Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 2 Mùa Chay - A.2017/ Giuse Luca

CHÚA NHẬT   2  MÙA CHAY   A    12/03/2017

ĐỀ TÀI:  CHÚA GIÊ-SU BIẾN HÌNH

Lời Chúa: Mt 17, 1-9

 

Tung hô Tin Mừng:   

Từ đám mây sáng chói, tiếng Chúa Cha phán rằng: Đây là con yêu dấu, làm vui thoả lòng Ta, hãy vâng nghe lời Người.

PHÚC ÂM:  Mt 17, 1-9

Dung nhan Đức Giê-su chói lọi như mặt trời.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

1 Hôm ấy, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. 2 Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. 3 Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người. 4 Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." 5 Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!" 6 Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. 7 Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: "Trỗi dậy đi, đừng sợ!" 8 Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi.

9 Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng: "Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy."

Đó là lời Chúa.

 

CÂU HỎI GỢI Ý GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Biểu tượng của núi cao trong Kinh Thánh là gì?

2/ Tại sao Chúa chỉ đem theo có 3 Môn Đệ ?

3/ Tâm trạng của Phêrô đang như thế nào ?

4/ Làm sao ta có thể thấy Chúa ?

5/ Tại sao các Môn Đệ không nhận ra Chúa ?

6/ Tại sao Chúa Giêsu phát sáng?

7/ Làm sao hình ảnh Chúa trong ta mới được tỏ lộ ?

8/ Mùa chay là gì?

9/ Phải sống mùa chay như thế nào ?

10/ Ở đâu có hình ảnh Thiên Chúa ?

11/ Lý do nào khiến Chúa Giêsu biến hình ?

12/ Ý Thiên Chúa và ý con người khác nhau chỗ nào ?

13/ Vì sao xem ra Chúa thất bại ?

14/ Chúa chuyển đổi chương trình như thế nào?

15/ Tại sao Chúa phải chuyển địa bàn ?

16/ Vì sao Chúa biến hình ?

17/ Con người ccó thể gặp được Thiên Chúa ở đâu ?

18/ Vì sao Chúa Giêsu biến hình ?

19/ Phêrô đã nói gì ?

20/ Ý nghĩa của đám mây là gì ?

21/ Tiếng Thiên Chúa kêu gọi ai ?

22/ Ý nghĩa của việc các môn đệ sấp mặt xuống đất là gì ?

23/ Chúa muốn dạy gì qua sự kiện biến hình ?

 

=> Xem gợi ý trả lời ở Phần "Tóm Ý".

 

Bài 1: LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA

1/Làm sao chúng ta có thể phân biệt tiếng Chúa trong đời thường của mình ? Làm sao để lắng nghe tiếng Chúa? Tiếng Chúa có thể nói qua lương tâm, qua giấc mộng ,qua một trung gian thần thiêng nào đó hay qua một lời tuyên sấm.

2/Tiếng Chúa hôm nay như thế nào? Tiếng Chúa hôm nay thật rõ ràng, hiển nhiên, là tiếng phán từ trời mà chúng ta vừa đọc qua trong bài trình thuật. Thiên Chúa mời gọi các môn đệ hãy lắng nghe tiếng Chúa Giê-su.

3/Trong đời sống Ki-tô hữu, chúng ta thường gặp phải những thách đố nào? Đời sống của chúng ta là một cuộc lữ hành trong Đức Tin. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng có những cảm nhận như Abraham. Một cảm nhận muốn đổi đời, nhưng lại bâng khuâng, bởi chúng ta chưa đủ can đảm để ký thác đời mình cho Chúa. Chúng ta thường dấn thân trong một hành trình mờ tối, cho nên cần phải vững tin vào sự quan phòng của Chúa.

4/Chúng ta có thể nghe tiếng Chúa ở đâu? Chúng ta cần xin Chúa mở rộng lòng mình ra để lắng nghe và đón nhận tiếng Chúa trong cuộc sống hàng ngày, trong kinh thánh và qua các giáo huấn của giáo hội hay bất kỳ một cao nhân nào khác mà Chúa gởi đến.

5/Cách Chúa Giê-su lắng nghe tiếng Chúa Cha như thế nào? Chúa Giê-su đã dẫn các môn đệ, lên núi cao, tách biệt khỏi mọi sự ồn ào thế gian. Cũng thế, người tín hữu cũng được mời gọi lánh vào nơi thanh vắng, tách biệt khỏi mọi sự ồn ào thế tục, những toan tính cá nhân và những điều vô bổ. Bỏ lại sau lưng mọi công việc bề bộn hằng ngày. Hãy cho Chúa một cuộc hẹn trên núi. Hãy gặp gỡ Chúa.

6/Do đâu chúng ta phải đáp trả tiếng Chúa mời gọi ? Người tín hữu khi vừa gia nhập đạo bằng bí tích rửa tội. Chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa, được gia nhập vào hội thánh. Nhờ sống bằng Đức Tin, chúng ta được nuôi dưỡng bằng lời Chúa và các bí tích, sau đó chúng ta được biến đổi bằng ân sủng. Cho nên bằng cuộc sống ấy ,chúng ta phải đáp trả tiếng Chúa mời gọi.

7/Người tín hữu phải dấn thân như thế nào? Mỗi chúng ta cũng được mời gọi lên đường như Abraham. Hành trình của chúng ta là từng ngày liên kết lại với nhau bởi sự liên tục được thánh hoá nên Chúa đòi hỏi chúng ta phải luôn sống đẹp lòng Chúa, luôn hiện diện trước nhan Thiên Chúa. Cho nên người tín hữu phải dấn thân cho đến chết.

8/Vì sao Chúa lại chọn lựa Abraham ? Chúa chọn Abraham, nhưng lại không ban phúc lành riêng cho một mình ông. Ở đây Chúa muốn loan báo một phúc lành phổ quát, là nhờ có ông mà phúc lành của Thiên Chúa đến được nhiều dân tộc. Phần Abraham, khi ông ngne tiếng Chúa mời gọi, ông phải từ bỏ mọi bám víu và đã lên đường ngay. Một sự thay đổi tuyệt đối, ông đã hướng về một tương lai vô định trong sự phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa.

