với Thiên Chúa trong nước trời/ Sự sống lại ngày tận thế. Sự sống vinh quang đời sau đã bắt đầu từ thời gian hiện tại/ như cây đã bắt đầu sống trong hạt giống vậy./

36/ Chúng ta có được cái gì mới trong bài lời Chúa hôm nay? Hiểu được lời Chúa hôm nay, chúng ta có được một cái nhìn lạc quan hơn về thân phận con người/ là tội nhân, loài người lẽ ra phải chết/ Nhưng chúng ta đã được con Thiên Chúa xuống thế làm Người, mạc khải tình yêu thương của Chúa Cha cho chúng ta/ Cuối cùng, bằng chính cái chết và sự phục sinh của Ngài, Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi chết đời đời và cho chúng ta tham dự vào sự sống bất diệt của Thiên Chúa./

37/ Vì sao Chúa Giêsu không trở về ngay khi Lazarô trở bệnh nặng? Thiên Chúa thường không đáp lại lời khẩn nguyện theo như ý chúng ta muốn/ bởi vì Người đang định liệu điều tốt đẹp hơn cho chúng ta/ Chúa Giêsu mong muốn nuôi dưỡng niềm tin của chúng ta vươn lên đến chỗ hoàn thiện hơn (Yn11,4-6)

38/ Ý Chúa muốn dạy chúng ta điều gì? Chúa muốn chúng ta đừng hồ nghi những lời Người giảng dạy, và việc chữa lành bệnh tật cốt yếu là để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa/ thế nên Chúa muốn cho hai chị em nhận ra rằng: Quyền năng của Người không bị giới hạn trước bệnh tật, cho dù là  đang hấp hối, cho dù là ngấp nghé ở cửa mồ, mà trái lại Người còn có quyền năng trên cả sự sống lẫn sự chết (Yn11,25) cho dù là đã chết bốn ngày, hay đã chết từ lâu./

39/ Lời nguyện: Lạy Cha là Thiên Chúa của sự sống, cả đời này lẫn đời sau/ Chúa là Đấng say mê sự sống của chúng con./ Ước gì Chúa giúp chúng con cất đi những phiến đá che mộ, tháo gỡ hết mọi tấm băng lệ thuộc vào thần chết, để chúng con có thể tự do bước ra khỏi mồ và đi đến với Chúa/    Amen.

 

CHÚ GIẢI

1/  Câu 21: Lời nói giận lẫy của Matta hàm chứa 3 điều:

a. Chị thất vọng khi Chúa Giêsu không có mặt khi hai chị em họ cần đến Người./

b. Chị ta tin Chúa Giêsu có thể chữa lành, chị ta tin cậy vào quyền năng Chúa Giêsu./

c. Tuy nhiên người chết được chỗi dậy trước lúc mai táng, chứ không phải như em chị là Lazarô đã chôn bốn ngày trong mồ và thân xác đã bắt đầu thối rửa./

2/ Câu 22: Toàn câu văn cho thấy chị thiếu lòng tin trọn vẹn vào năng lực và uy quyền  của Chúa Giêsu/ Chị nghĩ Chúa Giêsu chỉ là Đấng trung gian/ kể từ sau Adam, chỉ có mình Moisen được trực tiếp với Thiên Chúa/ còn tất cả các trường hợp khác, đều phải qua một trung gian (St3,22-24)

3/ Chúa Giêsu cũng tuyên bố: Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy (Yn14,6)

4/ Các môn đệ cũng nhân danh Người mà xin với Chúa Cha, thì đều được ban ơn cho (Yn16,23)

5/ Thánh Phaolô cũng xác nhận điều này 1Tm2,5 => chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người là Đức Kitô/ việc Lazarô chỗi dậy đã mở ra cho chị Matta một cái nhìn sáng tỏ hơn về Đức Kitô, Người thật sự là Đấng nào!