9/Thiên Chúa đã mời gọi người tín hữu sống như thế nào? Trong thư thứ hai gởi Timothe, Thánh Phao-lô mời gọi mọi người cảm nhận hồng ân Đức Tin và can đảm sống lời mời gọi vì Tin Mừng. Có  nghĩa là Thiên Chúa mời gọi người tín hữu hãy can đảm và dứt khoát từ bỏ những gì đang chi phối cuộc sống và làm cho họ xa lìa Thiên Chúa.

10/Cuộc biến hình mang ý nghĩa nào? Tuy cuộc biến hình chỉ xảy ra trong chốc lát nhưng Phero cũng ngập tràn lòng mong ước của mình. Chính vì ông cảm nhận sự việc quá hay, quá tốt. Cho nên ông muốn níu kéo để có thêm thời gian chiêm ngắm sự vinh quang của Thầy mình.

11/Tại sao  Thiên Chúa lại mời gọi? Chúa Giê-su nhờ cầu nguyện với Cha mình nên đã được biến đổi. Cho nên Thiên Chúa cũng mời gọi các môn đệ hãy nghe theo Đức Giê-su, để được biến đổi giống như Ngài.

12/Các môn đệ phải biến đổi như thế nào? Các ông không được mời gọi để chỉ biến đổi có mỗi gương mặt và y phục. Nhưng là biến đổi cả những ước muốn lẫn tâm hồn ,như là Đấng đang biến đổi trước mặt họ.

13/Người tín hữu hôm nay phải biến đổi như thê nào? Thiên Chúa muốn chúng ta biến đổi tất cả. Biến đổi cả khát vọng của mình, sao cho hợp với lời Chúa, với thánh ý Chúa và kế hoạch cứu độ dành cho mỗi người trong cuộc sống của chính mình và với tha nhân .**R

 

Bài 2:GÍA TRỊ CỦA NHỮNG LỜI CHỨNG . 

14/Tại sao các môn đệ lại hoang mang: Sau khi nghe Phê-rô tuyên tín : Thầy là Đấng Ki-tô. Sau đó, Chúa Giê-su báo trước cho các môn đệ biết về cuộc thương khó của mình: Thầy phải đi lên Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ… Nghe thế nên các môn đệ đâm ra hoang mang và càng không hiểu gì.

15/Mục đích cuộc biến hình là gì? Sáu ngày sau đó, Chúa Giê-su đem riêng ba môn đệ lên núi cao và cho các ông thấy một hình dạng sáng láng của mình . Mục đích là Chúa muốn xác định danh hiệu Đấng Ki-tô mà Phê rô vừa tuyên xưng. Đồng thời Chúa muốn củng cố niềm tin cho các môn đệ trước hình ảnh cuộc khổ nạn sắp xảy đến.

16/Tại sao lại có thêm Moisen và Elia? Ông Moisen tượng trưng cho lề luật, ông Elia đại diện cho các ngôn sứ, mà lề luật và các ngôn sứ là hình ảnh bao gồm toàn bộ Cựu Ước. Lúc này hai vị đều có mặt trên núi ,thì cũng có nghĩa là toàn bộ Cựu Ước đều tiên báo về Chúa Giê-su, vì Ngài là Đấng Thiên Sai.

17/Người Ki-tô hữu phải tin như thế nào? Nếu ai tin vào Cựu Ước thì phải tin vào Chúa Giê-su. Ai tin vào Chúa Giê-su thì cũng có nghĩa là tin rằng Người đã chết và sống lại vì chúng ta. Vinh quang biến hình sẽ làm chứng cho vinh quang phục sinh.

18/Lời tuyên xưng của Phê-rô có liên hệ gì đến sự biến hình? Vinh quang biến hình là vinh quang phục sinh. Sau khi Chúa Giê-su trải qua cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá / cho nên Đấng Ki-tô mà Phê-rô vừa tuyên xưng cũng chính là Đấng ki-tô chịu đóng đinh trên thập giá.

19/Giá trị của lời chứng hôm nay như thế nào? Lời chứng của Chúa Cha hôm nay vượt xa các chứng nhân thời Cựu Ước. Lời chứng từ đám mây đã xác nhận một cách mạnh mẽ và dứt khoát về lai lịch và sứ vụ của Chúa Giê-su. Từ đây Chúa Giê-su được xác nhận và công bố là Con Thiên Chúa.

20/Sứ vụ của Người Con Một Thiên Chúa là gì? Tiên tri Isaia đã công bố và mô tả: Ngài gánh lấy tội muôn dân và hiến thân chịu chết…./ Chúa Giê-su xuống trần gian với vai trò người tôi trung, đẹp lòng Thiên Chúa, nên Chúa Cha mới xác nhận tiếp theo : Ta hài lòng về Người.

21/Lời căn dặn cuối cùng mang ý nghĩa gì? Sau khi Chúa Cha đã giới thiệu, đã xác nhận nguồn gốc thần linh của Chúa Giê-su, và công bố sự thoả mãn của mình. Sau đó Chúa Cha lại mời gọi tiếp : Các ngươi hãy vâng nghe lời Người.

22/Vâng lời Chúa Giê-su, chúng ta sẽ được gì? Vâng Lời Chúa để chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Vì lời Chúa là ý muốn của Thiên Chúa Cha /lắng nghe và thực hành lời Chúa để trở nên giống Người / vì Chúa Giê-su chỉ nói Lời Chúa Cha. Vì vậy lời Chúa Giê-su là ý muốn của Chúa Cha .

23/Ý Chúa Cha muốn như thế nào? Chúa Cha muốn Chúa Giê-su đi rao giảng tình thương của Thiên Chúa, mà còn muốn cho Chúa con chết trên thập giá đề bày tỏ và thông ban tình thương của Chúa Cha cho mọi người.

24/Vì sao Chúa Cha hài lòng? Chúa Cha hài lòng về cái chết của Chúa Giê-su. Từ nơi cái chết của Chúa Giê-su trên thập giá mà Chúa Cha muốn chúng ta vâng lời Người Con Một. Như vậy lắng nghe Lời Chúa là sống theo cách Chúa sống ,mà còn phải thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su. Sau đó mới thông phần vinh quang phục sinh với Người. Tất cả những điều này mang một ý nghĩa: chúng ta sẽ trở nên một với Chúa Giê-su.

25/Làm sao có thể trở nên một với Chúa Giê-su? Sống đời Ki-tô hữu là sống Đức Tin, mà sống Đức Tin là sống theo Lời Chúa Dạy, là nghe và thực hành Lời Chúa. Đi tham dự thánh lễ để nghe công bố Lời Chúa và nghe diễn giải Lời Chúa trong cộng đoàn / hoặc tự mình đọc lời Chúa mỗi ngày. Vì Lời Chúa là của ăn cho mọi Ki-tô hữu.

26/Công dụng của Lời Chúa như thế nào? Lời Chúa như hơi thở dành cho những ai muốn sống đời môn đệ. Người Ki-tô hữu nếu muốn trở nên anh em của Chúa thì phải đem lời Chúa ra thực hành. Từng bước sống đúng lời Chúa sẽ giúp người môn đệ càng trở nên giống Chúa Ki-tô hơn.

27/Chúng ta nên làm gì để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa? Phương các hữu hiệu nhất là chúng ta phải lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích thánh thể. Khi chúng ta cử hành bí tích thánh thể là chúng ta hiện-thực-hoá cái chết và sự phục sinh của Chúa Ki-tô / là được rước mình máu Chúa Ki-tô (Pl3,10).

28/Do đâu chúng ta chưa thể giống Chúa? Việc này không tuỳ thuộc vào số lần ta lên rước lễ mà tuỳ thuộc vào lòng tin, cậy, mến mỗi khi ta rước lễ. Bởi vì khi rước lễ là ta khát khao trở nên giống Chúa. Chúng ta vẫn rước lễ thường xuyên nhưng lại không trở nên giống Chúa là do ta thiếu lòng tin, lòng cậy, lòng mến. Tóm lại, nếu chúng ta không khao khát nên giống Chúa thì cho dù có thường xuyên rước lễ thì cũng vậy thôi.

29/Như thế nào mới trở nên giống Chúa? Là chúng ta tập thói quen hy sinh trong cuộc sống, từ bỏ tội lỗi, tẩy trừ các nết xấu và hy sinh những điều mình hay ưa thích.

30/Thế nào là yêu Chúa? Muốn nên giống Chúa, ta phải bằng lòng chấp nhận những khó khăn, đau khổ, vui lòng chịu những trái ý, những nghịch cảnh. Yêu Chúa thì phải đi theo Chúa, theo Chúa thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Chúa.

31/Chúng ta cần quyết tâm làm điều gì? Chúng ta cần xin ơn can đảm và quyết tâm đi theo Chúa trong cuộc khổ nạn ,để được thông phần vinh quang với Chúa Giê-su. Như vậy tôi đã quyết tâm được điều gì? Tôi phải cố gắng như thế nào? Chúa Cha bảo tôi phải vâng nghe lời Đức Ki-tô, tôi đã lắng nghe chưa, tôi đã luyện tập chưa, tôi đã cố gắng chưa?

 Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.  **R

 

Bài 3: CON MẮT NÀO CÓ THỂ NHÌN THẤY CHÚA?

32/Tại sao Chúa Giê-su phải lên tận núi cao? Ngọn núi cao, là biểu tượng cho sự siêu việt, thánh thiện, cao cả, thanh thoát, xa rời thế tục/ nơi người trần gian có thể gặp gỡ Thiên Chúa/ Ông Mô-sê đàm đạo với Chúa trên núi Sinai/ Êlia gặp Thiên Chúa trên núi Horeb./ Biến hình trên núi cao là tiên báo về Thiên đàng.

33/Tại sao Chúa Giê-su chỉ đem theo có 3 môn đệ? Sự mạc khải chỉ biểu lộ cho những người thân thiết nhất, mang tính riêng tư./ Đây cũng là 3 môn đệ được tuyển chọn đầu tiên/ có mấy trường hợp chỉ có ba ông này được chứng kiến một số hành động của Chúa Giê-su/ ngoài việc làm chứng cho cuộc biến hình giúp các Ông nhìn thấy giây phúc vinh quang của Chúa Giê-su : phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana/ Chúa Giê-su chữa cho con gái ông Giairô sống lại/ giây phút hấp hối của Chúa Giê-su trong vườn cây dầu./

34/Phêrô, Giacôbê, Gioan tượng trưng thành phần nào? Tượng trưng cho hàng ngũ lãnh đạo trong giáo hội/ Chúa muốn các Ông sống gần gủi, chứng kiến các sự kiện quan trọng để các Ông có đức tin vững vàng hơn hầu có thể làm chứng và lãnh đạo dân Chúa sau này./

35/Quyền hành theo quan niệm của Chúa Giê-su: Quan niệm của Chúa về quyền hành hoàn toàn khác biệt với cách cai trị của thế gian/ bởi theo lời dạy của Chúa: Quyền hành là để phục vụ chứ không phải là để hống hách, chèn ép, hưởng thụ.

36/Chúa đã dạy gì về điều này? Chúa dạy: Thủ lãnh các dân ngoại thì cai trị và chuyên chế, còn giữa các ngươi thì không được như vậy./ Ai muốn làm lớn thì trở nên cuối rốt và trở nên tôi tớ cho mọi người/ trong bữa tiệc ly Chúa còn nói thêm: Mặc dù các con gọi Ta là thầy, là Chúa thì phải lắm/ nhưng nếu Ta là thầy và là Chúa, mà còn quỳ gối rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau./

37/Đức Giáo hoàng thường xưng mình là ai? Servus servorum” nghĩa là đầy tớ của các đầy tớ/ thật đúng với các ý nghĩa => làm lớn chỉ để phục vụ.

38/Tinh thần phục vụ của chúng ta như thế nào? Liệu chúng ta có muốn đổi mới quan niệm như Chúa Giê-su hay không? Chúng ta có muốn nhìn mọi người theo cách nhìn của Chúa hay không? Nghĩa là yêu thương, phục vụ, nhường nhịn, an ủi, giúp đỡ, khích lệ những người chung quanh, những người đang phục vụ chúng ta hay chưa/ chúng ta phục vụ anh em, hay đòi người khác phải phục vụ cho mình?