6/ Dầu cho thân xác con người phải chết, nhưng ai tin vào Chúa Giêsu, sẽ được sống/ Vì Thiên Chúa là tác giả, là nguồn mạch sự sống/ thế nên sự chết không thể chia cắt con người khỏi sự sống, là chính Thiên Chúa./

7/ Chúa Giêsu nói: Ai tin vào Thầy, dù có chết cũng sẽ sống, ai sống mà tin vào Thầy thì muôn đời sẽ không phải chết/ Khi thân xác tan rã thì những ai sống và tin, thì sẽ sống thiêng liêng trong thân xác ấy/ người đó không thể tiến vào cõi vĩnh hằng, thế nên người ấy bị bỏ lại ở chốn tạm cư của mình/ để đợi chờ cho thân xác thích hợp với nơi cư ngụ vĩnh viễn./

8/ Chúa Giêsu có 3 danh hiệu:

a. Đức kitô => Đấng được xức dầu.

b. Con Thiên Chúa => Nên mang bản tính Thiên Chúa.

c. Con Thiên Chúa => Đấng phải đến => Đấng cứu độ

9/ Niềm tin của Matta cũng giống như niềm tin của 3 người bạn Daniel/ ba bạn ấy biết Thiên Chúa của họ có thể giải thoát họ khỏi lò lửa/ và họ cũng tin tưởng rằng: Nếu Ngài muốn thì Ngài sẽ thực hiện/ tuy nhiên bất kể điều gì xảy ra./ Họ vẫn một niềm tin tưởng nơi người (Đn3,16-18).

10/ Nhân tính của Chúa Giêsu được mô tả ở đây qua lòng thương cảm của Người/ Sự chết vốn là hậu quả của tội, nó làm cho nhân loại khiếp sợ/ như trường hợp Lazarô, cho dù anh đã được sống lại cách nhiệm lạ thì anh vẫn còn tiếp tục bị quyền lực của sự chết đeo đuổi./

11/ Sự đấu tranh của thiện và ác được nổi bật ở đây/ Satan bấy lâu nay tấn công thế giới đã làm cho loài người khiếp sợ/ vì thế Chúa Giêsu đã lo buồn/ Chúa đồng cảm với nổi buồn của nhân loại, của Matta và Maria/ Cái chết là kẻ thù của Lazarô/ cũng là kẻ thù của loài người/ Satan nổ lực phá hoại thành quả tạo dựng của Thiên Chúa/ vì thế kẻ thù của con người cũng là  thù địch của Thiên Chúa/ Satan nhờ bóng tối, sự chết để tấn công/ Chúa Giêsu dùng ánh sáng phục sinh để chiến thắng./

12/ Tân ước 3 lần đề cập đến cảnh Chúa Giêsu rơi lệ: Yn11,35 / Lc19,41 / Hr5,7 / và không có chỗ nào nói Chúa Giêsu vui cười/ Người chỉ hoan hỷ Lc10,21 / vui mừng Yn11,15/

13/ Dân Do Thái tạm thời rủ bỏ thái độ thù nghịch để cảm phục Chúa.

14/ Sự thổn thức khi nói lên lòng thương cảm/ cũng đồng nghĩa với câu phẫn nộ ( vốn là cùng một từ) Khi thấy người phụ nữ phung phí tiền bạc lúc cô trút bình dầu thơm cam tùng mà xức cho Chúa/ từ thổn thức ở đây cũng nói lên sự phẫn nộ của Chúa Giêsu đối với kẻ thù đã làm cho Lazarô phải chết.

15/ Ngôi mộ nằm cách xa làng, cũng giống như tập tục Do Thái là chết thì phải đem chôn ngay để tránh phạm vào luật ô uế/ trong vòng 7 ngày/ tảng đá to lấp mộ để tránhsúc vật quấy nhiễu thi hài, tảng đá được quét vôi để đánh dấu./

16/ Câu 39 =>chị nhắc nhở Chúa Giêsu là thi hài đã nặng mùi rồi/ ý chị không tin mấy vào điều Chúa Giêsu sắp thực hiện.

17/ Câu 41 => Lời cầu của Chúa Giêsu thật đơn giản, để xác tín mối tương quan của Người với Chúa Cha/ và Chúa Giêsu đã dâng lời tạ ơn về mối hiệp thông hỗ tương giữa Người với Chúa Cha./

18/ Câu 42 => Để họ tin rằng, Cha đã sai con/ cho thấy mối tương quan giữa Cha vàCon, mục đích để họ tin và nhận ra Người là Đấng nào và nhờ phép lạ này chứng thực là Chúa Cha đã sai Người/ việc nhận biết này sẽ dẫn đưa người tín hữu đến với sự sống đời đời, nhờ Người./

19/ Chúa Giêsu kêu lớn tiếng, không nhằm để cho Lazarô nghe được/ nhưng là cái cớ để tập trung sự chú ý của dân chúng vào phép lạ/ Chúa Giêsu không niệm thần chú, cũng chẳng đưa ra một kiểu cách ma thuật/ tiếng nói của Người lay động và nâng hết thảy những người tin sống lại (Yn5,28-29 / 1Cor15,51-55/ 1Tx4,16-17.