39/Ý nghĩa từ câu nói của Phêrô: “Lạy Ngài, chúng con ở đây thì thật là hay” Phêrô tượng trưng cho những người thấy khổ thì tránh, thấy điều nào lợi thì nhào vô xí phần/ khi Ông nghe Chúa Giê-su nói sẽ lên Yerusalem để chịu khổ nạn thì ông ngăn cản Chúa đừng đi/ Ông đã bị Chúa mắng cho./ Hôm nay khi Ông nhìn thấy một chút vinh quang Thiên Chúa thì ông thích quá nên đòi được ở lại./

40/Mỗi người có mấy thứ con mắt? có 3 thứ con mắt: Con mắt thường, con mắt trái tim và con mắt đức tin/ có rất nhiều thứ ta biết là có, nhưng nhìn không thể thấy.

41/Những thứ nào ta nhìn nhưng không thấy? Ví dụ: Tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử/ ta nhìn không thấy nó, nhưng chỉ thấy những dấu hiệu qua hành động của mỗi người, Ví dụ: Sự âu yếm, yêu thương ,sự quên mình/ thể hiện qua ba thứ tình cảm mà ta đang kể ở trên/ tình yêu thì không thấy được nhưng có thể nhận ra nó bằng trái tim của mình/

42/Những thứ gì ta không thấy bề sâu nhưng lại thấy bề mặt? khi ta nhìn con người, ta chỉ thấy khuôn mặt, hình dáng bề ngoài, nhưng khó có thể thấy tâm tư tình cảm của người đó đang ẩn chứa bên trong, kể cả những người thân đang sống cạnh chúng ta/ linh hồn thì chẳng ai thấy được, ta chỉ thấy bằng đức tin./

43/Chúng ta thấy được gì ở nơi con người của Chúa Giê-su?/ Chúa Giê-su nhập thể làm người phàm, giống như chúng ta/ Người che dấu thần tính vinh quang sáng láng của Chúa, ngay cả các môn đệ cũng không thấy ,mặc dù vẫn đang sống gần bên./

44/Thứ gì ẩn chứa nơi con người của Chúa? Hôm nay, khi Chúa tỏ mình ra, làm các ông chới với, ngỡ ngàng/ lòng các ông tràn ngập niềm vui vì đã nhìn thấy vinh quang của Chúa Giê-su/ thần tính phát lộ rực sáng, do đó nhân tính cũng được tôn vinh/ diện mạo của Chúa chói lọi/ y phục trắng tinh như ánh sáng.

45/Thần tính của Chúa Giê-su chứng thực điều gì? Thần tính của Chúa Giê-su chứng thực Ngài là Thiên Chúa ẩn mình/ manh áo đơn sơ của bác thợ mộc che dấu một nguồn ánh sáng chói lọi ở bên trong/ tấm thân dân dã nghèo hèn lại là chiếc bình sành chứa đựng Ngôi hai Thiên Chúa cao sang./

46/Nguồn sáng ấy giúp chúng ta hiểu được điều gì? Nguồn sáng ẩn chứa từ bên trong ấy giúp chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa đang ẩn tàng trong mọi vạn vật, người ở nơi thâm sâu nhất của xác phàm con người ,đúng như lời Thánh Augustinô nói: Người ở bên trong, còn tôi ở bên ngoài.

47/Thứ gì là nguồn mạch của mọi hạnh phúc? Thiên Chúa ẩn tàng trong mọi quan hệ, trong mọi niềm vui, trong các thứ tình bạn, trong mọi tình yêu, vậy thì cốt lõi của hạnh phúc là gì/ nguồn mạch mọi hạnh phúc là gì, nếu không phải là chính Thiên Chúa hằng sống?**R

 

Bài 4: HÉ LỘ CHÚT VINH QUANG

48/Vinh quang Thiên Chúa đang tàng ẩn ở đâu? Vinh quang Thiên Chúa như hạt giống đang chôn vùi trong lòng tất cả mọi người anh em sống chung quanh ta/ vinh quang Thiên Chúa đang bị che khuất đằng sau những mái tranh thô sơ, những thân thể gầy guộc, bệnh hoạn, những ánh mắt lờ đờ, mỏi mệt./

49/Vì sao người khác không thể nhìn thấy Chúa trong ta? Khi nhận thức rằng Chúa đang ẩn mình trong lòng mọi người, nên nó đã thôi thúc tôi trở về tìm Chúa trong chính cung lòng của mình./ Nếu tôi càng bóc đi các lớp vỏ tội lỗi./ Dung nhan Chúa càng hiện rõ/ Nếu tôi càng chìm sâu vào nội tâm thinh lặng, tôi càng đến gần Chúa hơn/ nhận thức này giúp tôi kính trọng anh em hơn/ vì anh em là những cung thánh, đền thờ nơi Thiên Chúa ngự/ là những bình sành chứa đựng kho tàng cao quý.

50/Mùa chay chúng ta cần đi đâu để gặp được Chúa? Sống mùa chay là đến với anh em bằng thái độ kính trọng/ là trở về nơi đáy lòng mình để gặp được Chúa.

51/Sống mùa chay chúng ta sẽ làm gì? Hành động trong mùa chay là tiếp tay với giáo hội, đem ánh sáng của Chúa Kitô soi chiếu vào các mảnh đời tăm tối, những thân phận sống hẩm hiu/ làm sao cho mọi người được sống đúng nhân phẩm/ được ánh sáng văn minh, văn hóa chiếu dọi => được ánh sáng lương tâm, ánh sáng thần linh chiếu soi, như thế là chúng ta đang bước theo chân Chúa, đang cộng tác vào việc biến hình thế giới./

52/Chúng ta thấy gì nơi gương mặt Chúa? Quan sát các hình ảnh người ta vẽ Đức Giê-su/ chúng ta thường thấy có vòng hào quang trên đầu/ thật ra con Thiên Chúa nên giống chúng ta/ Ngài cũng mang một gương mặt bình thường như chúng ta, cũng chính từ nơi khuôn mặt Chúa Giê-su mà chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa, cũng vì chúng ta là thọ tạo giống hình ảnh Thiên Chúa nên khuôn mặt những người anh em chúng ta cũng phản ảnh khuôn mặt của Ngài. (Yn14,9)

53/Lời chứng, lời giới thiệu, lời nhắn nhủ từ đám mây: “Đây là con yêu dấu của Ta, các con hãy vâng nghe lời Người”/ Chúa Giê-su vừa là Con, vừa là người Tôi trung (Is42,1) vừa là vị ngôn sứ mà Moisen loan báo (Đnl 18,15)/ Thánh Phêrô đã ghi lại những kỷ niệm độc đáo này khi ông đang ở trên núi Thánh với Người 2Pr1,16-18.

54/Vì lý do gì mà Chúa Giê-su biến hình? Chúa Giê-su biến hình sau khi chấp nhận cuộc khổ nạn, sau khi chiến thắng cơn cám dỗ từ nơi Phêrô (Mt16,23)/ Sau khi kiên quyết đi theo con đường mà Chúa Cha muốn./ Biến hình là sự bừng sáng bất ngờ trong những phút ngắn ngủi/ để báo trước về vinh quang phục sinh sắp đến/ để cũng cố niềm tin nơi lòng các tông đồ trụ cột/ Chúa muốn đốt cháy ngọn lửa nơi lòng các ông trước khi lan truyền ngọn lửa ấy cho thế gian.

55/Khuynh hướng chung của dân chúng là gì? khi Chúa đưa 3 môn đệ lên núi cao, Ngài biến hình trước mắt các ông./ Qua sự kiện này, chúng ta nhận ra một khuynh hướng chung của mọi người, ở mọi nơi, mọi thời đại/ đó là con người chúng ta vốn ưa thích thấy những sự việc lạ lùng, khác thường.

56/Vì sao dân Nazaret phẩn nộ? Dân Nazaret tuy khâm phục sự khôn ngoan của Chúa Giê-su/ thế nhưng vì không thấy Ngài làm phép lạ nào, họ muốn được ưu tiên vì là đồng hương , mà không được / nên họ đã tỏ ra bực tức và muốn xô Ngài xuống vực thẳm./

57/Vì sao dân Do Thái cảm thấy chướng tai vì những lời Chúa Giê-su nói? Sau khi Chúa Giê-su làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nuôi sống số đông người trong hoang địa, Họ đã muốn tôn Chúa làm vua ngay/ nhưng khi nghe Chúa nói về một thứ của ăn thiêng liêng là mình và máu Ngài/ thì họ lấy làm chướng tai, nên một số đã bỏ Ngài mà đi/ và cũng chính bọn người này đã đứng trước tòa án Philatô/ cho dù họ nhìn thấy vóc dáng thiểu não, tiều tụy của Ngài, nhưng họ vẫn gào to: “Đóng đanh nó đi…”

58/Vì sao Herôđê muốn gặp mặt Chúa? Ông ta muốn gặp cũng là tính hiếu kỳ, óc tò mò, mong được xem Chúa biểu diễn những trò ngoạn mục/ thế nhưng khi thấy Chúa giữ thái độ lặng thinh thì ông đã cười nhạo và khoác cho Ngài một chiếc áo trắng, ngụ ý rằng Ngài chỉ là một tên điên khùng, vớ vẫn !

59/Thái độ của phêrô hôm nay thế nào? Hôm nay trên đỉnh núi Tabôrê, Ông đã say mê ngất ngây trước cảnh tượng huy hoàng ngập ánh vinh quang của Chúa Giê-su/ Thế nhưng sau đó khi nghe Ngài nói về cuộc thương khó sắp xảy ra/ thì ông đã lấy làm bực bội và lên tiếng can ngăn/ khiến Chúa đã phải nặng lời quở trách./

60/Vì sao Phêrô chối Chúa? Chính Phêrô trong sân thấy cả thượng phẩm đã chối Chúa 3 lần/ không hiểu trong lúc chối Chúa như vậy, ông có còn nhớ tới cảnh vinh quang ở núi Tabôrê này nữa hay không ?

61/Tư tưởng của Thiên Chúa có khác xa tư tưởng của loài người  hay không? Từ những điều vừa nghe trình bày, chúng ta luôn thấy cách thức hoạt động của Thiên Chúa khác xa các hoạt động của chúng ta, đúng như lời Ngài đã nói: Tư tưởng và đường lối của Ta không giống như tư tưởng và đường lối của các ngươi/ nếu trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tư tưởng và đường lối của Ta cũng cao hơn tư tưởng và đường lối của các ngươi bấy nhiêu.

62/Thiên Chúa thường bắt đầu bằng những việc tầm thường như thế nào? Loài người thường đi tìm sự vinh quang và những điều lạ lùng khác thường/ thì Thiên Chúa lại dùng chính những cái nhỏ bé, tầm thường/ Ngài dùng ngay cả những khổ đau xem ra mang lại thất bại do một cái  chết khổ nhục để cứu độ chúng ta/ Ngài dùng cái tầm thường của cậu chăn chiên Davit/ Ngài dùng cô thôn nữ khiêm nhường âm thầm là Maria/ Hôm nay Chúa cũng vẫn tiếp tục nói với chúng ta qua những việc nhỏ bé tầm thường, khiêm tốn như thế/ tuy nhiên không biết chúng ta có nhìn thấy, có lắng nghe, có hiểu được ý Chúa qua các việc tầm thường ấy hay không.**R/

 

Bài 5: DẪN DẮT Ý NGHĨA BÀI TIN MỪNG

63/Người Do Thái lầm lẫn về Chúa Giê-su như thế nào? Vào thời kỳ đầu của sứ vụ, một đám đông đi theo Chúa Giê-su, nhưng họ hoàn toàn lầm lẫn về Người/ việc hóa bánh ra nhiều khiến họ nổ lực muốn tôn Người lên làm vua/ Chúa đã muốn đưa sự hiểu lầm ấy ra ánh sáng/ Chúa đã không thành công khi muốn đưa một đám đông ấy đến một đức tin chân thật/ Chúa cũng thất bại khi tầng lớp trí thức Do Thái lại khước từ Ngài./ Bởi vì họ sống chỉ nhân danh thứ giáo lý truyền thống do cha ông để lại./ Bọn kinh sư và tư tế đã không ngừng giương bẫy Người và cáo giác Người về cái tội muốn phá hủy tôn giáo (Mt12,2 / 12,14 / 15,2 / 16,1 và 16,6).