20/ Tiếng kêu của Chúa Giêsu đã tác động vào tử thi đang ở thời kỳ phân hủy, gởi đến một tín hiệu lay động cho phần hồn người chết/ để hồn người chếtvà thân xác của anh ta hợp lại cùng nhau, rồi tuân theo lệnh truyền, chỗi dậy và sống./

21/ Câu 44 và 45 => những khăn liệm quấn quanh người khiến cho Lazarô di chuyển khó khăn/ nhưng anh vẫn phụng lệnh, bất chấp chuyện đó./

22/ Cách riêng với các xác ướp, để giữ cho hương liệu bám vào da thịt, người ta dùng loại vải mỏng, có chiều rộng khoản một tấc để quấn quanh mình và chi thể của người chết/ nhưng với Lazarô, anh không được ướp hương liệu/ nhưng các chi thể của anh được bó riêng chứ không như thông thường các xác ướp khác/ Vì chi thể (chân tay) quấn riêng, nên khi Chúa cất tiếng gọi, anh có thể bước ra theo lệnh truyền, cho dù là không được thoải mái./

23/ Có 3 lệnh truyền:  a) Lăn tảng đá/ b) Lazarô bước ra/ c) Cởi khăn liệm cho anh ta / 2 lệnh truyền: đầu và cuối là do người khác làm/ lệnh truyền thứ 2 chỉ do Lazarô làm./

24/ Những ai tham gia vào việc thực thi lệnh truyền thì không thể nào phủ nhận sự thậtnày (Câu46,47)

25/ Những người khóc thuê đã bỏ đi, vì chẳng còn việc gì cho họ làm nữa.

26/ Trong sứ vụ của Chúa Giêsu, đây là một phép lạ cả thể./

 

TÓM Ý

1/ Mộ là nơi chôn vùi mọi tương lai, mọi ước muốn, mọi niền hy vọng/ mọi liên hệ thân thiết trên cõi đời này.

2/Chết là gì? Là khi thần khí sự sống của Thiên Chúa rời bỏ con người đó./

3/ Vì sao có những người không sợ chết => người ta không muốn sống vì người đó đã tuyệt vọng/ vì người đó thấy cuộc đời này đã mãn kiếp/ vì người đó thấy mình đã sẵn sàng để trở về với Chúa, không còn vương vấn điều gì nơi trần thế này nữa./

4/ Người phương tây không sắm sẵn quan tài cho mình/ họ sắp xếp sao cho người thân của mình có thể chết ở bệnh viện/ thi thể được để ở nhà quàn, rồi đưa ra nhà thờ,  đưa ra nghĩa địa/ tránh để xác chết trong nhà vì sợ ô nhiễm, sợ lây bệnh.

5/ Người Do Thái không muốn để thi thể người chết trong nhà vì sợ phạm luật ô uế, phải tẩy rửa tới 7 ngày./

6/ Chúa Giêsu xác quyết rằng: Chết là đi về cõi trường sinh và Ngài là sự sống lại và là sự sống./

7/ Các chủ đề về sự sống trong tin mừng: a) Chúa nói với người phụ nữ Samari: Ai uống nước Ta ban sẽ không còn khát nữa…/ b) Khi làm phép lạ hóa bánh, Chúa nói: Ta là bánh hằng sống từ trời xuống/ c) Hôm nay Chúa Giêsu nói với Matta: Ai sống mà tin Ta sẽ không chết bao giờ.

8/ Mục đích của Chúa Giêsu đến thế gian là để cho chúng ta được sống và sống dồi dào.

9/ Cái giá Chúa Giêsu phải trả để cho ta được sống đó là Ngài dùng chính mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người/ Ngài như hạt lúa rơi xuống đất/ Ngài như mục tử thí mạng mình vì đàn chiên./

10/ Ngôi mộ được xây dựng bằng quyền lực, chết chóc, hận thù, độc ác, bóc lột, nó có thể chôn một, vài  người, chục người/ hàng mấy ngàn người như sự kiện tòa nhà tháp đôi hôm 11/09/2001 tại Mỹ./

11/ Mở cửa mộ là mở cửa sự sống, là dẹp tan đồn lũy của kẻ thù để giải thoát con người khỏi các ngôi mộ của ma quỷ/ mở cửa mộ để Lazarô bước ra khỏi sự chết/ tháo băng vải là giải phóng anh khỏi những ràng buộc của ma quỷ./

12/ Chúa mở cửa mộ để niềm tin của Matta và dân Do Thái trở nên cụ thể, sống động hơn/ Chúa đã lật tảng đá nghi ngờ che lấp niềm tin, giúp mọi người nhận ra chúa Giêsu là Thiên Chúa./

13/ Ngôi mộ gợi lên một nổi tang tóc, u buồn, thất bại, chia cách/ Chúa mở cửa mộ để từ nay không còn bị giam hãm trong số phận hay chết nữa/ Chúa đã biến đổi số phận con người.