64/Chúa Giê-su đã chuyển đổi chương trình như thế nào? Chúa nhận thấy chương trình giảng dạy giáo lý của mình bị thất bại/ nên từ nay Chúa tập trung vào việc đào tạo các môn đệ của Người qua nhóm 12 nhỏ bé/ và Ngài bắt đầu xa lánh miền Palestin./

65/Ngài chạy sang phía Libăng thuộc địa hạt Césarê Phillippê/ ở đây Ngài tách biệt khỏi đám đông và các kinh sư/ Ngài đã kiểm tra lần cuối mồi lửa nơi lòng các tông đồ khi thức đẩy Phêrô và các môn đồ tuyên xưng đức tin./ Sau đó Chúa nói với các ông: Tôi phải lên Yerusalem chịu nhiều đau khổ từ phía các trưởng lão… bị xử tử và ngày thứ 3 sẽ sống lại Mt16,21 / Cũng chính là Phêrô khi đưa tay ra cản Chúa, cám dỗ Chúa hãy khước từ cái chương trình nguy hiểm chết chóc kia/ Đức Giê-su đã la mắng Phêrô và cho các ông biết rằng: Vinh quang của Người phải đến, nhưng sẽ đến sau khi Chúa chịu khổ hình thập giá (Mt16,27-28).

66/Bối cảnh câu chuyện tiếp theo là gì? Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phêrô, Giacôbê, Yoan đi theo mình/ Ngài đưa các ông đi riêng ra một chổ, tới một ngọn núi cao mà dân chúng thường gọi là núi Taborê / càng lên cao, không khí càng tươi tắn, mát mẻ/ Ôi, chốn cô liêu hạnh phúc biết bao trên đỉnh núi cao này // người ta chỉ gặp được Thiên Chúa trong chốn thinh lặng/ Moisen đã gặp và ở với Thiên Chúa trên núi Sinai bốn mươi đêm ngày/ tiên tri Elia cũng được gặp Thiên Chúa trên núi Horeb.

67/Vì sao Thiên Chúa lại ẩn dấu mình trên núi? Núi là đề tài mà Matthêô ưa thích, núi cám dỗ Mt 4,8/ núi hạnh phúc và luật mới Mt 5,1 / núi bánh được chia sẽ Mt 15,29/ núi biệt ly của Đấng phục sinh Mt 18,16/ núi Sinai được tái hiện nơi núi biến hình, là một ngọn núi nhỏ ở Galilê/ Thiên Chúa luôn khước từ các danh vọng, các nghi thức, các kiểu trình diễn sân khấu/ Do đó đền thờ do con người làm ra sẽ bị phá hủy Mt 24,1-3 / Mt 24,6-1/

68/Chúa Giê-su đã biến hình thế nào? Chúa Giê-su biến đổi hình dạng trước mắt các ông, dung nhan Người chói lọi, y phục Người trở nên trắng tinh/ Matthêô nói về ánh sáng, Moisen tại núi Sinai đã tiếp nhận ánh sáng phản chiếu ánh vinh quang Thiên Chúa và da mặt ông tỏa sáng (Xh34,29-35)/ Chúa Giê-su đã biến dạng, có nghĩa là biến ra một hình hài khác, từ hình dạng của một người tôi tớ Pl2,6-7/ để biến ra hình ảnh một Thiên Chúa.

69/Và bổng chốc các ông thấy Moisen và Elia hiện ra đàm đạo với Người: Chúng ta nên lưu ý rằng: Ba môn đệ này được chứng kiến mạc khải siêu nhiên này nơi hình hài của Chúa Giê-su là Thiên Chúa/ Thì cũng chính 3 ông này sẽ phải đụng chạm gần gủi nhất với hình dáng bị hủy hoại của Chúa Giê-su khi Người hấp hối tại vườn cây dầu/ Mt24,37/ Như thế Chúa đã cho họ biết trước một kinh nghiệm về sự vinh quang sẽ đến với Người để họ khỏi bị vấp ngã vì hình ảnh hạ mình của Chúa Giê-su sau này trong chính cuộc tử nạn.

70/Ý nghĩa từ lời nói của Phêrô trong dịp này: Phêrô đang muốn cố định lại cái hạnh phúc mà ông đang chứng kiến, ông sợ nó sẽ qua đi mà không thể trở lại./ Sáu ngày trước, Phêrô là người được ưu tiên khi ông nhìn nhận đúng và tuyên xưng đức tin của mình về Chúa Giê-su, Đấng Messia/ Ông đã nhận ra Đấng Messia qua sự hiện diện của hai nhân vật chủ chốt của Kinh thánh đang đàm đạo/ Moisen và Elia đại diện cho luật pháp và ngôn sứ/ Phêrô hoàn toàn vui mừng vì khám phá của mình/ cũng giống như Phêrô muốn đưa máy ảnh lên để chụp lại khoảnh khắc đáng nhớ này và cố định nó qua việc xin phép Thầy mình cho dựng 3 căn lều để lưu giữ lại kỷ niệm đó.

71/Có đám mây bao phủ các ông: Đám mây luôn là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa => Tv18,12 /Xh40,34-35/ 1V8,10-12/ Chúng ta cũng nhớ lại hình ảnh Thánh thần bao phủ Maria trong ngày lễ truyền tin Lc1,35/ Đám mây cũng có nghĩa là nhà ở của Thiên Chúa .

72/Tiếng Chúa Cha phán: Này là con Ta yêu dấu: Điều này nói lên một sự can thiệp siêu hình đã được áp đặt/ tiếng này được lặp lại khi Chúa Giê-su chịu phép rửa/ và cũng là tiếng nói mà Chúa muốn kêu gọi chúng ta trong mùa chay này .

73/Các ông ngã sấp mặt xuống đất => đây là phản xạ tôn giáo của con người khi đứng trước một thực thể linh Thánh, đó là thờ phượng, là bái lạy khi đứng trước sự hiện diện của Thiên Chúa/ khi con người sấp mặt xuống đất là để đến gần Thiên Chúa/ Thì chúng ta thấy Chúa Giê-su lại đến gần, đụng chạm, vực các môn đệ của mình dậy/ đây chính là cử chỉ dùng quyền năng mà cũng chính là cử chỉ yêu thương Chúa dành cho con người.

74/Các ông ngước mắt lên, chẳng còn thấy ai nữa, ngoài một mình Chúa Giê-su: Tiếng nói của Thiên Chúa từ đám mây, không phải là để đè bẹp con người/ nhưng là làm cho sống lại/ Phêrô và các bạn hữu sẽ phải tiếp tục sống những ngày tháng đều đều, những ngày cực khổ, những ngày bách hại/ nhưng suốt đời các ông sẽ nhớ tiếng gọi và khoảnh khắc thoáng qua này/ ở đó các ông sẽ nghe tiếng gọi từ núi Thánh, từ trời 2Pr1,16-18// mỗi lần thể hiện lại nhiệm tích Thánh thể/ như là một trạm dừng để chúng ta có thể nhớ lại những gì xảy ra trên núi với Chúa Giê-su. **R

 

TÓM Ý

1/ Biểu tượng của núi cao trong Kinh Thánh là gì? Núi cao là biểu tượng của sự siêu việt, thánh thiện, cao cả, thanh thoát, rời xa thế tục; là nơi con người có thể gặp được Thiên Chúa: Moisen và núi Sinai/ Elia trên núi Horeb/ bài giảng trên núi/  biến hình trên núi Taborê (gần Nazaret và biển hồ).

2/ Tại sao Chúa chỉ đem theo có 3 Môn Đệ ? Chúa chỉ đem theo ba Môn Đệ, mang tính thân thiết riêng tư/ để cũng cố niềm tin cho các ông sau này/ sẽ là các nhà lãnh đạo giáo hội/ Chúa thường dẫn các ông đi theo chứng kiến các việc quan trọng => phép lạ Cana/ con gái ông Giairô chết sống lại/ Chúa Giêsu hấp hối ở vườn cây dầu…

3/ Tâm trạng của Phêrô đang như thế nào ? Tâm trạng của Phêrô khi nói: Lạy thầy, chúng con ở đây thì tốt quá/ tâm tình của ông cũng giống chúng ta: Khi thấy Thánh giá thì chối từ/ khi thấy vinh quang thì muốn hưởng phần  / nhưng Chúa lại nói :“Phải qua khổ giả mới đến vinh quang”.

4/ Làm sao ta có thể thấy Chúa ? Chúng ta có ba con mắt, nhưng con mắt nào có thể nhìn thấy Chúa? Con mắt thịt, con mắt trái tim và con mắt đức tin/ có nhiều thứ ta nhìn nhưng không thấy/ tình yêu chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim/ Thiên Chúa và linh hồn thì chúng ta phải nhìn bằng con mắt đức tin.

5/ Tại sao các Môn Đệ không nhận ra Chúa ? Chúa Giêsu là người phàm như chúng ta, Ngài che dấu thần tính ở bên trong/ một thần tính sáng láng quyền năng, bên trong một thân xác đơn sơ nghèo hèn/ các môn đệ ở bên cạnh nhưng không thể nhận ra.

6/ Tại sao Chúa Giêsu phát sáng? Thần tính của Chúa Giêsu phát sáng, chứng thật Ngài là Thiên Chúa, đang ẩn mình trong manh áo đơn sơ tiều tụy của một bác thợ mộc/ tấm thân dân dã như chiếc bình sành chứa đựng Ngôi hai Thiên Chúa cao sang. Thánh Augustinô nói: Ngài ở bên trong, còn tôi ở bên ngoàiThiên Chúa cũng là nguồn mạch mọi hạnh phúc của tình yêu, tình bạn ,tình mẫu tử . Vinh quang Thiên Chúa đang bị che khuất đằng sau những mái tranh thô sơ, những con người dốt nát nghèo khổ, những thân phận gầy gò, bệnh hoạn.

7/ Làm sao hình ảnh Chúa trong ta mới được tỏ lộ ? Chúa đang ngự trong ta, nhưng người khác không thể thấy vì chúng ta đang bị bao bọc bằng những lớp vỏ tội lỗi/ càng bóc tách lớp vỏ ấy thì dung nhan Thiên Chúa càng tỏ lộ, nếu tôi càng chìm sâu trong nội tâm thinh lặng, tôi càng đến gần Chúa hơn/ nhận thức này giúp tôi càng kính trọng anh em tôi hơn/ vì anh em tôi cũng là những đền thờ, những bình sành chứa đựng kho tàng cao quý ấy.

8/ Mùa chay là gì? Là hạ thấp giá trị thân xác/ là kềm hãm con thú dục vọng, là đến với anh em bằng thái độ kính trọng, là trở về với lòng mình để gặp được Chúa.

9/ Phải sống mùa chay như thế nào ? Sống Mùa Chay là tiếp tay với giáo hội để đem ánh sáng Chúa Kitô đến cho mọi người/ đến với những mảnh đời tăm tối/ giúp cho mọi người sống đúng nhân phẩm, làm được như thế là chúng ta đang biến hình thế giới.

10/Ở đâu có hình ảnh Thiên Chúa ? Quan sát nơi gương mặt bình thường của Chúa Giêsu/ Ngài là hình ảnh Chúa Cha, chúng ta thấy mình cũng có gương mặt giống Chúa Giêsu/ cũng chính từ gương mặt Chúa Giêsu mà chúng ta cũng thấy gương mặt Thiên Chúa nơi anh em chúng ta/ bởi vì chúng ta cũng phản ánh gương mặt của Người/ (Ga 14,9)

11/Lý do nào khiến Chúa Giêsu biến hình ? Ngài biến hình sau khi chấp nhận cuộc khổ nạn/ sau khi chống lại được cơn cám dỗ của Phêrô Mt16,23/ Sau khi kiên quyết đi theo con đường mà Chúa Cha muốn/ biến hình là chiêm ngắm phút giây ngắn ngủi báo trước vinh quang phục sinh/ để cũng cố niềm tin nơi các tông đồ trụ cột/ biến hình là đốt cháy ngọn lửa nơi lòng các ông, để nó được lan truyền khắp thế gian.