14/Mỗi người có nhiều nấm mộ, bị ma quỷ chôn lấp bằng nhiều cách: Gian tham, ích kỷ, bất công, đam mê, ghen ghét, thù hận…. Có những ngôi mộ quá kiên cố/ ta hãy xin Chúa mở ngôi mộ cho ta, lăn tảng đá đè nặng đời ta/ để cho ta gặp gỡ Chúa./

15/Bệnh tật liên quan đến cái chết, nó làm cho con người bị tê liệt, không có khả năng chống đỡ/ cái chết như lưỡi dao cắt đứt mọi ước mơ, mọi dự tính, người Kitô hữu cũng run rẩy khi nghĩ đến cái chết.

16/Chúa Giêsu cũng cảm thấy yếu đuối khi đứng trước một cái chết quá đau khổ, nhục nhã/ nên Ngài đã toát mồ hôi máu./

17/Khi Chúa quyết định trở lại Yudea để chữa cho Lazarô/ đây là một cuộc mạo hiểm chết người/ tuy nhiên vì Ngài biết việc mình sắp làm là để tôn vinh Chúa Cha./

18/Hiệu quả của phép lạ là 3 chị em có một niềm tin trọn vẹn, một đức tin vững mạnh hơn và dân chúng thì kinh ngạc, thán phục./

19/Thế giới càng văn minh, con người càng ích kỷ, độc ác, nên chết chóc càng gia tăng./

20/Chúa Giêsu vui vì Ngài đã tỏ uy quyền trên thế lực thù địch, minh chứng rằng Ngài đã đánh bại kẻ thù/ phá tan sào huyệt của sự chết, giải thoát cho con người, chứng tỏ Thiên Chúa luôn gần gủi, không hờ hững với các tạo vật, biết xúc động, biết xao xuyến, có tình nghĩa./

21/Thần chết cầm lưỡi hái còn Chúa Giêsu cầm chìa khóa vàng để mở cửa nước Thiên Đàng/ Chìa khóa vàng là cây Thánh Giá/ để con người đến được với Chúa Cha.

22/Lời tuyên bố của chúa Giêsu: Ta là sự sống lại và là sự sống, lời ấy chính là nền tảng của niềm tin và cũng chính là niềm hy vọng của cuộc đời Kitô hữu./

23/Phép lạ cứu sống Lazarô làm chứng rằng: Chúa Giêsu có quyền ban sự sống, Ngài đã chiến thắng thần chết là Satan/ không phải sống như Lazarô rồi lại chết/ nhưng chúng ta tin Chúa nên chúng ta đã được sống ngay từ bây giờ.

24/Thánh Phaolô dạy: Ai sống theo xác thịt tội lỗi thì sống mà như đã chết, còn ai sống trong ân sủng thì không bao giờ chết nên từ bây giờ dù có chết cũng là đang sống/ ai phạm tội mà ăn nănthì vẫn sống/ chỉ những người phạm vào tội cố chấp thì coi như đã chết ngay từ đời này./

25/Chúng ta cần có cái nhìn lạc quan về thân phận con người: Là tội nhân, lẽ ra loài người phải chết/ nhưng Chúa Giêsu đã cứu chúng ta khi chấp nhận kiếp sống con người để đền thay tội cho chúng ta.

26/Qua bài tin mừng, Chúa muốn dạy chúng ta: Bệnh tật mà chúng ta chịu cốt yếu để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa/ chúng ta cần nhớ rằng: Quyền năng của Chúa không bị giới hạn bởi bệnh tật, bởi cái chết/ Cho dù người đang hấp hối, người đã chết rồi, hoặc là người chết đã chôn, đã thối rửa, thì Chúa vẫn có toàn quyền trên sự sống lẫn sự chết, cả đời này lẫn đời sau/ chúng ta hãy vững tin./

Giuse Luca / KT Emmaus

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1688
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  12044
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11438309
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top