12/Ý Thiên Chúa và ý con người khác nhau chỗ nào ? Thiên Chúa thường dùng những việc tầm thường để làm những việc lớn lao/ loài người thích và đi tìm những cái lớn lao/ còn Thiên Chúa lại dùng chính những cái nhỏ bé tầm thường/ Ngài thích dùng cái đau khổ thập giá như một thất bại để cứu độ chúng ta/ Ngài dùng cậu chăn chiên Davit/ Ngài dùng cô thôn nữ Maria./ Hôm nay, Chúa vẫn tiếp tục nói với chúng ta qua những việc nhỏ bé tầm thường/ mong rằng chúng ta hiểu, nhận ra ý Chúa qua các việc tầm thường ấy.

13/Vì sao xem ra Chúa thất bại ?Chúa Giêsu thất bại bởi vì người Do Thái luôn sống trong lầm lẫn/ Họ nhìn thấy Chúa quyền năng qua việc hóa bánh ra nhiều/ họ đánh giá Chúa quá tầm thường, chỉ ngang giá trị với những của ăn/ người luật sĩ biệt phái chỉ biết sống nhân danh những lề luật tầm thường mà cha ông họ để lại./ Họ không muốn tìm một đức tin chân thật/ họ chỉ muốn giăng bẩy để giết Chúa vì cho rằng Chúa đang phá đạo/ chứ không chịu nhìn vào trái tim rộng mở đầy yêu thương của Chúa đối với tha nhân.

14/Chúa chuyển đổi chương trình như thế nào? Chương trình dạy giáo lý cho dân chúng bị thất bại, bởi họ chỉ muốn thấy điều kỳ lạ, khác thường, chứ không chịu tin vào những điều chân thật, bình thường (qua các dụ ngôn) nên Chúa tập trung đào tạo cho các môn đệ/ và bắt đầu tránh xa miền Palestin.

15/Tại sao Chúa phải chuyển địa bàn ? Chúa chuyển đổi địa bàn Chúa chuyển đổi địa bàn, từ Yuda sang miền Césarê Phillippê, Chúa xa lánh các Kinh sư, Biệt phái và đám dân chúng chỉ muốn nhìn thấy những dấu lạ, điềm thiêng/ tại đây Chúa đã kiểm tra lần cuối bằng cách thúc đẩy tuyên xưng niềm tin nơi lòng các tông đồ và buộc các ông phải nói ra/ để chứng tỏ rằng lửa niềm tin mà Chúa đem từ trời xuống/ đã thật sự cháy lên trong lòng các ông hay chưa ?

16/Vì sao Chúa biến hình ? Chúa Giêsu chỉ thật sự yên tâm để lên Yerusalem khi Phêrô tuyên xưng đúng niềm tin của mình/ vì thế hôm nay, Chúa mới cho các ông chứng kiến một chút vinh quang nước trời, trước khi Chúa Giêsu lên Yerusalem để kết thúc sứ vụ.*

17/Con người ccó thể gặp được Thiên Chúa ở đâu ? Con người chỉ gặp gỡ được Thiên Chúa trong chốn thinh lặng, hoặc là trên núi cao, hoặc trong sâu thẳm cõi lòng mình/ Thiên Chúa khước từ mọi kiểu trình diễn như sân khấu/ vì thế đền thờ con người làm ra không thể chứa đựng được Thiên Chúa, nên cũng sẽ bị phá hủy.

18/Vì sao Chúa Giêsu biến hình ? Chúa Giêsu biến hình, dung nhan Người chói lọi, áo Ngài sáng ngời, Chúa Giêsu biến hình từ một người tôi tớ đau khổ, để biến ra dung nhan của Thiên Chúa/ Moisen được tiếp nhận ánh vinh quang của Thiên Chúa, nên mặt ông cũng sáng ngời.Các môn đệ chứng kiến Chúa biến hình, để sau này khi các ông gần gủi với khuôn mặt đau khổ nơi vườn cây dầu, hay gương mặt tiều tụy hốc hác của Chúa trên thập giá, các ông sẽ khỏi bị vấp ngã!

19/Phêrô đã nói gì ? Phêrô muốn níu kéo lại giây phút hạnh phúc khi nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa, đúng như những gì ông đã tuyên xưng tại vùng Césarê philipphê.

20/Ý nghĩa của đám mây là gì ? Đám mây bao phủ => là sự hiện diện của Thiên Chúa/ đám mây đã hướng dẫn dân Do Thái trong suốt 40 năm trong hoang địa/ Chúa Thánh Thần đã bao phủ lên cô thôn nữ Maria trong ngày Lễ Truyền Tin.

21/Tiếng Thiên Chúa kêu gọi ai ? Tiếng Thiên Chúa kêu gọi, Ngài vẫn kêu gọi chúng ta trong suốt cuộc đời/ Ngài cũng đang kêu gọi chúng ta trong mùa chay này!

22/Ý nghĩa của việc các môn đệ sấp mặt xuống đất là gì ? Là cung cách thờ lạy của một thụ tạo thấp hèn khi đối diện dung nhan Thiên Chúa, là Đấng Tạo hóa của mình.

23/Chúa muốn dạy gì qua sự kiện biến hình ?Trải qua giây phút chứng kiến ánh vinh quang Thiên đàng, các môn đệ phải trở lại đời thường, phải tiếp tục đối diện với đau khổ, thất bại, bách hại/ hãy bình tâm và vững tin vào Chúa./ Hãy sống kết hiệp với nhiệm tích Thánh thể/ hãy kiên trì cầu nguyện, ăn chay, làm phúc bố thí/ để sau này chúng ta cũng sẽ được hưởng vinh phúc thật trên Thiên Quốc.**R

 Giuse Luca  / Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1132
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  3759
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11430024
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top